Ngày soạn: 02/01 Ngày dạy: 0/01/2009 Dạy lớp:12C
Ngày dạy 0/01/2009 Dạy lớp 12D
Tiết 76- Đọc văn
Vợ nhaët
Kim Lân
1. MỤC TIÊU
a.Về kiến thức
* Giúp HS:
- Hình dung cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng
của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người
dân lao động.
- Hiểu được sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong
nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và
dựng đối thoại.
b.Về kĩ năng
Rèn luyên kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, chủ yếu là phân tích nhân vật và chi
tiết nghệ thuật quan trọng.
c.Về thái độ
- Đồng cảm với con người trong hoàn cảnh éo le, trân trọng khát vọng hạnh phúc
của con người….
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy
b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Ổn định lớp (1 phút)
a. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
* Yêu cầu: tác phẩm đạt giá trị: Phản ánh hiện thực lớn khi khắc hoạ tội ác của chế độ
phong kiến miền núi dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Và ghi nhận nỗi đau, cuộc sống
bi thảm của người dân lao động. Cả quá trình vươn tới ánh sáng của họ. Đồng thời tác
phẩm đạt giá trị nhân đạo cao cả khi đề cao tình hữu ái giai cấp, bộc lộ tấm lòng yêu
thương đối với những con người bất hạnh.
* Giới thiệu bài mới:
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. TÌM HIỂU CHUNG (7 phút)
1. Tác giả
- Yêu cầu HS đọc TD, tóm tắt
- GV nhấn mạnh:
- HS đọc Tiểu dẫn Trong
SGK (Tr.22), tóm tắt những
nét cơ bản về tác giả.
+ KL được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật năm 2001.
1
+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ
thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn
và hình tượng người nông dân nghèo rất gần gũi với
sinh hoạt của ông- những con người gắn bó tha thiết với
quê hương Cách mạng.
- GV mở rộng:
+ KL được coi là nhà văn của người nông dân Bắc bộ
với những phong tục, văn hoá cổ truyền, đời sống làng
quê.
+ Ông viết không nhiều, đóng vai Lão Hạc trong Làng
Vũ Đại ngày ấy, thầy mo trong phim Vợ chồng A Phủ.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- Yêu cầu HS nêu xuất xứ tp.
- Em biết thêm được những gì về tp này?
- HS nêu xuất xứ tp:
+ Truyện ngắn xuất sắc in
trong tập truyện "Con chó
xấu xí'
- HS trả lời theo sự hiểu biết
của mình.
- GV: Vợ nhặt được viết nhân kỉ niệm 10 năm Cách
mạng tháng Tám (1945-1955) viết lại từ bản thảo dở
dang của truyện dài 'Xóm ngụ cư".
b. Bối cảnh xã hội của truyện
- Em biết được những gì về bối cảnh của truyện?
- HS dựa vào phần "Tiểu
dẫn" và những hiểu biết của
bản thân để trình bày.
- GV: Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với
thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta. Chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay
nên vào tháng 3/1945, nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ
Qủang Trị đến Bắc kì (Lạng Sơn), hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Đọc- tóm tắt (7 phút)
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu.
- Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết chính.
- HS đọc- tóm tắt tp
2. Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt" (3 phút)
- GV gợi ý: 'nhặt" thường kết hợp với những từ ngữ
nào, người ta thường dễ dàng "nhặt" được những gì?
- Dựa vào nội dung truyện
hãy giải thích nhan đề "Vợ
nhặt".
- GV nhấn mạnh một số ý cơ bản: nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của
tác phẩm. "Nhặt" thường đi với những thứ "không ra gì". Sự kết hợp giữa "nhặt" với
"vợ" thân phận con người ("vợ") bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất
kì đâu, bất kì lúc nào.
3. Tình huống truyện (6 phút)
- Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?
- HS thảo luận, trình bày
tình huống truyện.
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu xí lại là dân ngụ cư. Lời ăn tiếng nói thì cộc
cằn, thô kệch. Gia cảnh lại rất khó khăn. Tình cảnh gia đình đã vậy lại gặp năm đói
khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến
chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Sự việc Tràng "nhặt" được vợ
đồng nghĩa với việc gia đình tăng thêm một miệng ăn và đồng thời làm tăng thêm tai
hoạ cho Tràng và gia đình anh ta, đẩy họ đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng
2
có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán , phán đoán rồi cung fnghĩ: "Biết có nuôi
nổi nhau sống qua được cái thì này không?" và cùng nín lặng.
+ Bà cụ Tứ- mẹ Tràng - lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín
lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua
được cơn đói khat snày không".
+ Bản thân tràng cũng bất ngờ với chính hp của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà,
đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế". Thậm chí sáng hôm sau Tràng
vẫn chưa hết bàng hoàng.
