Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.81 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:
Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội
với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang
Lớp: QH-CTXH1-2012
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
CTXH: Công tác xã hội NVXH: Nhân viên xã hội
NKT: Người khuyết tật TC: Thân chủ
SV: Sinh viên CLB: Câu lạc bộ
PH: Phụ huynh CTV: Cộng tác viên
BGH: Ban giám hiệu ĐH KHXH& NV: Đại học khoa học xã hội và nhân
văn
HN: Hà Nội ĐH: Đại học
HSG: Học sinh giỏi
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
PHẦN I. MỞ ĐẦU:
Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn có được sự phát triển đầy đủ, bình thường
về mặt thể chất và tinh thần. Thực tế cuộc sống không ít người thiếu đi may mắn ấy. Họ là
những người khuyết tật, người có một hoặc nhiều khiểm khuyết về thể chất hoặc tinh thần,
gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày. Có ba dạng khuyết tật chính: khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật cơ quan


cảm giác.
Về tỷ lệ người khuyết tật, các con số đưa ra tương đối đa dạng và khác nhau. Thống kê
trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm
2007)
1
. Ở Việt Nam các báo cáo thay đổi từ 5% đến 15%. Thống kê của Chính phủ Việt Nam
năm 2003 cho thấy có trên 5 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Theo giới tính
thì, 63,5% người khuyết tật là nam giới và chỉ có 36,5% là nữ, các con số thống kê khác mới
hơn ở 4 tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai cho kết quả tương tự trong đó
nam giới vẫn chiếm nhiều hơn với con số xoay quanh khoảng 60%.
2
Theo một thống kê gần
đây, Việt Nam có khoảng 6.1 triệu người khuyết tật, tương đương 7.8% dân số.
3
Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với
những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn
như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú
trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý
học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm
trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ
cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một
kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp
gỡ ở chỗ đông người.
Mỗi thân chủ hay mỗi nhóm thân chủ đều có những vấn đề, những nguồn lực, nhu cầu và
hoàn cảnh khác nhau. Đối với thân chủ là người khuyết tật thì vấn đề xuất phát từ những
Some Facts about Persons with Disabilitieswww.un.org
Báo cáo về Người khuyết tật Việt Nam do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội tiến hành tại Thái Bình,
Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai với sự tài trợ của Quỹ Ford - thực hiện trong năm 2006
 Báo dantri.com: Việt Nam có trên 6 triệu người khuyết tật, 20/02/2011
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật

3
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
thương tật cơ thể và trí tuệ, khiến họ gặp phải những khó khăn trong việc giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là giúp những cá nhân, những
nhóm hay cộng đồng người khuyết tật này có thể tự khắc phục và dần dần tự giải quyết được
những vấn đề của mình. Để có thể làm được điều đó, nhân viên công tác xã hội phải có cả
một quá trình lên kế hoạch, tiếp cận, tìm hiểu và can thiệp hỗ trợ thân chủ. Trong suốt quá
trình đó, nhân viên xã hội thực hiện một tiến trình đánh giá với người khuyết tật.
Tiến trình đánh giá có thể giúp nhân viên xã hội và thân chủ có được cách hiểu chi tiết về
đời sống của thân chủ, về các nhu cầu và vấn đề cần phải giải quyết. Giống như mọi hoạt
động thực hành công tác xã hội, đánh giá được xem là tiến trình trợ giúp lẫn nhau: cả nhân
viên xã hội và thân chủ đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trong trải
nghiệm, chia sẻ quan điểm, và các cách tiếp cận. Song, với từng đối tượng chủ thể nhân viên
xã hội lại có những cách thức và kỹ năng đánh giá khác nhau để đạt được mục đích. Đối với
chủ thể là người khuyết tật cũng đòi hỏi nhân viên xã hội phải lựa chọn những hình thức và
kỹ năng đánh giá phù hợp.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
 Cơ sở lý luận:
 Khái niệm công cụ:
- Công tác xã hội (CTXH)
“CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều
kiện thích hợp nhằm đạt được những mục tiêu ấy”
4
Theo định nghĩa này, có thể thấy, Công tác xã hội là một hoạt động trợ giúp, một dịch vụ
xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con người và công bằng xã hội:
"Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của
con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã
hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân

quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
5
 Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ-NASW, 1970
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal,
Canada (IFSW)
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
4
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
- Mục đích của CTXH
Mục đích của Công tác xã hội được thể hiện rất rõ qua những định nghĩa, khái niệm về
ngành này. CTXH “góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người nhằm
thỏa mãn các nhu cầu căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp
phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của chính mình.”
Mục đích này được làm rõ khi phân tích nền tảng triết lý của trung tâm và các hoạt động,
dịch vụ tại trung tâm.
- Nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có
bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng phân tích các vấn
đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu
hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp
phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng
đồng xã hội.
- Người khuyết tật (NKT)
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn.
6
Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;

c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
- Tiến trình quản lý ca đối với người khuyết tật
- Quản lý ca là một quá trình hợp tác trong việc đánh giá, lập kế hoạch, điều phối và
biện hộ cho những quyền lựa chọn và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của cá
 Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
5
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
nhân thông qua việc giao tiếp và sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy những kết quả có chất
lượng cao và hiệu quả về mặt chi phí (CMSA 2009).
- Hiệp hội quản lý ca (trường hợp) Mỹ xem quản lý ca như một tiến trình bao gồm các
hoạt động đánh giá, xây dựng kế hoạch, thúc đẩy và biện hộ
Có 6 bước trong quản lý ca gồm:
- Đánh giá thân chủ
- Đề ra mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên
- Chọn lựa dịch vụ chuyển tiếp phù hợp
- Chuẩn bị người khuyết tật tiếp cận dịch vụ chuyển tiếp
- Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật
- Duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ
2. Lý thuyết sử dụng:
2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Thuyết Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của Maslow sắp xếp các nhu cầu của
con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn
xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow
 Nhu cầu cơ bản (basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản
của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để

