Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.42 KB, 91 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỒNG MINH TOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP
HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

HÀ NỘI - 2016


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỒNG MINH TOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP
HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03

HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN: TS NGUYỄN DUY HẠNH

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Đồng Minh Toàn


MỤC LỤC
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở
TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1. Cán bộ, công chức ban dân vận và những vấn đề cơ bản
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận
cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm
Đồng
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm
Đồng hiện nay
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8

8
39

56

56
67
83
85


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu, số lượng đội ngũ cán bộ ban dân vận các huyện, thành phố
tỉnh Lâm Đồng năm 2015

40

Bảng 2: Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân
vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng năm 2015

41

Bảng 3: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, công

chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng năm 2015

42


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác
dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của
đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và
tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương bảy khóa XI về
Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong
tình hình mới của Đảng đã nhận định: “Nội dung, phương thức lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác vận động nhân dân được đổi
mới; đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể chính trị - xã hội được kiện toàn, củng cố, đổi mới phương thức hoạt
động; giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở... Công tác dân vận thời gian qua đã góp phần
tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định
chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận ở nước
ta hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, thậm chí một số mặt còn yếu kém.
"Việc xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
công tác dân vận còn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dự báo
chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư,

nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân... để có chủ trương, chính sách phù
hợp. Việc thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác dân vận
chưa kịp thời, nhất là cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm


7
chủ". Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng về công tác dân vận chưa được quan tâm đúng mức. Một số chính
sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, nhiều bức xúc chưa
được giải quyết; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước".
Những tồn tại, hạn chế trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng
một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đó là đội ngũ cán bộ làm công tác
dân vận còn nhiều thiếu sót trong nhận thức cũng như năng lực, trình độ
chuyên môn. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân
vận trở thành một trong những nhiệm vụ chiến lược và quan trọng hàng đầu
bởi con người là nhân tố quan trọng nhất trong thời đại khoa học kỹ thuật,
kinh tế tri thức và thông tin toàn cầu hiện nay. Nhận định rõ được điều đó,
Đảng và Nhà nước ta vẫn thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng cán bộ nói chung, cán bộ phục vụ trong công tác dân vận nói riêng để
nhằm mục tiêu chung là xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị tinh
gọn, quản lí hiệu quả và đưa đất nước phát triển.
Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lâm Đồng nói chung, đội
ngũ cán bộ làm công tác dân vận nói riêng luôn được quan tâm và thực hiện
hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách toàn vẹn hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp
huyện ở tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới đất nước yêu cầu
nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân
vận, từ đó nâng cao chất lượng công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
hiện nay” làm đề tài luận văn chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước


8
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
ban dân vận cấp huyện có nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
PGS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa
học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001; Thang
Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức; Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Giai, Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997..
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích vấn đề cán bộ
và công tác cán bộ trên cơ sở lý luận và thực tiễn, khẳng định vai trò quan
trọng của công tác cán bộ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau nhưng đều tập trung vào phân
tích và khẳng định vai trò của cán bộ, của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, đồng thời xây dựng hệ tiêu chí để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ,
xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đổi mới, phát triển đất nước hiện nay
- Nhóm các công trình nghiên cứu về công tác dân vận và đội ngũ cán
bộ làm công tác dân vận
Có thể đề cập đến một số công trình như sau:
Ban dân vận Trung ương, Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Ban Dân vận Trung ương, Một số văn
kiện của Đảng về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2011), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; Ban Dân vận Trung ương, Cẩm nang công
tác dân vận, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2014; Má Thị Hà, “Phát
huy vai trò người tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội
nhập quốc tế”, tạp chí Dân tộc, tháng 5/2009; Đặng Đình Phú, “Xây dựng đội
ngũ cán bộ dân vận đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”, tạp chí Dân vận số 9,


