Ngày soạn: 21/9/2015
Ngày giảng: 7B: 24/9; 7A: 26/9/2015
Tiết 23- Bài 6: TỪ HÁN VIỆT (Tiếp)
I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và u cầu sử dụng từ Hán Việt. HS có ý
thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
- HS có kĩ năng sử dụng và mở rộng từ Hán Việt
- HS có ý thức sử dụng từ Hán Việt trong từng hồn cảnh giao tiếp cụ thể, khơng
lạm dụng khi dùng từ Hán Việt.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và u cầu sử dụng từ Hán Việt. Tác hại
của việc lạm dụng từ Hán Việt
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng nhận biết từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. Bước
đầu mở rộng vốn từ Hán Việt
II. Các kĩ năng sử dụng trong bài:
- Ra quyết định lựa chọn từ Hán Việt
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, thảo luận về cách sử dụng từ Hán Việt.
III. Chuẩn bị
- GV: Từ điển Hán Việt, SGK, giáo án.
- HS: Soạn bài.
Trả lời câu hỏi: Những trường hợp nào nên sử dụng từ Hán Việt?
IV Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Quy nạp, đàm thoại...
- Kĩ thuật dạy học: Động não (phần khởi động)
V. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức lớp. 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Hỏi: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Cho ví dụ từng loại?
Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: từ ghép đẳng lập
và từ ghép chính phụ.
Ví dụ:
- Từ ghép đẳng lập: sơn hà, nhật nguyệt,…
- Từ ghép chính phụ:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:
quốc gia, thủ quỹ,…
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
thiên lí mã, tân binh,…
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T.G
Nội dung chính.
Hoạt động 1: Khởi động.
1p
1
- GV đưa ra tình huống:
- Chủ tịch nước cùng vợ đi thăm Lào
- Chủ tịch nước cùng phu nhân đi thăm
Lào
Hỏi: Em hãy lựa chọn cách diễn đạt
trong hai cách trên ? Giải thích vì sao
em lại lựa chọn như vậy?
+ Sử dụng cách 2, vì có sắc thái trang
trọng.
- GV dẫn dắt vào bài:
Vậy cách dùng từ Hán Việt như thế nào
cho phù hợp, tạo được sắc thái biểu cảm
chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 20p
mới.
Mục tiêu:
- HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt
và yêu cầu sử dụng từ Hán Việt.
- HS có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng
ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán
việt.
HS đọc yêu cầu bài tập.
Hỏi: Em hãy thay thế từ ngữ thuần
Việt có nghĩa tương đương vào vị trí
của từ Hán Việt in đậm ở phần a rồi so
sánh sắc thái biểu cảm của hai loại từ
(Hán Việt và thuần Việt ) có gì khác
nhau?
+ Phụ nữ, mai táng, tử thi mang sắc thái
trang trọng, tao nhã.
Hỏi: Các từ “kinh đô”, “yết kiến”, “
trẫm”, “bệ hạ ”, “ thần”, hiện nay có
được dùng trong giao tiếp hằng ngày
không?
+ Không, chỉ dùng trong xã hội phong
kiến
Hỏi: Việc sử dụng các từ Hán Việt tên
có tác dụng gì?
+ Tạo sắc thái cổ xưa.
Hỏi: Việc sử dụng những từ trên trong
BT 1.2 SGK/82 có tác dụng gì?
2
I. Sử dụng từ Hán Việt.
1. Sử dụng từ Hán Việt để
tạo sắc thái biểu cảm.
a. Bài tập.
Các từ : Phụ nữ, mai táng, tử
thi mang sắc thái trang trọng,
tao nhã.
Các từ: kinh đô, yết kiến,
trẫm, bệ hạ thần tạo sắc thái
cổ xưa.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 82- GV
chốt kiến thức.
HS đọc yêu cầu bài tập
Hỏi: Theo em, trong mỗi cặp câu trên,
câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Tại
sao?
