Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thực tiễn, chứng minh Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.93 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Một số từ viết tắt trong bài :
- NSNN : Ngân sách nhà nước

1


MỞ ĐẦU
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” Nguồn thu cho ngân sách nhà
nước (NSNN) là các khoản thu từ thuế, lệ phí, từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, vay nợ,
viện trợ, đóng góp của công chúng,… Do đó, việc công khai trong hoạt động NSNN là rất
quan trọng, đảm bảo việc sử dụng NSNN đúng mục đích, đúng trình tự, thủ tục, tránh tình
trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Việc công khai cũng chính là việc hiện thực hóa quyền
giám sát của công dân với những công việc quan trọng của đất nước, mà cụ thể là hoạt động
sử dụng NSNN của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền..
“Đề 2 :
Thế nào là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách? Nguyên tắc công khai có ý
nghĩa như thế nào? Bằng cách phân tích các quy định và liên hệ thực tiễn, chứng minh Luật
Ngân sách nhà nước năm 2015 đã thể hiện tốt hơn nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân
sách nhà nước.”

NỘI DUNG

I – Các vấn đề lí luận về nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách :

1. Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách :
Khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã quy định rõ : “Ngân sách nhà nước
được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công


bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước các cấp.”
Công khai có nghĩa là để cho mọi người biết, không giữ kín. Minh bạch là làm cho mọi
việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu, sáng sủa, không thể nhằm lẫn được. Quản lý ngân sách đòi hỏi
phải công khai, minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người

2


nộp thuế cho Nhà nước. Việc Nhà nước có đảm bảo trách nhiệm trước dân về huy động và sử
dụng cácnguồn thu hay không phụ thuộc nhiều vào tính minh bạch của ngân sách. Điều này
cũng rất quan trọng đối với nhà tài trợ, những người hiển nhiên sẽ không hài lòng nếu sau khi
hỗ trợ tài chính cho một quốc gia lại không có đủ thông tin về việc sử dụng nó vào đâu, như
thế nào? Những nhà đầu tư cũng cần có sự minh bạch về ngân sách để có thể đưa ra các quyết
định đầu tư, cho vay...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2012) : “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin
chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định.”
Công khai ngân sách là việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin tài chính
như : số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách; tình hình thực hiện ngân sách và
quyết toán; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (trừ số liệu chi tiết, báo
cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia) của các dự toán ngân
sách theo từng lĩnh vực. Việc công khai được thực hiện thông qua những hình thức pháp luật
quy định như : công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;….
Việc gửi các báo cáo quyết toán NSNN các cấp, báo cáo quyết toàn tài chính của các đơn vị
dự toán NSNN, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo chế
độ báo cáo tài chính và kế toán hiện hành.


2. Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách :
Nguyên tắc công khai minh bạch chính là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt
động ngân sách. Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà
nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình
quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp
của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí.

3


Việc thực hiện Luật NSNN đã tạo khuôn khổ pháp lý về quản lý NSNN thống nhất theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính sách thu ngân sách, định mức phân bổ chi NSNN, các
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NSNN do Trung ương thống nhất ban hành, áp dụng
trong phạm vi cả nước, thu ngân sách được tập trung vào Kho bạc Nhà nước và thực hiện phân
cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo Luật định.
Dự toán ngân sách được xây dựng từ cơ sở, được tổng hợp trình Quốc hội, HĐND các cấp
ở địa phương xem xét, quyết định. Do vậy, đã đảm bảo quản lý NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu
quả, công khai minh bạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chi an sinh xã hội, đầu tư cho
kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tích cực; đảm bảo quốc phòng, an ninh.
II – Nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách nhà nước theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước 2015.

1. Các quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 về nguyên tắc công khai ngân
sách nhà nước.
Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
25/6/2015 (Luật Ngân sách nhà nước năm 2015), có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017
đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng với mục tiêu là nâng cao tính minh bạch, dân
chủ và công khai trong công tác quản lý NSNN; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân

sách; nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính - NSNN bảo đảm thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí,... Theo đó, các quy định về công khai minh bạch ngân sách đã có những sửa
đổi, bổ sung rõ ràng, minh bạch hơn. Cụ thể :

• Đối tượng công khai :
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật NSNN 2015, đối tượng công khai ngân sách nhà
nước bao gồm :

-

Dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
Dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước;
Quyết toán ngân sách nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn;

4


- Dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán ngân sách,
các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Theo quy định trên, các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức
được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có
nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập
theo quy định của pháp luật phải thực hiện công khai số liệu thu - chi ngân sách.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 15, Luật NSNN đã bổ sung việc công khai thủ tục ngân sách
nhà nước. Theo đó các cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện hoạt
động công khai các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn
lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước.