9
2011; Vũ Oanh, Đổi mới công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận
và đoàn thể, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến công tác dân vận và đội
ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở những khía cạnh và mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, rõ ràng là vấn đề dân vận trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng luôn được khẳng định là vấn đề quan trọng đối
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đổi mới công tác dân vận để đáp ứng
yêu cầu phát triển của tình hình mới, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề
cán bộ, vì cán bộ làm công tác dân vận là nhân tố chủ yếu và trực tiếp nhất
quyết định tính hiệu quả của công tác dân vận. Kết quả nghiên cứu của các
công trình trên là những nguồn tài liệu quan trọng và quý giá để tác giả luận
văn tham khảo.
- Nhóm các đề tài luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu:
“Đổi mới công tác dân vận của quân đội nhân dân Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Vũ Đình Tấn, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử, , năm 2011; “Công tác dân vận của các đơn vị quân đội ở vùng đồng
bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay”, Đồng
Ngọc Châu, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, năm 2011; “Công tác vận động
đồng bào công giáo của đảng bộ một số tỉnh ở miền Đông Nam Bộ từ năm
1986 đến năm 2006”, Đặng Mạnh Trung, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, năm

2011...
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ và khẳng định
giá trị tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh đối với công tác dân vận nói chung
và công tác dân vận của quân đội nói riêng. Đánh giá thực trạng, chỉ rõ
nguyên nhân và luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra đối với công tác
dân vận hiện nay và một số biện pháp nhằm đổi mới công tác này.
- Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính khái quát và lý luận
cao như trên thì các tài liệu, báo cáo của tỉnh Lâm Đồng cũng là nguồn tài liệu
vô cùng quan trọng.


10
Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ ban dân vận ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về vấn đề nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng
và hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp
huyện tỉnh Lâm Đồng, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích, làm rõ quan niệm về đội ngũ cán bộ, công chức các ban dân
vận cấp huyện, đặc điểm và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân
vận cấp huyện và việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban
dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và rút

ra một số kinh nghiệm.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tiếp theo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các ban
dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
4.2. Phạm vi
Các ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu


11
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và những quy định về công tác cán bộ;
về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị làm công tác dân vận cấp huyện.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Đề tài được tiến hành dựa trên tình hình thực tiễn của đất nước về công
tác dân vận trong tình hình hiện nay; thực tiễn hoạt động đội ngũ cán bộ, công
chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng những năm gần đây.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp logic và phương pháp lịch sử;
đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học chuyên ngành, liên
ngành để phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức các ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng; phân tích, làm rõ
cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá chất lượng cán
bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng.

- Luận văn phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng; đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, tham mưu cho
các cấp ủy đảng tỉnh Lâm Đồng xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án nâng
cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết:


12
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
Chương 2: Yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


13
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
BAN DÂN VẬN CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
1.1. Cán bộ, công chức ban dân vận và những vấn đề cơ bản nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
1.1.1. Ban dân vận cấp huyện và đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận
cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
1.1.1.1. Khái quát các huyện tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên và nằm trong vùng

nhiệt đới gió mùa á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 18-25 0C. Có độ cao từ
800- 1500m so với mặt nước biển, diện tích 9.773,54 km2, dân số đến năm
2014 khoảng 1.262.000 người với 43 dân tộc sinh sống, có vị trí quan trọng về
chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của vùng chiến lược Tây Nguyên và
cả nước. Tuy là tỉnh nội địa, nhưng Lâm Đồng cũng là một trong những địa
bàn mà các thế lực thù địch tập trung chống phá nhằm gây mất ổn định chính
trị ở các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động chống
phá cách mạng tăng cường lợi dụng chiêu bài “tự do tôn giáo”, “dân chủ",
"nhân quyền” để kích động đồng bào phá rừng, tranh chấp đất đai, tập trung
khiếu kiện đông người, vượt biên trái phép hoặc gây các "điểm nóng" trên địa
bàn. Tình hình an ninh nông thôn có nhiều diễn biến phức tạp, các hoạt động
tôn giáo trái pháp luật, thiên tai, dịch bệnh, tai nạn giao thông...đang là vấn đề
bức xúc. Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đề án ngăn chặn việc truyền đạo Tin lành
trái pháp luật, triệt phá các tổ chức Fulro...
Là một tỉnh miền núi thuộc địa bàn Tây Nguyên, ở Lâm Đồng, số đồng
bào theo các tôn giáo chiếm 57% và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79% số
dân toàn Tỉnh. Các phần tử phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng đặc điểm này


