Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.88 KB, 48 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trên đường cơng nghiệp hố - hiện đại hố, phấn đấu cơ bản trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020, cùng với sự phát triển của nhiều
ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, ngành chăn nuôi cũng từng bước
phát triển vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm chăn ni.
Trong chăn ni, chăn ni lợn đóng vai trò quan trọng và thiết thực đối với
đời sống nhân dân bởi sự đa dạng từ các sản phẩm mà chăn nuôi lợn cung
cấp. Hằng năm, ngành chăn nuôi lợn đã cung cấp một khối lượng lớn thịt,
mỡ... làm thực phẩm cho con người, da cho ngành công nghiệp thuộc da, phân
bón cho ngành trồng trọt và nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp chế biến.
Thịt lợn chiếm vị trí hàng đầu trong việc sản xuất và tiêu thu thịt ở trong nước
và trên thế giới. Do đóng vai trị quan trọng nên Đảng và Nhà nước đã chú
trọng quan tâm hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn trên nhiều phương diện như
cơ chế chính sách, vốn, các nhà khoa học từng bước lai tạo, cải tiến giống lợn
phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta cũng như thị hiếu người tiêu dùng và
kinh tế thị trường cạnh tranh. Tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi
cũng dần dần được người chăn nuôi áp dụng giúp tăng hiệu quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi "Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở" song công tác thú y cũng
đóng vai trị quan trọng đặc biệt và là nhân tố thứ ba góp phần quyết định đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn, giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa có ý nghĩa hết
sức quan trọng nhằm tiền đề tạo con giống khoẻ mạnh không bệnh ngay từ
ban đầu. Bởi giai đoạn này cơ thể lợn con cịn yếu, chưa phát triển hồn chỉnh,
khẳ năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con nếu không được chữa trị kịp thời,



2

đúng phương pháp lợn con sẽ chết. Đây là bệnh phổ biến trong chăn nuôi lợn
con giai đoạn sơ sinh gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.
Qua điều tra sơ bộ ban đầu, công tác chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam
Dương cịn nhỏ lẻ, khơng tập trung, phân tán trong nơng hộ, phương thức
chăn ni cịn lạc hậu, thủ công, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cịn gặp
nhiều khó khăn, cơng tác phịng, chống dịch bệnh của người chăn ni cịn
chủ quan, lơ là... Do đó tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con là rất cao.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, được sự nhất trí của
Khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn, Ban lãnh đạo Trung tâm
Khuyến nông Vĩnh Phúc, Trạm Thú y huyện Tam Dương, tôi tiến hành
chuyên đề: "Áp dụng một số biện pháp phịng, trị bệnh phân trắng lợn con ni
trong nơng hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc"
1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ
- Thực hiện phương châm " Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tiễn sản xuất"
- Tạo phong cách làm việc sáng tạo, khoa học.
- Nắm bắt được tình hình phát triển chăn ni, phương thức chăn ni, cơng
tác phịng, chống dịch bệnh của địa phương.
- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại
một số xã thuộc huyện Tam Dương.
- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trị bệnh phân trắng lợn con.
- Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh phân trắng lợn con.
* Ý nghĩa chuyên đề
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của chuyên đề cung cấp thêm thông tin
khoa học về bệnh phân trắng lợn con. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy
trình phịng - trị bệnh cho lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của chuyên đề là cơ sở để áp dụng quy trình
phịng, trị bệnh phân trắng lợn con, góp phần nâng cao hiệu quả chăn ni.



3

1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.3.1. Điều kiện bản thân
- Bản thân cịn trẻ, có sức khoẻ tốt, sống lành mạnh, ln có ý thức tự học,
nghiên cứ tài liệu nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm, không ngại khó, ngại
khổ và u nghề.
- Đã được thầy, cơ, nhà trường trang bị một lượng kiến thức cơ bản để có thể
áp dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần phát triển ngành chăn nuôi thú y cho
địa phương.
1.3.2. Điều kiện cơ sở của địa phương
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tam Dương là một huyện trung du miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, với
diện tích 10.718,55 ha, đất nông nghiệp 6.617 ha, đất phi nông nghiệp
3.764,65 ha, dân số 96.736 người, mật độ 902 người/km2. Tam Dương hiện
có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 01 thị trấn và 12 xã.
Phía Bắc giáp huyện Lập Thạch, phía Nam giáp huyện Bình Xun,
phía Đơng giáp huyện Tam Tảo, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Yên.
* Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Tam Dương thuộc vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa.
Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung
bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đơng với
nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Tam Dươmg có độ ẩm và lượng mưa khá lớn,
trung bình 114 ngày mưa một năm. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào
tháng 4 và tháng 10, huyện có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội



4

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương có sự phát
triển mạnh mẽ và tồn diện. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến
tích cực, từ một huyện thuần nơng đã chuyển sang cơ cấu kinh tế mới là Công
nghiệp - Dịch vụ - Du lịch - Nông nghiệp.
Song song với phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa xã hội cũng đã
có những bước chuyển biến tích cực; các hoạt động văn hóa, thơng tin đã
bám sát, kịp thời tun truyền phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị - kinh tế
- văn hóa xã hội của huyện; chất lượng giáo dục không ngừng được nâng
cao, quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục ổn định và phát triển theo
hướng chuẩn hóa; các chính sách xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện.
Huyện có mạng lưới giao thơng phát triển khá hồn chỉnh gồm các
tuyến đường bộ, đường sông và đường sắt rất thuận tiện cho việc phát triển
kinh tế xã hội. Hệ thống lưới điện, nguồn điện, hệ thống cấp nước, nguồn
nước, hiện tại cơ bản đáp ứng nhu cầu toàn vùng, mặc dù chưa được hoàn
thiện lắm.


