Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.31 KB, 122 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT
ANTQ
CAND
CBCS
CNXH
DBHB
PCTPMBPNVTE
PCTP
TTATXH
XDLL

An ninh trật tự
An ninh Tổ quốc
Công an nhân dân
Cán bộ chiến sĩ
Chủ nghĩa xã hội
Diễn biến hòa bình
Phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Phòng chống tội phạm
Trật tự an toàn xã hội
Xây dựng lực lượng


MỤC LỤC
- Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm của CHLB Đức về lập pháp và thực thi pháp luật về phòng, chống
mua bán người” do Bộ Tư Pháp tổ chức tại Hà Nội. Trên cơ sở phần trình bày của các chuyên gia
hai nước, các đại biểu đã nêu nhiều câu hỏi và cùng trao đổi, thảo luận để có được sự hiểu biết
sâu sắc hơn về kinh nghiệm của Đức trong lập pháp, thực thi pháp luật về phòng, chống mua bán
người và thảo luận, góp ý cho dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người của Việt Nam. Hội thảo
cũng đã tìm được một nhận thức chung về tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm mua bán


người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng; về tầm quan trọng của công tác lập pháp và
thực thi pháp luật cũng như về sự cần thiết phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức trong nước và hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
mới có thể phòng ngừa, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ được loại tội phạm nguy hiểm, mang tính
chất xuyên quốc gia này.........................................................................................................................4
- Đỗ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. Trong luận văn, tác giả đã trình bày quá trình hoàn
thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam; Những ưu điểm và hạn chế của quá trình đó, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật về quyền trẻ em ở Việt
Nam........................................................................................................................................................5
- Bộ Tư pháp: “Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các Nghị định thư
của Liên hợp quốc về phòng, chống mua bán người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012.............................5
Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác như:................................................................5
- Phạm Văn Hùng (2004), Quán triệt chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ
nữ, trẻ em từ 2004 đến 2010, Tạp chí Công an nhân dân....................................................................5
- Trần Minh Hưởng (2008), Công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam,
NXB Lao Động.........................................................................................................................................5
- Phạm Hồng Hải (2005), Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển bền vững, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5............................................................................................................5
- Xuân Mai (2004), Làm gì để chặn đứng hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, Tạp chí
Công an nhân dân, số 146.....................................................................................................................6
Bảng 2.2. Bảng thống kê thể loại tác phẩm nội dung liên quan tuyên truyền phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng Công an nhân dân.........................................55
Trong đó tiêu biểu phải kể đến loạt bài phóng sự về: Tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên
giới được đăng tải trên Báo Công an nhân dân số ra thứ Năm ngày 27/6/2013 và số ra thứ Bảy
ngày 29/6/2013 với 2 kỳ: Kỳ 1: Ưa lời ngon ngọt, sa bẫy kẻ buôn người và Kỳ cuối: Cuộc chiến còn
cam go. Bài viết đã có những phân tích chi tiết cụ thể những cũng hết sức sâu sắc về vấn đề buôn
bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới ở Hà Giang.................................................................................55



“…Nhưng vẫn còn đó những câu chuyện mà khi chúng tôi nghe được, đều có chung một cảm xúc
là: Xót xa, thương cảm, chua xót nhiều hơn là phẫn nộ, căm giận đối với những người đã gián tiếp,
tiếp tay cho những đối tượng buôn người đứng phía sau để điều khiển, giật dây. Không xót xa,
chua xót sao được, khi biết rằng, những người đã trực tiếp, tiếp tay cho những đối tượng xấu
đánh cắp đi cuộc đời của những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, của những em nhỏ khi vừa mới lọt
lòng mẹ lại chính là những người thân, máu mủ, ruột rà..................................................................56
Đấy là câu chuyện vào ngày 13-4-2013, tại thôn Tả Ván, xã Tả Ván, huyện Quản Bạ đã xảy ra vụ mua
bán người sang Trung Quốc. Theo đó, đối tượng Cư Thị Chúa, SN 1969, trú tại thôn Tả Ván, đã có
hành vi mua bán chính người em ruột của mình là chị Cư Thị Dợ, SN 1992, trú tại thôn Hòa Sơn, xã
Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Chỉ vì ma lực của đồng tiền cùng những lời dụ dỗ,
những thủ đoạn xảo quyệt của những kẻ buôn người đứng phía sau đã khiến cho Cư Thị Chúa mất
đi phần người bên trong mình, để rồi nhẫn tâm đẩy em gái máu mủ, ruột rà của mình vào chốn địa
ngục, chỉ để rồi nhận lấy số tiền là 6.000 Nhân dân tệ (gần 20 triệu VNĐ)”. [Báo Công an nhân dân
số ra thứ Năm ngày 27/6/2013]..........................................................................................................56
Không những thế, loạt bài viết còn nêu lên những chiến công, những sự hy sinh thầm lặng của
những người chiến sĩ Công an, Bộ đội Biên phòng không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ
sự bình yên cho nhân dân: “… Những người hùng thầm lặng”….......................................................56
Trong mấy năm trở lại đây, vấn nạn mua bán người qua biên giới tại Hà Giang đã giảm đi một cách
đáng kể. Những vụ án giết người, cướp trẻ đã không còn. Chúng ta không thể nào phủ nhận được
những đóng góp lớn lao, không biết mệt mỏi của lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà
Giang. Họ chính là cứu cánh cho bà con dân bản ở những vùng xa xôi, hẻo lánh............................56
Hầu hết các vụ bắt cóc, mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới thường xảy ra ở những xã biên giới,
trình độ dân trí còn thấp, mật độ dân cư thưa thớt. Mục tiêu mà những kẻ buôn người thường
nhắm tới thường là phụ nữ còn trẻ tuổi hoặc trẻ em, đặc biệt là các bé trai dưới 5 tuổi................57
Trong những vụ mua bán này thường có bàn tay câu kết giữa những đối tượng ẩn mình trong nội
địa và các đối tượng bên kia biên giới, nên công tác phòng chống và giải cứu của lực lượng chức
năng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, thời điểm mà các đối tượng thường hay ra tay là vào đêm
khuya vắng, khi mọi người đã ngủ say. Nhiều vụ việc, khi đã rồi, người dân mới phát hiện và đến
cấp báo Cơ quan công an và Bộ đội biên phòng thì đã quá muộn. Với tinh thần làm việc khẩn