thở, tình dục… Đây là những
nhu cầu cơ bản nhất và
mạnh nhất của con
người.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
6
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
 Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety needs): Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện
trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn
của mình khỏi các nguy hiểm.
 Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn
thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình
cảm, tình thương (needs of love). Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó
có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
 Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua
các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh
tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
 Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Đây chính là nhu cầu được sử
dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các
thành quả trong xã hội.
Áp dụng thuyết nhu cầu vào bài viết nhằm tìm hiểu và đánh giá hệ thống các thang bậc
nhu cầu của thân chủ. Từ đó, xây dựng kế hoạch trợ giúp thân chủ đáp ứng các nhu cầu của
họ.
2.2. Lý thuyết hệ thống:
Bất kì một công trình nghiên cứu nào cũng cần đến một hệ thống
lý thuyết chuẩn mực. Trong công tác xã hội, thuyết hệ thống là một
trong những lý thuyết vô cùng quan trọng được sử dụng khá phổ biến.
Thuyết hệ thống CTXH bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của
Bertalaffy. Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi

tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản
thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
7
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các
thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.” Thuyết hệ
thống nhấn mạnh đến sự phụ thuộc giữa con người vào môi trường xã hội, trong đó, có ba hệ
thống cơ bản:
- Các hệ thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay
đồng nghiệp
- Các hệ thống chính thức như cá nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hay các tổ chức
công đoàn.
- Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường
học…
Sử dụng thuyết hệ thống, nhân viên CTXH thường xem xét, đánh giá xem hệ thống nào
còn thiếu hụt, hệ thống nào cần bổ sung để hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ trong việc giải quyết nan
đề của mình. Ứng dụng thuyết hệ thống vào bài viết này nhằm xem xét và đánh giá mức độ
quan hệ của thân chủ với các tiểu hệ thống, đồng thời nhân viên xã hội đóng vai trò là người
kết nối thân chủ với các hệ thống còn thiếu hụt để hỗ trợ thân chủ giải quyết nan đề của
mình.
 Giải quyết trường hợp cụ thể
 Mô tả trường hợp:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Ngọc
- Sinh năm 1992
- Giới tính: Nữ
- Quê quán: Khu 1 – Bích Nhôi – thị trấn Minh Tân – huyện Kinh Môn – tỉnh
Hải Dương.
- Nơi ở hiện tại: Số 2 – tổ 30, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân
Hà Nội

(Ảnh minh họa)
Ngọc sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương. Do
biến chứng từ một số loại thuốc dạ dày mà mẹ em sử dụng trong thời kỳ mang thai, ngay từ
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
8
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
khi sinh ra, Ngọc đã bị gù
bẩm sinh. Năm 2005, khi
Ngọc đang học lớp 8, gia đình
biết được thông tin về một vị
bác sĩ người Pháp đến Việt
Nam và nhận phẫu thuật
chỉnh hình cho một số trường
hợp bị dị tật về cột sống tại
viện Nhi TW – nơi mà Ngọc
đang điều trị. Dù gia đình khó
khăn nhưng bố mẹ bạn đã quyết định vay mượn để có đủ tiền làm phẫu thuật cho con với hi
vọng Ngọc có thể có được hình dáng như những người bình thường khác. Sau rất nhiều cuộc
kiểm tra và xét nghiệm, Ngọc và 7 trường hợp bị dị tật cột sống khác đã được lựa chọn để
tiến hành phẫu thuật. Nhưng thật không may, ca phẫu thuật của Ngọc đã thất bại. Ngọc là
trường hợp duy nhất trong 8 ca bị biến chứng sau phẫu thuật. Em bị liệt nửa người dưới,
không còn khả năng đi lại cũng như tự chủ trong sinh hoạt cá nhân. Cuộc đời Ngọc từ đó
vĩnh viễn phải gắn liền với chiếc xe lăn.
Với tinh thần sống lạc quan và tích cực, Ngọc nhanh chóng vượt qua cú sốc tinh thần để
trở lại với việc học tập và nếp sinh hoạt hàng ngày. Bạn chăm học và rất thông minh, 12 năm
liên tục là HSG của lớp và trong kỳ thi ĐH năm 2010, Bạn đã đỗ cả 2 trường ĐH mà mình
dự thi (ĐH Công nghệ thông tin và ĐH KHXH&NV). Khi được hỏi vì sao chọn một khoa rất
mới và khá khó là Tâm lý học, Ngọc trả lời: “Mình muốn trở thành người hỗ trợ tâm lý
chuyên nghiệp cho những người khuyết tật. Mình nghĩ rằng chữa lành vết thương tâm hồn
cho người khác cũng là tự chữa lành vết thương tâm hồn cho chính mình”. Hiện nay, Ngọc

