Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Một số biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản vụ Đông –Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.13 KB, 4 trang )

Trang chủ » Thông tin tuyên truyền

Một số biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp
trong nuôi trồng thủy sản vụ Đông –Xuân
Xem với cỡ chữ

1. Bệnh nấm thuỷ my ở động vật thuỷ sản nước ngọt a. Tác nhân gây bệnh: Một số loài thuộc các
giống: Leptolegnia; Saprolegnia và Achlya. Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp.
b. Dấu hiệu bệnh lý:
+ Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Ban đầu trên da cá xuất hiện các vùng
trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm
trắng như bông.
+ Cá bị bệnh bơi hỗn loạn, thích cọ xát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da.

c. Phân bố và lan truyền bệnh:
+ Xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt như: cá Chép, Mè, Trắm Cỏ, Trôi, Baba, Ếch…
+ Thường phát triển vào mùa Đông - Xuân, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18 - 250C.
+ Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước bị ô nhiễm.
d. Phương pháp phòng bệnh:
+ Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi diệt tạp từ 7 – 10kg/100m 2 diện tích ao
nuôi.
+ Chọn công thức nuôi cho phù hợp, không nuôi với mật độ quá dày trong khi môi trường nước
không tốt.
+ Cá giống trước khi thả cần được tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.
+ Cho ăn đảm bảo nguyên tắc 4 định: định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.
+ Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa từ 1,5 – 2kg/100m3 nước ao.
+ Treo túi vôi 2 – 4kg/túi quanh chỗ cho cá ăn.


+ Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 200 300g/100kg thức ăn.
+ Định kỳ 15 ngày dùng các chế phẩm sinh học tạt nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn,


váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức
ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.
+ Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ cũng như bắt mồi của
cá. Nếu nguồn nước thuận lợi nên thay và cấp nước mới thường xuyên cho ao nuôi.
e. Phương pháp trị bệnh:
Khi cá bị bệnh dùng một trong số các hóa chất sau để xử lý môi trường ao nuôi như:
+ Dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10-20 g/m3 tắm cho cá từ 20 phút đến -1 giờ
+ BioIodine với liều lượng 1 lít cho 5.000 m 3 nước ao nuôi hoặc xử lý bằng Vicato 1kg cho
3000m3 nước ao.
+ Dùng 500 – 700g đồng sun phát (phèn xanh) cho 1.000 m3 tạt đều khắp mặt ao nuôi.
Ngoài các hóa chất trên, người nuôi còn có thể dùng cây nghể răm hoặc lá xoan bó thành bó
ngâm xuống ao nuôi để trị bệnh cho cá.
2. Bệnh trùng loa kèn
a. Tác nhân gây bệnh: Một số loài thuộc các giống Zoothamnium; Vorticela; Epistylis; Apisoma.
b. Dấu hiệu bệnh lý: Kí sinh trên da, mang hoặc các phần phụ của vật nuôi thuỷ sản. Gây ảnh
hưởng hô hấp, sinh trưởng của các động vật là ký chủ.
c. Phân bố và lan truyền bệnh: Phân bố ở nước ngọt, mặn. Chúng kí sinh ở tất cả các động vật
thuỷ sản, mỗi loại ký sinh trùng khác nhau có những ký chủ khác nhau. Bệnh hay xuất hiện vào
mùa Xuân.
d. Phòng và trị bệnh
+ Dùng CuS04 tắm cho cá với nồng độ 5-7 mg/l; hoặc phun xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 mg/l;
tắm nước muối 2-4% cho cá nước ngọt bị bệnh.
+ Đối với vật nuôi thuỷ sản nước mặn dùng Formol 100-200 ml/l; tắm cho cá, tôm trong 30 phút
hay tắm bằng nước ngọt hoặc nước Oxy già với nồng độ 100-150 ml/l với thời gian 15-30 phút.
3. Bệnh xuất huyết mùa xuân do virus ở cá


a. Tác nhân gây bệnh: Do virus gây ra; bệnh còn có tên khác như: "Bệnh phù của cá Chép; Đốm
đỏ, Viêm bóng hơi".
b. Dấu hiệu bệnh lý: Cá ngạt thở, tách đàn, bơi tầng mặt hoặc chết chìm xuống đáy, mắt và da có

hiện tượng xuất huyết, bụng trướng to. Bên trong bề mặt nội tạng bị xuất huyết, lá lách sưng to,
xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn.
c. Phân bố và lan truyền bệnh: Chủ yếu gặp ở cá Chép, ngoài ra còn gặp một số loài cá khác như
cá Mè trắng, Diếc, Mè hoa. Bệnh xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thường cuối Đông đầu Xuân
d. Biện pháp phòng bệnh
+ Nuôi cá ở nhiệt độ ấm áp > 20 0C, tăng mực nước trong ao nuôi lên khoảng 1,4-1,8 m và phủ
bèo tây chiếm khoảng trên 2/3 diện tích mặt ao.
+ Mua con giống những dòng cá Chép có sức đề kháng bệnh xuất huyết virus
+ Hoặc phòng bệnh bằng Vacine, tuy nhiên chi phí sản xuất cao khó đáp ứng trong nuôi thương
phẩm đại trà.
+ Tăng cường biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi.
4. Bệnh nhiễm trùng máu và xuất huyết ở cá
a. Tác nhân gây bệnh: do virus Rhabdovirus có dạng hình que
b. Dấu hiệu chính của bệnh
+ Thời kỳ cấp tính: Bơi lờ đờ, hôn mê, bơi tách đàn, bụng trướng to, mắt cá bị lồi, dưới da và vây
xuất hiện dịch, mang cá nhợt nhạt. Bên trong có hiện tượng tích dịch bên trong cơ thể, xuất huyết
ở các mô mỡ, gan, ruột, bóng hơi. Hiện tượng chết ở thời kỳ này rất nhanh và tỷ lệ chết 80%.
+ Thời kỳ mãn tính: Bơi xoắn, bơi vòng tròn, da cá cũng chuyển màu đen tối, mang cá nhợt nhạt.
Có thể chết rải rác.
+ Thời kỳ thần kinh: Bơi lội không giữ được thăng bằng. Các dấu hiệu bên ngoài của thời kỳ
mãn tính biến mất. Cá ít xảy ra hiện tượng chết.
c. Phân bố và lan truyền bệnh: Xảy ra ở nhiều loài cá biển khác nhau. Bệnh thường xảy ra vào
mùa có nhiệt độ thấp < 150C.
d. Biện pháp phòng bệnh: Áp dụng phương pháp quản lý chung. Hoặc có thể dùng Vacine hoặc
chất kích thích miễn dịch được xem là một giải pháp có hiệu quả trong sản xuất.
* Lưu ý: Nếu phát hiện tôm, cá nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, yêu cầu "đóng kín cửa cống,
kiểm tra lại bờ ao, không được xả thải ra ngoài". Đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chức


năng: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư; Chi cục Thú y; Chi cục thủy sản và cán bộ địa

phương để có biện pháp hướng dẫn xử lý kịp thời.
Khi mua thuốc, hoá chất, chế phẩm sinh học phục vụ trong quá trình nuôi; bà con nên đến các cơ
sở, đại lý có uy tín, tin cậy. Tuyệt đối không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,
chào hàng bán rong./.

Đức Trung - TTKNNL



×