Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SẢN XUẤT nước rửa chén bát từ rác thải thực vật chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 30 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐƠN VỊ DỰ THI:

TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II
HẢI DƯƠNG

TÊN DỰ ÁN:

SẢN XUẤT NƯỚC RỬA CHÉN BÁT TỪ RÁC THẢI
CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT

Lĩnh vực:

Nhóm tác giả:

Khoa học môi trường

1. Nguyễn Hữu Dũng
2. Lê Minh Hiếu

Người hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Lan
Nam Sách, ngày 25 tháng 10 năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN........................................................................................4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................5
1.1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................5


1.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................5
1.3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5
1.5. Giả thuyết khoa học.....................................................................................................5
II. TỔNG QUAN ..............................................................................................................9
2.1. Hiện trạng sử dụng nước rửa chén và vấn đề rác thải ở địa phương ...........................9
2.2. Quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật ..................13
2.3. Thử nghiệm trên chén bát và các đối tượng khác .....................................................19
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................21
3.1. Đánh giá tính năng và hiệu quả khi sử dụng..............................................................21
3.2. Phân tích thành phần ...............................................................................................21
3.3. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................................22
IV. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP ...........................................................................................24
4.1. Tính mới và tính sáng tạo..........................................................................................24
4.2. Khả năng áp dụng .....................................................................................................24
4.3. Hiệu quả.................................................................................................................... 24
4. 4. Hạn chế ...................................................................................................................25
4. 5. Hướng phát triển .....................................................................................................25
V. KẾT LUẬN ................................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................27
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 28

2


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Khả năng tẩy rửa của axit axêtic .....................................................................7
Hình 1.2. Quả bồ kết..........................................................................................................8
Hình 2.1. Một số loại nước rửa chén bát thông thường.....................................................9
Hình 2.2. Một số loại nước rửa chén bát hữu cơ.............................................................10

Hình 2. 3. Một số bãi rác thải ở địa phương....................................................................13
Hình 2.4. Một số loại rác trong sinh hoạt được dùng để sản xuất nước rửa bát..............15
Hình 2.5. Một số vi sinh vật được ứng dụng để sản xuất nước rửa bát............................15
Hình 2.6. Một số thao tác trong kĩ thuật ủ lên men để sản xuất nước rửa bát.................15
Hình 2.7. Một số thao tác trong kĩ thuật lọc sản phẩm lên men.......................................16
Hình 2.8. Sản phẩm nước rửa chén bát ...........................................................................17
Hình 2.9. Sử dụng sản phẩm để rửa chén bát 19
Hình 2.10. Sử dụng sản phẩm để lau sàn nhà..................................................................20
Hình 2.11. Sử dụng sản phẩm để lau bếp.........................................................................20

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng các loại nước rửa chén bát của các hộ gia đình ......11
Bảng 2.2. Lượng nước rửa chén bát được sử dụng trong một tháng......................11
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu của nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật
.................................................................................................................................22
Bảng 3.2. Chi phí sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật. 23
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả của nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực
vật với các loại nước rửa chén bát trên thị trường ................................................24

3


LỜI CÁM ƠN!
Chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Dương đã tạo sân
chơi bổ ích, giúp chúng em có cơ hội để thể hiện ý tưởng của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong Ban giám hiệu Trường THPT
Nam Sách II đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện dự án.
Qua đây, chúng cháu xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú đang làm việc tại Trung
tâm Labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm của Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải
Dương đã giúp chúng em kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm.

Cuối cùng, chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Bùi Thị Lan đã tận
tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện dự án này.

4


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Nội dung cơ bản của dự án là thực hiện quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác
thải có nguồn gốc thực vật. Quy trình được sản xuất dựa trên cơ sở khoa học của sự lên
men rượu êtylic, lên men giấm và đặc điểm sinh học của quả bồ kết.
Quy trình được tiến hành theo 4 bước cơ bản:
Bước 1:
Chọn và
xử lí
nguyên liệu

Bước 3:
Lọc sản
phẩm lên
men

Bước 2: Ủ
lên men

Bước 4:
Pha chế
thành
phẩm

Trong đó, bước ủ lên men có vai trò quan trọng trong việc tạo tính năng tẩy rửa

cho sản phẩm. Bước pha chế thành phẩm nhằm tạo bọt và tạo mùi hương thơm cũng như
tăng lượng vitamin có trong sản phẩm để bảo vệ da tay từ nguồn nguyên liệu sẵn có của
địa phương như sả, lá chanh …..
Sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật góp phần phân loại,
xử lí rác thải trong sinh hoạt, hạn chế những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường,
quy trình đơn giản, giá thành rẻ, an toàn cho người sử dụng.
Dự án “Sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật” tận dụng
được nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, sẵn có để lên men, cùng với quả bồ kết và một số
loại tinh dầu khác đã tạo nên nước rửa chén bát có hiệu quả sử dụng tốt, hiệu quả kinh tế
cao. Mặt khác, góp phần hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất trong sinh hoạt và bảo vệ
sức khỏe con người.

