Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án ngữ văn 7 bài 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.59 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 20/9/2015
Ngày dạy: 7A: 23/9;7B: 24/9/2015
Tiết 22- Bài 6: Hướng dẫn đọc thêm
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Trần Nhân Tông)
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- HS cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài
thơ chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt
- Đọc, nhận biết và vận dụng thể thơ.
- HS có lòng yêu kính bậc đại nhân, thêm yêu quê hương đất nước, yêu thiên
nhiên.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được vài nét sơ giản về tác giả, đặc điểm của thể thơ TNTT Đường luật.
Bước đầu hiểu bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân
Tông.
2 Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọchiểu VB cụ thể. Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, thấy được sự
tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, giáo án.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả Trần Nhân Tông.
+ Tìm hiểu đặc điểm thể thơ.
+ Cảnh vật và tâm trạng của tác giả.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Trao đổi, đàm thoại, phân tích...
- Kĩ thuật dạy học:
IV. Tổ chức giờ học:
1. Ổn định tổ chức . 1p


2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Hỏi: Phân tích nội dung bài thơ “ Phò giá về kinh”?
Hai câu đầu.
- Nghệ thuật đối, liệt kê chiến thắng.
- Động từ biểu thị động tác nhanh mạnh mẽ, nhịp thơ nhanh gấp, âm hưởng đanh
thép, hào sảng.
Cảm xúc rạo rực, hân hoan trước những chiến công hiển hách của DT.
Hai câu cuối.
- Ngôn ngữ giản dị hàm xúc, giọng điệu khuyên nhủ, sâu lắng, thấm thía.
Đề cao tinh thần trách nhiệm và khát vọng thời bình thịnh trị của dân tộc.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.G
Nội dung chính.
1


Hoạt động 1: Khởi động
1p
Hỏi: Em hãy cho biết vị vua nào có
công lớn cùng vua cha lãnh đạo 2 cuộc
kháng chiến chống giặc Mông Nguyên xâm lược?
- HS trả lời theo hiểu biết.
- GV: Giờ học trước chúng ta đó tìm hiểu
tác phẩm rất nổi tiếng của văn học trung
đại. Tiết học này chúng ta lại cùng nhau
tìm hiểu tác phẩm rất tiêu biểu của vị vua
yêu nước có công lớn trong công cuộc
chống giặc ngoại xâm, đồng thời cũng là
danh nhân văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của

thời Trần.
Hoạt động 2: Đọc- Thảo luận chú 8p
thích
Mục tiêu:
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ, hiểu về
cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Trần
Nhân Tông.
- GV hướng dẫn cách đọc: Chú ý cách
ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, giọng chậm rãi,
thể hiện tâm trạng hơi buồn của nhân vật
trữ tình trước cảnh vật.
- GV đọc mẫu
- HS đọc. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Hỏi: Hiểu biết của em về tác giả, tác
phẩm?
+ Trần Nhân Tông (1258-1308) Tên thật
là Trần Khâm, là ông vua yêu nước, anh
hùng, nổi tiếng khoan hoà, nhân ái. Ông
cùng vua cha 2 lần đánh thắng giặc Mông
- Nguyên.
- HS trao đổi từ khó. GV kiểm tra một vài
từ.
Hoạt động 3: Bố cục
3p
Mục tiêu:
- HS chia đoạn và tóm nội dung chính.
Hỏi: Theo em bài thơ chia làm mấy
phần? Nội dung từng phần?
2 phần:

- Hai câu đầu: Cảnh buổi chiều trong
thôn xóm.
- Hai câu cuối: Cảnh buổi chiều ngoài
2

I. Đọc và thảo luận chú thích.

II. Bố cục:


đồng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản.
15p III. Tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu:
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình
quê của Trần Nhân Tông trong bài :
“Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường
trông ra”
- HS đọc 2 câu thơ đầu.
1. Hai câu đầu
Hỏi: Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Thời
điểm quan sát của tác giả?
HS thảo luận nhóm 4 (3p)
Các nhóm báo cáo, chia sẻ
- Cảnh làng quê Thiên Trường của tác
giả.
- Lúc chiều về, sắp tối.
Hỏi: Cảnh ở hai câu đầu được tác giả
miêu tả bằng những hình ảnh nào?
Những hình ảnh ấy gợi lên cảnh vật

như thế nào?
- Trước thôn, sau thôn đều mờ mờ như
khói phủ, bình lặng.
- Cảnh vật chập chờn vào lúc ngày sắp
tàn, cảnh bình lặng, êm đềm, yên tĩnh,
thanh nhàn chốn làng quê.
* Hỏi: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì
trong hai câu thơ trên? Tác dụng?
+ Điệp, tiểu đối, ngôn ngữ miêu tả đậm
chất hội họa..
* Hỏi: Qua đó, em cảm nhận được gì
cảnh thôn quê qua con mắt nhà thơ?
GV: Những làn sương chiều hòa quyện
Cảnh Phủ Thiên Trường lúc
với những vầng khói thổi cơm từ mái nhà
chiều tà đang dần chìm trong
lan tỏa thành một làn sương khói trắng
sương khói, gợi cuộc sống yên
mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng thanh thản
bình của con người chốn thôn
khiến người ngắm cảnh thấy chỗ tỏ, chỗ
quê.
mờ, lúc có, lúc không.
HS đọc hai câu thơ cuối
Hỏi: Hai câu đầu tác giả nhìn bao quát
làng quê, hai câu cuối nhìn cụ thể làng
quê tác giả thấy gì, nghe thấy gì?
- Tiếng sáo của trẻ chăn trâu còn vẳng
đâu đây
- Cò trắng từng đôi sà xuống đồng đã