• Nội dung công khai :
Nội dung công khai ngân sách nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 15 gồm :

- Số liệu và báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện ngân

-

sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước;
Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo
thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia.

Về nội dung công khai, Luật NSNN 2015 đã bổ sung một số quy định về nội dung :
Thứ nhất, công khai dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội giám sát công tác quản lý ngân
sách từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đồng thời với việc công khai dự toán ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp giúp cho công tác công khai minh bạch ngân sách phù hợp với thông lệ
Quốc tế, đặc biệt là Chỉ số Ngân sách mở (OBI) của Tổ chức Quan hệ đối tác ngân sách quốc
tế IBP, yêu cầu cao việc công khai ngân sách từ khâu dự thảo ngân sách trình Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp.

5


Thứ hai, công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách, cùng với báo cáo thuyết minh,
giải trình ngân sách. Việc bổ sung thêm nội dung công khai tình hình thực hiện ngân sách giúp
cho việc theo dõi thông tin công khai được liên tục từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và
quyết toán ngân sách; đồng thời, các báo cáo thuyết minh về dự toán, thực hiện dự toán và

quyết toán ngân sách đi kèm với số liệu công khai ngân sách, giúp cho việc công khai gắn với
minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử
dụng ngân sách nhà nước.
Thứ ba, kết quả thực hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán: Việc công khai báo cáo kết
quả kiểm toán, cũng như kết quả thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán giúp cho việc thực
hiện các khuyến nghị kiểm toán được nghiêm túc và tăng cường giám sát của người dân đối
với việc thực hiện các khuyến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước.

• Hình thức công khai :
Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công
bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm;
thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang
thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với công khai thủ tục ngân sách, việc công khai được thực hiện bằng các hình thức
niêm yết tại nơi giao dịch và công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan.

• Thời gian công khai ngân sách :
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 Luật NSNN 2015, thời gian công khai ngân
sách nhà nước đã được rút ngắn so với quy định của luật cũ :

- Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm
việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội

-

đồng nhân dân.
Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo
quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm

6



toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải
được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành. (thay vì quy

-

định 60 ngày như cũ).
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng quý, 06 tháng phải được công

-

khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 06 tháng.
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai khi Chính
phủ trình Quốc hội vào kỳ họp giữa năm sau.
• Trách nhiệm công khai ngân sách :

Bộ Tài chính thực hiện công khai những nội dung theo quy định đối với ngân sách nhà
nước và ngân sách trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai hoặc giao Sở
Tài chính thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với ngân sách cấp tỉnh và địa
phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện công khai hoặc giao cho Phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện thực hiện công khai các nội dung theo quy định đối với ngân sách cấp huyện. Uỷ
ban nhân dân cấp xã thực hiện công khai các nội dung ngân sách xã và các hoạt động tài chính
khác ở xã.
Nguyên tắc công khai ngân sách còn được đề cập đến trong hoạt động giám sát ngân sách
nhà nước của cộng đồng. Theo đó, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước thuộc một
trong những nội dung của hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.
“Điều 16. Giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng :
1. Ngân sách nhà nước được giám sát bởi cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Nội dung giám sát ngân

sách nhà nước của cộng đồng gồm:
a) Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
c) Việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng.”

