Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.64 KB, 17 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thời gian thực hiện: 06 tháng (từ ngày 5 tháng 3 năm 2016 đến 5 tháng 9
năm 2016).
Quyền tự do thỏa thuận giữa các bên là yếu tố được đề cao trong hai hợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại và mua bán tài sản trong dân sự. Việc phân biệt
hai hợp đồng này dựa vào mục đích sinh lợi.
Thế nhưng, Luật thương mại 2005 điều chỉnh cả hoạt động thương mại không
vì mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân, dẫn đến sự chồng
chéo nội dung điều chỉnh. Luật thương mại chỉ cần điều chỉnh hợp đồng có mục đích
sinh lời là đủ.
Bên cạnh đó Luật Thương mại 2005, lại giới hạn quyền thỏa thuận của các bên
như phạt vi phạm, tiền lãi chậm trả....đã ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị vi phạm.
Cho nên, cần hoàn thiện các quy định trên cho phù hợp với thực tế, nhằm bảo vệ bên
bị vi phạm, phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp.
Trong các tranh chấp kinh tế phát sinh tại Tòa án, các tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện
hành về hợp đồng mua bán chồng chéo hoặc thiếu rõ ràng nên việc giải quyết của các
cấp Tòa án thiếu thống nhất.
Luận văn chỉ ra những bất cập của pháp luật hợp đồng thông qua việc phân
tích một số vụ án cụ thể từ đó làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hợp đồng
tốt hơn.

-iii-


ABSTRACT
Theme title: Rights and obligations of parties to Contracts for purchase and
sale of goods.
Implementation period: 06 months (from March 5, 2016 to September 5, 2016)
The right to freely agree between the parties is highly elements of the two


Contracts for purchase and sale of goods and Contracts for property sale and
purchase. The distinction is based on two contracts for profit.
However, Commercial law in 2005 is governing commercial activities not for
profit purposes conducted by a party in its transactions with traders, resulting
overlapped of content governing. Commercial law governing the contract for profit
purposes conducted by a party.
Besides, Commercial law in 2005, the right to freely agree between the parties
was limited fine level, interest on delayed payment....have affected of aggrieved
parties. So, to complete the above provisions to suit the reality in order to protected
the aggrieved parties, risk prevention, disputes mitigate.
Among the economic disputes arising at the courts, the number of contracts
for purchase and sale of goods is considerably big. However, the related resolutions
are not made in the same way by the courts of various levels due to the fact that the
current regulations and laws about contracts for purchase and sale of goods are either
overlapped or ambiguous.
This dissertation points out the issue by analyzing a specific cases, thereby
showing the necessity to improve them to adapt well.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2
3. Giới hạn đề tài ......................................................................................................2
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA .............5
1.1. Những vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hóa ......................................5
1.1.1. Khái quát chung về hàng hóa .....................................................................5
1.1.2. Khái quát về mua bán hàng hóa .................................................................9
1.1.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa ....................................................................10
1.1.3.1. Định nghĩa ..........................................................................................10
1.1.3.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa .......................................11
1.2. Các nguồn quy tắc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa ..........................19
1.2.1. Áp dụng pháp luật điều chỉnh ..................................................................19
1.2.2. Áp dụng tập quán .....................................................................................20
1.2.3. Áp dụng án lệ ...........................................................................................21
CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA ...................................................................................................22

-v-


2.1. Quyền và nghĩa vụ các bên trong giao kết hợp đồng .....................................22
2.1.1. Quyền và nghĩa vụ các bên trong đề nghị giao kết hợp đồng ..................22
2.1.2. Quyền chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ...........................................24
2.1.3. Thời điểm giao kết hợp đồng ...................................................................26
2.2. Quyền thỏa thuận hình thức hợp đồng............................................................27
2.3. Quyền thỏa thuận nội dung hợp đồng .............................................................30
2.4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hang hóa .....................32