14
để đẩy mạnh hoạt động truyền đạo trái pháp luật, mở rộng tín đồ, chủ yếu
nhằm vào sinh viên, học sinh người dân tộc thiểu số và xây dựng nhà nguyện
trái phép, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội trên địa bàn... Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm
công tác dân vận được xác định là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp bách, vừa lâu
dài trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng địa phương thời kỳ mới.
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và
10 huyện, bao gồm:
- Thành phố Đà Lạt:
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm

trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển và diện tích
tự nhiên: 393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những
thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc
và cả dưới chế độ cũ, Đà Lạt là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục
phát triển ở miền Nam với hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và
đào tạo khá đồ sộ từ sơ cấp đến đại học. Sau ngày giải phóng (1975), chính
quyền cách mạng tiếp quản, phục hồi và phát triển khá đồng bộ, đều khắp, đã
chứng minh rất rõ Đà Lạt là một trung tâm văn hoá, giáo dục - đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học ở đây chẳng
những phục vụ cho nhân dân trong thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn
thu hút mạnh mẽ cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam
Bộ, tốc độ phát triển hàng năm lên tới 10 - 12%. Đó là Trường Đại học Đà
Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Phân viện Sinh học, Học viện Lục quân, Viện
Vacxin (Pasteur), Trường Cao đẳng Sư phạm, cùng với gần 100 trường học từ
mẫu giáo đến phổ thông trung học. Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày
văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính
truyền thống và hiện đại. Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các
cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa


15
Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sự
giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách
người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
- Thành phố Bảo Lộc:
Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm
1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc
và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà
Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách
thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Tháng 3-2009, Bảo Lộc

được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã
ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng). Diện
tích của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng.
Phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía Tây giáp
với huyện Đạ Huoai.Dân số của Bảo Lộc chủ yếu là người Kinh với 153.000
người/33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số.
- Huyện Lạc Dương:
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có 3 dạng
địa hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng. Tổng số dân:
3.274 hộ/17.765 nhân khẩu. Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn
huyện : C’ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng, Tày, Hoa, Chàm. Với tổng số hộ :
4.271 hộ và trên 17.000 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99
thôn của huyện. Ngành nghề chủ yếu của các dân tộc trên chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp : trồng lúa và rau màu.
- Huyện Đơn Dương:
Đơn Dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao
nguyên Lâm Viên ; có độ cao trên 1000m. Với diện tích đất tự nhiên trên
61.000 ha ; trong đó đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp
38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, thị trấn với dân số trên 91.000 dân ; trong đó


16
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Các dân tộc thiểu số đang sống
trên địa bàn huyện : C’ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng, Tày, Hoa, Chàm.
- Huyện Đức Trọng:
Đức Trọng nằm ở vùng giữa của tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp
thành phố Đà Lạt, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Đơn
Dương và tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp huyện Di Linh và Lâm Hà. Diện
tích tự nhiên 902,2km2, dân số 137.410 người (năm 1999), chiếm 9,2% về
diện tích và 13,8% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số vào loại cao trong tỉnh:

153 người/km2. Thành phần dân số thuộc 27 dân tộc anh em, trong đó các
dân tộc thiểu số chiếm 30%, chủ yếu là người Chu Ru, Cơ Ho và một số đồng
bào dân tộc ở các tỉnh phía Bắc di cư vào từ năm 1954. Đức Trọng là một
trong những huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Lâm Đồng. Với ưu thế về nhiều mặt, sự phát triển kinh tế của huyện Đức
Trọng khá toàn diện, bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ. Đức Trọng là một trong những
địa danh quen thuộc đối với trong nước và với du khách nước ngoài. Những
thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour rất hấp dẫn đối với
du khách. Hồ Nam Sơn được quy hoạch sẽ là điểm du lịch và hoạt động dịch
vụ văn hoá - thể thao. Huyện có sân bay Liên Khương là cửa ngõ ra vào thành
phố Đà Lạt bằng đường hàng không.
- Huyện Lâm Hà:
Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²).
Huyện Lâm Hà phía tây và bắc giáp tỉnh Đắc Lắk; đông giáp huyện Lạc
Dương, thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng; tây giáp huyện Di Linh.
Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt
bởi nhiều sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình 1.000m so với mặt biển, cao
nhất là dãy Hòn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong đó đỉnh Hòn Nga cao