5


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Nước rửa bát hàng ngày rất sạch, thơm và tiện dụng, tuy nhiên thường gây tắc
đường ống dẫn nước và hố nước thải sinh hoạt gia đình chúng em còn có mùi hôi thối.
Qua tìm hiểu chúng em được biết, hầu hết các loại nước rửa chén bát đều sản xuất theo
phương pháp công nghiệp và từ các chất hóa học. Khi dư thừa thì ngoài tự nhiên không
có vi sinh vật phân giải gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó khi sử dụng còn gây dị ứng
da tay hoặc bong da tay,... Một số loại nước rửa chén bát có nguồn gốc hữu cơ được nhập
khẩu từ nước ngoài hay sản xuất trong nước cũng có giá thành khá cao nên ít được người
dân lựa chọn.
Trong cuộc sống hàng ngày những loại rác thải sinh hoạt có nguồn gốc từ thực vật
như vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả, ... khi thải ra ngoài môi trường gây hôi thối và lãng phí
nguồn nguyên liệu có thể tái sử dụng.
Từ những lí do trên và kiến thức được học trên ghế nhà trường, chúng em có suy
nghĩ: Sao mình không sử dụng những rác thải hữu cơ bỏ đi của gia đình để tạo ra loại

nước rửa chén vừa rẻ, không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn thu được kết quả như mong
đợi.
Vì vậy, chúng em quyết định nghiên cứu “Sản xuất nước rửa chén từ nguyên
thải có nguồn gốc thực vật” và đặc tính sinh học của quả bồ kết.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các nguyên liệu tự nhiên có thể tạo nước rửa chén bát trong nhà.
- Xây dựng quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật
và quả bồ kết.
- Đánh giá sản phẩm nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Tận dụng nguồn rác thải trong sinh hoạt hàng ngày để sản xuất nước rửa chén có
giá thành thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh và không hại da tay.
- Góp phần vào việc chung tay bảo vệ môi trường sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu một số tài liệu về quy trình sản xuất nước tẩy rửa [4], [5].
6


Nghiên cứu tài liệu về tiêu chuẩn an toàn đối với chất tẩy rửa [3].
Nghiên cứu một số tài liệu về quá trình lên men ở thực vật [1], [2].
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
Điều tra các loại nước tẩy rửa và thực trạng sử dụng các loại nước này ở một số xã
trong huyện Nam Sách, Hải Dương.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm
- Tính toán, xây dựng quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn
gốc thực vật.
- Thiết kế các thí nghiệm thử nghiệm sản phẩm nước rửa chén bát từ rác thải có
nguồn gốc thực vật trong các hộ gia đình.
- Đánh giá hiệu quả của nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật đối

với đời sống con người và môi trường.
1.5. Giả thuyết khoa học
1.5.1. Quá trình lên men rượu êtylic và lên men giấm
Từ cổ xưa, con người đã biết ứng dụng hoạt tính có lợi của vi sinh vật phục vụ đời
sống của mình. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, song vi sinh vật vẫn được ứng
dụng trong cuộc sống thông qua các quá trình cơ bản như lên men lactic, lên men êtylic,
lên men axit axêtic ….
Quá trình lên men rượu êtylic: Đây là quá trình chuyển hóa glucôzơ thành rượu
êtylic và CO2 đồng thời sản sinh ra một số năng lượng xác định dưới tác dụng của hệ
thống enzim của một số vi sinh vật. Tác nhân lên men rượu chủ yếu là nấm men. Cơ chất
của quá trình lên men rượu êtylic là các sản phẩm giàu glucôzơ và giàu xenlulôzơ. Quá
trình lên men gồm 2 giai đoạn: Ban đầu nhờ các nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột và
xenlulôzơ thành glucôzơ. Sau đó, nhờ nấm men glucôzơ sẽ được chuyển hóa thành rượu
êtylic. Quá trình lên men này diễn ra trong điều kiện kị khí.
Quá trình lên men giấm: Giấm có thành phần cơ bản là axit axêtic được lên men
trong điều kiện kị khí, nhờ vào vi khuẩn axêtic theo phương trình:
C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O + 117kcal
Vi khuẩn axêtic lấy năng lượng từ quá trình ôxi hóa rượu êtylic thành axit axêtic
trong quá trình lên men. Vi khuẩn axêtic có nhiều trong các loại rau quả.

7


Bởi vậy, khi vỏ các loại rau quả được ủ lên men, ban đầu sẽ hình thành rượu
êtylic. Sau một thời gian nhất định, cùng với sự có mặt của ôxi, rượu êtylic bị ôxi hóa
thành axit axêtic (giấm).
1.5.2. Khả năng tẩy rửa của axit axêtic và rượu êtylic
Giấm (axit axêtic) là một chất tẩy rửa tuyệt vời trong đời sống. Giấm có thể làm
sạch các chất béo trên các đồ dùng bằng sứ, bằng thủy tinh, trên đồ nhựa .... như chén bát,
rổ rá, bếp ga, bếp điện, lò vi sóng .... Giấm cũng được sử dụng để thay thế cho nước lau

kính bằng hóa chất hay dùng để đánh bóng đồ dùng bằng gỗ, bằng tre.