3

2. Hai câu cuối


vắng người
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách tả đó?
- Tả thực có đầy đủ màu sắc, âm thanh.
* Hỏi: Quan sát bản dịch thơ: Tại sao
tác giả vẫn dùng từ Hán Việt mục đồng
không dùng trẻ chăn trâu?
- Sử dụng từ Hán Việt phù hợp với sắc
thái, ý nghĩa của bài (từ Hán Việt chúng
ta sẽ học tiết sau)
*Hỏi: Với cách tả như vậy em hiểu gì
về cảnh quê hương của tác giả?
HS thảo luận nhóm 4 (3p)
Các nhóm báo cáo, chia sẻ
- Bức tranh thể hiện cuộc sống nơi thôn
quê bình yên hạnh phúc với những cảnh
sắc bình dị thân thương.
* Hỏi: Tả cảnh những con cò hạ cánh;
tiếng sáo lùa trâu vào buổi chiều, gợi cho
em cảm xúc gì?
- Cảnh quen thuộc của làng quê khi chiều
xuống, cảm xúc về cảnh thanh bình của
quê hương.
* Hỏi: Qua bài thơ ta có thể hiểu thêm
điều gì trong tâm hồn vị vua trẻ tuổi
Trần Nhân Tông và về thời đại nhà

Trần?
- Tình cảm ấm áp của tác giả đối với quê
nhà (trong thực tế không ít người đã từng
nghĩ vua chỉ ở lầu son gác tía thì không
thể có tình cảm gắn bó với làng quê như
thế).
- Qua bài thơ ta còn có thể nhận thấy
bóng dáng của đất nước Đại việt những
năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX,
đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn
làm ăn sau 3 lần kháng chiến chống quân
Nguyên – Mông hung bạo thắng lợi.
- GV chốt: Bài thơ là sự hài hòa giữa
cảnh vật và con người vì vậy cảnh trầm
lặng mà không đìu hiu, thể hiện tâm hồn
cao khiết của đấng minh quân.
- HS: Quan sát tranh (76), miêu tả bức
tranh?
4

Cảnh chiều quen thuộc gần
gũi ở chốn thôn quê được phác
họa rất đơn sơ, mộc mạc, giản
dị gợi sự yên ấm thanh bình.

Tác giả có tâm hồn gắn bó máu
thịt với quê hương thôn dã.

III. Ghi nhớ.



3p
Hoạt động 5: Tổng kết, ghi nhớ
Mục tiêu:
- HS rút ra nội dung và nghệ thuật của bài
Cảnh tượng buổi chiều ở vùng
thơ.
quê.
Hỏi: Khái quát nghệ thuật, nội dung
Sự gắn bó của tác giả với vùng
chính của bài thơ?
quê.
- HS trả lời, đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
Hoạt động 6: Luyện tập
6p
Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ. Viết được đoạn
văn tả cảnh.
Đọc diễn cảm bài thơ.
Hỏi: Dựa vào nội dung miêu tả viết
đoạn văn tả cảnh mục đồng thổi sáo
dẫn trâu về nhà.
GV: HDHS làm ở nhà.
Buổi chiều, ánh hoàng hôn dần buông
xuống sau những dãy núi xa xa, những
chú cò trắng dập dờn bay về tổ. Lúc này
những chú mục đồng cũng chuẩn bị dẫn
trâu về nhà. Các chú ngồi vắt vẻo trên
lưng trâu, trên tay chú nào cũng cầm một

chiếc sáo. Có chú cao hứng đưa lên
miệng thổi. Tiếng sáo véo von lúc bổng
lúc trầm, khi réo rắt, khi nỉ non vang
vọng trên con đường làng quanh co.
Khuôn mặt các chú mục đồng vần còn
lấm tấm mồ hôi nhưng ai cũng vui vì đã
hoàn thành hết công việc và được trở về
nhà.
4. Củng cố: 2p
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ.( Nếu có thì có thể cho điểm miệng)
- GV khái quát kiến thức toàn bài.
5. Hướng dẫn học bài : 2p
- Học thộc lòng bài thơ. Học nội dung bài và ghi nhớ.
- Soạn bài: Từ Hán Việt. Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài.
Những trường hợp nào nên sử dụng từ Hán Việt?

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×