đang sinh hoạt tại Trung tâm Trẻ em Rồng Xanh.
- Thành phần gia đình:
STT Họ và tên Tuổi Quan hệ với
thân chủ
Nghề nghiệp
1 Trần Khắc Tác 83 Ông ngoại Nghỉ hưu
2 Phạm Thị Kỳ 80 Bà ngoại Không
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
9
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
3 Nguyễn Văn Diễn 46 Bố Làm nông
4 Trần Thị Giàu 45 Mẹ Làm nông
5 Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
13 Em gái Học sinh
Ngọc sinh ra trong một gia đình thuần nông có 3 thế hệ cùng sống chung tại thị trấn Minh
Tân – tỉnh Hải Dương. Bố mẹ đều làm nông, tuy gia cảnh không lấy làm dư giả nhưng bố mẹ
luôn cố gắng lo cho con cái ăn học đầy đủ. Dưới Ngọc còn có 1 em gái tên Ánh, năm nay
đang học lớp 8 trường THCS Minh Tân. Ánh rất thương và gắn bó với chị Ngọc.
Ông bà ngoại của Ngọc tuổi đã cao nên sức khỏe có phần suy yếu, đặc biệt là bà ngoại
thường xuyên ốm đau. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cả gia đình đều sống gắn bó,
thương yêu và hoà thuận với nhau cũng như với hàng xóm láng giềng.
Gia đình là chỗ dựa tinh thần cho Ngọc. Cũng chính nhờ gia đình mà Ngọc có động lực
để vượt qua sự tuyệt vọng khi biết mình bị liệt vĩnh viễn và sớm lấy lại tinh thần lạc quan vui
sống. Tuy trọ học xa nhà nhưng bố mẹ và Ngọc thường xuyên giữ liên lạc (qua điện thoại).
Bố mẹ cũng hay sắp xếp công việc đồng áng để ra thăm con.
 Mô tả vấn đề của thân chủ:
Vốn là người có tinh thần sống lạc quan và tích cực nên những biểu hiện tâm lý tiêu cực
không xuất hiện rõ rệt ở Thân chủ. Tuy nhiên Ngọc vẫn có một số cảm xúc tiêu cực như mặc
cảm, tự ti, cô đơn và chán nản. Nguyên nhân của các nét tâm lý trên bắt nguồn từ một số vấn

đề mà Ngọc đang phải đối mặt.
Kể từ năm 2005 – tính từ khi Ngọc bị liệt và phải sử dụng xe lăn, gia đình bạn bắt đầu
gặp một số khó khăn về kinh tế do những chi phí phát sinh từ viện phí, thuốc thang, tiền mua
và bảo trì xe lăn… Lúc bấy giờ, bố mẹ Ngọc càng nỗ lực chăm chỉ và cố gắng làm lụng để lo
cho gia đình, đặc biệt là cho Ngọc, giúp em có những điều kiện tốt nhất để sớm hoà nhập với
cộng đồng. Bằng sự đoàn kết và nỗ lực, gia đình Ngọc dần ổn định được cuộc sống và sớm
vượt qua được những khó khăn về kinh tế.
Tuy nhiên, đến năm 2010 vừa qua, gia đình Ngọc lại phải đối mặt với tình trạng “khủng
hoảng kinh tế lần 2” do các chi phí phát sinh khi Ngọc lên Hà Nội học Đại học. Tiền thuê nhà
ở trọ, tiền ăn ở, tiền học phí, tiền đi lại (do sử dụng xe lăn nên khi có việc cần di chuyển hoặc
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
10
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
khi về quê thì Ngọc đều phải thuê xe taxi để đi)… Các khoản phí này khiến bố mẹ bạn (2 trụ
cột kiếm tiền chính trong nhà) khá vất vả và đau đầu tìm cách giải quyết. Hoàn cảnh kinh tế
chật vật khiến Ngọc không thoải mái, ảnh hưởng khá nhiều đến tâm lý cũng như kết quả học
tập của bạn.
Một khó khăn khá lớn khác trong cuộc sống tự lập của Ngọc ở Hà Nội là vấn đề hòa nhập
cộng đồng. Dù rất cố gắng và cởi mở, nhưng việc hòa nhập của Ngọc vẫn còn nhiều trở ngại.
Vì nhận thức và hiểu biết về Người khuyết tật của cộng đồng nói chung và của một số bạn bè
và hàng xóm của Ngọc nói riêng còn thấp nên không ít lần họ có những lời nói, hành động
làm Ngọc bị tổn thương. Sự dè chừng, lạnh nhạt, thậm chí kì thị của một bộ phận nhỏ trong
cộng đồng khiến Ngọc không tránh khỏi cảm giác mặc cảm, tự ti và tủi thân.
Bên cạnh đó, Ngọc cũng gặp không ít khó khăn trong việc di chuyển, đi lại và sinh hoạt
hàng ngày. Sử dụng xe lăn là một việc khá bất tiện, sử dụng xe lăn ở một thành phố đông đúc
nhưng không có nhiều đường tiếp cận cho Người khuyết tật như ở Hà Nội thì lại càng bất
tiện hơn. Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới Người khuyết tật, số lượng
công trình có xây dựng đường tiếp cận dành cho Người khuyết tật là cực kỳ ít, các phương
tiện giao thông công cộng cũng không hề có lối đi hay phần ghế - khu vực dành cho Người
khuyết tật. Bản thân Ngọc mỗi khi đi đâu trong thành phố đều bắt buộc phải sử dụng xe taxi

với chi phí khá lớn, ở trường Đại học của em cũng không có đường trượt dành cho Người
khuyết tật, mỗi lần em có lớp học ở tầng 2 – tầng 3, bạn lại phải nhờ bạn bè bế lên.
Ngoài ra, dù học rất khá các môn xã hội ở trên trường nhưng Ngọc lại gặp rất nhiều khó
khăn trong việc học thêm 2 môn ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Pháp là ngôn ngữ
chính của chương trình cử nhân của Ngọc ở trường Đại học, còn tiếng Anh được bạn xác
định là cánh cửa giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Cả 2 môn ngoại ngữ
đều được Ngọc chú tâm và chăm chỉ rèn luyện. Thân chủ dành khá nhiều thời gian hàng ngày
để ôn tập 2 ngoại ngữ này nhưng kết quả không mấy khả quan. Vì điều này mà Ngọc rất chán
nản và buồn bực.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
11
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
 Xác định cây vấn đề của thân chủ
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
12