5

1.3.3. Tình hình sản xuất
1.3.3.1. Tình hình phát triển trồng trọt
Trồng trọt cung cấp lương thực cho dân cư trên địa bàn xã, huyện cho
ngành chăn nuôi và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông phẩm. Để
tăng năng suất trồng trọt, huyện đã chú trọng cải tiến kĩ thuật đưa giống mới

năng xuất cao vào sản xuất thông qua các dự án, hội thảo, hoạt động tham
quan, mô hình trình diễn…
1.3.3.2. Tình hình phát triển chăn ni
Chăn ni là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, có
vai trị cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho nhân dân.
Bên cạnh việc chú trọng cơng tác thú y, chăm sóc ni dưỡng tốt,
người chăn nuôi luôn quan tâm tới việc cải tạo giống cũ đưa giống mới có
năng suất cao vào sản xuất như gà siêu thịt, vịt siêu trứng, lợn siêu nạc…
Nhiều hộ ngồi chăn ni trâu bị, lợn gà cịn chăn nuôi những vật nuôi khác
nhằm tăng thu nhập cá nhân như chim cút, cá…


6

Bảng 1.1: Tình hình chăn ni huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc
;;;;;;;;;;;;;;Ơ

STT

Xã, thị trấn

Trâu, bị

Lợn nái



1

An Hồ


1.433

462

113.000

2
3

Duy Phiên
Đạo Tú

1.345
1.330

815
1.202

28.000
3.000

4

Đồng Tĩnh

2.227

776


101.000

5
6
7
8
9
10
11

Hồng Đan
Hoàng Hoa
Hoàng Lâu
Hướng Đạo
TT. Hợp Hoà
Hợp Thịnh
Kim Long

951
1.853
1.371
1.970
1.798
438
1.439

523
553
691
638

472
474
1.210

19.000
30.000
64.700
29.350
70.000
11.000
27.000

12

Thanh Vân

1.195

658

28.000

13

Vân Hội

598

712


127.000

17.948

9.186

651.050

Cộng

Vịt
22.50
0
6.500
1.000
10.30
0
3.500
5.000
3.000
4.000
9.000
3.000
4.000
10.30
0
5.000
87.10
0


Ghi chú

(Thống kê ngày 01/10/2010)
Qua bảng 1.1 cho thấy tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, chăn
ni lợn. Trên địa bàn huyện có Trung tâm Giống gia súc, gia cầm là nơi
cung cấp con giống đạt tiêu chuẩn cho người chăn nuôi địa phương cũng
như vùng lân cận.
* Tình hình dịch bệnh và cơng tác thú y
+ Tình hình dịch bệnh
Trong mấy năm qua tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Tam
Dương diễn ra rất phức tạp.


7

Trâu bị: thường mắc bệnh truyền nhiễm chính là lở mồm long móng,
tụ huyết trùng… bệnh thường xảy ra lẻ tẻ quanh năm chủ yếu vào vụ đông và
xuân khi trời lạnh và ẩm ướt, khí hậu thay đổi nếu trâu bị nhốt trong tình
trạng vệ sinh kém, người dân chưa tiêm phòng đầy đủ.
Lợn: thời gian vừa qua dịch bệnh làm rất nhiều trại lợn nhỏ và các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ bị thiệt hại rất lớn, lợn bệnh chết rất nhiều khiến cho đàn lợn
trong huyện giảm mạnh,
Gia cầm: chăn nuôi gia cầm ở huyện Tam Dương khá phát triển, xong
những năm gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều. Gia cầm chăn nuôi ở các xã
không những mắc các bệnh như Newcaste, bạch lỵ, tả, gumboro… mà còn
mắc cả cúm gia cầm, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
+ Công tác thú y
Hằng năm, Trạm Thú y huyện Tam Dương đều tổ chức cơng tác tiêm
phịng định kỳ cho vật ni.

Trâu bị: tiêm phịng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng vào 2
lần/năm trong các tháng 4 5, và 9, 10.
Gia cầm: tiêm vacxin Cúm (H5N1) cho gà, vịt, ngan
Lợn: tiêm phòng vacxin tụ dấu – dịch tả, lở mồm long móng vào 2
lần/năm trong các tháng 4,5 và 9, 10.
Chó: tiêm phịng vacxin dại (Rabisin) vào 2 lần trong năm là tháng 4, 5
và 9, 10.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.4.1. Thuận lợi
Huyện Tam Dương được xác định là vùng trọng điểm chăn nuôi của
tỉnh, tỷ trọng trong chăn ni chiếm tỷ lệ cao. Do đó được sự quan tâm của
Đảng bộ Tỉnh, huyện trong công tác định hướng phát triển chăn nuôi.


8

Huyện có nguồn lao động có tay nghề và tri thức sẽ đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.4.2. Khó khăn
Tuy nhiên Tam Dương cũng đang phải đối mặt với khơng ít khó
khăn về các vấn đề xã hội khác do tác động của đô thị hóa. Nổi lên là tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, giải quyết công ăn việc làm cho người bị thu
hồi đất...
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chăn ni cịn thiếu thốn nên hiệu
quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó chăn ni cịn nhỏ lẻ chưa tập trung vì vậy
mà là điều kiện cho dịch bệnh bùng phát.
Lực lượng thú y cơ sở còn mỏng, trang thiết bị chưa đầy đủ, chưa kiểm
sốt hết được việc bn bán và lưu thông gia súc, gia cầm.
1.5. MỤC TIÊU SAU KHI KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
- Xác định tỷ lệ nhiễm phân trắng lợn con tại các xã Kim Long, Đạo