- Em hãy nhận xét về tình huống truyện. - Tình huống vừa bất ngờ,
vừa hợp lí giá trị hiện
thực, giá trị nhân đạo và giá
trị nghệ thuật của tp.
- Tình huống đó có ý nghĩa gì?
- GV bổ sung (nếu thấy cần thiết): + Cái đói đã khiến
cho người hpụ nữ trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, giá trị con
người trở nên rẻ mạt, con người bị bóp méo về nhân
cách…
+ Dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất, giá trị nhân bản
không mất đi, con người vẫn cứ khao khát được làm
Người, muốn được "nên người' và muốn cuộc đời thừa
nhân họ như những con người. Chính tình người, lòng
nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người
nghèo đói là sức mạnh giúp họ vượt lên cái chết
+ Giá trị hiện thực: Tố cáo
tội ác của thực dân pháp,
phát xít Nhật qua bức tranh
ảm đạm, thảm cảnh năm
đói.
+ Giá trị nhân đạo: tình thân
ái, cưu mang đùm bọc lẫn
nhau, khát vọng hướng tới
sự sống và hạnh phúc
+ Giá trị nghệ thuật: Tình
huống truyện khiến diễn
biến câu chuyện phát triển
tự nhiên và làm nổi bật được
những cảnh đời, những thân
phận, đồng thời làm nổi bật
chủ đề tư tưởng của tp.
4. Diễn biến tâm trạng của các nhân vật (10 phút)
a. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng
- Qua cách miêu tả của nhà văn, Tràng hiện lên như thế
nào?
- HS: (Đoạn văn mở đầu tác phẩm), Nhà văn xây dựng một nhân vật:
+ Xoàng xĩnh về ngoại hình: Chiếc áo nâu tàng, cái đầu trọc nhẵn, lưng to rộng
như lưng gấu, mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh…
+ Cách nói năng cộc cằn, thô kệch: “Rích bố cu, hở. Làm đếch gì có vợ”.
+ Nhưng Tràng có tấm lòng nhân hậu: Thấy người đàn bà đói quá, anh sẵn
sàng cho ăn, dù mình cũng chẳng dư dật gì.
Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình anh dù có sợ cho tương lai nhưng
cũng không từ chối.
- GV chuyển: Vậy diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng ra sao từ khi quyết định lấy
vợ?
- Lúc quyết định để người đàn bà theo về tâm trạng anh ta ntn?
- T nhặt được vợ trong nạn đói đang hoành hành. "Chậc, kệ!", cái tặc lưỡi của Tràng
không chỉ là sự liều lĩnh mà còn thể hiện một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu
3
không nỡ chối từ người đàn bà trong hoàn cảnh ấy.Quyết định có vẻ giản đơn nhưng
thể hiện tình thương của con người đối với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
- Rồi T đưa vợ nhà. Tâm trạng anh ta ra sao khi trên
đường đưa vợ về xóm ngụ cư và buổi sáng đầu tiên khi
có vợ?
- HS chỉ ra diễn biến tt của
T...
- GV bổ sung (nếu thấy cần thiết): Trên đường về xóm ngụ cư T không cúi xuống lầm
lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênh vênh ra điều" trong phút chốc , T quên tất cả
c/s đói khát, tăm tối, trong lòng hắn "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và T
có cảm giác êm dịu của một người lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
- Buổi sáng đầu tiên có vợ, T biến đổi hắn: bây giờ "hắn mới thấy hắn nên người", hắn
thấy hắn có trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con sau này, thấy gắn bó với cái tổ ấm của
hắn,...
GV chốt: Hp cứ lớn dần lên, rõ nét hơn khi hắn có vợ. HP khiến T thay đổi, sự thay
đổi thật đáng trân trọng ở con người khốn khổ này.
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói lên suy nghĩ của
em về diễn biến tâm trạng của nhân vật T.
- GV chốt:
- Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật T, KL muốn
nói với chúng ta điều gì?
- GVnhận xét, bổ sung, gợi ý, chốt:
- HS viết khoảng 5 câu, đọc
- HS nhận xét.
- HS trả lời theo cách hiểu
của mình.
+ Con người sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn khi có hp. HP khiến người đàn ông
cảm thấy có trách nhiệm với gia đình, thấy gắn bó với ngôi nhà, tổ ấm. Chính tình
thương, sự bao dung đã mang đến HP cho con người và cứu vớt con người,...
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại tác phẩm
- Tìm thêm chi tiết để thấy rõ hơn diễn biến tâm trạng của T khi có vợ.
- Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm (diễn biến tâm trạng của mẹ T khi có vợ và diễn biến tâm
trạng của cô "vợ nhặt".
4
5