HS thảo luận nhóm 4 ( 3p)
Các nhóm trình bày, chia sẻ
*Hỏi: Qua bài tập em rút ra nhận xét
gì khi sử dụng từ Hán Việt?
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK t83.
Hoạt động 3: Luyện tập.
12p
Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức làm bài tập
1,3,4.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 83
- HS trả lời, điền từ theo thứ tự. HS nhận
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 84
HS thảo luận nhóm lớn ( 3p)
Các nhóm trình bày, chia sẻ
GV kết luận
b. Ghi nhớ.
Dùng từ HV mang sắc thái
trang trọng, tao nhã, tạo sắc
thái cổ xưa.
2. Không nên lạm dụng từ
Hán Việt.
a. Bài tập
- Đề nghị: Không phù hợp.
- Mẹ thưởng: Phù hợp hơn.
- Nhi đồng: Trang trọng không
phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
- Trẻ em: Phù hợp (tự nhiên,
thân mật)
b. Ghi nhớ.
- Không nên quá lạm dụng từ
Hán Việt trong nói và viết.
II - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Lần lượt các từ cần điền: mẹ,
thân mẫu, phu nhân, vợ, sắp
chết, lâm trung, dạy bảo, giáo
huấn.
2. Bài tập 3:
Có các từ: giảng hòa, cầu thân,
hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần,
góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
3. Bài tập 4:
Nhận xét việc dùng từ Hán
Việt.
- Việc dùng từ Hán Việt đó là
không phù hợp.
- Có thể thay thế các từ :
bảo vệ - giữ gìn
mĩ lệ - đẹp
HS đọc yêu cầu bài tập 1 trang 84
- HS suy nghĩ đọc lập, trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
4. Củng cố: 5p
Câu 1: Hoàn thành câu thơ sau:
3
……… sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. (Mục đồng)
Câu 2: Các từ: đa tạ, phụ vương, hồng hậu thường được dùng trong văn, thơ để tạo
sắc thái gì? (Cổ xưa)
Câu 3: Đây là tên của Bác Hồ thường được sử dụng khi còn hoạt động cách mạng
ở nước ngồi:
Nguyễn ………… (Ái Quốc)
Câu 4: Các từ chỉ tên người, địa lí như: cô Nụ, bác Tèo, tỉnh Đồng Nai, …… có
phải là từ Hán Việt không? (không)
Câu 5: Không nên dùng từ Hán Việt để tạo sắc thái nào sau đây:
a. Trang trọng, tao nhã.
b. Cổ
c. Châm biếm (Châm biếm)
Câu 6: Các từ: sơn hà, xâm phạm, trí lực thuộc loại từ ghép nào? ( Đẳng lập)
Câu 7: Các từ: đại tiện, tiểu tiện, thổ huyết, … được dùng để tạo sắc thái trang
trọng hay tao nhã? (tao nhã)
Câu 8: Đây là nhan đề một bài thơ của tác giả Trần Quang Khải mà em đã được
học. ( Phò giá về kinh)
Câu 9: Người lái máy bay còn gọi là gì? ( Phi công)
Câu 10: “Khi nói hoặc viết, không nên lạm dùng từ Hán Việt” điều đó đúng hay
sai? (đúng)
Câu 11: Các từ: vạn cổ, quốc kỳ, thiên thư thuộc loại từ ghép đẳng lập hay chính
phụ? ( Chính phụ)
Câu 12: Điền từ thích hợp vào câu văn sau đây:
Biết bao chiến sĩ đã …… cho độc lập, tự do của Tổ quốc. ( hi sinh)
5. Hướng dẫn học bài: 2p
- Học nội dung bài và ghi nhớ tìm thêm ví dụ về việc sử dụng từ Hán Việt để tạo
sắc thái biểu cảm cũng như ví dụ về việc lạm dụng từ Hán Việt.
- Làm bài tập 2 SGK /84; 5,6 (SBT - Tr 42)
- Soạn bài: Đặc điểm của văn biểu cảm.
(Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu bài)
4