Tú, Thanh Vân và Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định, xây dựng được quy trình phịng, trị bệnh phân trắng lợn con.
1.6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.6.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của lợn con bú sữa
* Lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh
Lợn con hay gia súc nói chung, trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Khả năng phát triển của lợn con nhanh so
với một số gia súc khác. (Khối lượng cai sữa của lợn con khi 2 tháng tuổi gấp
10 – 15 lần so với khối lượng sơ sinh, trong khi đó bê nghé chỉ tăng 3- 4 lần ).
Qua nghiên cứu thí nghiệm và qua thực tế sản xuất người ta thấy rằng: so với
khối lượng sơ sinh, thì sau 10 ngày tuổi trọng lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau
30 ngày tuổi gấp 4 lần, sau 60 ngày tuổi gấp 10 lần trọng lượng lúc sơ sinh.


9

Nếu so với các gia súc khác trong giai đoạn này thì tốc độ sinh trưởng của lợn
con tăng nhanh hơn.
Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá và trao đổi chất
của lợn con rất mạnh. Ví dụ: Lợn con sau 20 ngày tuổi mỗi ngày cần tích luỹ 9
– 14 gram protein/1kg TT, trong đó lúc trưởng thành chỉ tích luỹ 0,3 – 0,4
gram protein/kg P.
* Sự phát triển các thành phần cơ thể biến đổi theo tuổi
Trong cơ thể, hàm lượng nước giảm theo tuổi, đặc biệt lợn càng non giảm
càng nhiều. Hàm lượng Prôtêin tăng theo tuổi, hàm lượng Lipit tăng nhanh từ
mới đẻ đến 3 tuần tuổi. Hàm lượng khống có những biến đổi riêng liên quan
đến quá trình tạo xương. Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi, hàm lượng khoáng
giảm đáng kể và giảm không đáng kể ở giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi.
* Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh

Cơ quan tiêu hoá của lợn cũng phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng
chưa hồn thiện. Cơ quan tiêu hố của lợn khi cịn trong bào thai đã hình
thành đầy đủ nhưng dung tích cịn rất bé. Trong thời kỳ bú sữa, cơ quan tiêu
hoá phát triển và phát dục nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần,
20 ngày tuổi gấp 8 lần và 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh. Dung tích ruột
non lúc 10 ngày tuổi tăng 3 lần, 20 ngày tuổi tăng 6 lần, 60 ngày tuổi bằng 50
lần lúc sơ sinh, dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần lúc sơ sinh. Sự
tăng chiều dài và thể tích ruột non quan hệ đến khả năng tiêu hố xenlluloz
khá cao trong thức ăn bổ sung. Vì vậy cho lợn con tập ăn sớm là một biện
pháp tốt trong chăn nuôi.
Mặc dù vậy, ở lợn con, các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là
hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác
động nên chúng, do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hoá của lợn con cũng
rất dễ mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hoá.
Một đặc điểm cần lưu ý ở lợn con là có giai đoạn khơng có axit HCl trong dạ
dày. Giai đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên, nhờ vậy


10

nó tạo được khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ.
Trong giai đoạn này dịch vị khơng có khả năng phân giải prơtêin mà chỉ có
khả năng làm vón sữa đầu và sữa. Cịn huyết thanh quản chứa Albumin và
Globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.
Ở lợn con từ 14 – 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày khơng cịn là
trạng thái sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho lợn con ăn sớm có tác dụng
thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh và sớm hồn thiện, vì
thế sẽ rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi được bổ sung thức ăn thì
thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và
tăng cường phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con trưởng thành

là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày).
Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [3], lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị
khơng có HCl, vì lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với
niêm dịch. Hiện tượng này gọi là Hypoclohyđric và là một đặc điểm quan
trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị khơng có
tính sát trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát
triển gây ra các bệnh về đường tiêu hoá của lợn con.
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh
ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh như: vi
khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn sinh thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh
vật đường ruột chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, chưa đủ
khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là các
bệnh đường tiêu hoá.
* Cơ năng điều tiết thân nhiệt
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hồn chỉnh. Vì vỏ đại não của
lợn con phát triển chưa hoàn thiện cho nên việc điều tiết thân nhiệt kém, năng
lực phản ứng yếu, dễ bị ảnh hưởng xấu của khí hậu nóng ẩm và lạnh từ mơi
trường bên ngồi. Lợn con trong thời kỳ này nếu như trong chuồng có nhiệt
độ thấp, ẩm độ tương đối cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh.


11

Lợn con sơ sinh gặp mơi trường sống hồn tồn mới, khi còn là bào thai điều
kiện sống tương đối ổn định, các chất dinh dưỡng do mẹ cung cấp qua nhau
thai. Sau khi sinh, cơ thể lợn con tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh.
Do đó, chăm sóc khơng tốt, lợn con dễ mắc bệnh, cịi cọc, chết. Mùa đông ở
miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, đặc biệt lại mưa phùn, lợn con rất dễ ỉa phân
trắng, cảm lạnh, tỷ lệ chết cao (40 – 80 %).
Ở lợn con, khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, yêu cầu về dinh dưỡng