Hình 1.1. Khả năng tẩy rửa của axit axêtic
Ngoài ra khả năng tẩy rửa, giấm còn có khả năng khử mùi rất hiệu quả, nên nhiều
người đã thử nghiệm dùng giấm để lau nhà, rửa bồn cầu .... cũng cho kết quả tốt.
Rượu êtylic (còn gọi là êtanol) thường được biết đến như một chất khử trùng
trong y tế. Với hàm lượng cao, người ta còn dùng rượu êtylic để tẩy uế nơi ở một cách an
toàn. Rượu êtylic có hiệu quả chống lại các vi khuẩn, vi nấm và nhiều loại virut gây hại
khác.
1.5.3. Đặc tính sinh học của quả bồ kết:
Bồ kết là loài cây sống lâu năm, thân có gai, hạt giống hình hạt đậu. Mỗi quả có từ
10 - 12 hạt. Quả bồ kết giống quả đậu đỗ nhưng mỏng, dài 10 - 12cm, rộng 1,5 - 2cm,
thẳng hoặc hơi cong, dày lên ở các hạt. Khi còn tươi, mặt ngoài có màu xanh lam. Khi
chín quả màu vàng nâu, phơi khô quả chuyển sang màu đen. Quả bồ kết có nhiều chất xà
phòng nên được sử dụng trong nhiều hoạt động sống hàng ngày của mọi người trước thập
niên 90 của thế kỉ XX như gội đầu, tắm, giặt … và lau chùi đồ đạc trong nhà.
Bồ kết là một loài thực vật thường gặp trong huyện Nam Sách. Vì vậy, bồ kết có
thể được sử dụng để thay thế cho các loại chất tạo bọt trong các loại nước tẩy rửa an toàn.

8


Quả bồ kết tươi

Quả bồ kết khô
Hình 1.2. Quả bồ kết

Từ những cơ sở khoa học trên, chúng ta có thể tiến hành phương pháp lên men
rượu êtylic và lên men giấm từ các loại rác thải có nguồn gốc thực vật được hay không?
Khi đó chúng ta có thể phối hợp với quả bồ kết để tạo thành nước rửa chén bát có thể rửa

sạch dầu mỡ, khử sạch mùi tanh và an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, hạn chế ô
nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

9


II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
2.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC RỬA CHÉN VÀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI Ở ĐỊA
PHƯƠNG
2.1.1. Hiện trạng sử dụng nước rửa chén bát ở địa phương
Nước rửa bát là một thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó được sử dụng
thường xuyên và liên quan đến sức khỏe của con người. Các loại nước tấy rửa, ngày càng
được bày bán nhiều trên thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau, với nhiều mức giá đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có hai loại nước rửa chén bát trên thị trường. Đó là
loại nước rửa chén bát thông thường được sản xuất từ cách pha chế các loại hóa chất là
chủ yếu (tạm gọi là nước rửa chén bát hóa học) và loại nước rửa chén bát có nguồn gốc
chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là các lá cây, vỏ quả …. (gọi là nước rửa chén bát hữu cơ).

Hình 2.1. Một số loại nước rửa chén bát hóa học
Qua điều tra, chúng em nhận thấy nước rửa chén bát hữu cơ có giá thành cao
(khoảng 100000 đồng/1 lít nước rửa chén bát nhập ngoại và 60000 đồng/1 lít nước rửa

10


chén bát trong nước). Có lẽ, vì vậy mà đa số các bà con trong huyện Nam Sách đã lựa
chọn loại nước rửa chén bát có nguồn gốc hóa học để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Hình 2.2. Một số loại nước rửa chén bát hữu cơ
Để đánh giá tình hình sử dụng nước rửa bát và các loại nước tẩy rửa trong huyện

Nam Sách - Hải Dương, chúng em vẫn tiếp tục lựa chọn các hộ nông dân ở 4 xã, mỗi hộ
có 4 người với độ tuổi tương đương nhau và cả gia đình đều sinh hoạt cơm ở nhà thường
xuyên 3 bữa/ngày. Quá trình điều tra nước rửa bát, chúng em cũng đã tìm hiểu thêm việc
sử dụng thêm các loại nước tẩy rửa khác như nước lau nhà, nước rửa bồn cầu, nước lau
kính … (được gọi chung là các loại nước tẩy rửa khác). Kết quả điều tra như sau:
- Về tình hình sử dụng nước rửa chén bát hữu cơ:
Nước rửa bát thông thường chứa rất nhiều chất tẩy rửa với cơ chế chung là sử dụng
các hóa chất để tách các cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt
bát đĩa và các vật dụng khác. Mặc dù biết rằng, nước rửa chén bát hóa học hoàn toàn có
thể tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại cho sức khỏe hay có thể ảnh hưởng không tốt đến da tay
của người dùng. Hay những hóa chất còn lưu lại trên bát đĩa mỗi ngày sẽ nạp vào cơ thể
qua đường tiêu hóa và gây tích tụ lại để một ngày nào đó gây bệnh cho con người như
ung thư da, các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp … Nhưng, do thu nhập thấp cùng với
việc sử dụng các loại nước rửa chén bát hữu cơ thường ít bọt, sử dụng tiêu hao nhiều
nước tẩy rửa nên hầu như không có gia đình nào lựa chọn nước rửa chén bát hữu cơ
11


(bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng các loại nước rửa chén bát của các hộ gia đình.
Thôn – xã