 !"#
$%&'&()*+,-*./%+0+
12.!+!+.3+45+,.6+ ,789&!+'&(+:*+3/;3+<=,&>?@/A:+0+7%4'B+=,',.+.3+4C<"+D"EFG+)<=+4-,-H#<:'<=+I@%/%JK%,> /%L&!+F*,>,>&,-
MNN&,@A:+,:N+%,>&'&(
D,%O% ,&,3+44F,4I>9.I(I4%OH#
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Phân tích: Cây vấn đề trên mô tả những khó khăn cũng như những nguyên nhân trực tiếp
– gián tiếp đẫn đến vấn đề mà Ngọc đang gặp phải. Nhìn vào cây vấn đề, có thể thấy :
- Tầng 1: Vấn đề chính mà thân chủ đang gặp phải là một số bất ổn về tâm lý. Mặc dù
Ngọc khá cởi mở và sống lạc quan, tuy nhiên, sự mặc cảm, tự ti, cảm giác cô đơn và một
chút chán nản vẫn hiện hữu ở em. Điều này khiến cho mối quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
13
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật

của Ngọc không nhiều, đồng thời cũng phần nào gây cản trở việc học tập và hoà nhập cộng
đồng của em.
- Tầng 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến một số vấn đề bất ổn về tâm lý của Ngọc:
+ Nguyên nhân đầu tiên là những trở ngại trong việc hoà nhập cộng đồng đối với Ngọc
nói riêng và với Người khuyết tật nói chung. Ngọc đã rất cố gắng và có thái độ rất tích cực,
nhưng sự cố gắng đến từ bản thân Người khuyết tật thôi là chưa đủ. Những lời nói cay
nghiệt, thái độ cư xử chưa phù hợp, sự bất tiện trong đi lại do thiếu đường tiếp cận tất cả
những cản trở đến từ phía xã hội khiến Ngọc không tránh khỏi cảm giác mặc cảm, tự ti và cô
đơn lạc lõng.
+ Tình hình kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, nhất là khi Ngọc lên Hà Nội học Đại
học. Điều này khiến em lo lắng, hay suy nghĩ và tự dằn vặt mình.
+ Nguyên nhân thứ 3 dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lý ở Ngọc là do sự chán nản khi
không thành công trong việc học tập các môn ngoại ngữ (tiếng Anh – tiếng Pháp) mặc dù em
dành khá nhiều thời gian để rèn luyện 2 môn ngoại ngữ này.
- Tầng 3: Nguyên nhân gián tiếp gây ra những vấn đề ở tầng nguyên nhân thứ 2
+ Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc Ngọc gặp khó khăn trong việc hoà nhập cộng đồng
chủ yếu là do nhận thức của cộng đồng về Người khuyết tật còn thấp. Nhiều bạn bè, hàng
xóm không hiểu về Người khuyết tật, họ có những lời nói, hành động khiến Ngọc bị tổn
thương. Ngoài ra, do các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như trường học, bệnh viện, tuyến phố,
nhà cao tầng chưa xây dựng đường tiếp cận phù hợp nên Ngọc gặp rất nhiều khó khăn
trong việc di chuyển và học tập hàng ngày.
+ Nguyên nhân dẫn đến việc gia đình Ngọc gặp nhiều khó khăn trong kinh tế là do ông
bà ngoại đã già và hay đau yếu, em gái còn nhỏ tuổi nên kinh tế hộ gia đình chủ yếu đều dựa
vào công việc đồng áng của bố mẹ Ngọc. Trong khi đó, các chi phí sinh hoạt dành cho Ngọc
ở Hà Nội khá đắt đỏ, chưa kể tới các phụ phí phát sinh phục vụ thương tật của Ngọc (bảo
dưỡng xe lăn, tiền mua bỉm, tiền taxi khi về quê ). Trong khi đó, sự hỗ trợ từ các tổ chức xã
hội và Nhà nước là rất nhỏ và thậm chí là không đáng kể.
+ Nguyên nhân khiến Ngọc gặp khó khăn trong việc học thêm các môn ngoại ngữ xuất
phát từ việc em không có phương pháp học tập khoa học và phù hợp (học chay, đọc thuộc
lòng, không học từ mới, không luyện nói thường xuyên ). Do vậy mà dù dành nhiều thời

gian cho việc học ngoại ngữ nhưng hiệu quả lại không cao. Ngoài ra, vì đặc điểm phải sử
dụng xe lăn nên Ngọc gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển tới các trung tâm học
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
14
P++*F,
1
2
3+4
1.+*F,
Q+ ,
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
tiếng (đa phần nằm xa khu Ngọc trọ học). Muốn tới các trung tâm này, em bắt buộc phải đi
xe taxi (không thể sử dụng xe ôm hay xe bus). Trong khi đó, chi phí sử dụng xe taxi thường
xuyên (ít nhất 2 lần/tuần) là quá lớn so với điều kiện kinh tế của Ngọc.
 Phân tích nguồn lực và lập kế hoạch giải quyết vấn đề:
- Sơ đồ phả hệ
Chú thích:
Nữ giới Kết hôn Quan hệ 2 chiều

