Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kỹ năng thấu cảm trong tham vấn và công tác xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53 KB, 4 trang )

Kỹ năng Thấu cảm
Khái niệm:
Theo Carl Roger : Thấu cảm là hiểu biết với sự rung cảm một cách chính xác
thế giới bên trong của người kia, như từ bên trong nhìn ra, cảm thấy thế giới riêng
của họ như là thế giớí riêng của mình nhưng không bao giờ làm mất đi phẩm chất
“như là”. (Rogers, 1959)
Nói một cách cụ thể hơn:
Thấu cảm là khả năng hiểu được thân chủ đang cảm nghĩ gì, nói gì- hiểu như
chính họ hiểu- đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của họ, đi vào thế giới của họ và
truyền đạt lại cho họ là mình đang hiểu họ và họ đang được hiểu, quan điểm của họ
đang được chú ý và chấp nhận.
Vai trò của thấu cảm
Thấu cảm được xem như một yếu tố vô cùng quan trọng trong tham vấn nói
riêng trong công tác xã hội nói chung.
Trong tâm lý trị liệu, Traux đã tìm ra mối quan hệ giữa thấu cảm trị liệu - sự
nồng ấm thân thiện, sự chân thành và sự thay đổi nhân cách.
Rogers với hàng ngàn nghiên cứu đã chỉ ra rằng Thấu cảm là trung tâm của sự
thành công trong trị liệu.
Flauder cho rằng Thấu cảm là kỹ năng quan trọng đối với một giáo viên trong
tương tác và giáo dục học sinh. Vì sao?
Về phía nhà tham vấn:
- Thấu cảm là chiếc chìa khoá để tạo lập mối quan hệ tương tác giữa nhà tham
vấn và thân chủ từ đó có được sự hợp tác của thân chủ trong giải quyết vấn đề.


- Giúp nhà tham vấn khai thác những thông tin quan trọng cho quá trình giúp
đỡ của mình
- Giúp nhà tham vấn hiểu thân chủ và tình huống của thân chủ một cách chính
xác để từ đó cùng thân chủ đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho đối tượng.
- Là yếu tố tham gia vào sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của nhà tham
vấn.


Về phía thân chủ:
- Giúp thân chủ cảm thấy được hiểu và được chia sẻ từ đó họ giải toả được
tâm lý nặng nề mặc cảm của bản thân. Trong nhiều trường hợp đối tượng tự trừng
phạt họ, qui trách nhiệm cho chính bản thân họ về vấn đề mà họ đang mắc phải, họ
trở nên mặc cảm và thấy tội lỗi trong tình huống đó.
- Tăng cường tính chủ động hợp tác cùng giải quyết vấn đề: chia sẻ thông tin
(suy nghĩ, cảm xúc, dự định...) với nhà tham vấn và tìm hướng giải quyết.
- Tăng cường sự tự tin ở thân chủ vì họ tin rằng có người đang hiểu mình và
cùng mình giải quyết vấn đề. Nhiều khi thân chủ có cảm giác chỉ có một mình họ
hiểu họ, không ai hiểu họ hết và họ cảm thấy sự cô đơn trống vắng.
- Học hỏi được sự tương tác mang tính cùng hiểu biết và cùng cộng tác.

Kỹ năng thấu cảm được thể hiện ở các khả năng sau đây:
1. Đạt đến được cảm xúc của đối tượng (thân chủ)
- Giúp thân chủ chia sẻ và làm cho thân chủ thể hiện, nói ra được tâm trạng
sâu kín nhất tận đáy lòng họ.
Vấn đề đôi khi không phải tâm trạng quá cảm kích của thân chủ mà là họ
không dám đối mặt với những cảm xúc đó và thậm chí họ có xu hướng chối bỏ.


2. Hiểu và thể hiện được sự hiểu biết của nhà tham vấn về tâm trạng, cảm xúc
của thân chủ.
- Hiểu được thân chủ đang nghĩ gì, cảm xúc gì và muốn nói gì
- Thể hiện được hiểu biết đó của mình qua hành vi, cử chỉ, nét mặt điệu bộ,
lời nói...
3. Chuyển cảm xúc của thân chủ thành ngôn từ
Mô phỏng những cảm xúc của thân chủ mà nhà tham vấn nghe thấy, quan sát
thấy, cảm nhận thấy thành các câu nói diễn đạt các cảm xúc đó
Khả năng thấu cảm của nhà tham vấn có thể đạt được ở trình độ khác nhau:
Mức độ 1: Nhà tham vấn chưa để ý đến cảm xúc tiềm ẩn trong điều trẻ (hoặc

người thân của trẻ) nói và có khuynh hướng đưa ra lời khuyên.
Đối tượng: Cháu vừa mới cãi nhau với bố cháu. Ông ấy chẳng để ý gì đến
cháu mà chỉ chơi với đứa em cháu.
Nhà tham vấn: Cháu có thể làm điều gì đó tốt hơn để bố cháu chú ý tới cháu.
Mức độ 2: Nhà tham vấn đã có chú ý tới với cảm xúc của trẻ (hoặc người thân
của trẻ) nhưng chưa thực sự rung động
Nhà tham vấn: Cháu cho là bố cháu chỉ nghĩ đến em cháu thôi chứ gì?
Mức độ 3: Nhà tham vấn đã có quan tâm tới nhiều hơn cảm xúc của trẻ (hoặc
người thân của trẻ) và thể hiện được cùng một cảm xúc và ý nghĩa
Nhà tham vấn: cháu cảm thấy bất bình khi mà bố cháu chỉ chơi với em gái
cháu đúng không?


Mức độ 4: Nhà tham vấn đã chú ý tới cảm xúc sâu xa của trẻ (hoặc người thân
của trẻ), và đưa ra được những cảm xúc mà đối tượng cảm nhận trong sâu thẳm mà
bản thân họ lại chưa nói ra được hay thể hiện ra được.
Nhà tham vấn: Dường như cháu rất giận bố vì bố đã không giành thời gian
chơi với cháu?



×