trương, mưu trí, tất cả vì sự bình yên của Tổ quốc vùng biên giới xa xôi, lực lượng Công an và Bộ
đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã tổ chức giải cứu thành công nhiều nạn nhân trong các vụ mua
bán người.............................................................................................................................................57
Điển hình mới đây, ngày 9-4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy đã giải cứu thành công một
phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc, bán qua biên giới. Trước đó, đồn biên phòng đã nhận được đơn trình
báo của một gia đình tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ về việc con gái của họ là chị Vàng Thị H. đã
bị mất tích cách đó khoảng nửa tháng. Đến ngày 8-4, một người quen báo cho gia đình chị H. rằng,
thấy chị xuất hiện ở bên kia Trung Quốc. Nghĩ rằng con gái mình bị bắt cóc bán qua biên giới, gia
đình chị H. đã khẩn trương tới nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ biên phòng. Nhận được tin cấp báo
của người dân, cán bộ Đồn Biên phòng Thanh Thủy đã khẩn trương triển khai lực lượng, điều tra,
xác minh, làm rõ, đồng thời phối hợp với Công an Trung Quốc để tiến hành công tác giải cứu cho


nạn nhân. Đến chiều ngày 9-4, chị Vàng Thị H. đã được lực lượng chức năng hai nước giải cứu
thành công và trao trả cho gia đình trong niềm vui mừng khôn siết của những người thân. Ngoài
ra, đầu tháng 6-2013, Công an tỉnh Hà Giang đã triệt phá thành công một đường dây mua bán
người ra nước ngoài để hoạt động mại dâm với quy mô lớn. Ngày 10-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng: Đặng
Thị Mai Anh (SN 1997), trú tại TP Hà Giang; Nguyễn Quỳnh Hương (SN 1987), sinh viên lớp Đại học
tại chức trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Giang, trú tại phường Minh Khai, TP Hà Giang và
Nguyễn Thị Toàn (SN 1969), trú tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên với tội danh Mua bán người,
Mua bán trẻ em và Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép theo Điều 119, 120 và 275 của Bộ
luật Hình sự..........................................................................................................................................57
Bên cạnh việc cương quyết ngăn chặn, triệt phá những đường dây, vụ việc liên quan đến mua bán
người, bắt giữ các đối tượng xấu, lực lượng Công an tỉnh còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động về những biện pháp phòng chống, bảo vệ bản thân và gia
đình trước những đối tượng xấu tới tận các thôn bản. Đặc biệt là các xã biên giới còn nhiều khó
khăn”.....................................................................................................................................................58
- Cũng với nội dung về mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, trên Tạp chí Cảnh sát Phòng chống
tội phạm số ra ngày 12/2/2014 cũng đã có loạt bài phóng sự về tình trạng những người phụ nữ bỏ

nhà qua biên giới để mơ ước có cuộc sống đổi đời, sung sướng. Nhưng trên thực tế, nhiều người
đã bị lừa bán cho các ổ chứa gái mại dâm, bán làm vợ, bán sức lao động cho các trang trại, nhà
xưởng. Phóng sự mang tên “Hệ lụy phụ nữ bỏ nhà qua biên giới” của tác giả Việt Hoàng, cũng
được chia làm 3 kỳ:..............................................................................................................................58
- Kỳ 2: Những ngôi nhà vắng bàn tay phụ nữ......................................................................................58
- Kỳ cuối: Bài học của người trở về......................................................................................................58
Có thể nói những bài viết về tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới như trên một mặt có
tác dụng cảnh tỉnh cho nhân dân về các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng buôn người mặt khác
giúp thông tin một cách đầy đủ đến người dân về các vụ án buôn bán người đã được xét xử, về
các hành vi trái pháp luật. Từ đó nâng cao cảnh giác của người dân đối với loại tội phạm này.......60
- Bên cạnh những loạt phóng sự nhiều kỳ về công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ
và trẻ em qua biên giới trên các báo in của lực lượng Công an nhân dân cũng cho đăng tải nhiều
tin bài về các đối tượng, các vụ án cụ thể về buôn bán phụ nữ và trẻ em. Các tin bài thường phân
tích một cách cụ thể, số liệu chi tiết nhằm đưa đến cho bạn đọc những cái nhìn cận cảnh về công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em....................................................60
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................114


DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm của CHLB Đức về lập pháp và thực thi pháp luật về phòng, chống
mua bán người” do Bộ Tư Pháp tổ chức tại Hà Nội. Trên cơ sở phần trình bày của các chuyên gia
hai nước, các đại biểu đã nêu nhiều câu hỏi và cùng trao đổi, thảo luận để có được sự hiểu biết
sâu sắc hơn về kinh nghiệm của Đức trong lập pháp, thực thi pháp luật về phòng, chống mua bán
người và thảo luận, góp ý cho dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người của Việt Nam. Hội thảo
cũng đã tìm được một nhận thức chung về tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm mua bán
người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng; về tầm quan trọng của công tác lập pháp và
thực thi pháp luật cũng như về sự cần thiết phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ
chức trong nước và hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
mới có thể phòng ngừa, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ được loại tội phạm nguy hiểm, mang tính
chất xuyên quốc gia này.........................................................................................................................4

- Đỗ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. Trong luận văn, tác giả đã trình bày quá trình hoàn
thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam; Những ưu điểm và hạn chế của quá trình đó, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật về quyền trẻ em ở Việt
Nam........................................................................................................................................................5
- Bộ Tư pháp: “Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các Nghị định thư
của Liên hợp quốc về phòng, chống mua bán người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp
quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012.............................5
Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác như:................................................................5
- Phạm Văn Hùng (2004), Quán triệt chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ
nữ, trẻ em từ 2004 đến 2010, Tạp chí Công an nhân dân....................................................................5
- Trần Minh Hưởng (2008), Công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam,
NXB Lao Động.........................................................................................................................................5
- Phạm Hồng Hải (2005), Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bảo đảm phát triển bền vững, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5............................................................................................................5
- Xuân Mai (2004), Làm gì để chặn đứng hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, Tạp chí
Công an nhân dân, số 146.....................................................................................................................6
Bảng 2.2. Bảng thống kê thể loại tác phẩm nội dung liên quan tuyên truyền phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng Công an nhân dân.........................................55
Trong đó tiêu biểu phải kể đến loạt bài phóng sự về: Tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên
giới được đăng tải trên Báo Công an nhân dân số ra thứ Năm ngày 27/6/2013 và số ra thứ Bảy
ngày 29/6/2013 với 2 kỳ: Kỳ 1: Ưa lời ngon ngọt, sa bẫy kẻ buôn người và Kỳ cuối: Cuộc chiến còn
cam go. Bài viết đã có những phân tích chi tiết cụ thể những cũng hết sức sâu sắc về vấn đề buôn
bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới ở Hà Giang.................................................................................55