2.4.1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán ....................................................32
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên mua ...................................................40
2.4.3. Quyền thỏa thuận chuyển rủi ro đối với hàng hóa ...................................44
2.4.4. Quyền thỏa thuận khi phát sinh vi phạm hợp đồng ..................................46
2.4.4.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng ..........................................................47
2.4.4.2. Phạt vi phạm ......................................................................................48
2.4.4.3. Bồi thường thiệt hại ...........................................................................49
2.4.4.4. Quyền thỏa thuận giảm giá ................................................................50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA TRONG NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................53
3.1. Thực trạng về tranh chấp trong kinh doanh thương mại ................................53
3.2. Những tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa .........................................54
3.2.1. Hình thức hợp đồng ..................................................................................54
3.2.2. Nội dung hợp đồng ...................................................................................57
3.2.2.1. Về chất lượng hàng hóa .....................................................................57
3.2.2.2. Thời điểm giao hàng của bên bán ......................................................59
3.2.2.3. Về phương thức thanh toán và tiền lãi trên số tiền chậm trả .............62
3.2.2.4. Phạt vi phạm hợp đồng ......................................................................67
3.2.2.5. Nghĩa vụ bảo hành .............................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75

-vi-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức
thực hiện việc thỏa thuận, trao đổi lợi ích với nhau. Hợp đồng cũng đóng vai trò quan
trọng trong quá trình vận hành nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự

trao đổi hàng hóa trong xã hội [20, tr.10]. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang
trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa thì chế định hợp đồng trở thành một chế định quan trọng
trong hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, trong đó có hợp đồng mua bán hàng
hóa là một trong những loại hợp đồng được giao kết, xác lập phổ biến nhất hiện nay.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng của hợp đồng mua
bán tài sản [52, tr.15] trong dân sự và do tính chất đặc trưng của hợp đồng này mà nó
được quy định trong Luật Thương mại, bởi mục đích sinh lợi là yếu tố mà một trong
các bên hướng tới trong qua trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Do đề cao mục đích
sinh lợi, nên khi ký kết hợp đồng các bên thường xem xét cẩn thận trong quá trình
thỏa thuận hợp đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thỏa thuận cũng được các bên
tuân thủ một cách chặt chẽ, nhất là về quyền và nghĩa vụ các bên.
Thực tiễn cho thấy, trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì chủ thể hợp đồng
không chỉ có bên mua, bên bán mà còn có bên thứ ba tham gia tạo nên chuỗi liên
hoàn trong các giao dịch mua bán. Do đó nếu việc thỏa thuận giao kết không rõ ràng,
thiếu chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tranh chấp khi thực hiện hợp đồng, hậu quả mà các
bên có thể phải gánh chịu có khi rất lớn, đó là thời gian, lòng tin giảm sút, thiệt hại
về tài chính,… và kéo theo nhiều hệ lụy cho các giao dịch mua bán tiếp theo, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến quyền lợi các bên, một khi các bên phải dành thời gian quá
nhiều thời gian cho việc giải quyết tranh chấp và phục hồi uy tín.
Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế chủ yếu là tranh chấp
về nội dung hợp đồng mà cụ thể ở đây là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các
bên, bởi các điều khoản chủ yếu xoay quanh việc các bên thỏa thuận quyền và nghĩa

-1-


vụ như thế nào, thực hiện ra sao và trách nhiệm pháp lý sau khi có bên không thực
hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Do đó, việc nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa
trong nước trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam là cần thiết để hạn chế tranh