Số hộ
được

Nước rửa chén bát
Nguồn gốc
Nguồn gốc tự

Các loại nước tẩy rửa khác

Nguồn gốc
Nguồn gốc tự

hóa học (hộ)

nhiên (hộ)

hóa học (hộ)

nhiên (hộ)

29

1

30

0

An Đông -

điều tra
30

xã An Bình
Phù Liễn –

35

33


1

35

0

40

38

2

40

0

33

33

0

33

0



Hồng


Phong
Hoàng
Hanh – TT
Nam Sách
An Điền –


Cộng

Hòa
- Về số lượng nước rửa bát được sử dụng:
Bảng 2.2. Lượng nước rửa chén bát được sử dụng trong một tháng
(Tính trung bình trên 1 hộ dân)
Thôn – xã

Số hộ được

Nước rửa chén bát

Các loại nước tẩy rửa khác

điều tra
30

(ml/hộ/tháng)
685

(ml/hộ/tháng)
257


An Bình
Phù Liễn, Hồng

35

655

253

Phong
Hoàng Hanh, TT

40

873

358

Nam Sách
An Điền, Cộng

33

557

225

Hòa
Tổng


138

2770

1093

An Đông,

Qua điều tra, chúng em nhận thấy một số hiện trạng sử dụng nước rửa chén bát ở
địa phương như sau:
- Sử dụng các loại nước rửa chén bát thường quan tâm đến giá cả, khả năng tẩy
rửa của các loại nước rửa chén bát; chưa thực sự quan tâm đến thành phần, nguồn gốc
12


cũng như sự ảnh hưởng của các thành phần có trong nước rửa chén bát đó đến sức khỏe
và môi trường.
- Công việc bận rộn đã làm cho quá trình rửa chén bát được rút ngắn, nhiều gia
đình chỉ tráng bát đĩa dưới vòi nước đến khi không thấy bọt xà phòng hay sờ vào hết
nhờn là được. Khi đó, những chất còn sót lại sẽ ngấm vào thức ăn ở lần tái sử dụng bát
đĩa.
- Một số gia đình còn không sử dụng nước rửa chén bát mà dùng ngay xà phòng
giặt để rửa các dụng cụ bát đĩa.
Với những tồn tại trên, các loại hóa chất còn sót lại trong quá trình tráng rửa có thể
thấm vào cơ thể gây lên hàng loạt các tổn thương như viêm gan, viêm dạ dày, túi mật …,
làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tiềm ẩn khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Từ những điều tra trên, chúng em thấy việc tạo ra một loại nước rửa chén bát hữu
cơ an toàn, thân thiện với con người và môi trường, có giá thành thấp là việc làm cần
thiết.

2.1.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt
Rác thải đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, rác thải ở các
vùng nông thôn lại càng khó giải quyết. Bởi lẽ, những người dân ở vùng nông thôn có
trình độ dân trí hạn chế nên việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ít được quan tâm.
Hơn nữa, việc quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền cho vấn đề thu gom, xử lý rác
thải ở nhiều vùng nông thôn chưa kịp thời. Nhiều nơi, các cấp chính quyền còn e ngại
trong việc xử lý và đổ rác không đúng quy định vì các mối quan hệ khác nhau…. Nhiều
vùng, nhiều thôn xóm không có kế hoạch thu gom rác hoặc thu gom chưa được kịp thời
nên rác thải được tập kết tại cổng mỗi nhà trong các túi nilon, trong các vỏ bao tải để
hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới được thu gom gây bốc mùi hôi thối. Hơn nữa, các
thôn xóm mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom rác, chưa có bất kì một thôn xóm nào có sự
phân loại hay xử lí rác. Bởi vậy, dần dần các đống rác ngày càng cao và to ra, các chất
hữu cơ bị phân hủy ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến môi trường sống ở các vùng
nông thôn.

13


Hình 2. 3. Một số bãi rác thải ở địa phương
Rác thải nông thôn hiện nay, có thể chia thành các loại như:
+ Rác thải có hữu cơ gồm các loại rác thải có nguồn gốc thực vật (như gốc rau, lá
cây, vỏ hoa quả...) và các loại rác thải có nguồn gốc động vật.
+ Rác thải có khả năng tái chế: nilon, giấy vụn, vỏ hộp, đồ thủy tinh...
+ Rác thải không có khả năng tái chế: chất thải xây dựng, ...
Trong đó, rác thải hữu cơ chiếm tỉ lệ khá lớn và là nguyên nhân chủ yếu gây nên
các mùi hôi thối.
Nếu sử dụng các loại rác thải hữu cơ có nguồn gốc thực vật làm nguyên liệu lên
men, tạo nước rửa chén bát sẽ hạn chế một lượng đáng kể lượng rác thải ra ngoài môi
trường, giảm giá thành của nước rửa chén bát hữu cơ, góp phần hạn chế ô nhiễm môi
trường.