Nam giới Quan hệ gắn bó mật thiết
Qua sơ đồ phả hệ này, có thể thấy:
- Gia đình hạt nhân của Ngọc gồm có ông bà ngoại, bố mẹ, Ngọc và em gái. Nhìn chung,
cả gia đình em đều yêu thương, gắn bó với nhau.
- Ngọc có sự tương tác mật thiết với tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với
mẹ, em gái và ông ngoại. Cùng là nữ giới nên Ngọc thường tâm sự với mẹ nhiều hơn với bố.
Hai mẹ con hay chia sẻ, gọi điện cho nhau ngay cả khi Ngọc lên Hà Nội học Đại học. Mối
quan hệ của Ngọc và em gái cũng rất gắn bó. Em gái Ngọc mới học lớp 8 nhưng sớm biết
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
15
3RST

$,:N
M)>+U+VW/%T.3,
1F
XY
1FZ
1$T.)<=+
3$[D
DW1T*:V
$, *,9
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
thương chị. Mỗi khi chị Ngọc về nhà, em hay giúp đỡ, đẩy xe lăn, tắm rửa vệ sinh cho
Ngọc
- Tuy không gắn bó như với mẹ nhưng quan hệ của Ngọc với bố cũng rất tốt. Bác Diễn ít
nói và trầm tính, cộng với bản chất đàn ông không hay thể hiện tình cảm vồn vã ra bên ngoài
nên nhìn bác có vẻ lạnh lùng và khó gần. Nhưng bên trong, bác là một người rất giàu tình
cảm và đặc biệt thương yêu Ngọc. Bác Diễn thậm chí từng đứng khóc khi nhìn Ngọc nằm
trong bệnh viện. Ngọc biết điều này nên rất hiểu và thương bố mình.
- Biểu đồ sinh thái
Phân tích:
Qua biểu đồ sinh thái trên, có thể thấy được sự tương tác của Ngọc với các nguồn lực
xung quanh:
- Ngọc có sự gắn bó mật thiết với gia đình. Chính gia đình là điểm tựa tinh thần và vật
chất, giúp em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đóng vai trò khá quan trọng. Nhờ có tổ chức mà Ngọc nhận
được sự hỗ trợ thường xuyên từ các NVXH để em có thể thoái mải và tự tin với cuộc sống tự
lập của mình. Ngọc cũng rất tích cực tham gia các hoạt động của trung tâm.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
16
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
- Phương Anh là người tiếp xúc với Người khuyết tật hàng ngày nên cũng đóng vai trò rất

lớn trong mối quan hệ tương tác với thân chủ. Phương Anh là một bạn Sinh viên ngành Công
tác xã hội – trường ĐH KHXH&NV. Em giúp Ngọc rất nhiều trong việc di chuyển tới địa
điểm các lớp học cũng như các sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Bằng tuổi nhau nên Ngọc dễ
dàng tìm được sự đồng cảm và gắn bó với bạn thân của mình. Ngọc và Phương Anh xem
nhau như bạn thân, cô trở thành chỗ dựa tinh thần, giúp Ngọc bớt cô đơn khi sống xa gia
đình.
- Ngọc không có nhiều bạn. Ngoài Phương Anh thì Ngọc chỉ có thêm 2 người bạn cùng
lớp hay chơi cùng. Nguyên nhân không phải vì Ngọc khép kín hay khó gần. Chủ yếu là do
một số bạn sợ làm Người khuyết tật bị tổn thương khi không biết cách nói chuyện nên tìm
cách “tránh”, thậm chí có một vài người còn tỏ thái độ kỳ thị và dè chừng. Thêm vào đó,
Ngọc học theo chương trình tín chỉ nên việc làm quen và duy trì tình bạn gặp khá nhiều khó
khăn.
- Sự tương tác của Ngọc và nhà trường (ĐH KHXH&NV) còn lỏng lẻo. Mặc dù phòng
đào tạo phần nào tạo điều kiện bằng cách chuyển các lớp mà Ngọc theo học xuống vị trí tầng
1 để em tiện đi lại hoặc hỗ trợ hàng tháng cho SV khuyết tật. Tuy nhiên, chỉ khoảng 90% tiết
học được chuyển, 10% còn lại phòng đào tạo không sắp xếp được lịch phù hợp. Số tiền hỗ
trợ hàng tháng khá ít (100.000 đ/tháng) so với chi phí rất lớn dành cho tiền học phí và tiền
thuê trọ. Các hoạt động của Ngọc trong CLB Sinh viên khuyết tật của trường còn mờ nhạt.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
17
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
- Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ và các nguồn lực xung quanh
Ngọc Gia đình PA (Yến) Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh
Nhà
trường
Bạn bè
Điểm mạnh
- Luôn có tinh thần
lạc quan, thái độ sống

tích cực. Tính cách cởi
mở và thân thiện.
- Chăm học, học khá
tốt.
- Yêu thương và
sống gắn bó với gia
đình.
- Đang theo học
ngành Tâm lý học lâm
sàng nên Ngọc có kiến
thức cơ bản về các vấn
đề thuộc về tâm lý cũng
như đã quen thuộc với
cách xử lý ca => dễ
dàng và thuận tiện hơn
Gia đình
hòa thuận, êm ấm,
mọi thành viên
yêu thương lẫn
nhau.
- Cả nhà rất
thương yêu Ngọc.
- Là chỗ dựa
tinh thần, giúp
Ngọc vượt qua
nhiều khó khăn,
khủng hoảng.
- Gia đình
thường xuyên giữ
liên lạc với Ngọc.

