Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

giáo án ngữ văn 7 bài 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.31 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 1/9/2015
Ngày dạy: 7B: 4/9; 7A: học bù chiều 8/9/2015
Bài 3, Tiết: 12
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
* Mức độ cần đạt
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản
một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn; củng cố lại những kiến thức và kĩ năng
đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
- Vận dụng những kiến thức đó vào đọc - hiểu văn bản và thực tiễn nói.
- HS có ý thức tự giác trong quá trình tạo lập văn bản
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- HS hiểu được các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kĩ năng
- HS tạo lập tốt văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
II. Chuẩn bị
- GV: mẫu văn bản
- HS: vở soạn, xem các bài tập và làm BT
III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Phân tích, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức:(1')
2. Kiểm tra bài cũ:(3')
H: Mạch lạc trong văn bản là gì? Các điều kiện để có văn bản có tính mạch lạc?
- Mạch lạc là làm cho các phần, các đoạn trong văn bản thống nhất lại.
- Điều kiện: Các câu, các đoạn, các phần: cùng chủ đề, tiếp nối theo một trình tự
hợp lí.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò


TG
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
2'
- Chúng ta đã được học về liên kết, bố cục
và mạch lạc trong văn bản. Vậy chúng ta
học những kiến thức và kĩ năng ấy làm gì?
Có phải chỉ để biết thêm về văn bản hay là
để sử dụng tạo lập văn bản. Để hiểu rõ hơn
điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm
nay...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS nhận biết được các
1

22'

I. Các bước tạo lập văn bản


bước của quá trình tạo lập văn bản; HS có
kĩ năng tạo lập một văn bản theo các bước
- GV nêu câu hỏi theo yêu cầu bài tập
H: Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn
bản?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
( VB nói và VB viết)
- Phát biểu ý kiến
- Viết thư cho bạn
- Làm báo tường

- Làm bài tập làm văn
H: Nhu cầu tạo lập văn bản bắt nguồn từ
đâu?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
( viết thư , làm văn)
- Bản thân
- Yêu cầu của hoàn cảnh
H: Khi nào em cảm thấy hứng thú hơn?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Khi tạo ra những văn bản do nhu cầu của
bản thân -> văn bản sẽ hay hơn
Vậy thì muốn tạo lập một văn bản tốt chúng
ta cần phải biết chuyển các yêu cầu khách
quan thành nhu cầu của chính bản thân mình
H: Nếu cần viết thư cho bạn em sẽ xác định
những điều gì trước khi viết?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Viết cho ai ( bạn) -> xác định đối tượng để
xưng hô cũng như chọn nội dung phù hợp
- Viết để làm gì? Mục đích viết thư -> định
hướng nội dung
- Viết cái gì -> xác định nội dung cần viết
- Viết như thế nào? -> hình thức viết như thế
nào để đạt được mục đích đề ra
H*: Nếu bỏ qua một trong bốn vấn đề trên
có được không? Vì sao?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ TG: 1p
- Không, vì như thế sẽ dẫn đến các lỗi khi
tạo lập văn bản
H: Sau khi xác định được 4 vấn đề đó cần

phải làm gì để viết được văn bản?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Đây chính là phần dàn bài
H:Chỉ có ý và dàn bài thì đã được chưa?
Bước tiếp theo phải làm gì?
2

1. Bài tập

- Định hướng chính xác: đối
tượng, mục đích, nôị dung, hình
thức


HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Chưa, phải viết thành văn
H: Việc viết thành văn phải đạt được những
yêu cầu nào sau đây?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
( SGK- T45)
+ Đúng chính tả
+ Đúng ngữ pháp
+ Dùng từ chính xác
+ Sát với bố cục
+ Có tính liên kết
+ Có mạch lạc
+ Lời văn trong sáng
+ Kể chuyện hấp dẫn ( yêu cầu đối với văn
bản kể chuyện - tự sự)
H: Sau khi hoàn thành có cần phải kiểm tra

lại không? Khi kiểm tra cần dựa trên tiêu chí
nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- Có
- Theo các tiêu chí vừa thảo luận
H: Qua các bài tập trên em hãy cho biết để
tạo lập văn bản cần tiến hành theo các bước
như thế nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- HS đọc ghi nhớ.
- GV khái quát nội dung ghi nhớ.

- Tìm ý và sắp xếp ý theo trình
tự hợp lí
- Diễn đạt bằng lời văn

Hoạt động 3: Luyện tập
14'
* Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức
để làm bài tập
- HS đọc, xác định yêu cầu:
- y/c: Em đã từng tạo lập văn bản trong các
tiết Tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
(SGK)
- HS làm bài, GV hướng dẫn, bổ sung
- Ý b: HS trả lời tự do
+ Quan tâm: xác định cách xưng hô phù
hợp, lựa chọn được nội dung đúng đối tượng
mình muốn viết -> Hình thức viết phù hợp
+ Thiếu quan tâm: có sự thiếu thống nhất về

cách xưng hô -> ảnh hưởng đến hình thức.
H: Em có lập dàn bài trước khi làm văn
không?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ

III. Luyện tập

3

- Kiểm tra văn bản vừa tạo lập

2. Ghi nhớ ( SGK-tr46)

1. Bài tập 1

- Khi tạo lập văn bản điều muốn


- Có

nói là thật sự cần thiết.