2.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC RỬA CHÉN BÁT TỪ RÁC THẢI CÓ
NGUỒN GỐC THỰC VẬT

Bước 1:
Chọn và
xử lí
nguyên
liệu

Bước 3:
Lọc sản
phẩm lên
men

Bước 2:
Ủ lên
men

Bước 4:
Pha chế
thành
phẩm

2.2.1. Nguyên liệu
Qua nghiên cứu tài liệu, chúng em nhận thấy, quá trình lên men giấm có thể sử dụng
các loại hoa quả giàu đường và giàu xenlulôzơ. Bởi vậy, chúng em đã lựa chọn các loại
rác có nguồn gốc thực vật như các loại vỏ hoa quả tươi, cuống rau tươi, bã mía, … làm
nguyên liệu lên men tạo nước rửa chén bát.
14



Để sản xuất được 10 lít nước rửa chén bát chúng em đã sử dụng các nguyên liệu sau:
- 3 kg rác thải có nguồn gốc thực vật.
- 0,7 kg đường mía có màu nâu (hoặc 500 ml dung dịch nước rửa chén bát thô của
quá trình ủ men trước).
- 12 lít nước sạch.
- 0,5 kg quả bồ kết khô để tạo bọt và một số loại tinh dầu để tạo hương thơm.

Hình 2.4. Một số loại rác trong sinh hoạt được dùng để sản xuất nước rửa bát.
2.2.2. Vi sinh vật
- Nấm men.
- Vi khuẩn axêtic.

15


Cả hai loại vi sinh vật này thường có nhiều trong tự nhiên và trong các loại vỏ rau,
củ, quả. Tuy nhiên, để giảm thời gian lên men, chúng em đã sử dụng bánh men rượu theo
tỉ lệ 3 kg rác: 100g bánh men rượu vào giai đoạn ủ lên men rác thải.

Hình 2.5. Một số vi sinh vật được ứng dụng để sản xuất nước rửa bát.
2.2.3. Ủ lên men rác thải
Đây là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của nước rửa chén bát. Chúng
ta tiến hành như sau:
+ Rửa sạch rác vừa lựa chọn dưới vòi nước sạch (nếu rác có nhiều bùn đất bẩn).
+ Cắt nhỏ rác để quá trình lên men được thuận tiện. Trộn đều rác với lượng bánh
men đã nghiền nhỏ và cho vào thùng lên men, ủ kín trong khoảng 2 – 3 ngày cho rác thải
lên men đều, mềm.

Hình 2.6. Một số thao tác trong kĩ thuật ủ lên men để sản xuất nước rửa bát.

+ Sau thời gian ủ khô, tiến hành pha 0,7 kg đường vào 10 lít nước sạch để tạo
dung dịch đường và đổ vào thùng chứa rác đã lên men. Đậy nắp kín và để ở nơi râm mát
khoảng 40 - 45 ngày.
16


+ Dán nhãn, ghi ngày sản xuất lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo dõi thời
gian lên men.
* Lưu ý:
- Nếu rác thải là vỏ các loại hoa quả có nhiều đường hoặc bã mía chúng ta có thể giảm
lượng đường.
- Quá trình lên men ở lần sau đó, chúng ta có thể sử dụng nước rửa thô được làm từ lần
trước để thay thế cho đường.
- Trong quá trình lên men chúng ta có thể thấy bề mặt hỗn hợp ủ có một lớp màu trắng.
Theo chúng em, có thể đây là xác vi sinh vật nổi lên. Vì khi tiếp tục đậy kín lại sau vài
tuần váng trắng sẽ hết và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm lên men.
2.2.4. Lọc sản phẩm lên men
Sau thời gian ủ và lên men khoảng từ 40 - 45 ngày, thậm chí 3 tháng, tùy theo từng
loại rác thải. Nếu rác có nhiều đường, hàm lượng xenlulôzơ thấp như vỏ xoài, cuống rau
muống … thì thời gian ủ lên men ngắn (chỉ khoảng 40 - 45 ngày); Nếu rác có nhiều
xenlulôzơ như bã mía, vỏ và lá dứa … thời gian ủ lên men có thể kéo dài hơn (khoảng 60
- 90 ngày). Khi kiểm tra thấy dung dịch có mùi thơm, hơi chua đặc trưng, nguyên liệu lên
men bị phân hủy hoàn toàn, chứng tỏ quá trình ủ men đã hoàn thành.

Hình 2.7. Một số thao tác trong kĩ thuật lọc sản phẩm lên men.
Dùng vải loại bỏ phần bã thực vật và chiết ra các chai nhỏ ta được dung dịch nước
rửa bát thô. Để dung dịch sau 1 - 2 ngày để phần cặn lắng xuống rồi tách chiết lấy phần
dung dịch trong suốt phía trên và dùng để sản xuất nước rửa chén bát, nước lau kính,
nước lau nhà …. Phần dung dịch có chứa cặn bã phía dưới được dùng để rửa bồn cầu,
17