“…Nhưng vẫn còn đó những câu chuyện mà khi chúng tôi nghe được, đều có chung một cảm xúc
là: Xót xa, thương cảm, chua xót nhiều hơn là phẫn nộ, căm giận đối với những người đã gián tiếp,
tiếp tay cho những đối tượng buôn người đứng phía sau để điều khiển, giật dây. Không xót xa,
chua xót sao được, khi biết rằng, những người đã trực tiếp, tiếp tay cho những đối tượng xấu

đánh cắp đi cuộc đời của những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, của những em nhỏ khi vừa mới lọt
lòng mẹ lại chính là những người thân, máu mủ, ruột rà..................................................................56
Đấy là câu chuyện vào ngày 13-4-2013, tại thôn Tả Ván, xã Tả Ván, huyện Quản Bạ đã xảy ra vụ mua
bán người sang Trung Quốc. Theo đó, đối tượng Cư Thị Chúa, SN 1969, trú tại thôn Tả Ván, đã có
hành vi mua bán chính người em ruột của mình là chị Cư Thị Dợ, SN 1992, trú tại thôn Hòa Sơn, xã
Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Chỉ vì ma lực của đồng tiền cùng những lời dụ dỗ,
những thủ đoạn xảo quyệt của những kẻ buôn người đứng phía sau đã khiến cho Cư Thị Chúa mất
đi phần người bên trong mình, để rồi nhẫn tâm đẩy em gái máu mủ, ruột rà của mình vào chốn địa
ngục, chỉ để rồi nhận lấy số tiền là 6.000 Nhân dân tệ (gần 20 triệu VNĐ)”. [Báo Công an nhân dân
số ra thứ Năm ngày 27/6/2013]..........................................................................................................56
Không những thế, loạt bài viết còn nêu lên những chiến công, những sự hy sinh thầm lặng của
những người chiến sĩ Công an, Bộ đội Biên phòng không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ
sự bình yên cho nhân dân: “… Những người hùng thầm lặng”….......................................................56
Trong mấy năm trở lại đây, vấn nạn mua bán người qua biên giới tại Hà Giang đã giảm đi một cách
đáng kể. Những vụ án giết người, cướp trẻ đã không còn. Chúng ta không thể nào phủ nhận được
những đóng góp lớn lao, không biết mệt mỏi của lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà
Giang. Họ chính là cứu cánh cho bà con dân bản ở những vùng xa xôi, hẻo lánh............................56
Hầu hết các vụ bắt cóc, mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới thường xảy ra ở những xã biên giới,
trình độ dân trí còn thấp, mật độ dân cư thưa thớt. Mục tiêu mà những kẻ buôn người thường
nhắm tới thường là phụ nữ còn trẻ tuổi hoặc trẻ em, đặc biệt là các bé trai dưới 5 tuổi................57
Trong những vụ mua bán này thường có bàn tay câu kết giữa những đối tượng ẩn mình trong nội
địa và các đối tượng bên kia biên giới, nên công tác phòng chống và giải cứu của lực lượng chức
năng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, thời điểm mà các đối tượng thường hay ra tay là vào đêm
khuya vắng, khi mọi người đã ngủ say. Nhiều vụ việc, khi đã rồi, người dân mới phát hiện và đến
cấp báo Cơ quan công an và Bộ đội biên phòng thì đã quá muộn. Với tinh thần làm việc khẩn
trương, mưu trí, tất cả vì sự bình yên của Tổ quốc vùng biên giới xa xôi, lực lượng Công an và Bộ
đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã tổ chức giải cứu thành công nhiều nạn nhân trong các vụ mua
bán người.............................................................................................................................................57
Điển hình mới đây, ngày 9-4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy đã giải cứu thành công một
phụ nữ Việt Nam bị bắt cóc, bán qua biên giới. Trước đó, đồn biên phòng đã nhận được đơn trình

báo của một gia đình tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ về việc con gái của họ là chị Vàng Thị H. đã
bị mất tích cách đó khoảng nửa tháng. Đến ngày 8-4, một người quen báo cho gia đình chị H. rằng,
thấy chị xuất hiện ở bên kia Trung Quốc. Nghĩ rằng con gái mình bị bắt cóc bán qua biên giới, gia
đình chị H. đã khẩn trương tới nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ biên phòng. Nhận được tin cấp báo
của người dân, cán bộ Đồn Biên phòng Thanh Thủy đã khẩn trương triển khai lực lượng, điều tra,
xác minh, làm rõ, đồng thời phối hợp với Công an Trung Quốc để tiến hành công tác giải cứu cho


nạn nhân. Đến chiều ngày 9-4, chị Vàng Thị H. đã được lực lượng chức năng hai nước giải cứu
thành công và trao trả cho gia đình trong niềm vui mừng khôn siết của những người thân. Ngoài
ra, đầu tháng 6-2013, Công an tỉnh Hà Giang đã triệt phá thành công một đường dây mua bán
người ra nước ngoài để hoạt động mại dâm với quy mô lớn. Ngày 10-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra
- Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 đối tượng: Đặng
Thị Mai Anh (SN 1997), trú tại TP Hà Giang; Nguyễn Quỳnh Hương (SN 1987), sinh viên lớp Đại học
tại chức trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Giang, trú tại phường Minh Khai, TP Hà Giang và
Nguyễn Thị Toàn (SN 1969), trú tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên với tội danh Mua bán người,
Mua bán trẻ em và Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép theo Điều 119, 120 và 275 của Bộ
luật Hình sự..........................................................................................................................................57
Bên cạnh việc cương quyết ngăn chặn, triệt phá những đường dây, vụ việc liên quan đến mua bán
người, bắt giữ các đối tượng xấu, lực lượng Công an tỉnh còn phối hợp với Bộ đội Biên phòng đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động về những biện pháp phòng chống, bảo vệ bản thân và gia
đình trước những đối tượng xấu tới tận các thôn bản. Đặc biệt là các xã biên giới còn nhiều khó
khăn”.....................................................................................................................................................58
- Cũng với nội dung về mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, trên Tạp chí Cảnh sát Phòng chống
tội phạm số ra ngày 12/2/2014 cũng đã có loạt bài phóng sự về tình trạng những người phụ nữ bỏ
nhà qua biên giới để mơ ước có cuộc sống đổi đời, sung sướng. Nhưng trên thực tế, nhiều người
đã bị lừa bán cho các ổ chứa gái mại dâm, bán làm vợ, bán sức lao động cho các trang trại, nhà
xưởng. Phóng sự mang tên “Hệ lụy phụ nữ bỏ nhà qua biên giới” của tác giả Việt Hoàng, cũng
được chia làm 3 kỳ:..............................................................................................................................58
- Kỳ 2: Những ngôi nhà vắng bàn tay phụ nữ......................................................................................58