H: Việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng như
thế nào đến kết quả bài làm?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ

- Xây dựng bố cục giúp bài văn
đảm bảo được nội dung và sắp ý
hợp lí.
- Việc kiểm tra giúp phát hiện

những nội dung chưa phù hợp,
các lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ
pháp…

H: Em có kiểm tra sau khi làm không? Việc
kiểm tra có tác dụng như thế nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
- HS đọc, bài tập.
HS thảo luận nhóm 4, báo cáo, chia sẻ
TG: 3p
- HS nhận xét.
- GV kết luận.

2. Bài tập2: (SGK- tr46)
- Báo cáo kinh nghiệm học tập
trong Hội nghị học tốt của
trường
a. Nếu chỉ kể việc mình đã học
thế nào và thành tích đạt được
là chưa đủ, điều quan trọng là
phải từ thực tế ấy rút ra những
kinh nghiệm học tập để giúp các
bạn học tốt hơn
b. Bạn không xác định đúng đối
tượng giao tiếp. Bản báo cáo
này được trình bày với thầy cô
chứ không phải HS.

- HS đọc, x/ đ yêu cầu.
- HS làm bài

- GV hướng dẫn , bổ sung
Ví dụ: Mục lớn nhất kí hiệu số (M)
- Ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng số
thường, chữ cái thường
- Sau mỗi phần, mục phải xuống dòng.
- Các phần, mục có ý ngang bậc phải viết
thẳng hàng nhau. Ý nhỏ hơn viết lùi so với ý
lớn hơn.

3. Bài tập3: (SGK-tr46)
a. Dàn bài cần rõ ý, ngắn gọn.
Lời lẽ trong dàn bài không nhất
thiết là những câu văn hoàn
chỉnh, đúng ngữ pháp, liên kết
chặt chẽ
b. Trong dàn bài: các phần ,
mục phải được thể hiện trong
một hệ thống kí hiệu
- Các phần, mục phải rõ ràng

- HS đóng vai En-ri-cô viết bức thư cho bố
nói lên nỗi ân hận của mình vì đã nói lời
thiếu lễ độ với mẹ.
(Để viết bức thư đó em phải làm gì?)
- Xác định đối tượng GT : bố: xưng con
- Mục đích: thể hiện sự ân hận
- Nội dung: nỗi ân hận vì đã thiếu lễ độ với
mẹ
- Hình thức viết: thư


4. Bài tập4 (về nhà)

4


4. Củng cố: (2')
H: Để tạo lập văn bản cần thực hiện các bước như thế nào?
HS HĐCN trình bày, chia sẻ
HS trả lời. GV nhận xét, kết luận.
Định hướng chính xác: đối tượng, mục đích, nôị dung, hình thức, tìm ý, sắp xếp sau
đó viết bằng lời và kiểm tra lại.
5. Hướng dẫn học bài: (3')
- Học ghi nhớ và làm bài tập
- Vận dụng lý thuyết để làm bài tập làm văn viết.
- Soạn bài Ca dao: "Những câu hát than thân"
+ Trả lời các câu hỏi và sưu tầm một số bài ca dao cùng chủ đề

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1
(Bµi viÕt ë nhµ)
I. Đề bài: Tả khung cảnh làng quê vào buổi sáng
II. Dàn bài
1. Mở bài
- G/thiệu chung về khung cảnh định tả: ở đâu, vào thời điểm nào, cảnh như thế
nào?
2. Thân bài: Tả cụ thể, chi tiết về cảnh đó
- Gần sáng: tiếng gà gáy râm ran, mọi vật còn đang “ ngái ngủ” màn đêm dần tan.
- Trời sáng dần hiện lên những luỹ tre xanh rì, ngọn tre cong như một dấu hỏi lớn
giữa trời. Lấp ló giữa màu xanh là những ngôi nhà ngói đỏ còn vướng vất đâu đây làn
khói mỏng. Dưới cây rơm, đàn gà rối rít gọi nhau đi kiếm mồi.
- Người lớn vác cuốc ra đồng. Trẻ em khăn quàng đỏ trên vai í ới gọi nhau đi học.

Tiếng cười , nói, tiếng còi xe vang vang.
3. Kết bài
- Đánh giá về khung cảnh đó.
- Cảm xúc , tình cảm của em.
III. Yêu cầu và thang điểm
1. Điểm 9,10: Nội dung đảm bảo theo dàn ý trên, sâu sắc
- Xây dựng được bố cục rõ ràng, Từ các nội dung làm nổi bật vẻ đẹp riêng của
cảnh.
- Trình bày sạch sẽ, câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, lời văn trong sáng,
diễn đạt lưu loát.
- Sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật khi tả.
2. Điểm 7,8
- Đảm bảo yêu cầu trên.
- Còn vi phạm vài lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
3. Điểm 5,6
- Nội dung đầy đủ, chưa sâu
5


- Đạt yêu cầu về bố cục
- Diễn đạt chưa mạch lạc
4. Điểm 3,4
- Bố cục chưa rõ.
- Sắp xếp ý chưa hợp lí còn mắc các lỗi khác
- Nội dung sơ sài.
5. Điểm 1,2
- Nội dung quá sơ sài.
- Diễn đạt chưa lưu loát.
- Không rõ bố cục .
-Mắc nhiều lỗi khác.

6. Điểm 0: không làm bài.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×