thông cống rãnh … Còn phần bã thực vật được sử dụng làm phân bón cũng có tác dụng
cải tạo đất tốt.
Yêu cầu của dung dịch thô (sau lên men): có mùi thơm (hơi chua) đặc trưng của
từng nhóm thực vật; có màu nâu sẫm hoặc vàng trong suốt (tùy từng nhóm thực vật được
lên men). Khi để lâu trong điều kiện kị khí, mở nắp lọ đựng dung dịch có hiện tượng xì
hơi và sủi bọt. Sau khoảng 7 - 8 tháng, hiện tượng xì hơi sẽ giảm.
2.2.5. Pha chế thành phẩm.
Thực tế, dung dịch tạo thành sau quá trình ủ men đã có khả năng tẩy rửa tốt. Tuy
nhiên, để có được nước rửa chén bát hoàn chỉnh và tiết kiệm hơn, phù hợp với yêu cầu
của người tiêu dùng hơn, chúng em sử dụng nước bồ kết để tạo bọt cho sản phẩm nước
rửa chén bát của mình.
* Tạo bọt cho sản phẩm nước rửa chén bát
Quả bồ kết có chứa chất xà phòng tự nhiên mà không gây độc hại cho sức khỏe
con người. Để có được dung dịch nước bồ kết pha chế cho 9 lít dung dịch lên men, chúng
em đã làm như sau:
+ Dùng 0,5 kg quả bồ kết, rửa sạch và để khô, bẻ gãy nhỏ.
+ Bẻ gãy quả bồ kết thành những đốt nhỏ và cho lên chảo rang sao cho bồ kết chín
đều, có mùi thơm. (Không để cho bồ kết bị cháy khét sẽ không còn tác dụng tạo bọt).
+ Giã nát bồ kết và cho vào nồi; đổ thêm 2 lít nước và đun sôi kĩ đến khi còn
khoảng 0,75 lít nước.
+ Để nguội, trà bồ kết để tạo bọt và vắt, lọc lấy nước.
+ Trộn 0,75 lít nước bồ kết nguyên chất với dung dịch lên men ta được nước rửa
chén bát hoàn chỉnh.
+ Cho vào bình tạo bọt, nhấn nhiều lần để tạo bọt cho nước rửa chén bát.
* Tạo hương thơm cho sản phẩm nước rửa chén bát
Mỗi người đều yêu thích một mùi hương khác nhau. Bởi vậy, chúng ta có thể tạo
hương thơm cho sản phẩm nước rửa chén bát của mình nhờ vào các loại tinh dầu có trên
thị trường. Hoặc chúng ta có thể tự làm các loại tinh dầu để bổ sung vào sản phẩm nước

rửa chén bát thành phẩm như tinh dầu sả, tinh dầu lá chanh, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu
bười …. Chỉ cần 3 - 5 ml tinh dầu tự làm/1 lít hoặc 5 - 7 giọt tinh dầu (mua trên thị
trường) sẽ làm cho nước rửa chén bát có mùi thơm theo ý thích từng người sử dụng. Ở
đây, chúng em đã chọn 2 nguyên liệu là sả và lá chanh để tạo hương thơm cho sản phẩm
18


của mình. Đây là hai loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương và có giá thành rẻ, quy trình
đơn giản.

Dung dịch lên men

Dung dịch thô

Dung dịch thành phẩm

Hình 2.8. Sản phẩm nước rửa chén bát
* Tạo hương bằng tinh dầu sả:
- Chọn những củ sả già, loại bỏ rễ và những lá héo úa. Cắt ngắn thành những đoạn
dài 4 - 5 cm và đem đập giập.
- Cho sả vào bình thủy tinh. Chọn loại rượu khoảng 38 - 40 O, pha rượu với nước
theo tỉ lệ 1 : 1, rồi đổ rượu vào bình chứa sả sao cho rượu ngập mặt sả.
- Đậy kín nắp bình, lắc nhẹ cho rượu thấm xuống và để ở nơi thoáng mát.
- Sau 3 ngày cho cả nước và sả vào máy say say nhuyễn rồi lại đổ vào bình, đậy
nắp và để 3 tuần.
- Sau 3 tuần, lọc bỏ bã, lấy phần nước ta được tinh dầu sả và dùng dần cho các đợt
tạo hương thơm của nước rửa chén bát.
Mỗi lít nước rửa chén bát, chúng ta chỉ cần bổ sung thêm khoảng 5 - 10ml tinh dầu
sả tùy theo nhu cầu của từng người.
* Tạo hương thơm bằng lá chanh.

Chúng ta có thể mua tinh dầu lá chanh trên thị trường hoặc tự làm. Nhưng một
cách đơn giản để có thể tạo hương thơm cho nước rửa chén bát mà không mất nhiều công
sức, đó là cách tạo dịch chiết từ lá chanh.
- Dùng 50 gam lá chanh và giã nát.
- Đổ 15ml nước vào và lọc loại bỏ bã, lấy 10ml nước.

19


- Pha 10ml nước lá chanh vào 1 lít nước rửa chén bát ta được dung dịch nước rửa
chén bát thành phẩm.
Chanh là loài cây thường gặp trong huyện Nam Sách, nên lá chanh không khó
kiếm tìm.
2.3. THỬ NGHIỆM TRÊN CHÉN BÁT VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC
Dung dịch nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật không có hóa chất
tạo đông, không có chất tạo bọt có thể sử dụng để rửa bát, lau nhà, rửa kính, lau chùi nhà
bếp một cách dễ dàng, an toàn. Chúng em đã thử nghiệm trên nhiều đối tượng và cho kết
quả như sau:
- Rửa chén bát có nhiều dầu mỡ và các vết trà ố lâu ngày: Ngoài đặc tính an toàn với sức
khỏe, nước rửa chén bát được sản xuất từ rác thải có nguồn gốc thực vật còn giúp khử
sạch hiệu quả mùi tanh, các vết dầu, mảng bám cứng đầu trên chén bát, đồ dùng ăn
uống….