ngày càng tăng cao, trong khi đó sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần đến 2
tuần sau khi đẻ và sau đó giảm dần cả về chất và lượng. Đây là mâu thuẫn
giữa nhu cầu dinh dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ.
Nếu không kịp thời bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn thiếu dinh dưỡng dẫn
đến sức đề kháng yếu, lợn con gầy còm, nhiều lợn con mắc bệnh. Vì vậy nên
tiến hành cho lợn con tập ăn sớm để khắc phục tình trạng khủng hoảng trong
thời kỳ 3 tuần tuổi và giai đoạn sau cai sữa (theo Từ Quang Hiển và cs, (1995)
[3]),
Ngoài ra do lợn con có lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ vào glycogen dự trữ
trong cơ thể còn thấp nên khả năng giữ nhiệt và cung cấp nhiệt để chống rét
còn thấp.
1.6.1.2. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con
* Nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con
Do bộ máy tiêu hố của lợn chưa hồn thiện nên ở giai đoạn sau thờ kỳ bú sữa
đầu, lợn con có thể mắc nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng, một bệnh
khá phổ biến thường gặp ở lợn con theo mẹ.
Theo tác giả Đào Trọng Đạt, (1995) [2], thì bệnh phân trắng lợn con do trực
khuẩn E.coli gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng là tháo chảy,
nhiễm trùng huyết, nhiễm độc đường ruột, viêm ruột ở động vật non, nhất là
vào 3 – 5 ngày tuổi sau khi sinh, thậm chí ở một ngày tuổi cũng mắc. Có đến
48% các trường hợp tiêu chảy ở lợn con là do vi khuẩn E.coli gây ra. Vì vậy,


12

bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong
các bệnh nhiễm ở lợn con.
Bệnh do Escherichia coli thuộc dịng Enterobacteriaceae, nhóm Escherichia.
Trong các vi khuẩn đường ruột, loại Escherichia là loại phổ biến nhất. Loại
này xuất hiện và sinh sống trong đường tiêu hoá của động vật chỉ vài giờ sau

khi sinh và tồn tại cho đến khi con vật chết. E.coli sống bình thường trong
đường tiêu hố của động vật và người. Khi các điều kiện nuôi dưỡng, khẩu
phần thức ăn, vệ sinh thú y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu thì
E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh.
Những nguyên nhân có thể làm cho lợn con tăng mức độ nhiễm E.coli là:
- Lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung, trong đó có nước,
rơm, chất độn chuồng, chất thải bị nhiễm E.coli.
- Chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú bị nhiễm E.coli.
- Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là do E.coli gây ra. Khi bú sữa của lợn mẹ bị
viêm vú, lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó.
- Lợn con khơng được bú sữa đầu, trong khi đó khả năng miễn dịch của lợn
con phụ thuộc chủ yếu vào lượng kháng thể hấp thụ được từ sữa của lợn mẹ.
Do đó, sức đề kháng của cơ thể lợn con yếu, dễ mắc bệnh.
- Chăm sóc ni dưỡng cho lợn nái chửa khơng đảm bảo kỹ thuật, thức ăn của
lợn mẹ không đảm bảo vệ sinh, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
không cung cấp đủ nhu cầu của lợn nái chửa. Do đó, lợn con sinh ra đã bị
nhiễm E.coli từ lợn mẹ hoặc sinh ra còi cọc, sức sống yếu, khả năng chống đỡ
các yếu tố bất lợi của môi trường bị giảm nên lợn dễ bị mắc bệnh.
- Do trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ, khi sinh ra không được sữa
mẹ cung cấp đủ nhu cầu, thiếu cả coban, B12, nên dẫn đến sinh bần huyết, cơ
thể suy yếu không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng sinh ra không
tiêu, ỉa chảy.
- Thời tiết lạnh, mưa phùn, ẩm độ cao, gió màu đông Bắc, chuồng nuôi ẩm
thấp làm cho lợn con dễ mắc bệnh phân trắng.


13

- Lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung tính, khơng có axit HCl
tự do nên dạ dày khơng có khả năng sát trùng và tiêu hoá Protit. Nhược điểm

này cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng lợn con. Lợn con 1 tháng
tuổi trở lên hàm lượng HCl và men Pepsin dịch vị tăng, nên tỷ lệ cảm nhiễm
bệnh giảm rõ rệt.
* Những hiểu biết về vi khuẩn Escherichia coli.
+ Đặc điểm hình thái
Trực khuẩn E.coli thường có dạng hình gậy, ngắn, kích thước 0,6 x 2 –3 nm,
hai đầu tròn, khi trong cơ thể động vật có hình cầu. Trực khuẩn thường đứng
riêng lẻ, đội khi xếp thành chuỗi ngắn, có long xung quanh thân nên có thể di
động được, khi nhm bắt màu Gram âm (-), khơng hình thành nha bào.
Trong tổ chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy bắt màu
sẫm ở hai đầu. Tuy nhiên cũng có khi có thể gặp những biến chủng khơng có
lơng, khơng di chuyển được.
+ Đặc điểm ni cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên, (1993) [14], trực khuẩn E.coli hiếu khí và yếm
khí tuỳ tiện, mọc trên mơi trường dinh dưỡng bình thường. Chúng có khả
năng sinh sản thậm chí cả ở trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 150C – 240C,
nhưng thích hợp nhất ở 370C, độ pH thích hợp nhất 7,2 – 7,4. Chúng có thể
mọc ở mơi trường toan tính hoặc mơi trường kiềm tính.
- Trong mơi trường dinh dưỡng đặc như thạch thịt Pepton, 18 -24h hồi phục
trong tủ ấm 370C, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu xám
trắng, có kích thước trung bình, dạng trịn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp
nhăn và bề mặt láng. Từ xanh xám, giữa đục xám để vài ba ngày sau khuẩn
lạc có màu nâu nhạt và mọc rộng ra.
- Trong môi trường nước thịt, khuẩn lạc phát triển tốt, mơi trường rất đục, có
cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt, đơi khi hình thành màu xám nhạt. Canh
trùng có mùi hơi thối. Khi lắc mạnh, cặn tan đều trong mơi trường. Ngồi ra
có một số biến chủng chúng tạo nên bề mặt môi trường bề mặt mỏng.