17
1.998m. Từ dãy Hòn Nga, địa hình thấp dần về 2 phía đông nam và tây bắc,
thấp nhất là thôn Phi Có (xã Rô Men) có độ cao 497m.
Dân số 133.679 nhân khẩu, vào thời điểm điều chỉnh địa giới hành chính
tỉnh Lâm Đồng tháng 11 năm 2004, gồm các dân tộc thiểu số như: Kơ Ho,
Cill, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn người Kinh là dân gốc Hà Nội và Hà Tây
vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước.
- Huyện Di Linh:
Di Linh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Di

Linh, ở độ cao 1000 m so với mặt nước biển. Tên Di Linh bắt nguồn từ
Djiring, theo nhiều người, đây là tên của vị chủ làng có công thành lập ra
buôn này. Di Linh là vùng đất Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn
162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời
tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây
cà phê.
Huyện Di Linh bao gồm thị trấn Di Linh và 17 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc,
Đinh Trang Hoà, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hoà Bắc,
Hoà Nam, Hoà Ninh, Hoà Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu,
Tân Nghĩa, Tân Thượng.
- Huyện Bảo Lâm:
Bảo Lâm là một huyện thuộc cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc, nằm giữa
thị xã Bảo Lộc và huyện Di Linh. Huyện Bảo Lâm được thành lập theo Quyết
định số 65/QĐ-CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, từ huyện Bảo Lộc được
chia ra thành 2 đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.
Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý thì huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng
và lợi thế to lớn về phát triển kinh tế xã hội với tốc độ cao của tỉnh Lâm
Đồng. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi là nằm trong khu vực trung tâm phát
triển công nghiệp của tỉnh, có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển


18
kinh tế - xã hội của tỉnh và đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Qua hơn 14
năm thành lập, huyện đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa – xã hội và được công nhận là 1 trong 4 địa phương có tiềm
năng phát triển nhất của tỉnh Lâm Đồng. Huyện Bảo Lâm có 14 đơn vị hành
chính, bao gồm thị trấn Lộc Thắng và 13 xã: Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Bắc,
Lộc Bảo, Lộc Lâm, Lộc Phú, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc An, Lộc Thành, Lộc
Nam, Tân Lạc và BLá. Những xã này hầu hết thuộc vùng sâu, vùng xa của
huyện Bảo Lộc cũ. Việc thành lập huyện Bảo Lâm tạo ra cơ cấu tổ chức phù

hợp để thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này
cùng với các địa phương khác trong toàn tỉnh bước vào thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
- Huyện Đạ Huoai:
Đạ Huoai là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng, trung
tâm huyện lỵ cách thành phố Đà Lạt 155km về phía Đông Bắc, cách thành
phố Hồ Chí Minh 145km về phía Tây Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện 489,6km2. Toàn huyện có 32.640 người trong đó số người ở nông thôn
chiếm gần 60%. Số người tại thành thị hơn 40%. Có số người lao động thiểu
số tại chỗ khoảng 20%. Đồng bào dân tộc sống chủ yếu dựa trên việc khai
thác lâm sản phụ. Mật độ dân số bình quân gần 67 người/km2, xếp hàng thứ
8/11 huyện thị của tỉnh Lâm Đồng.
- Huyện Đạ Tẻh:
Đạ Tẻh là huyện nằm ở phía tây tỉnh Lâm Đồng, huyện có diện tích
523km2 và dân số là 44.000 người. Huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh nằm cách thị
xã Bảo Lộc 45km về hướng tây và cách thị trấn Madaguoil, huyện Đạ Huoai
15km về hướng bắc.
- Huyện Cát Tiên:
Cát Tiên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông giáp với
Đa Tẻh và Bảo Lâm. Cát Tiên nằm ở vùng thượng nguồn của sông Đồng Nai.