Trước khi rửa

Sau khi rửa

Hình 2.9. Sử dụng sản phẩm để rửa chén bát
- Lau kính, lau cửa xe ô tô và các vật dụng bằng kính khác: Sử dụng nước rửa chén bát từ
rác thải có nguồn gốc thực vật để lau kính, an toàn và tiện lợi với giá thành thấp giúp

kính sạch bóng.
- Lau sàn nhà với nhiều vết ố bẩn, vết dầu mỡ động vật: Nước rửa chén bát từ rác thải có
nguồn gốc thực vật sử dụng để lau nhà có thể rửa sạch sàn nhà, giúp sàn nhà sáng bóng.
Đồng thời, lau nhà theo định kì còn có tác dụng hạn chế ruồi, muỗi xâm nhập.

20


Trước khi lau

Sau khi lau

Hình 2.10. Sử dụng sản phẩm để lau sàn nhà
- Lau bếp, bàn bếp có nhiều vết dầu mỡ và cáu bẩn lâu ngày cũng thu được kết quả bất
ngờ:

Trước khi lau
Sau khi lau
Hình 2.11. Sử dụng sản phẩm để lau bếp
- Lau rửa bồn cầu, bồn rửa mặt và các dụng cụ bằng sứ khác:
Nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật được sử dụng làm nước rửa
bồn cầu, nước rửa bồn rửa mặt … làm bề mặt bồn cầu và bồn rửa mặt sạch bóng, những
vết ố bẩn lâu ngày cũng được dễ dàng đánh bật nhờ vào hàm lượng axit tự nhiên được
hình thành trong quá trình lên men.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá tính năng và hiệu quả khi sử dụng

21



- Khả năng tẩy rửa của nước rửa chén bát được sản xuất từ rác thải có nguồn gốc
thực vật không thua kém với các loại nước rửa chén bát khác trên thị trường.
- Nhờ sự tạo bọt của chất xà phòng tự nhiên có trong quả bồ kết đã giúp nước rửa
chén bát được sản xuất từ rác thải có nguồn gốc thực vật tiết kiệm hơn khi rửa.
- Nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật không có hóa chất tạo đông,
không có chất tạo bọt, chất tạo mùi, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử
dụng; có thể nhiều tính năng sử dụng như rửa bát, lau nhà, rửa kính, lau chùi nhà bếp …
một cách dễ dàng, an toàn. Nó có thể thay thế cho nhiều loại nước tẩy rửa trong mỗi hộ
gia đình. Các hộ gia đình không còn lỉnh kỉnh nhiều loại hóa chất khác nhau để sử dụng
tẩy rửa các dụng cụ khác nhau.
3.2. Phân tích thành phần
Sau khi hoàn thành sản phẩm nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật
và thử nghiệm thành công trên nhiều dụng cụ khác nhau, chúng em đã gửi mẫu đến Trung
tâm Labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm của Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải
Dương, với tên “Nước rửa đa năng từ thiên nhiên” để đánh giá mức độ an toàn của sản
phẩm đối với người sử dụng. Kết quả thu được:
+ Về ngoại quan: Nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật ở dạng
lỏng, đồng nhất không kết tủa. Có màu nâu vàng, mùi thơm đặc trưng của các loại rau
quả lên men và tinh dầu. Khi rửa có tạo bọt nhưng với lượng không nhiều.
+ Về các chỉ tiêu chất lượng:
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu của nước rửa chén bát từ rác thải
có nguồn gốc thực vật.
Các chỉ tiêu
pH
Hàm lượng Metanol
Asen
Chì

Đơn vị


Nước rửa chén bát từ rác thải

Tiêu chuẩn

% (V/V)
mg/kg
mg/kg

có nguồn gốc thực vật
4,4
0,024
0,018
0,023

Việt Nam
6-8
0,01
1
2

Qua xét nghiệm và đối chiếu với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam về nước tẩy
rửa, chúng em nhận thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều phù hợp. Tuy nhiên, độ pH còn thấp và
hàm lượng Metanol còn cao hơn so với tiêu chuẩn quy định. Nhưng điều này không có
ảnh hưởng đến độ an toàn của nước rửa chén bát thành phẩm. Bởi lẽ, độ pH của sản
22


phẩm là hàm lượng axit axêtic (giấm ăn) tự nhiên và Metanol tự nhiên sẽ được rửa trôi
ngay sau đó. Mặt khác, độ pH và hàm lượng Metanol phụ thuộc vào việc pha chế giữa tỉ

lệ nước rửa thô (sản phẩm sau khi lên men) với lượng dung dịch bồ kết. Nên, sau khi có
kết quả kiểm tra, chúng em đã điều chỉnh tỉ lệ nước bồ kết và dung dịch nước rửa thô
(sau khi lên men) để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
3.3. Hiệu quả kinh tế
Giá thành để sản xuất ra 1 lít nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật
(lần 1):
Bảng 3.2. Chi phí sản xuất nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật.
Nguyên liệu
Rác thải có nguồn

Số lượng
0,3 kg

Đơn giá trên thị trường
0

gốc thực vật
Đường mía
0,07 kg
18 000 đồng/kg
Quả bồ kết khô
50 gam
25 000 đồng/kg
Khấu hao đồ dùng sản xuất (lọ nhựa ủ lên men ……)
Tinh dầu (sả, chanh, ….)
Tổng giá thành 1 lít nước rửa chén bát