- Kỳ cuối: Bài học của người trở về......................................................................................................58
Có thể nói những bài viết về tệ nạn mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới như trên một mặt có
tác dụng cảnh tỉnh cho nhân dân về các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng buôn người mặt khác
giúp thông tin một cách đầy đủ đến người dân về các vụ án buôn bán người đã được xét xử, về
các hành vi trái pháp luật. Từ đó nâng cao cảnh giác của người dân đối với loại tội phạm này.......60
- Bên cạnh những loạt phóng sự nhiều kỳ về công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán phụ nữ
và trẻ em qua biên giới trên các báo in của lực lượng Công an nhân dân cũng cho đăng tải nhiều
tin bài về các đối tượng, các vụ án cụ thể về buôn bán phụ nữ và trẻ em. Các tin bài thường phân
tích một cách cụ thể, số liệu chi tiết nhằm đưa đến cho bạn đọc những cái nhìn cận cảnh về công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em....................................................60
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................114


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều Hội nghị và Hội thảo khoa học ở phạm vi khu vực và quốc tế
trong những năm gần đây đã khẳng định vấn đề mua bán phụ nữ và trẻ em một hình thức “nô lệ” hiện đại đang gia tăng một cách đáng kể ở nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây không còn là vấn đề riêng biệt của
mỗi nước mà nó đã mang tính toàn cầu, thu hút sự quan tâm của nhiều Chính
phủ, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi Chính phủ trên thế giới. Hiện
tượng xã hội tiêu cực này liên quan đến nhiều vấn đề trước hết là vấn đề di
dân, vấn đề dịch chuyển lao động trên thị trường quốc tế và trong mỗi quốc
gia theo hướng từ các nước nghèo sang các nước phát triển, từ nông thôn ra
các thành phố và các khu công nghiệp. Hiện tượng này cũng liên quan đến sự
phân công lao động giới không bình đẳng. Hầu như ở mọi nơi, phụ nữ đều
khó tìm việc làm hơn so với nam giới, họ thường là nhân công rẻ mạt ở các
khu lao động không chính quy, lao động mang tính dịch vụ. Mua bán phụ nữ
và trẻ em thường gắn liền với các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép, mại dâm,

lạm dụng tình dục và bóc lột lao động, trong đó mua bán phụ nữ và trẻ em
nhằm mục đích mại dâm chiếm tỷ lệ đáng kể.
Ở Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế, sự ổn định
về chính trị, an ninh quốc phòng, mức sống của người dân được nâng cao, các
hoạt động xã hội từ thiện được mở rộng và phát triển do sự tác động tích cực
của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa thì số tệ
nạn xã hội phát sinh, phát triển do tác động tiêu cực của nó trong đó có tệ nạn
mua bán phụ nữ và trẻ em. Nhìn một cách tổng quan có thể nói rằng hiện
tượng này ở Việt Nam chưa phải là căn bệnh trầm kha, chưa phải là điểm
nóng như ở một số nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nó
vẫn là vấn đề bức xúc, nhức nhối và đáng qua tâm, lo âu của toàn xã hội.


2

Cho đến nay, chưa có số liệu chính xác về số tội phạm mua bán phụ nữ
và trẻ em ở Việt Nam cũng như những nạn nhân của nó. Tuy nhiên, qua một
số cuộc điều tra xã hội học ở một số vùng trọng điểm, qua công tác xét xử,
qua dư luận quần chúng và các phương tiện thông tin đại chúng mọi người
đều thấy tính phức tạp và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Hiện tượng này
đã và đang diễn ra cả trong và qua biên giới với những hình thức và quy mô
khác nhau.
Ở trong nước, nạn nhân của hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em thường là
những đối tượng mà trước đó được di chuyển từ nông thôn ra thành phố, từ
thành phố vào các tụ điểm làm gái mại dâm, phục vụ trong các nhà hàng,
khách sạn… Ở khu vực biên giới, hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em được
diễn ra ở ba tuyên chính: Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc bao gồm
các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang và Quảng Ninh; Tuyến biên giới Việt
Nam - Lào bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Khánh Hòa; Tuyến biên
giới Việt Nam - Campuchia bao gồm các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Sông Bé

và Kiên Giang. Nạn nhân của các vụ mua bán này phần lớn là những phụ nữ
và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm hoặc việc làm không ổn
định, gia đình trắc trở. Một số khác lại do bị ép buộc bán bởi chính cha mẹ
mình vì… tiền. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận bị bạn bè thậm chí người
thâm dụ dỗ, lừa dối đi kiếm sự giàu sang ở những miền đất hứa… Song, điểm
chung nhất rất dễ nhận thấy ở các nạn nhân là trình độ văn hóa thấp, kém hiểu
biết và có ít năng lực làm chủ và tự bảo vệ mình.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ
nữ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi không chỉ nâng cao công tác
điều tra, truy tố, xét xử mà còn phải chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện
phạm tội của loại tội phạm này, từ đó tìm ra những giải pháp có tính khả thi
nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em một cách
có hiệu quả.