Hai cô chú cũng
hay sắp xếp công
- Bằng tuổi
Ngọc nên 2 em dễ
dàng tìm được sự
đồng cảm, thấu hiểu
và chia sẻ với nhau.
- Hiện đang theo
học ngành CTXH
nên Yến có những
kỹ năng và kiến thức
cơ bản để tiếp xúc
và hỗ trợ người
khuyết tật .
- Phương Anh
học cùng trường
Ngọc, lại ở trọ gần
chỗ Ngọc nên rất
tiện lợi trong việc hỗ
- Trung tâm có
nhiều hoạt động hỗ
trợ người khuyết tật
: cung cấp, tổ chức
các lớp tập huấn kỹ
năng, tổ chức tham
vấn đồng cảnh
- Đội ngũ cán
bộ nhân viên của
Tổ chức rất thân
thiện, nhiệt tình và

gần gũi.
- Tổ chức được
trang bị nhiều trang
thiết bị hiện đại,
phù hợp phục vụ
- Cố gắng
tạo điều kiện
cho Sinh
viên khuyết
tật ở trường
(hỗ trợ hàng
tháng, cấp
học bổng,
chuyển địa
điểm lớp học
xuống tầng
1 )
- Trong
trường có
CLB Hoa Đá
dành cho
Sinh viên
- Các bạn
trong lớp đều
quý Ngọc.
- Những
người bạn
thân với Ngọc
là chỗ dựa
tinh thần, giúp

Ngọc bớt cảm
giác cô đơn
khi sống xa
nhà.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
18
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
cho Sinh viên trong quá
trình tiếp cận và tiến
hành tiến trình CTXH cá
nhân với thân chủ.
việc đồng áng để
ra thăm em.
trợ Ngọc trong các
sinh hoạt và học tập
hàng ngày.
Người khuyết tật. khuyết tật.
Điểm yếu
- Khá nhạy cảm với
những lời nói, ánh mắt
hay thái độ thương hại
hoặc kỳ thị.
- Hay suy nghĩ, tự
dằn vặt mình về những
vấn đề liên quan đến
khó khăn kinh tế của bố
mẹ.
- Ít tham gia vào
đoàn hội, các hoạt động
của lớp, của trường hoặc

các hoạt động xã hội
khác.
- Gia đình
sống cách xa về
mặt địa lý nên
không thể luôn
luôn ở bên cạnh
Ngọc, giúp em
chia sẻ mọi vấn
đề.
- Kinh tế hộ
gia đình chủ yếu
dựa vào nông
nghiệp nên còn
gặp nhiều khó
khăn.
- Học khác khoa
nên lịch học của
Ngọc và Phương
Anh khác nhau =>
đôi khi không thể trợ
giúp Ngọc khi cần
thiết.
- NVXH còn có
rất nhiều trường
hợp khác cần phải
quan tâm nên chưa
thể sát sao tới từng
người khuyết tật.
- Địa điểm của

Trung tâm ở khá xa
khu Ngọc ở trọ (từ
Thanh Xuân lên
Hồng Hà, Hoàn
Kiếm).
- Sự hỗ
trợ về tài
chính còn
hạn chế.
- Chưa có
chương trình
học phù hợp
với Sin viên
khuyết tật =>
Ngọc gặp
khó khăn khi
tham gia đợt
thực tế cùng
lớp.
- Nhiều
bạn còn dè
chừng khi tiếp
xúc với Ngọc.
- Một số
em chưa hiểu
về Người
khuyết tật nên
có cái nhìn sai
trái, lệch lạc,
có phần

thương hại đối
với người
khuyết tật.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
19
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
3.1. Kế hoạch trợ giúp
Mục tiêu Hoạt động Người
thực hiện
Nguồn lực Kết quả mong đợi
1, Giải toả căng
thẳng tâm lý -
cảm xúc tiêu cực
ở thân chủ.
- Tham vấn cá nhân với thân chủ. - Ngọc
- NVXH
- Thân chủ và Nhân
viên xã hội.
- Sự phối hợp và trợ
giúp của gia đình TC
- Sự tư vấn từ các
thầy NVXH tại Tổ
chức Rồng Xanh
- Tâm lý tự ti, cô đơn và mặc cảm
được giải toả. Thân chủ cảm thấy
tự tin vào bản thân mình.
2, Cải thiện tình
trạng học ngoại
ngữ của thân
chủ.

- Nhân viên xã hội và Thân chủ cùng
thảo luận để tìm ra phương pháp học
ngoại ngữ phù hợp (học nhóm, luyện tập
từ vựng và tập nói hàng ngày…)
- Cung cấp cho Thân chủ địa chỉ của các
các trang web học ngoại ngữ trực tuyến
cũng như 1 số đầu sách ngoại ngữ hữu
ích.
- Khuyến khích Ngọc tham gia CLB
tiếng Anh và tiếng Pháp ở trường.
- Tìm TNV để đến tận nhà TC dạy ngoại
- Ngọc
- Nhân viên
xã hội.
- Bạn bè
cùng nhóm.
- Các CLB ngoại
ngữ trường ĐH
KHXH&NV
- Một số địa chỉ web
học ngoại ngữ thông
dụng trên internet.
- Thân chủ tìm ra phương pháp học
ngoại ngữ phù hợp và hiệu quả.
- Tham gia các lớp dạy ngoại ngữ
trực tuyến qua mạng giúp Thân chủ
giảm bớt khó khăn trong việc đi lại
và gánh nặng kinh tế khi tìm đến
các trung tâm Ngoại ngữ.
- Thân chủ tham gia tích cực các

CLB ngoại ngữ => tăng cường sự
tự tin và khả năng giao tiếp, giúp
Ngọc có cơ hội để kết bạn, tạo
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
20
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
ngữ cho TC do em không có khả năng di
chuyển nhiều
thêm nhiều mối quan hệ bạn bè và
Quan hệ xã hội.
- TC đã được tiếp cận với 3 TNV
cả người VN và người nước ngoài
do BDCF giới thiệu.
3. Cải thiện và
giải quyết phần
nào những khó
khăn, trở ngại
trong việc tiếp
cận và hoà nhập
cộng đồng của
thân chủ.
- Nhân viên xã hội và thân chủ cùng gặp
gỡ ban chủ nhiệm CLB Hoa Đá (CLB
sinh viên khuyết tật của trường) để đề
nghị CLB có ý kiến tác động với BGH
về việc xây dựng 1 số đường tiếp cận
cho SV khuyết tật trong trường.
- Khuyến khích thân chủ tham gia vào
các chương trình, hoạt động của lớp, của
trường và của CLB người khuyết tật