14


- Trên môi trường Gelatin, vi khuẩn mọc theo vết cấy trên mặt ống thành một
lớp bựa xám.
- Môi trường E.M.B.E, chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen.
+ Đặc tính sinh vật, hố học
Trực khuẩn E.coli có biểu hiện các đặc tính sinh vật hố học rất rõ rệt.
- E.coli lên men và sinh hơi đường: Glucozo, Galactoz, Malto, Lactoz, Levulo,
Manitol, Mannit, Fructo.
- Có thể lên men hay không lên men các đường: Saccazo, Glyxerin, Salixin,
Druxit.
- Không lên men: Dextrin, Amidin, Glycogen, Xenlobio.
Trực khuẩn E.coli làm đông sữa sau 24 – 37 giờ ở nhiệt độ 370C. Không làm
tan chảy Gelatin, thường sinh Indol, không sản sinh H2S, không làm tan chảy
huyết thanh đông, long trắng trứng đông. Phản ứng R.M dương tính, V.P âm
tính, hồn ngun nitrat thành nitrit.
+ Sức đề kháng của mầm bệnh
Trực khuẩn E.coli không chịu được nhiệt độ cao, chúng bị diệt ở 600C trong
vòng 15 phút, ở 1000C giết chết trực khuẩn một cách nhanh chóng. Trong đất
và nước, E.coli sống được vài tháng; các chất sát trùng thông thường như
Formol 1%, Crezil 5%, nước vơi 20%, axit fenic….có thể diệt E.coli trong
vòng 15 – 20 phút.
Sức sống của E.coli bị giảm xuống đáng kể khi hạ độ ẩm trong chuồng xuống
30%. Nếu nhiệt độ trong chuồmg tăng kèm theo độ ẩm tăng thì sức sống của
E.coli cũng tăng theo. Độc tố của E.coli đun sôi sau 15 phút mới bị phá huỷ.
+ Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli có đủ 3 loại kháng nguyên: O, H, K
Kháng nguyên O (kháng nguyên thân) chịu nhiệt, đun sôi ở 1000C, trong vịng
90 phút vẫn giữ được tính kháng ngun, giữ được khả năng ngưng kết và kết
hợp.



15

Kháng nguyên H (kháng nguyên lông): đây là loại kháng ngun có trên lơng
vi khuẩn, có tính chịu nhiệt cao. Tuy nhiên, khi đun sơi ở 1000C trong vịng
150 phút thì tính kháng ngun, khả năng ngưng kết, kết hợp của kháng
nguyên H đều bị phá huỷ.
Kháng nguyên K là kháng nguyên bề mặt (hoặc kháng nguyên vỏ, hoặc kháng
nguyên bao) chúng gồm 3 loại, được ký hiệu là L, B, A.
+ Kháng nguyên L: không chịu được nhiệt, bị phá huỷ khi đun sơi ở 1000C
trong vịng 1 giờ. Trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết,
kết tủa và khơng giữ được tính kháng ngun.
+ Kháng nguyên B: Là kháng nguyên không chịu được nhiệt độ. Dưới tác
dụng 1000C trong vòng 1 giờ cũng sẽ bị phá huỷ. Khi đó kháng ngun B chỉ
mất tính kháng nguyên nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết và kết tủa.
+ Kháng nguyên A: Là kháng nguyên vỏ, chịu nhiệt, không bị phá huỷ khi bị
đun sôi ở 1000C trong vịng 2giờ 30 phút, tính kháng ngun, khả năng ngưng
kết, kết hợp đều giữ nguyên.
+ Độc tố
Theo Lý Thị Liên, ( 2001) [4],
Ngoại độc tố: là độc tố nhiễm khuẩn tiết ra khuếch tán vào môi trường. Ngoại
độc tố của vi khuẩn E.coli là một chất không chịu được nhiệt, dễ bị phá huỷ ở
560C trong vòng 10 – 30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố chưa thành cơng, mà chỉ có thể phát
hiện canh trùng của những chủng mới phân lập được. Khả năng tạo độc tố sẽ
mất đi khi các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi
trường dinh dưỡng.
Nội độc tố (là độc tố có trong tế bào vi khuẩn, chỉ được giải phóng ra ngồi
mơi trường khi tế bào vi khuẩn bị chết, bị dung giải hoặc bị phá vỡ): là yếu tố
gây hại chủ yếu của trực khẩn đường ruột E.coli chúng có trong tế bào vi

khuẩn và gắn vào tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có thể chiết suất bằng


16

nhiều phương pháp như phá vỡ vỏ tế bào, bằng cơ học, chiết suất bằng axit
triloaxetic, phenol, dưới tác dụng của enzyme.
Về cấu trúc, nội độc tố là phức chất polysacharrido protein – lipit, vì vậy nó
thuộc kháng ngun hồn tồn và có tính đặc hiệu cao đối với các chủng của
mỗi serotype.
+ Các chủng E.coli gây bệnh phân trắng ở lợn con
Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở nước
ngoài về việc định ra các chủng E.coli gây bệnh.
Theo giáo trình “ Bệnh truyền nhiễm gia súc” của tác giả Nguyễn Vĩnh Phước,
(1978) [8], tác giả W.Uitic đã nghiên cứu và cho biết bệnh ỉa chảy của lợn con
gây ra chủ yếu do 4 tuýp vi khuẩn:
O8: K87 (B), K88 (L)
`

O138: K81(B), K88(L)
O147: K89(B), K88(L)
O1,117: K11, K88(L)

1.6.1.3. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con:
+ Tình hình dịch tễ của bệnh
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (1997) [5], tác giả Hùng Cao (1962), bệnh phân
trắng ở lợn con thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở chăn nuôi ở khu vực tự trị
Việt Bắc. Trong các nông trường chăn nuôi lợn sinh sản, tỷ lệ bệnh từ 25 – 100
%, tỷ lệ số lợn con chết đến 60%, bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi
chăn nuôi tập trung, thường phát bệnh mạnh nhất là Đông xuân, Xuân hè (từ

tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột
ngột( từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm sang rét ẩm), bệnh phát hàng
loạt.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs, (1997) [5], đã nhận xét về những điều kiện phát
sinh bệnh phân trắng lợn con như sau:
Thời gian nào độ ẩm cao, bệnh phát triển nhiều.