3

Ở nước ta, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chỉ
đạo công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em, nhiều văn
kiện của Đảng đã nhấn mạnh về hiểm họa của tội phạm này và coi cuộc đấu
tranh phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu trong
công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Một trong
những giải pháp cơ bản và chủ yếu của Đảng, Nhà nước ta là tuyên truyền
rộng rãi để toàn dân, trước hết là phụ nữ và trẻ em thấy được hậu quả và sự
nguy hiểm của loại tội phạm này; đồng thời đặc biệt đề cao vai trò của công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân.
Trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng, chống mua bán phụ nữ
và trẻ em, phương tiện thông tin đại chúng thì báo in giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng. Báo chí trong lực lượng Công an nhân dân hiện nay bao gồm các
tờ báo in phát hành công khai, điển hình là Báo Công an nhân dân, Báo Công

an TP Hồ Chí Minh và Tạp chí Cảnh sát phòng chống tội phạm đã dành
những diện tích để thường xuyên đăng tải thông tin về công tác đấu tranh với
loại tội phạm buôn người; mở các chuyên trang, chuyên mục, hàng năm tổ
chức bình chọn và trao giải tác phẩm báo chí viết về công tác phòng, chống
tội phạm buôn người.
Nhằm đánh giá đúng kết quả và hiệu quả của công tác tuyên truyền
phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống loại tội phạm này
trên Báo Công an nhân dân, Báo Công an TP Hồ Chí Minh và Tạp chí Cảnh
sát phòng chống tội phạm, tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
“Tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực
lượng Công an nhân dân”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong lịch sử, các quốc gia đều xác định các phương tiện truyền thông
đại chúng có vị trí hết sức quan trọng và sử dụng nó như một công cụ để


4

chống lại các loại tội phạm nói chung và tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
nói riêng. Trong đó tiêu biểu phải kể đến các chương trình như:
- Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm của CHLB Đức về lập pháp và thực thi
pháp luật về phòng, chống mua bán người” do Bộ Tư Pháp tổ chức tại Hà
Nội. Trên cơ sở phần trình bày của các chuyên gia hai nước, các đại biểu đã
nêu nhiều câu hỏi và cùng trao đổi, thảo luận để có được sự hiểu biết sâu sắc
hơn về kinh nghiệm của Đức trong lập pháp, thực thi pháp luật về phòng,
chống mua bán người và thảo luận, góp ý cho dự thảo Luật Phòng, chống mua
bán người của Việt Nam. Hội thảo cũng đã tìm được một nhận thức chung về
tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm mua bán người nói chung và mua
bán phụ nữ, trẻ em nói riêng; về tầm quan trọng của công tác lập pháp và thực

thi pháp luật cũng như về sự cần thiết phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, tổ chức trong nước và hợp tác song phương, đa phương giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới mới có thể phòng ngừa, ngăn chặn và tiến
tới xóa bỏ được loại tội phạm nguy hiểm, mang tính chất xuyên quốc gia này.
- Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ
em từ năm 2005-2010 của Chính phủ. Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền
giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động, sự tham gia
tích cực của toàn xã hội, các đối tượng phụ nữ trong lĩnh vực phòng ngừa, phát
hiện tố giác tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; giảm cơ bản tình trạng phụ nữ,
trẻ em bị buôn bán vào năm 2010.
- Ngày 29/9/2014, đại diện của các tổ chức phi Chính phủ nghiên cứu và
hành động vì bình đẳng giới (NEW, DOVIPNET, GENCOMNET) đã tổ chức
Hội thảo “Lập kế hoạch viết báo cáo bóng CEDAW của các xã hội dân sự ở
Việt Nam”.
Đại diện của mạng NEW tham gia Hội thảo gồm: Viện Nghiên cứu Giới
và Phát triển (INGAD), trường Đại học Thăng Long, Viện Nghiên cứu Thanh


5

niên. Báo cáo đã dựa trên nội dung chủ yếu của CEDAW để nhận xét, phản
biện và đưa ra các bằng chứng khoa học bổ sung cho báo cáo của Nhà nước,
chẳng hạn như: Các biện pháp đặc biệt tạm thời để bảo vệ bà mẹ và trẻ em
gái; Ảnh hưởng của định kiến giới; Thực hiện bình đẳng giới trong đời sống
chính trị, cộng đồng; Bình đẳng trong giáo dục; Bình đẳng trong lĩnh vực
việc làm; Tiếp cận bình đẳng của phụ nữ tới dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức
khỏe; Phụ nữ nông thôn; Phụ nữ dân tộc thiểu số; Chống bạo lực gia đình,
mua bán phụ nữ và trẻ em; Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong các
quan hệ dân sự trước pháp luật; Hôn nhân và đời sống gia đình.

- Đỗ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam”.
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010.
Trong luận văn, tác giả đã trình bày quá trình hoàn thiện pháp luật về quyền
trẻ em ở Việt Nam; Những ưu điểm và hạn chế của quá trình đó, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật về quyền
trẻ em ở Việt Nam.
- Bộ Tư pháp: “Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên
tinh thần các Nghị định thư của Liên hợp quốc về phòng, chống mua bán
người và di cư trái phép, bổ sung Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia”, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012.
Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác như:
- Phạm Văn Hùng (2004), Quán triệt chương trình hành động phòng
chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ 2004 đến 2010, Tạp chí Công an
nhân dân.
- Trần Minh Hưởng (2008), Công tác phòng chống tội phạm mua bán
phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam, NXB Lao Động.
- Phạm Hồng Hải (2005), Phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội bảo
đảm phát triển bền vững, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5.


6

- Xuân Mai (2004), Làm gì để chặn đứng hoạt động buôn bán phụ nữ,
trẻ em qua biên giới, Tạp chí Công an nhân dân, số 146.
Các đề tài trên đã hệ thống được những vấn đề lý luận và thực trạng của
nạn mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc đề cập
tới vai trò của báo chí nói chung và vai trò của báo chí Công an nhân dân nói
riêng với việc tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ cả về lý luận và
thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là quan trọng và cần thiết.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở quan niệm và khung lý thuyết về vấn đề vai trò của báo chí
truyền thông với việc tham gia phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ
em; Luận văn khảo sát thực trạng vai trò của báo in Công an nhân dân với vấn
đề tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở
đó, đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công
tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in
của lực lượng Công an nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ các khái niệm liên quan đến vấn đề phòng, chống tội
phạm mua bán phụ nữ và trẻ em; Tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua
bán phụ nữ và trẻ em.
Hai là, phân tích thực trạng tuyên truyền của báo in trong lực lượng
Công an nhân dân.
Ba là, đưa ra những dự báo và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ
em của báo in trong lực lượng Công an nhân dân.


7

4. Đối tượng và phạm vi
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến vấn đề báo chí Công an nhân dân với việc phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em.
4.2. Phạm vi
Báo in Công an nhân dân đề cập đến nhiều nội dung của đời sống chính

trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...; nhưng luận văn chỉ tập trung đề
cập đến vai trò của báo chí Công an nhân dân với vấn đề phòng, chống tội
phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
* Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các loại hình báo chí Công an nhân
dân với vấn đề phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trong thời
gian từ năm 2012 cho đến nay, từ đó đề xuất những giải pháp trong giai đoạn
tiếp theo đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau đây:
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng về báo chí và
báo chí Công an nhân dân với vấn đề phòng, chống tội phạm.
- Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp tổng kết thực tiễn; Phương
pháp thống kê để khái quát thực trạng hoạt động của báo chí Công an nhân
dân với vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
đề tài được cấu trúc thành 3 chương, 7 tiết.