chấp, góp phần giảm áp lực cho các Tòa án nói riêng và ổn định kinh tế - xã hội nói
chung. Từ những lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Quyền và nghĩa vụ các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa” để viết luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
có một số công trình nghiên cứu như: T.S Lê Minh Hùng về “Hình thức của hợp
đồng”, “Hiệu lực của hợp đồng”, 2015; T.S Lê Minh Toàn chủ biên về “Luật kinh
doanh Việt Nam”, 2009; ThS. Nguyễn Văn Hùng – ThS. Lữ Lâm Uyên về “Giải
quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo phán quyết của Tòa án”, 2015, ngoài
ra có các cuốn sách có liên quan như: “Giáo trình Luật kinh tế” của Khoa Luật kinh
tế, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007; “Giáo trình Luật thương mại” tập
2 của Đại học Luật Hà Nội, 2006. Các nghiên cứu khoa học trên đã đề cập đến nhiều
nội dung với khía cạnh khác nhau về hợp đồng, trong đó cũng có đề cập đến quyền
và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nhìn tổng thể, các nghiên cứu trên còn ở phạm vi chung hoặc ở những khía
cạnh khác nhau liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán
hàng hóa nhưng đi sâu và liên hệ thực tiễn. Do đó thông qua việc tìm hiểu, phân tích
các quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhằm đưa ra
những pháp thích hợp.
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các
kết quả nghiên cứu của các công trình đã được đưa ra nhằm nghiên cứu một cách
chọn lọc vấn đề này trong lý luận và thực tiễn.
3. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiều yếu tố, chủ thể tham gia đa dạng, phức
tạp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu về quyền và nghĩa

-2-



vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước theo pháp luật Việt
Nam và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Từ đó có những phân tích về thực
trạng những tranh chấp quyền và nghĩa vụ chủ yếu nào? Luật đã dự liệu hết quyền và
nghĩa vụ của các bên chưa? Để từ đó có những đánh giá, phân tích trên cơ sở thực
tiễn đặt ra và đưa ra những kiến nghị thích hợp.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những quy định pháp luật và thực
tiễn tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, qua
đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của pháp luật Việt Nam hiện hành
về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 đã được Quốc hội thông qua thay
thế Bộ luật dân sự 2005, nhưng Luật thương mại 2005 chưa thay thế. Tác giả cũng
mong muốn tìm hiểu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực này để góp phần hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và Luật thương mại nói
chung; qua đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thỏa thuận về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước cho phù hợp với
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung làm rõ:
- Tiếp cận những quy định hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Tiếp cận các dạng tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, thực tiễn giải
quyết các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa;
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên đây, việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở
của phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, kết hợp với việc


-3-


sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, tổng hợp để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được thực hiện theo
cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 2: Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chương 3: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
và kiến nghị.

-4-


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1. Những vấn đề chung về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1. Khái quát chung về hàng hóa
Hàng hóa, đây là hai từ xuất hiện khi con người biết dùng sản phẩm của mình
làm ra trao đổi hoặc mua bán bằng một vật ngang giá, từ đó khái niệm về hàng hóa
ra đời. Trong lịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. Khi sản xuất
càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, nhu cầu sử dụng của con người cũng
đi kèm theo. Việc trao đổi hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ người sản xuất
ra lúa thì cần cái rìu (cuốc) để cuốc đất nhưng người có rìu không cần lúa mà cần vải,
việc này buộc người có lúa phải đổi lấy vải và sau đó dùng vải để đổi lấy rìu. Nhu
cầu trao đổi càng nhiều hàng hóa thì quá trình trao đổi lòng vòng đó càng phức tạp
hơn. Chính vì vậy, người ta đã nghĩ ra tìm những vật làm trung gian cho các cuộc trao

đổi đó, đây là vật ngang giá.
Vật ngang giá đó là vật gọn nhẹ, có thể di chuyển và mang theo có thể cầm nắm
dễ dàng và thuận tiện người ta đã dùng “tiền” để làm vật ngang giá trong mua bán hoặc
trao đổi hàng hóa. Theo Mác tiền tệ là sản phẩm tự phát, tự nhiên của sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Khi nghiên cứu về tiền Mác viết: “Tiền là một vật được kết tinh, hình
thành một cách tự nhiên trong trao đổi” [10, tr.3]. Như vậy tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của tiền tệ chính là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Bên cạnh việc thừa nhận hàng hóa là sản phẩm của con người làm ra, nhằm
mục đích trao đổi hoặc mua bán đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì hàng hóa còn nhằm
mục đích đáp ứng nhu cầu của chính người làm ra nó. Cũng chính sự phát triển của
xã hội đã thúc đẩy con người làm ra hàng hóa ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn
để không chỉ phục vụ cho bản thân mà còn dùng để trao đổi, mua bán. Trong thương
mại thì hàng hóa được xem là “đối tượng có thể lưu thông” và “có tính thương mại”
bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Điều này được thể hiện tại khoản