17

Tỷ lệ mắc bệnh ở nông trường thuộc trung du và miền núi ít hơn, thời gian
mắc bệnh cũng ngắn hơn so với đồng bằng.
Nền chuồng bằng đất và sân chơi rộng rãi hạn chế rất nhiều sự phát triển của
bệnh.
Đất đồi núi mà lợn con gặm ăn là một điều kiện ngăn ngừa bệnh, vì đất đồi có
nhiều ngun tố vi lượng bổ sung sự thiếu hụt của thức ăn.
+ Đường nhiễm bệnh
Đường nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm, E.coli phát triển
nhanh trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố
này xâm nhập vào dòng limpho, do đó máu bị nhiễm độc và con vật chết.
Từ khi mới sinh, hệ sinh vật ở đường tiêu hoá rất đa dạng, tỷ lệ, số lượng vi
trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau.
Mầm bệnh có thể truyền trực tiếp từ lợn mẹ bị nhiễm E.coli sang lợn con khi
còn là bào thai. Thực tế đã chứng minh, bệnh do E.coli không những xuất
hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà thậm chí vào những giờ đầu tiên sau
khi sinh. Điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh của bào thai ngay từ khi trong
bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra đã là con vật bệnh. Đây là vấn đề có ý nghĩa
quan trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm phòng trừ có hiệu
quả ngay từ khi con vật trong bụng mẹ (theo Đào Trọng Đạt, Phan Đình
Phượng, Lê Ngọc Mỹ, ( 1995) [2]),

+ Quá trình sinh bệnh
Đối với lợn con khoẻ mạnh, vi trùng E.coli và các vi trùng khác chỉ cư trú ở
một đoạn ruột già và ở phần cuối ruột non, phần đầu, phần giữa hầu như
khơng có vi trùng, chỉ có ít liên cầu khuẩn, Lactobacillus.
Q trình sinh bệnh liên quan đến nhiều đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn
con. Hệ thống thần kinh của lợn con hoạt động với chức năng chưa thành
thục. Việc điều khiển thần kinh hầu hết bằng những phản xạ không điều kiện.
Ngồi ra, có những đặc điểm đáng chú ý như: độ tan của dịch dạ dày thấp, độ
thẩm thấu của biểu bì thành ruột cao, chức năng điều tiết của gan kém. Sự thu


18

nhận quá dễ dàng qua hang rào bảo vệ đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của
các độc tố do chúng sinh ra vào các nhu mơ chính, đó là những điều kiện gây
nên bệnh.
Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc thai, chúng xâm nhập
vào niêm mạc ruột, sinh sản, phát triển trong các tế bào biểu mô ruột gây viêm
thuỷ thũng các hạch gây viêm thuỷ thũng hạch, sau đó vào máu. Trong máu
chúng tiết ra độc tố làm cơ thể nhiễm độc dẫn tới trạng thái hôn mê rồi chết.
+ Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ dưới 2 tháng, thời gian ủ bệnh từ vài giờ
đến 1 ngày.
Lợn con bị nhiễm E.coli yếu, chậm chạp, ít bú, thân nhiệt ít khi bị tăng cao, cá
biệt có con 40,5 – 41oC, nhưng chỉ sau một ngày là hạ xuống ngay. Lợn ỉa
nhiều lần trong một ngày, phân lỏng, màu trắng như vôi, trắng xám màu xi
măng hoặc màu hơi vàng, mùi tanh. Bụng hóp lại, da nhăn nheo, lơng xù,
phân dính xung quanh hậu mơn, 2 chân sau dúm lại. Bệnh xảy ra quanh năm
nhưng chủ yếu vào vụ Đông xuân – Xuân hè, khi độ ẩm môi trường cao. Bệnh
thường gặp ở lợn con 3 – 21 ngày tuổi, mắc một vài con hoặc cả đàn, có khi

điều trị khỏi lại tái nhiễm.
Thể gây chết nhanh: những lợn 4- 15 ngày tuổi thường mắc ở thể này. Sau
một đến hai ngày đi ra phân trắng, lợn gầy sút rất nhanh. Lợn kém bú rồi bỏ
bú hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo.
Niêm mạc trắng nhợt nhạt, 4 chân lạnh. Có con hay đứng riêng một chỗ và
thở nhanh. Phân từ ỉa nát rồi đến loãng. Số lần ỉa tăng từ 1 -2 lần trong ngày
lên đến 2- 4 lần, trước lúc chết có hiện tượng quá suy nhược, co giật hoặc run.
Tỷ lệ chết 50 – 80%.
Thể bệnh kéo dài: Hơn 20 ngày tuổi hay mắc thể này. Bệnh kéo dài từ 7 – 10
ngày. Lợn vẫn bú nhưng dần dần bú kém đi. Phân màu trắng đục, trắng, hơi
vàng. Có con mắt có dử, có quầng thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu
không lành, lợn suy nhược rồi chết sau hàng tuần bị bệnh.