Thành tiền
0 đồng
1 260 đồng

1 250 đồng
2 000 đồng
1 500 đồng
6 010 đồng

Ở những lần sản xuất sau, lượng đường được bổ sung vào quá trình lên men giảm,
chúng ta có thể sử dụng lượng nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật để làm
nguyên liệu mồi lên men thay cho đường nên chi phí sản xuất còn thấp hơn nữa chỉ còn
4750 đồng/lít.
Khi so sánh về giá của sản phẩm với giá thành của các loại nước rửa chén bát thị
trường, chúng em nhận thấy, 1 lít nước rửa chén bát thành phẩm rẻ hơn nhiều so với các
loại nước rửa chén bát hữu cơ được nhập khẩu từ nước ngoài (100000 đồng/lít) và các
loại nước rửa chén bát hữu cơ trong nước (60 000 đồng/ lít), rẻ hơn cả nước rửa chén bát
hóa học (25000 đồng/lít).
Khi tiến hành thí nghiệm rửa 300 bát bẩn như nhau, trong đó 100 cái được rửa
bằng nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật, 100 bát được rửa bằng nước
rửa chén bát hữu cơ khác (mua trên thị trường) và 100 chén bát bẩn được rửa bằng nước
rửa chén bát thông thường. Chúng em nhận thấy:
Bảng 3.3. So sánh hiệu quả của nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật
với các loại nước rửa chén bát trên thị trường
23


Chỉ tiêu so sánh

Lượng

nước

Nước rửa chén bát từ rác


Nước rửa chén bát

Nước rửa chén bát

thải có nguồn gốc thực

thông thường

hữu cơ khác

vật (6010đồng/lít)

(25000đồng/lít)

(60000đồng/lít)

200ml

25ml

50ml

1202 đồng

625 đồng

3000 đồng

rửa tiêu hao

Hiệu quả kinh
tế
Như vậy, để rửa sạch 100 chén bát bẩn, nếu dùng nước rửa chén bát hóa học mất
625 đồng, còn dùng nước rửa chén bát từ rác thải thực vật mất 1202 đồng. Chứng tỏ, sử
dụng nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật phải tiêu hao lượng nước rửa
nhiều hơn nên chi phí cho quá trình rửa chén bát lớn hơn so với nước rửa chén bát hóa
học là 577 đồng.
Mặc dù, phải sử dụng một lượng lớn hơn nước rửa nhưng khi sử dụng nước rửa
chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật để rửa sạch 100 chén bát vẫn có hiệu quả kinh
tế cao (chỉ mất 1202 đồng) hơn so với sử dụng nước rửa chén bát hữu cơ khác (mất 3000
đồng).
Mặt khác, việc sử dụng nước rửa chén bát từ rác có nguồn gốc thực vật còn làm
giảm chi phí thông tắc cống, thông bồn cầu sau mỗi thời gian sử dụng; giảm chi phí tái
tạo và phục hồi môi trường sống.
Sau khi rửa chén bát, dù tráng nhanh vội thì nước rửa chén bát từ rác có nguồn gốc
thực vật cũng không để lại hóa chất độc để gây bệnh cho người sử dụng nên giảm chi phí
chữa bệnh cho các hộ gia đình.

24


IV. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP
4.1. Tính mới và tính sáng tạo
Việc sản xuất nước rửa chén bát từ rác có nguồn gốc thực vật với nguyên liệu chủ
yếu là sản phẩm rau, củ, quả bỏ đi; có giá thành thấp, đã góp phần bảo vệ môi trường,
hạn chế việc sử dụng hóa chất trong sinh hoạt góp phần bảo vệ sức khỏe con người; là
sáng tạo mang tính thực tiễn, có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay khi môi
trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm, hàng loạt các loại nước rửa chén bát
không rõ nguồn gốc đang đe dọa sức khỏe con người.
Hơn nữa, sự có mặt của nước rửa chén bát từ rác có nguồn gốc thực vật trên thị

trường sẽ giúp người dân nghèo có cơ hội được sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên.
4.2. Khả năng áp dụng
Nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật có thể sử dụng trong rửa chén
bát, lau sàn nhà và các vật dụng khác trong gia đình, trong các nhà hàng - khách sạn …
thay thế cho các loại nước rửa hóa học khác, đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
Nước rửa chén bát từ rác thải có nguồn gốc thực vật có thể được sản xuất theo
phương pháp thủ công hoặc quy mô công nghiệp.
4.3. Hiệu quả
a. Kỹ thuật
Quy trình sản xuất đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, rẻ nên mọi người dân đều có
thể làm được.
b. Kinh tế
Quy trình sản xuất nước rửa chén bát từ rác có nguồn gốc thực vật đã giải quyết hai
vấn đề chính:
+ Thu gom, xử lý rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường, làm đẹp cảnh quan.
+ Tận dụng được nguồn rác thải thực vật để sản xuất nước rửa chén bát, nước lau nhà
…. với giá thành thấp và chi phí không quá cao, góp phần tiết kiệm trong sinh hoạt cho
người dân.
c. Xã hội:
- Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng;
- Nâng cao chất lượng đời sống người dân, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

25


×