19
Sông Đa Dâng (còn gọi Đạ Đờng) làm ranh giới tự nhiên ở phía Bắc, phía
Tây và phía Nam của huyện. Huyện Cát Tiên được thành lập vào năm 1987,
do chia huyện Đạ Hoai thành 3 huyện Đạ Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Huyện Cát Tiên có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm: thị trấn Cát
Tiên và các xã Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Mỹ Lâm, Nam
Ninh, Phước Cát 1, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng, Tư Nghĩa.
Toàn huyện rộng 428,3km² và có 37,8 nghìn người, bao gồm các dân

tộc Kinh, Mạ, Xtiêng, Mơ Nông, K'Ho...Dân cư 91% làm nông nghiệp: trồng
đậu tương, dâu tằm, lúa, ngô, chăn nuôi bò, trâu
- Huyện Đam Rông:
Là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP
ngày 17/11/2004 của Chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm
Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89.220 ha, dân số
30.633 người có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc, là cửa ngõ
nối với các tỉnh Tây Nguyên , là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói
riêng và khu vực nam Tây Nguyên nói chung. Tổng dân số huyện Đam Rông
tính đến 31/12/2004 là 29.163 người với mật độ dân số 34 người/km2, toàn
huyện có 14 dân tộc và là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, chiếm
71.3 % cơ cấu dân tộc trong huyện . Hầu hết đồng bào dân tộc theo đạo Thiên
chúa và Tin lành, dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
1.1.1.2. Ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
Ban dân vận cấp huyện là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện mà trực tiếp là Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác vận động quần
chúng của Đảng; có trách nhiệm giúp Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, thực
hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy về
công tác dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện.


20
Ban dân vận cấp huyện có nhiệm vụ:
Một là, phối hợp các thành viên trong khối để tham mưu với cấp ủy tổ chức
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Theo dõi, kiểm tra
tình hình; phản ánh diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân; sơ kết, tổng
kết rút kinh nghiệm, đề xuất và kiến nghị các vấn đề về công tác dân vận với cấp
ủy và cấp trên.
Hai là, phối hợp các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể; tuyên truyền, phổ
biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp

nhân dân; hướng dẫn tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giúp cấp ủy xử lý những vấn đề cụ thể
liên quan đến công tác dân vận.
Ba là, thường xuyên giữ mối liên hệ các hoạt động trong khối, theo dõi tình
hình và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, qua đó đề xuất với cấp ủy
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương mặt tốt, khắc phục thiếu sót, có kế
hoạch củng cố tổ chức, bồi dưỡng đào tạo, sử dụng và khen thưởng động viên cán
bộ trong khối.
Bốn là, duy trì nề nếp chế độ giao ban khối hàng tháng, quý, năm để tổng
hợp tình hình quần chúng; thống nhất kiến nghị với cấp ủy và chính quyền xử lý
những vướng mắc trong công tác Mặt trận, đoàn thể.
Năm là, thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp ủy và Ban dân vận cấp
trên theo quy định.
Căn cứ vào những nội dung hướng dẫn trên đây, Ban Tổ chức và Ban dân
vận cấp huyện phối hợp tham mưu với Ban Thường vụ tiến hành kiện toàn và
củng cố tổ chức bộ máy, bố trí, tuyển chọn cán bộ dân vận tỉnh, thành ủy và
huyện, quận, thị ủy vừa đảm bảo số lượng, chất lượng để làm tốt chức năng cơ
quan tham mưu cho cấp ủy địa phương.


21
1.1.1.3. Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh
Lâm Đồng
Một là, đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện tỉnh Lâm Đồng
gắn bó mật thiết với địa bàn, đồng bào các dân tộc, tôn giáo cụ thể
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác vận động quần chúng cần phải
hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc
đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những người có điều kiện để nắm chắc
diễn biến tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân của cộng đồng, theo dõi, phát hiện