19

Những lợn đã 45- 50 ngày tuổi thì có ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình
thường, ăn, bú, đi lại nhanh nhẹn. Phân thường đặc hoặc nát với màu trắng
xám. Từ đó lợn có thể tự lành, thường ít chết. Nhưng nếu kéo dài, lợn gầy sút
và sau này có thể cịi cọc, chậm lớn.
+ Bệnh tích
Bệnh tích thể hiện chủ yếu ở quanh bụng. Ruột non bị viêm cata kèm theo
xuất huyết, mạch máu vàng héo, ruột sưng, mềm, đỏ tấy do xung huyết. Niêm
mạc ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhầy, có nhiều dạng xuất huyết
khác nhau. Gan bị thoái hoá màu đất sét, túi mật căng và dài ra do chứa đầy
mật. Cơ tim nhão, dạ dày, manh tràng chứa đầy sữa đặc. Chất chứa trong
ruột lỏng, có màu vàng. Máu lỗng, màu thẫm. Xác chết của lợn gầy, bụng
hóp.
1.6.1.4. Một số hiểu biết về thuốc điều trị phân trắng lợn con.
+ Thuốc Colistin 1200:

Thành phần:
Trong 100 gr Colistin 1200 chứa:
Colistin sulphate: 120.000.000 UI
Tá dược vừa đủ: 100 g
Colistin sulphate là một kháng sinh thuộc nhóm Polypeptid, có hoạt tính diệt
khuẩn cao đặc biệt so với vi khuẩn Gram(-) như: E.coli, Enterobacter
aerogenes, Slamonella, Shigella, Pasteurella, Pseudommas aeruginosa. Nó
khơng có tác dụng với các vi khuẩn và các vi khuẩn Gram(+).
Colistin không bị hấp thụ qua đường tiêu hố, vì vậy sau khi uống, thuốc giữ
nồng độ cao ở ruột và các tác dụng diệt khuẩn tại chỗ. Colistin không gây sự
kháng độc, kháng chéo của vi khuẩn, đặc biệt Colistin 1200 có khả năng khử
được hoạt tính của các độc tố của E.coli tiết ra.
Liều sử dụng: 2g/10kg TT/lần x 2 lần/ 1 ngày.
+ Thuốc Enrovet 5% (Enrofloxacin 5%)
Thành phần:1ml chứa 5mg Enrofloxacin


20

Enrofloxacin là một kháng sinh tổng hợp, nhóm Fluroquynolone thế hệ có 3
phổ tác dụng với hầu hết các chủng Mycoplasma và các chủng vi khuẩn Gram
(+), Gram (-) chính gây bệnh ở gia cầm, gia súc, như chủng vi khuẩn họ
Enterobactericea(E.coli , Klebsiella, Salmonella, Shigella, Proeus spp,
Enterocolitica, Vibrio spp…) những vi khuẩn này là nguyên nhân chíng gây
viêm ruột ỉa chảy, nhiễm khuẩn bại huyết và gây tử vong, thiệt hại trong chăn
nuôi nhất là ở gia súc sơ sinh.
Enrofloxacin tác dụng mạnh đối với Mycoplasmagallisepticum, M.synovica,
M.meleragides, M.lowa,….các chủng vi khuẩn E.coli, Pasteurella spp,
Samonella spp, Clostridia, Enterococcus faccalis, kể cả các chủng đã nhờn với
Gentamicin, Ampicillin, Chloramphenicol, Tetracylin, và một số kháng sinh

nhóm aminoglysides.
Cũng như tất cả các Fluroquinone, cơ chế tác dụng của Enrofloxacin ức chế
quá trình tổng hợp AND của vi khuẩn, bằng cách ngăn cản men DNA làm
cho vi khuẩn khơng có khả năng sinh sản.
Người ta chưa quan sát thấy có sự nhờn thuốc của vi khuẩn E.coli, Samonella
với Enrofloxacin.
Thuốc dễ dung nạp và hấp thu tốt, trung bình sau 2 giờ đạt nồng độ đỉnh
trong huyết thanh và khuếch tán đến các mô, dịch thể.
Liều sử dụng: 1ml/5kg TT 1 lần, tiêm 2 lần/ ngày, dùng liên tục từ 2 -3 ngày.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
1.6.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Phạm Sỹ Lăng (1997), [5], đã nêu: Bệnh phân trắng lợn con
(Colibacillosis) là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc
điểm là viêm dạ dày, ruột, ỉa chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ
yếu ở lợn con là E.coli, nhiều loại Samonella (chlolerasuis, typhisuis) và đóng
vai trị phụ là Proteus, Streptococcus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau
khi sinh và trong suốt thời kỳ bú mẹ.


21

Ở nước ta lợn con mắc bệnh phân trắng khá phổ biến. Trong các cơ sở chăn
nuôi, tỷ lệ lợn con mắc bệnh từ 25 % - 70%, tỷ lệ chết trên 70%. Bệnh có thể
phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất là cuối đông và sang xuân, cuối xuân
sang hè.
Theo Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Quang Tuyên, (1993), cho biết bộ máy
tiêu hoá ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật của
đường ruột và dạ dày rất yếu. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn,
máng uống, và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phịng bệnh đường tiêu hố
cho lợn.

Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ [6], cho rằng bổ sung Fe – Dextran cho lợn
con có tác dụng làm tăng lượng huyết sắc tố (Heamglobin), tăng số lượng hồng
cầu. Giúp cho gia súc non, đặc biệt là gia súc sơ sinh khoẻ mạnh hồng hào,
phát triển tốt lơn nhanh và phòng các bệnh truyền nhiễm nhất là bệnh phân
trắng.
Theo Từ Quang Hiển và cs, (1995) [3], lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị
dạ dày khơng có HCl tự do. Vì vậy lúc này lượng axit tiết ra rất ít và nhanh
chóng liên kết với dịch nhầy. Hiện tượng này gọi là Hypoclohydrit và là một
đặc điểm tiếu hoá quan trọng dạ dày ở lợn con, vì thiếu HCl tự do trong dịch
vị nên vi sinh vật có điều kiện phát triển, gây bệnh trong đường tiêu hoá và dạ
dày lợn con.
Theo Phan Đình Thắm, (1995) [10], nhất thiết lợn con sơ sinh phải được bú
sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vì trong sữa đầu
có Albumin và Globulin cao hơn sữa thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con
có sức đề kháng. Vì thế cần cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu, phải
đảm bảo được toàn bộ số con trong đàn được bú hết lượng sữa đầu của lợn
mẹ.
Theo Lê Văn Phước, (1997), trong bài “ Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ
khơng khí đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng” tác giả nêu tỷ lệ nhiễm bệnh
phân trắng ở lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm trung bình


22

thay đổi theo hàng tháng, có tương quan thuận với ẩm độ và tương quan
nghịch với nhiệt độ khơng khí. Do đó để hạn chế tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân
trắng thì ngồi các biện pháp về dinh dưỡng, thú y, cần đảm bảo chế độ về tiểu
khí hậu chuồng ni thích hợp.
Theo Lê Văn Năm và cs, (1998) [7], cho rằng: Bệnh phân trắng lợn con chủ
yếu do vi khuẩn E.coli gây ra. Ngồi ra cịn một số ngun nhân kkhác như

chuồng ni bẩn, sữa đầu ít, chăm sóc ni dưỡng nái chửa chưa đúng kỹ
thuật và bất lợi về thời tiết.
Theo Lê Thị Tài, và cs, (2000), nghiên cứu về: “Chế phẩm sinh học để điều trị
hội chứng tiêu chảy của lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” cho thấy: Để điều
trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn
đường ruột (Trimazon, Chloramphenicol, Berberin) có hiệu quả điều trị 75 –
80 %. Phối hợp với chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu quả điều trị lên 95 – 98%
và bổ sung điện giải (ozesol) vừa tăng hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ khỏi bệnh
90%, con vật mau hồi phục, đảm bảo chất lượng và số lượng con giống.

1.6.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước.
Theo Lutter, (1976), thơng báo: Ogramin liều 15g/con cho uống có tác dụng
tốt trên 95% trong hiệu quả điều trị E.coli. Tác giả còn lưu ý rằng khi sử dụng
kháng sinh trong điều trị phân trắng lợn con phải thường xuyên, có kế hoạch
chặt chẽ, phải có kháng sinh dự trữ liên tục.
Theo P.X. Matsiser, (1976), dung Colibactecin tức E.coli sống chủng M17 có
tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ ngày với liều 250ml.
Sau 14 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kỳ cai sữa.
Theo Axovach và Lobiro, (1993), đã chữa bệnh Colibacteria ở lợn có hiệu quả
bằng cách cho uống Histamin liều 5mg/con, 3 lần/ngày, trong 3 ngày liên tục.
Theo nhiều tác giả thì nhóm kháng sinh Neomycin có tác dụng điều trị tố, cho
uống với liều từ 10 – 20 UI/kgP, trong 3 ngày. Các kháng sinh khác nên dung


23

Oxytetracyclin. Dibiomycin liều 5000 – 10000 UI/kg P trong liệu trình phối
hợp với Sulfamid cũng cho hiệu quả tốt.

PHẦN 2

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn con lai (Landrace, Yorkshire lai cái địa phương) giai đoạn từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi.
- Hai loại thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con là Colistin 1200 và
Enrovet 5%.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các xã, thị trấn: Kim Long, Đạo Tú, Thanh Vân, Hợp Thịnh của huyện
Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.


24

2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/12/2010 đến ngày 15/03/2011.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Công tác phục vụ sản xuất
- Cùng với cán bộ trạm thú y, thú y cơ sở điều tra tình hình dịch bệnh
trên địa bàn huyện Tam Dương, từ đó đề ra biện pháp phịng, chống dịch bệnh
có hiệu quả.
- Tham gia cơng tác tun truyền đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Kết hợp với cán bộ Trạm Thú y tiêm phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh
cho gia súc, gia cầm.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Áp dụng một số biện pháp phòng, trị bệnh phân trắng lợn con nuôi
trong nông hộ ở một số xã thuộc huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc.



25

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp điều tra bệnh phân trắng lợn con
- Điều tra ngẫu nhiên các đàn lợn nuôi trong nông hộ của 4 xã thuộc
huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của huyện.
- Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo đàn.
- Kết quả điều trị bệnh.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng số con nhiễm bệnh
- Tỷ lệ nhiễm bệnh (%): =

x 100
Tổng số con theo dõi
Tổng số con nhiễm bệnh lần 1

- Tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 (%): =

x 100
Tổng số con điều trị lần 1
Tổng thời gian điều trị từng con lần 1

- Thời gian điều lần 1(ngày): =

x 100
Tổng số con điều trị lần 1
Tổng số con tái phát

- Tỷ lệ phát bệnh (%): =


x 100
Tổng số con điều trị khỏi lần 1
Tổng số con khỏi bệnh lần 2

- Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 (%): =

x 100
Tổng số con điều trị lần 2
Tổng thời gian điều trị từng con lần 2

- Thời gian điều trị lần 2 (ngày): =

x 100
Tổng số con điều trị lần 2


×