-5-


2, Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa: “Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào
thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị”.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa, cũng là tài sản trong
mua bán dân sự. Theo Điều 163, Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản bao gồm: vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Cũng theo Điều 174 thì vật gồm có động sản
và bất động sản. Theo đó bất động sản là các tài sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình
xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng
đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định (ví
dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục địa, hải đảo…). Ngược lại động sản là những
tài sản không phải là bất động sản có thể kể tên như: tiền, ti vi, tủ lạnh, giấy tờ có
giá…có thể trao đổi, mua bán được.
Tuy nhiên cũng cần xem xét, nếu đối tượng mua bán là vật thì vật đó phải được

xác định rõ. Cụ thể ở đây là vật như thế nào? Đặc điểm vật là vật cùng loại, vật đặc
định, vật đồng bộ (Điều 179 Bộ luật dân sự 2005); kích thước, màu sắc, số lượng,
trọng lượng, thể tích của vật….để làm cơ sở khi ký kết hợp đồng và là cơ sở quan
trọng hạn chế tranh chấp.
Thông thường, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự
thường là vật đặc định hay vật cùng loại đã được đặc định hóa. Chẳng hạn khi một
người đến cửa hàng lựa chọn mua một chai nước suối hiệu “Lavie” trong số rất nhiều
chai nước suối “Lavie” thì chai nước suối chọn đã được đặc định hóa, trong khi đó
đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là vật cùng loại, hoặc có thể là vật
đặc định.
Bên cạnh đó, Điều 181 của Bộ luật dân sự năm 2005 cũng nhấn mạnh tới
một loại hàng hóa đặc biệt đó là quyền tài sản. Đây là quyền trị giá được bằng tiền
và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quyền
tài sản bao gồm:
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả như: Quyền sao chép tác phẩm;
quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; quyền cho thuê bản gốc
hoặc bản sao chương trình máy tính…

-6-


- Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu công nghiệp như: Quyền tài sản đối
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp….
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ,
quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần
vốn góp trong doanh nghiệp…
- Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản hợp pháp khác;
Quyền sử dụng đất; Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;
Khác với dân sự thì trong lĩnh vực thương mại, các bên không gọi mua bán
là tài sản mà là mua bán hàng hóa. Hàng hóa mua bán quy định trong thương mại

được giới hạn hơn so với luật dân sự. Cụ thể trước đây Luật thương mại năm 1997,
khoản 3 Điều 5 quy định: “Hàng hóa bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị
trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán”. Như vậy,
Luật thương mại năm 1997 quy định rõ những loại hàng hóa mà các bên có thể
mua bán, điều này phần nào gây khó khăn cho các bên trong quá trình giao dịch.
Chính hạn chế này nó được thay thế bởi Luật thương mại 2005, Điều 3 quy định
hàng hóa bao gồm: “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai; những vật gắn liền với đất đai”.
Nếu nhìn vào câu chữ thì hàng hóa trong Luật thương mại 2005 bao trùm mọi
loại tài sản, trừ đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định là bất động sản, có
vẻ như nhà làm luật cho rằng đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại
diện chủ sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng cho nên nó không được “làm ra”
và coi là hàng hóa đem mua bán vì mục đích sinh lợi như hàng hóa thông thường
khác. Ngược lại, hàng hóa đem ra mua bán đương nhiên phải có quyền sở hữu hợp
pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng theo quy định của pháp luật về các điều
kiện đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán.
Về điều kiện hàng hóa thì tại Nghị định số 59/2006/NĐ – CP, ngày 12/6/2006
được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 43/2009/NĐ – CP, ngày 7/5/2009 quy định chi
tiết thi hành Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh

-7-


doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định này, đòi hỏi hàng hóa phải đáp
ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đối tượng hàng hóa, tiêu
chuẩn, trang thiết bị, chủ thể kinh doanh.
Như vậy, trong giao dịch của hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên giao
dịch hàng hóa là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn
liền với đất đai nhưng phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trừ

đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định là bất động sản.
Tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn không phải lúc nào cũng đúng, thực
tế có trường hợp việc xác định đối tượng mua bán là tài sản trong dân sự hay hàng
hóa trong thương mại vẫn không dễ dàng, nhất là đối với tài sản là những vật gắn liền
với đất đai (tài sản cố định). Ví dụ trong vụ án tranh chấp giữa Công ty cổ phần lương
thực Thanh Nghệ Tĩnh và Công ty cổ phần thương mại Khánh Hà ký hợp đồng mua
bán toàn bộ số tài sản trên đất gồm 01 nhà dãy cấp 4c, tường gạch, 12 gian lợp ngói
có diện tích sử dụng là 167,4m2; 01 dãy nhà cấp 4c hướng Đông, tường gạch, lợp
ngói máy 5 gian, có diện tích 70,4m2, 01 dãy nhà cấp 4c hướng Bắc, tường gạch, lợp
tôn kẽm 5 gian có diện tích 160m2…. Tòa án cấp sơ thẩm ghi tên vụ án là “Tranh
chấp hợp đồng mua bán tài sản” [14] và áp dụng luật dân sự để giải quyết. Trong vụ
án này, việc mua bán giữa các bên có mục đích sinh lợi, đối tượng mua bán là hàng
hóa cho nên cấp Giám đốc thẩm đã hủy án vì việc áp dụng Luật không đúng, lẽ ra
phải áp dụng Luật thương mại mới đúng.
Bên cạnh đó, trong hoạt động thương mại thương nhân còn mua bán quyền về
tài sản, tiền, giấy tờ có giá như phần vốn góp vào Công ty, ngoại tệ cũng được coi là
hàng hóa. Cụ thể trong Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết vụ việc dân sự Luật
thương mại 2005 của Tòa án nhân dân tối cao thì: “…từ nay việc mua bán ngoại tệ,
mua bán phần vốn góp trong các Công ty cũng đều là mua bán hàng hóa và cũng được
điều chỉnh bằng LTM năm 2005” [45, tr.8], khi có tranh chấp thì Tòa án cũng mặc
nhiên thừa nhận là “hàng hóa” và áp dụng Luật thương mại để giải quyết.
Ngoài ra còn loại hàng hóa khác đó là cổ phiếu, trái phiếu. Hiện nay do sự phát
triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và thực tế những vụ tranh chấp về mua

-8-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1]. Bộ luật Dân sự Pháp (2005, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

[2]. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2016), Chỉ thị số 04/2016/CT - CA, ngày
30/5/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường công tác
phát triển và công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử.
[3]. Chính phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ – CP, ngày 12/6/2006 được sửa
đổi bổ sung tại Nghị định số 43/2009/NĐ – CP, ngày 7/5/2009 quy định chi tiết
thi hành Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện.
[4]. Chính phủ (2007), Nghị định số 39/2007/NĐ-CP, ngày 16/03/2007 của Chính
phủ quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên
không phải đăng ký kinh doanh.
[5]. Nguyễn Thị Dung (2008), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư –
những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thị Dung (2014), Hướng dẫn môn học Luật Thương mại, tập 2, NXB
Lao Động, Hà Nội.
[7]. Đỗ Văn Đại (2010), Tuyển tập các Bản án, Quyết định của Tòa án Việt Nam về
Trọng tài thương mại, NXB Lao động, Hà Nội.
[8]. Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9]. Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
trong pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[10]. Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn (2007), Tài chính tiền tệ, Học viện công
nghệ Bưu chính Viễn Thông, Hà Nội.
[11]. Bùi Xuân Hải (2012), “Tập hợp một số bài viết của nhiều tác giả đã đăng trên
các tạp chí”, tr. 1-127.