tình hình và báo cáo kịp thời cho lãnh đạo các cấp ở địa phương để xem xét, xử lý.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận phải là những người có nhận thức
chính trị tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với nhiệm vụ trên cơ sở nắm vững
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có khả năng
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các phong trào ở từng địa bàn dân cư.
Xuất phát từ những yêu cầu cơ bản trên, mà việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức làm công tác dân vận ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải căn cứ vào đặc
điểm nhiều mặt (tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội....) của từng vùng,
từng dân tộc cụ thể, tìm thấy những thuận lợi, khó khăn để hình thành những
phương thức, phương pháp vận động đồng bào phù hợp, có hiệu quả.
Hai là, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận thường là
những người gương mẫu, nhiệt tình, tiên phong trong các hoạt động để vận
động quần chúng
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ là ổn định chính trị trên địa bàn, phát
triển kinh tế, xã hội bền vững, làm tấm gương sáng cho bà con dân tộc học
tập, noi theo nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận trong điều
kiện, hoàn cảnh nào cũng phải luôn gương mẫu, nói đi đôi với làm. Trong
những năm qua, số đông đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận đã và đang
làm được điều đó, được đồng bào dân tộc quý mến, học tập và làm theo.
Nhiều cán bộ, công chức không chỉ có trách nhiệm, tận tụy sâu sát vận động


22
đồng bào chấp hành đường lối, chính sách, tập trung phát triển kinh tế để
thoát nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc mà còn đi đầu trong việc
ủng hộ tiền, vật tư, hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Ba là, đội ngũ cán bộ công chức ban dân vận là những người có uy tín trên
nhiều mặt trong cộng đồng dân tộc
Trong tâm thức của đồng bào dân tộc đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số
ở Lâm Đồng từ xưa đến nay vẫn lấy thôn, buôn làm đơn vị cơ bản, khép kín có

tính tự quản cao và sự cố kết cộng đồng chặt chẽ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công
chức làm công tác dân vận cần phải được lựa chọn theo những tiêu chí cụ thể.
Trước hết, cán bộ làm công tác dân vận là người có uy tín, có khả năng thuyết
phục người khác làm theo mình; là người sản xuất giỏi, từng trải và có khả năng
quản lý điều hành các hoạt động xã hội đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận không phải tự nhiên mà có, mà
được xác lập củng cố bằng nhận thức và hành động gương mẫu, nói đi đôi với
làm, bám sát thôn, buôn, làng để tuyên truyền, vận động đồng bào tự giác chấp
hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bốn là, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận luôn trung thành
với sự nghiệp cách mạng, có lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào con đường cách
mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn
Thực tiễn ở Lâm Đồng những năm qua đã chứng minh rằng, âm mưu của
kẻ thù là nhất quán không thay đổi, có thay đổi chỉ là âm mưu đó ngày càng quyết
liệt hơn, thâm độc hơn mà thôi. Cộng đồng các dân tộc ở Lâm Đồng từ bao đời
nay luôn giàu lòng yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Truyền thống đó đã thấm sâu vào máu
thịt của đồng bào. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác vận động quần
chúng ở Lâm Đồng luôn thể hiện sự kiên định, vững vàng, có giác ngộ chính trị,
tâm huyết với sự phát triển của địa phương. Các cán bộ công chức luôn tin tưởng
sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc, hiểu được


23
những khó khăn chung của đất nước để xây dựng cuộc sống mới ở các thôn, buôn,
làng. Lòng kiên định vững vàng đã làm cho các cán bộ công chức luôn nêu cao
cảnh giác không bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo trong mọi tình huống.
Năm là, đội ngũ cán bộ công chức ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm
Đồng có cơ cấu phù hợp, được bố trí rộng khắp, gắn bó chặt chẽ với địa bàn
thôn, buôn, làng

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ban dân vận cấp huyện
phải được tính đến cơ cấu phù hợp. Đồng thời, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân
vận phải đi sâu, đi sát với đồng bào, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Lâm Đồng là địa bàn bao gồm nhiều thành phần dân tộc sinh sống với nhiều
phong tục, tập quán khác nhau. Do vậy, để nắm bắt được tình hình một cách chính
xác và kịp thời đòi hỏi phải có những người am hiểu mọi khía cạnh của đời sống
tư tưởng, luật tục của dân tộc đó. Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận hơn
ai hết là những người phải biết tiếng nói, hiểu phong tục, tập quán, luật tục của
đồng bào dân tộc, tâm tư, nguyện vọng kể cả những diễn biến về tư tưởng trong
cộng đồng. Có như vậy, đội ngũ cán bộ ban dân vận mới thực sự nắm bắt được
tình hình một cách sâu sát, cụ thể, kịp thời phản ánh những diễn biễn trong cộng
đồng cho các cấp chính quyền có biện pháp giải quyết phù hợp.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
ban dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
1.1.2.1. Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp
huyện
Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng được hiểu ở nghĩa chung nhất là
"cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc"
[25, tr.44].
Mỗi con người, mỗi sự vật, hiện tượng đều có "chất lượng" xác định.
Giá trị, phẩm chất của mỗi con người, mỗi sự vật, hiện tượng được xác định
theo những tiêu chí khác nhau. Chất lượng của mỗi cá nhân đó được hiểu là