8

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tuyên truyền phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em trên báo in của lực lượng Công an nhân dân.
Chương 2. Thực trạng tuyên truyền phòng, chống mua bán phụ nữ và trẻ
em trên báo in của lực lượng Công an nhân dân.
Chương 3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của báo
in lực lượng Công an nhân dân trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em.



9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG
TỘI PHẠM MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN BÁO IN CỦA
LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em; Phòng, chống tội phạm
mua bán phụ nữ và trẻ em
1.1.1. Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trong pháp luật Việt Nam
Văn bản pháp luật quốc tế về tội buôn bán người bao gồm Công ước của
Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và Nghị định thư về
ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia. Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống
và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công
ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Theo quy
định của Công ước, thì quốc gia thành viên của Công ước có trách nhiệm ban
hành pháp luật và các biện pháp cần thiết khác để coi các hành vi được đề cập
trong Công ước là tội phạm, trong đó có hành vi “buôn bán người”. Khái
niệm “buôn bán người” được quy định tại Điều 3 Nghị định thư về ngăn ngừa,
phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em,
bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia như sau:
a) “Buôn bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao,
chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe
dọa sử dụng vũ lực hay bằng hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay
lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận



10

tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát
những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm
những người khác hay hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động
hay phục vụ cưỡng bức nô lệ hay những hình thức tương tự như nô lệ, khổ sai
hoặc lấy các bộ phận cơ thể;
b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự
bóc lột có chủ ý được nêu trong khoản (a) là không thích đáng nếu bất kỳ
cách thức nào được nêu trong khoản (a) đã được sử dụng;
c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ
nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người” ngay cả khi việc này
được thực hiện không cần đến bất kỳ hình thức nào được nói trong khoản (a)
điều này;
d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi”.[20, 5].
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, những tư
tưởng tiến bộ về giá trị con người của chế độ ta luôn được coi trọng và phát
huy. Pháp luật luôn đề cao và bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện
cho phụ nữ và trẻ em phát triển toàn diện tài năng của mình. Hiến pháp năm
1992 tiếp tục khẳng định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”,
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ,
xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” và “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Về mặt lý luận, đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức, toàn
diện về hành vi mua bán người hay mua bán phụ nữ và trẻ em trong pháp luật
của Việt Nam. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hành vi mua bán phụ nữ
và trẻ em là tội phạm hình sự và quy định các mức độ hình phạt nghiêm khắc

đối với người vi phạm các tội này. Cụ thể quy định tại các điều: Điều 119 quy


11

định về “Tội phạm mua bán phụ nữ”. Điều 120 quy định về “Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”.
Hai điều luật trên chưa định nghĩa về hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em.
Đến nay mới chỉ có một văn bản pháp lý đề cập đến hành vi mua bán trẻ em.
Đó là Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong các phần Tội
phạm của Bộ luật Hình sự. Theo Nghị quyết này thì hành vi “mua bán trẻ em”
được hiểu là mua hoặc bán trẻ em vì mục đích tư lợi, dù là mua bán đứa trẻ từ
kẻ bắt trộm hay mua của chính người có con đem bán. Hành vi mua bán trẻ
em khi biết rõ là đứa trẻ đó bị bắt trộm cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em.
Từ đó, có thể hiểu rằng mua bán phụ nữ và trẻ em được hiểu chung là hành vi
mua bán phụ nữ và trẻ em từ một người hoặc từ một nhóm người sang một
người hay một nhóm người sang một người hay một nhóm người khác để đổi
lấy tiền bạc hay lợi ích vật chất khác.
Theo pháp luật hình sự hiện hành thì quan niệm về mua bán phụ nữ và
trẻ em không bao gồm các hành vi vận chuyển, chứa chấp và tiếp nhận người.
Mà coi đây là những hành vi tiếp sức và tạo điều kiện cho việc mua bán phụ
nữ và trẻ em. Trong trường hợp những đối tượng bị phát hiện liên quan đến
các hành vi nêu trên thì những đối tượng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự dưới dạng đồng phạm (Điều 20, Bộ luật Hình sự).
Đối với những cá nhân trong tổ chức chuyên đứng ra làm trung gian môi
giới cho phụ nữ lấy chồng là người nước ngoài (bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài, người không quốc tịch, người Việt Nam ở nước ngoài) nếu chứng
minh được giữa cá nhân đại diện cho tổ chức trung gian và người nước ngoài
có sự mặc cả, thỏa thuận về giá (tiền, vàng, hiện vật khác) mà người nước

ngoài phải trả dưới bất kỳ hình thức nào thì cá nhân đó cũng là đối tượng điều
chỉnh về hành vi phạm tội mua bán phụ nữ quy định tại Điều 119 Bộ luật
Hình sự.


12

Khi xem xét một người thực hiện các hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em
quy định tại Điều 119 và Điều 120, Bộ luật Hình sự đồng thời cũng cần xem
xét những hành vi độc lập, đủ yếu tố cấu thành các phạm tội khác có liên quan
như hành vi xuất nhập cảnh trái phép (Điều 274); Tội tổ chức, cưỡng ép người
khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275); Tội hành
hạ người khác (Điều 110); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134).
Bộ luật Hình sự nghiêm cấm việc mua bán trẻ em nhưng chưa đề cập đến
bản chất hành vi mua bán trẻ em. Hành vi mua bán trẻ em theo như hướng
dẫn của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao chỉ tập trung vào
người bán, kết thúc ở người nhận đứa trẻ đó và đòi hỏi phải có sự chứng minh
về tư lợi của người phạm tội. Theo pháp luật Việt Nam thì phạm trù trẻ em là
người dưới 16 tuổi, trong khi đó theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì
trẻ em là người dưới 18 tuổi. Như vậy, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
không được coi là trẻ em nhưng họ chưa phải là người thành niên và do vậy,
họ cũng nhận được sự bảo vệ về mặt pháp lý. Đây là vấn đề ta cần được
nghiên cứu để bổ sung vào Bộ luật Hình sự đối với hành vi mua bán người
nói chung và mua bán người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) nói riêng.
Như vậy, đến nay pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa toàn
diện về khái niệm mua bán phụ nữ và trẻ em nhưng qua một số quy định cụ
thể trong các văn bản của pháp luật và việc áp dụng pháp luật thì khái niệm
mua bán phụ nữ và trẻ em trong pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương
đồng với khái niệm của Nghị định thư về chống buôn người của Liên hợp
quốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về mặt lý luận đối với

hành vi mua bán phụ nữ và buôn bán trẻ em nhằm thể chế thành chế định
trong pháp luật hình sự; đồng thời làm cơ sở để các cơ quan chức năng
nghiên cứu đề xuất với Chính phủ tham gia ký kết và phê chuẩn thực hiện
hai Nghị định thư nêu trên.