-75-


[12]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết 01/2005/NQHĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định

chung” của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
[13]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2009), Quyết định số
03/2009/KDTM-GĐT, ngày 9/4/2009 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
[14]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Quyết định số
07/2012/KDTM - GĐT, ngày 31/5/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
[15]. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013), Quyết định giám đốc thẩm
số 07/2013/KDTM-GĐT, ngày 15/03/2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
[16]. Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
[17]. Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
[18]. Nguyễn Văn Hùng, Lữ Lâm Uyên (2015), Giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại theo phán quyết của Tòa án, NXB Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh.
[19]. Lê Văn Hưng, Nguyễn Triều Hoa, Trần Huỳnh Thanh Nghị, Dương Mỹ An
(2007), Giáo trình luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[20]. Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc
tế, nhận diện tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia.
[21]. Liên hiệp quốc (1980), Công ước của Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc
tế, thông qua ngày 11/4/1980.
[22]. Đoàn Đức Lương (2005), “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế những bất
cập dưới gốc độ thực tiễn áp dụng”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, (26), tr. 23-27.
[23]. Nguyễn Thị Mơ (2005), Sửa đổi luật thương mại Việt nam năm 1997 phù hợp
với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

-76-



[24]. Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), “Về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng
và bồi thường thiệt hại vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt
động thương mại”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr.26.
[25]. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nội.
[26]. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015
[27]. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
[28]. Quốc hội (1997), Luật thương mại 1997.
[29]. Quốc hội (2005), Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[30]. Quốc hội (2007), Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, ngày
21/11/2007.
[31]. Quốc hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày
17/11/2010.
[32]. Quốc hội (2011), Luật đo lường số: 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
[33]. Quốc hội (2012), Luật giá 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012.
[34]. Quốc hội (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
[35]. Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người
tại Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội.
[36]. Lê Thị Thanh (2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Tài Chính, Hà Nội.
[37]. Lê Minh Toàn (2009), Luật kinh doanh Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[38]. Tòa án nhân dân Quận 10 (2013), Bản án số 10/2013/TLST - KDTM, ngày
09/01/2013 của Tòa án nhân dân Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh.
[39]. Tòa án nhân dân huyện Long Hồ (2013), Bản án số 03/2013/HDTM - ST, ngày
03/4/2013 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
[40]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2015), Bản án số 09/2015/KDTM - PT, ngày
23/11/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
[41]. Tòa án nhân dân huyện Long Hồ (2016), Bản án số 15/2016/KDTM - ST, ngày
14/03/2016 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

-77-



[42]. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Công văn số 244/TANDTC - KHXX, ngày
05/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về lãi suất quá hạn.
[43]. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (2007), Quyết định số 195/2007/KDTM
- PT, ngày 09/10/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
[44]. Tòa án nhân dân huyện Long Hồ (2015), Quyết định số 01/2015/QĐST - KDTM,
ngày 30/03/2015 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
[45]. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết vụ việc
dân sự Luật thương mại 2005, Hà Nội
[46]. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Tài liệu tập huấn về giải quyết tranh chấp
thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[47]. Tòa án nhân dân tối cao, Trao đổi nghiệp vụ năm 2012, Hà Nội.
[48]. Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa
án năm 2014, Hà Nội.
[49]. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa
án năm 2015, Hà Nội.
[50]. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2013), Tài liệu Hội nghị Thẩm phán, Vĩnh Long.
[51]. Nguyễn Hợp Toàn (2012), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
[52]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật thương mại tập 2, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
[53]. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Một số vấn đề lý luận về luật kinh tế, NXB Thống
kê, Hà Nội.
[54]. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tài liệu tập huấn Công tác kiểm sát các vụ
án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động năm 2015, tập 1, Hà Nội.
Trang mạng
[55]. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), “VKSND tối cao rút kinh nghiệm vụ án
kinh doanh thương mại có vi phạm bị cấp phúc thẩm xử hủy án”,
< Truy cập ngày 5/7/2016.


-78-


[56]. Bùi Khánh Vân, “Thương lái: Mắt xích không thể thiếu của chuỗi cung ứng gạo
Việt Nam”,
< />%E1%BA%AET_X%C3%8DCH_KH%C3%94NG_TH%E1%BB%82_THI%E1%
BA%BEU_C%E1%BB%A6A_CHU%E1%BB%96I_CUNG_%E1%BB%A8NG_G
%E1%BA%A0O_VI%E1%BB%86T_NAM>, truy cập ngày 11/7/2016.

-79-



×