24
tổng hợp những phẩm chất nhất định về sức khỏe, trí tuệ, chuyên môn nghề
nghiệp, phẩm chất đạo đức, ý chí, niềm tin, năng lực, luôn gắn bó với tập thể,
với cộng đồng và tham gia một cách tích cực vào quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế yêu cầu chất lượng đối với mỗi người trong xã hội nói chung

vốn đã cao thì yêu cầu đối với chất lượng cán bộ càng cao hơn. Nó đòi hỏi
người cán bộ phải gương mẫu, tiên phong về lý luận và thực tiễn, chấp hành
nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước, giữ vững tiêu chuẩn và tư cách của người cán bộ.
Cán bộ không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh
thể thống nhất. Cán bộ phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất
lượng của từng cán bộ với chất lượng của cả đội ngũ. Chất lượng của cả đội
ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng mà là sự tổng hợp sức mạnh
của từng đội ngũ. Sức mạnh này là sự thống nhất của tổ chức, của sự giáo dục,
đào tạo, phân công, quản lý... Chất lượng của đội ngũ cán bộ bao gồm:
Chất lượng của từng cán bộ, mà cụ thể là phẩm chất chính trị, trình độ
năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng của từng cán bộ là
yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ.
Chất lượng của cả đội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở cơ
cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý.
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cần phải giải quyết tốt mối
quan hệ giữa chất lượng và số lượng cán bộ. Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ
hài hòa, tác động hữu cơ với nhau mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của đội ngũ.
Theo cách hiểu của tác giả, "Chất lượng con người là các yếu tố tạo nên
phẩm chất đạo đức, nhân cách, năng lực hoạt động thực tiễn cải tạo bản thân,
cải tạo giới tự nhiên của mỗi con người cũng như của cả cộng đồng cho một
xã hội phát triển bền vững, nhân văn"


25
Chất lượng của đội ngũ cán bộ hành chính nhà nước thể hiện qua mối
quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các yếu tố, các thành viên cấu thành nên bản
chất bên trong của đội ngũ cán bộ nhà nước. Chất lượng của đội ngũ cán bộ
Nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của từng cán bộ trong đội ngũ, thể hiện ở
trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị, xã hội, phẩm chất đạo đức, khả

năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chất lượng của cán bộ còn được phản ánh thông qua các
tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin
học, kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức... của
người cán bộ. Chất lượng của cán bộ bao gồm tình trạng sức khỏe, thể lực của
đội ngũ cán bộ trong thực thi công vụ.
Từ sự phân tích trên có thể khẳng định: chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức ban dân vận cấp huyện là tổng hợp trong sự thống nhất biện chứng giữa
chất lượng của từng cán bộ với số lượng và cơ cấu của cả đội ngũ được đặt
trong mối quan hệ hữu cơ với chất lượng của tập thể đội ngũ cán bộ dân vận
cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.
Chất lượng đội ngũ cán bộ luôn luôn vận động, phát triển theo yêu cầu, nhiệm
vụ cách mạng, nhiệm vụ của công tác dân vận và nhiệm vụ của mỗi cán bộ.
Trong các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ thì chất lượng của mỗi
cán bộ giữ vai trò là hạt nhân, có tính quyết định.
1.1.2.2.Những yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban
dân vận cấp huyện ở tỉnh Lâm Đồng
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ban dân vận cấp huyện ở
tỉnh Lâm Đồng được cấu thành bởi hai yếu tố chủ yếu như sau:
Thứ nhất, số lượng và cơ cấu hợp lý
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trước hết tùy thuộc vào số
lượng hợp lý. Tính hợp lý về số lượng sẽ đảm bảo cho mỗi cá nhân phát huy
năng lực, có thể đảm đương tốt nhất công việc được giao và bảo đảm cho bộ


×