- Ngọc
- Nhân viên
xã hội.
- CLB Hoa
Đá
- CLB Hoa đá
- BGH nhà trường
- Sự hỗ trợ của
NVXH
- BGH trường ĐH KH XH&NV
chính thức có câu trả lời dành về
vấn đề đường tiếp cận cho SV
khuyết tật trong trường
- Ngọc tạo dựng được nhiều mối
Quan hệ xã hội và có thêm nhiều
bạn bè.
4. Cải thiện vấn
đề tài chính của
thân chủ.
- Giới thiệu cho TC làm CTV viết bài
cho một số báo của Hội NKT như Nắng
Xuân, Bản tin của IDEA, các tạp chí
dành cho giới trẻ như Hoa Học Trò, 2!…
- Ngọc
- NVXH
- Gia đình
Ngọc
- Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh
- Hội NKT, IDEA

- Báo Hoa Học Trò,
2!, Cẩm nang teen.
- CTV viết bài là việc làm
thêm ngoài giờ rất phù hợp với
Ngọc (không phải đi lại nhiều,
em có khả năng viết lách), giúp
em có thêm thu nhập để trang trải
các chi phí sinh hoạt và học tập.
TC cũng đã có một số bài được
đăng trong tạp chí Hoa Học Trò
về việc xây dựng lòng tin cho
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
21
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
NKT
5, Nâng cao các
kỹ năng mềm để
đảm bảo sự thay
đổi mang tính
lâu bền.
- Giúp TC bồi dưỡng kỹ năng đối phó
với các cảm xúc tiêu cực.
- Khuyến khích Thân chủ tham gia các
lớp học kỹ năng do Tổ chức trẻ em Rồng
Xanh tổ chức (kĩ năng giao tiếp, thuyết
trình, trình bày power point, điều phối,
tổ chức sự kiện, xử lý tình huống với…)
- TC còn được tham gia các lớp học,
khóa học định hướng nghề để tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân với

nghề nghiệp cũng như xây dựng những
kỹ năng mềm như kỹ năng phỏng vấn,
kỹ năng viết hồ sơ xin việc… đều rất cần
thiết cho TC
- Ngọc
- Nhân viên
xã hội
- Tổ chức trẻ
em Rồng
Xanh
- Các lớp học kỹ
năng do TT Sống
độc lập tổ chức.
- Sự tư vấn và hỗ trợ
chuyên môn từ các
cô giáo khoa CTXH
và cán bộ Tổ chức
trẻ em Rồng Xanh
- Thân chủ tự tin đối phó với
những cảm xúc tiêu cực sau này
có thể gặp phải.
- Các kỹ năng mềm của thân chủ
được nâng cao. Ngọc tìm thấy
niềm tin ở bản thân, sống cởi mở
và tích cực hơn.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
22
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
 Đánh giá mức độ tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ
Sự tham gia của thân chủ vào tiến trình trợ giúp là một yếu tố rất quan trọng, trực tiếp

quyết định sự thành bại của tiến trình. Quá trình triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ
Ánh Ngọc diễn ra khá suôn sẻ và thuận lợi nhờ nhận được sự tham gia tích cực từ phía thân
chủ. Thân chủ tin tưởng vào Nhân viên xã hội, vào kế hoạch trợ giúp cũng như tin vào kết quả
khả quan của tiến trình. Từ đó, Ngọc chủ động tham gia cùng với NVXH ngay từ những bước
đầu của kế hoạch trợ giúp:
- Khi tham vấn tâm lý, thân chủ thể hiện sự hợp tác, tích cực tương tác với Nhân viên xã
hội. Ngọc cởi mở chia sẻ những suy nghĩ – tâm tư của mình.
- Thân chủ tham gia cùng với Nhân viên xã hội trong quá trình xây dựng cây vấn đề và lên
kế hoạch trợ giúp. Nhờ nhận thức và hiểu rõ vấn đề mà bản thân đang gặp phải, thân chủ chủ
động chọn lựa phương hướng cũng như giải pháp cho vấn đề.
- Các hoạt động trong kế hoạch trợ giúp đa phần đều do chính bản thân Ngọc tham gia và
triển khai: Ngọc cùng với Nhân viên xã hội thảo luận để tìm ra phương pháp học ngoại ngữ
phù hợp, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường – lớp, tham gia vào CLB ngoại
ngữ, chủ động giao lưu kết bạn Các hoạt động này nhằm mục đích tăng năng lực cho thân
chủ, do chính thân chủ tự làm – tự thay đổi, Nhân viên xã hội không làm hộ, làm thay.
- Thân chủ tham gia vào các bước lượng giá kết quả của tiến trình (hoạt động lượng giá
này được diễn ra thường xuyên và liên tục). Thân chủ là người trực tiếp đưa ra đánh giá về
hiệu quả của hoạt động cũng như đề xuất thay đổi kế hoạch một cách linh hoạt cho phù hợp
với hoàn cảnh.
=> Nhờ sự chủ động và tích cực tham gia của thân chủ, tiến trình trợ giúp đã đạt được
những kết quả nhất định. Xét riêng về sự tham gia này thì đây cũng đã là một thành công khi
Ngọc tạo được sự tự tin và tính chủ động đối với cuộc sống của chính mình. Điều này đảm
bảo cho sự thay đổi mang tính bền vững: dù kế hoạch trợ giúp kết thúc và Nhân viên xã hội
rời địa bàn thì thân chủ vẫn có khả năng để duy trì và củng cố kết quả tích cực của tiến trình.
 Đánh giá hiệu quả các nguồn lực
* Gia đình
- Trong suốt tiến trình can thiệp, gia đình thân chủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết
định thành bại của cả tiến trình. Nhân viên xã hội và gia đình Thân chủ thường xuyên trao đổi
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
23

Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
qua điện thoại, từ các thông tin do bố mẹ Thân chủ cung cấp, Nhân viên xã hội đã tổng hợp
thành các sơ đồ phân tích toàn diện về Thân chủ, từ đó cùng Thân chủ xây dựng kế hoạch
hành động phù hợp và có hiệu quả.
- Gia đình cũng thường xuyên gọi điện thoại cho Ngọc để động viên em có niềm tin và
tích cực thực hiện kế hoạch hành động cùng NVXH.
- NVXH cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm và động viên gia đình cũng như chia sẻ về
tình hình của TC với gia đình TC. Tạo mối quan hệ rất gần gũi, thân thiết.
- BDCF hàng tháng đều có CLB sinh hoạt dành cho cha mẹ trẻ KT. Các PH đến và chia sẻ
về kinh nghiệm nuôi con, chăm sóc con cái cũng như chia sẻ những khó khăn trong cuộc
sống.
* Nhà trường
- Các CLB của trường ĐH KHXH&NV hoạt động khá mạnh (CLB Hoa đá, CLB tiếng
Anh, CLB tiếng Pháp). Nhờ năng nổ tham gia các hoạt động này, TC đã có sự tiến bộ rõ rệt
trong giao tiếp, TC cũng hòa đồng và hoạt bát hơn.
- Các bạn SV khi sinh hoạt trong CLB cũng dần cởi mở hơn với Ngọc. Từ đó, chính họ lại
là nguồn lực hỗ trợ cho TC giao tiếp với môi trường bên ngoài. Họ cũng giúp những SV khác
hòa đồng hơn với TC và giúp TC nhiều hơn trong việc học tập.
* Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh- Blue Dragon Children’s Foundation (BDCF)
- Tổ chức trẻ em Rồng Xanh đã làm việc với trẻ em đường phố tại Việt Nam trong vòng
10 năm qua. Khu vui chơi của Tổ chức là nơi mà trẻ em đường phố, trẻ em khuyết tật và trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn đến để cảm thấy an toàn. Khi đến với trung tâm, các em có thể
giao lưu với bạn cùng lứa, được cung cấp bữa trưa đầy đủ dưỡng chất và có thể nói chuyện
với nhân viên xã hội. Đó là nơi tạo cho các em một môi trường an toàn và được giúp đỡ.
- Blue Dragon Children’s Foundation, Tổ Chức Trẻ Em Rồng Xanh, có văn phòng chính
ở 879 Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một tổ chức NGO ngoài chính phủ chuyên hoạt động hỗ
trợ trẻ đường phố, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam.
- Năm 2003, Michael Brosowski đăng ký tại Australia, trở thành NGO tổ chức trợ giúp
trẻ đường phố. Năm 2004 Blue Dragon chính thức ghi danh ở Việt Nam dù đã hoạt động từ
2002

- Tùy nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân mà lập kế hoạch giúp đỡ là phương châm của Blue
Dragon. Nhà an toàn của Blue Dragon tự nó không phải trường học nhưng có một số giáo
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
24
Học viên: Nguyễn Dạ Đan Trang Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
viên dạy chữ và ôn tập trước khi đem em trở lại trường.
Ngoài ra còn có những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và lo cái ăn cái mặc cho trẻ
- Trung tâm thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng dành cho các em. Dựa vào đặc
trưng này, NVXH và TC đã xây dựng mục tiêu “nâng cao năng lực – kỹ năng mềm cho TC”.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều hạn chế, xuất phát từ khó khăn trong việc
giao thông đi lại. TC không có phương tiện phù hợp để đi từ nhà trọ lên Trung tâm, và Tổ
chức đã hỗ trợ tiền taxi đi lại cho TC
- Hỗ trợ dịch vụ vật lý trị liệu: Do khó khăn trong vận động ảnh hưởng và hạn chế rất
nhiều đến cuộc sống của TC nên Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đã hỗ trợ cho TC tiếp cận dịch
vụ này. Theo kế hoạch của TC, hàng tuần vào các ngày thứ 3,5,7, TC sẽ được đến địa chỉ:
Phòng vật lý trị liệu tại Phố Vạn Bảo- Kim Mã- HN để tập 4 tiếng/ lần và được hỗ trợ đi lại
hoàn toàn bằng taxi với sự hỗ trợ của NVXH
 KẾT LUẬN
Ngày nay, trong lúc vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội đã được nhà nước và
cả xã hội công nhận, việc đào tạo NVXH đang được thực hiện ở rất nhiều trường đai học và
cao đẳng trên khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc đào tạo NVXH chuyên
ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là NKT - một
bộ phận không nhỏ của xã hội vẫn được xem như “thiệt thòi nhất trong số những người thiệt
thòi” - và giúp họ và gia đình “có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng triết lý
của ngành công tác xã hội.
Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân, sự kỳ
thị của xã hội Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của
nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự giúp đỡ lớn về vật chất không phải ai
cũng làm được nhưng về tinh thần thì khác. Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là kỳ thị, nó
là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Và kỳ thị không

phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức
sâu xa giá trị sống của con người - mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng cảm
thông thực sự sẽ chỉ hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp người khuyết tật
25

×