13

1.1.2. Nguyên nhân của hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em
1.1.2.1. Nguyên nhân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế, thị trường và quá trình hội nhập toàn cầu
đã làm cho đất nước ta đã và đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực
phát sinh từ quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó là sự gian dối trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng không có
việc làm, thiếu việc làm, thu nhập thấp của một bộ phận dân cư trong xã hội.
Những yếu tố đó đã và đang cản trở rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, góp phần tạo thành nguyên nhân của nhiều loại tội phạm nguy
hiểm, trong đó có tội mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta.
Lợi nhuận từ việc mua bán phụ nữ và trẻ em rất cao, chỉ sau mua bán vũ
khí và ma túy.
Trình độ dân trí và đời sống văn hóa thấp, tệ nạn xã hội tăng; nhất là tệ
nạn mại dâm ở cửa khẩu, các khu vực giáp biên giới; đồng thời cũng do nhu
cầu tìm vợ của người nước ngoài.
Vị trí địa lý của nước ta giáp với các nước láng giềng với hàng nghìn km
đường biên giới, nhiều đường mòn qua lại, nhiều cửa khẩu; trong khi đó lực
lượng tuần tra kiểm soát còn mỏng nên việc tuần tra kiểm soát rất khó khăn.
1.1.2.2. Nguyên nhân trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hoạt động giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội và nền văn minh của mỗi quốc gia. Những yếu kém, khiếm khuyết
của hoạt động giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng nhất định đến tình hình tội

phạm nói chung; tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng, được
thể hiện ở những phương diện sau:
- Những yếu kém của hoạt động giáo dục và đào tạo như việc phổ cập
giáo dục còn ở bậc thấp, chất lượng đào tạo giáo dục đào tạo chưa cao, chưa
coi trọng đúng mức việc đào tạo nghề… dẫn đến tình trạng nhiều người ở độ


14

tuổi lao động không được đào tạo, trình độ tay nghề thấp, người lao động
không đáp ứng được công việc nên không có việc làm hoặc chỉ làm những
việc đơn giản với thu nhập thấp, dẫn đến việc cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Mà kinh tế chính là nguyên nhân thúc đẩy một số người thực hiện việc mua
bán phụ nữ và trẻ em, họ coi đó là một “nghề” để kiếm sống, kiếm tiền.
- Hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng, nhất là tuyên truyền pháp luật
và phòng, chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em được triển khai còn chậm,
chưa sâu rộng, mạnh mẽ; chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ tiến hành
rầm rộ thành các “phong trào”, “chiến dịch”, các cuộc mít-tinh của các cơ
quan, trường học; chiến dịch đi phát tờ rơi, sổ tay, tranh ảnh… trong một thời
gian ngắn mà chưa tạo thành các nội dung sinh hoạt thường xuyên cho các cơ
quan, trường học, các tổ chức xã hội.
- Đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên thiếu kỹ năng; phương thức tổ chức
hoạt động tuyên truyền chưa đa dạng; nội dung tuyên truyền chưa được lồng
ghép với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thể thao; chưa gắn với sinh hoạt
tập thể có đông người tham gia nên không có sức “lan tỏa” của hoạt động
phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em; tác dụng giáo dục tinh thần
cảnh giác phòng ngừa cũng như điều tra chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em
chưa cao.
1.1.2.3. Nguyên nhân từ các hoạt động quản lý có liên quan.
Trong những năm gần đây, hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh

vực luôn được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, hoạt động này có lúc,
có nơi, có lĩnh vực vẫn còn hạn chế. Những yếu kém, hạn chế trong hoạt động
quản lý có thể là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm khác nhau, trong đó có
tội mua bán phụ nữ và trẻ em; làm ảnh hưởng nhất định đến tình hình tội
phạm của tội phạm nói chung và tội mua bán phụ nữ và trẻ em nói riêng.
- Hoạt động quản lý xã hội về an ninh trật tự, quản lý dân cư trong những
năm qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các cấp chính quyền chưa sâu sát trong


15

lĩnh vực quản lý địa bàn dân cư, chưa tiến hành thường xuyên các hoạt động
kiểm tra, rà soát cũng như nắm chắc sự biến động dân cư trên địa bàn. Việc
quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, việc khai báo tạm trú, tạm vắng chưa được thực
hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và chặt chẽ.
- Việc quản lý biên giới, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh còn chưa chặt chẽ.
- Sự khó khăn, hạn chế trong việc quản lý người phạm tội sau khi chấp
hành xong hình phạt.
1.1.2.4. Nguyên nhân do pháp luật và thi hành pháp luật.
- Các quy định do pháp luật liên quan đến hoạt động đấu tranh chống tội
mua bán phụ nữ và trẻ em hiện nay còn rất hạn chế, bất cập. Một số quy định
còn chung chung, thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện, còn nhiều thiếu sót trong
lĩnh vực pháp luật như: kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi với
người nước ngoài, xuất khẩu lao động…
- Các quy định về việc xử lý hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em: hình
phạt chưa đủ răn đe, chưa xứng đáng với mức độ nguy hiểm.
- Việc thi hành pháp luật: số lượng vụ án được điều tra, truy tố được đưa
ra xét xử không nhiều. Nguyên nhân là do không có sự phối hợp với cơ quan
chức năng, người bị hại chưa tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để tố cáo
tội phạm.

- Việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội mua bán phụ nữ và trẻ
em của nước ta còn chậm và chưa sâu rộng.
1.1.2.5. Nguyên nhân từ phía người phạm tội.
Khi đề cập đến nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta
mới chỉ chú trọng đến các nguyên nhân từ môi trường sống. Tuy nhiên, chúng
ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội; cho nên
chúng ta cần phải nghiên cứu nghiên cứu từ phía người phạm tội. Nghiên cứu
nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được


16

đặc điểm nào là đặc trưng có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó dự
đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai và sẽ đề xuất được biện pháp
phòng ngừa phù hợp, kịp thời. Nguyên nhân từ phía người phạm tội có các
đặc điểm:
- Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc
phạm tội như tuổi, giới tính… Ví dụ như tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
có tỷ lệ nữ giới rất cao (70%) nên cần tập trung mũi nhọn đấu tranh vào đối
tượng này…
- Nhóm các đặc điểm tâm lý của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác
động nhất định đến việc phạm tội như: mua bán phụ nữ và trẻ em do tính hám
lợi, tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập hoặc những sở thích cá nhân
không lành mạnh…
- Nhóm các đặc điểm về văn hóa và xã hội, nghề nghiệp có ảnh hưởng
đến việc phạm tội như: trình độ nhận thức kém, nghề nghiệp không ổn định…
- Thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó phát hiện…
Tóm lại, các yếu tố là nguyên nhân ở trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp
thúc đẩy làm phát sinh hành vi phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em hoặc tạo
điều kiện cho người phạm tội dễ dàng thực hiện tội mua bán phụ nữ và trẻ em.

Việc nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện này có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định các biện pháp cụ thể để phòng ngừa tội mua bán phụ nữ
và trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong số các nguyên nhân dẫn tới
hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em thì một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất đó là do tình trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, về các hành vi,
các vụ việc cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi chưa đến được với nhiều
người dân đặc biệt là dân cư ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn, đa số lại có trình độ dân trí thấp, do vậy nhận thức của họ về những vấn
đề này rất yếu kém. Chính điều đó làm cho các đối tượng mua bán phụ nữ và


17

trẻ em dễ dàng thực hiện hành vi của mình. Do đó, một vấn đề cấp bách được
đặt ra là phải đẩy mạnh tuyên truyền về buôn bán phụ nữ và trẻ em thông qua
các kênh tuyên truyền, trong đó đặc biệt là báo chí.
1.1.3. Tác hại của nạn mua bán phụ nữ và trẻ em
Không thể thống kê toàn bộ về quy mô và thực trạng của nạn buôn
người, nhưng có sự nhất trí chung là nạn buôn người có ảnh hưởng gần như
mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề này được xem là vấn đề toàn cầu. Nạn
buôn người là một mối đe dọa đa chiều. Thứ nhất nạn buôn người có ảnh
hưởng đối với sức khỏe cộng đồng. Theo báo cáo kết quả của những nghiên
cứu trước cho thấy, 38% các nạn nhân được cứu thoát bị nhiễm HIV/AIDS,
cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh lao, những ảnh
hưởng về mặt sức khỏe: những hành động bạo lực dã man làm gãy xương,
mất khả năng nhận thức và hiếp dâm tập thể. Những biến chứng liên quan đến
việc phá thai, các vấn đề về dạ dày, sút cân, chấy rận, sự phiền muộn dẫn đến
muốn tự sát, nghiện rượu và nghiện ma túy, 95% nạn nhân đã bị tấn công
bằng bạo lực hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục, và hơn 60% nạn nhân, gặp
phải sự mệt mỏi, có các triệu trứng về thần kinh, các vấn đề về dạ dày, đau

lưng, chảy mủ âm đạo, các bệnh truyền nhiễm phụ khoa. Những hậu quả về
mặt sức khỏe ít rõ ràng hơn của tội buôn người vì mục đích tình dục là ung
thư cổ tử cung gây nên bởi virus, là loại bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ
phải quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông. Chẳng hạn như, hai nghiên
cứu từ Ấn Độ đã cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở những em gái làm nghề mại dâm
cao hơn so với những phụ nữ làm nghề này (12,5% so với 5,4% và 27,7% so
với 8,4%). Ảnh hưởng tiếp theo của nạn buôn người là những tổn thất về
người và xã hội do buôn người gây ra. Nạn nhân buôn người phải trả một cái
giá khủng khiếp. Tổn thương về tâm lý và thể chất, bệnh tật rồi phát triển lệch
lạc, và thường là những di chứng vĩnh viễn. Hành vi buôn người vi phạm phổ


18

biến của con người đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền được giải
phóng khỏi mọi hình thức nô lệ. Buôn bán trẻ em vi phạm quyền thiêng liêng
của trẻ em được lớn lên trong một môi trường được bảo vệ và quyền không bị
lạm dụng hay bóc lột dưới bất cứ hình thức nào. Bên cạnh đó, nạn buôn người
cũng dẫn đến nguy cơ phá vỡ cấu trúc xã hội: Buôn người chia lìa trẻ em với
cha mẹ và gia đình. Lợi nhuận từ việc buôn người khiến cho tệ nạn này bén rễ
ở một cộng đồng nhất định và cộng đồng này sau đó lại nhiều lần bị khai thác
như một nguồn cung cấp nạn nhân. Nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn buôn
người khiến cho các nhóm dễ trở thành nạn nhân như phụ nữ trẻ và trẻ em
phải trốn đi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học hành và cơ cấu gia
đình họ. Thất học khiến cơ hội phát triển kinh tế trong tương lai của nạn nhân
giảm đi và làm tăng nguy cơ họ bị tiếp tục bị buôn bán. Những nạn nhân trở
về được với cộng đồng thường bị bêu riếu hoặc tẩy chay. Việc hồi phục từ các
chấn thương, nếu có, cũng phải mất cả đời. Mặt khác, nạn buôn người làm gia
tăng tội phạm có tổ chức: Theo Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, việc buôn
người có doanh thu hàng năm ước tính lên tới 9,5 tỷ USD. Buôn người có liên

hệ chặt chẽ với nạn rửa tiền, buôn ma túy, giả mạo giấy tờ và nhập cư trái
phép. Những nơi mà tội phạm có tổ chức phát triển thì Chính phủ và luật pháp
trở nên yếu kém và mất tác dụng. Tiếp đó, nó làm suy yếu nguồn vốn con
người của các quốc gia và kìm hãm sự phát triển, cùng theo đó là tổn hại đến
sức khỏe con người và làm suy yếu quyền lực của Chính phủ. Cuối cùng, nó
cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng khăng
khít hơn trong việc chống nạn buôn người.
1.1.4. Phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã đề ra
nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm tăng cường công tác đảm bảo
an ninh, trật tự và tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật


×