7


2. Thực tiễn thực hiện hoạt động công khai ngân sách nhà nước hiện nay
Việc công khai ngân sách theo quy định của Luật NSNN 2015 bước đầu đã phát huy được
tác dụng; công tác kiểm tra nội bộ, cấp trên với cấp dưới được tăng cường và từng bước phát
huy vai trò giám sát của các đoàn thể, quần chúng nhân dân, người lao động, đã góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống
tham nhũng. Đồng thời, đã tạo được kênh thông tin quan trọng phục vụ cho việc phân tích,
đánh giá, nghiên cứu về tài chính – ngân sách của các tổ chức, cá nhân, được các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước ủng hộ.
Kết quả khảo sát ngân sách của Việt Nam cho thấy : chỉ số công khai ngân sách mở của
Việt Nam công bố cho năm 2015 (OBI2015) là 18 điểm trên tổng điểm 100. Mức điểm này
gần như không thay đổi so với đánh giá năm 2012 (19 trên 100 điểm) và thấp hơn khá nhiều
so với mức trung bình toàn cầu (45 điểm). Điều này cho thấy công chúng được cung cấp ít
thông tin về ngân sách. Tuy nhiên, so sánh với các nước trong khu vực, mức độ minh bạch
ngân sách của Việt Nam cao hơn Trung Quốc, Campuchia, Myanma nhưng thấp hơn nhiều
nước Đông Nam Á khác như Philipin, Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan, trong đó đặc biệt
Philipin đạt mức minh bạch tốt đáng kể (65 điểm).
Điểm xếp hạng ba trụ cột của xếp hạng công khai ngân sách của Việt Nam có những thay
đổi đáng ghi nhận. Sự tham gia của công chúng đối với các vấn đề ngân sách đạt 42/100 điểm
thứ hạng và ở mức độ hạn chế. Tuy nhiên, ở trụ cột này, Việt Nam xếp cao hơn mức trung bình
25 điểm của toàn cầu và tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,
Inđônêxia, Malaixia.

Về trụ cột giám sát về ngân sách của cơ quan lập pháp và kiểm toán, Việt Nam được đánh
giá là đầy đủ với điểm 61/100 điểm xếp hạng đối với cơ quan lập pháp và 75/100 điểm thứ
hạng đối với cơ quan kiểm toán. Trong 8 tài liệu ngân sách chủ chốt cần được công khai, trong
kỳ OBI2015, Việt Nam đã công bố thêm Tài liệu Ngân sách dành cho công dân và tăng tính
phức hợp của báo cáo ngân sách trong kỳ (báo cáo quý). Tuy nhiên, Dự thảo dự toán ngân
sách vẫn chưa được công bố. Hơn nữa, báo cáo giữa kỳ (6 tháng) vẫn chưa được coi là Báo
cáo giữa kỳ theo thông lệ quốc tế vì chưa có các thông tin định lượng về dự báo kinh tế vĩ mô
và dự báo tài chính cho giai đoạn tiếp theo của kỳ ngân sách. Báo cáo kiểm toán nhà nước

8


công bố chậm hơn quy định của thông lệ quốc tế (không muộn hơn 18 tháng kể từ khi kết thúc
năm tài chính).
Luật Ngân sách nhà nước đã phân định rõ vai trò, quyền hạn giữa Quốc hội và HĐND các
cấp; quy định rõ, công khai, minh bạch việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa ngân
sách Trung ương và ngân sách địa phương; quy định rõ trách nhiệm và nâng cao quyền chủ
động, trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách của các bộ, địa phương, đơn vị sử dụng ngân
sách. Việc công bố công khai số liệu thu, chi ngân sách nhà nước ngày càng được tăng cường.
Ngoài việc quy định công bố công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đã
được Quốc hội và HĐND các cấp quyết định, phê chuẩn, còn mở rộng nội dung công khai
ngân sách và kinh phí của các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí; công khai các
quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân
dân; các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước; công khai
các khoản hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho các cá nhân, dân cư…
Việc công khai quy trình ngân sách, công khai dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán
ngân sách, công khai kết quả kiểm toán ngân sách hàng năm cũng được đẩy mạnh. Dự toán
ngân sách được công khai từ các định hướng chính sách ngân sách của Nhà nước đối với năm
lập dự toán ngân sách; công khai số liệu dự toán sau khi được Quốc hội và HĐND các cấp phê
duyệt. Theo đó, hàng quý, Bộ Tài chính thực hiện công khai số liệu ngân sách nhà nước theo

mẫu báo cáo thống kê tài chính Chính phủ. Số liệu về thực hiện ngân sách hàng năm được
công khai 2 lần, lần thứ nhất vào thời điểm tháng 11 của năm đó và lần thứ 2 vào thời điểm
tháng 5 của năm sau. Các số liệu quyết toán ngân sách và báo cáo kiểm toán cũng được công
khai theo quy định. Bên cạnh đó, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng,
nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những nội dung công khai ngân sách của các cấp
ngân sách được in thành ấn phẩm hoặc đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
là trên chính những trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, của các tỉnh thành phố, trực
thuộc trung ương,…
Đặc biệt, Luật NSNN 2015 đã bám sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013, đó
là: “NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà
nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch,
đúng pháp luật. NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân

9


sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi
NSNN phải được dự toán và do luật định”. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại điều 70, đó
là: Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ
các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính
phủ; quyết định dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán
NSNN.
Có thể thấy, sự ra đời của Luật NSNN 2015 nhấn mạnh tính công khai, minh bạch của
NSNN và vai trò của giám sát NSNN. So với Luật NSNN năm 2002, các quy định trong luật
2015 có riêng Điều 15 để quy định về nội dung, hình thức, thời hạn công khai quá trình lập dự
toán, dự thảo ngân sách, dự toán, chấp hành, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN. Luật
NSNN 2015 đã luật hóa các vấn đề liên quan đến công khai, minh bạch ngân sách; công khai,
minh bạch được xem là một trong nguyên tắc quản lý ngân sách (điều 8), và đặc biệt, việc
công khai được nhấn mạnh tại điều 15 “Công khai ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách

nhà nước của cộng đồng”. Điều 15 thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai,
phạm vi công khai, hình thức công khai và trách nhiệm phải thực hiện công khai. Điều đó
chứng tỏ được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong các toàn bộ các khâu của quy trình
ngân sách, bao gồm cả lập dự toán và chấp hành dự toán, cũng như trong kiểm tra, thanh tra,
giám sát việc chấp hành ngân sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công khai,
minh bạch NSNN là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả của NSNN và tăng cường khả năng
giám sát của cộng đồng và giảm lãng phí, kém hiệu quả do sự tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của
các đơn vị sử dụng ngân sách gây ra.
Tuy nhiên, Luật mới có những ưu điểm, nhưng việc thực thi luật mới bước đầu vẫn gặp
những trở ngại, bất cập. Công tác công khai ngân sách vẫn còn nhiều những bất cập. Hạn chế
chủ yếu vẫn là các số liệu thống kê, công khai còn hạn chế. Hiện nay, các quy định của pháp
luật mới chỉ dừng lại ở việc quy định về nội dung công khai, đối tượng công khai, trách nhiệm
công khai, thời hạn và hình thức công khai mà chưa chú trọng đến chất lượng của công khai.
Điều này dẫn đến tình trạng các đối tượng, mặc dù không công khai số liệu sai sự thật do đã có
chế tài xử lý với hành vi này, nhưng lại công khai những số liệu chung chung, chưa cụ thể,
nhiều số liệu còn nhập nhằng.

10


Công tác công khai hoạt động ngân sách vẫn chưa tạo được những hiệu quả thực tế thật sự
ấn tượng, chưa tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các đơn vị sử dụng
ngân sách, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ sử
dụng ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do công tác công khai ngân sách mới chỉ dừng lại ở
việc công khai số liệu mà chưa gắn với việc kiểm tra, thanh tra, chất vấn, làm rõ những số liệu
chưa rõ ràng, phát hiện những sai phạm và xử lí theo các quy định của pháp luật.

3. Một số đề xuất kiến nghị :
Pháp luật mới ban hành tức là còn cả một chặng đường dài để thử thách và xem xét hiệu
quả thực hiện. Để Luật NSNN 2015 nói chung và các quy định về nguyên tắc công khai ngân

sách nhà nước nói riêng được đảm bảo thực thi có hiệu quả, Quốc hội, Chính phủ và các cơ
quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xây dựng và ban hành thêm các văn bản hướng dẫn. Xem
xét các văn bản đã cũ nhưng vẫn còn hiệu lực, liệu các quy định đó còn thích hợp hay không?
Có tương thích với quy định của luật mới hay không?
Để nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch ngân sách nhà nước, cần :
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy trình ngân sách, nhất là các thủ tục nộp cũng như thanh
toán ngân sách đơn giản hơn, rõ ràng, tránh chồng chéo, gắn quyền hạn với trách nhiệm, nhất
là trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu được giao giải quyết công việc.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống kế toán nhà nước hoàn chỉnh và sát với thông lệ quốc tế để
sử dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phân loại ngân sách hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế
nhằm phục vụ tốt hơn trong tổ chức quản lý ngân sách như công tác công khai, minh bạch và
hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cơ chế luật pháp cần phải hướng tới việc điều chỉnh việc chi tiêu, mua sắm của
Chính phủ. Việc nâng cao chất lượng chi tiêu của Chính phủ sẽ góp phần tích cực nâng cao
chất lượng hoạt động tài chính, ngân sách, tạo dựng và củng cố lòng tin của nhân dân. Cơ chế
giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng là một quy định mới, quy định này cần được thực
hiện, phổ biến triệt để đối với tất cả các cấp ngân sách. Cần gắn chặt công tác công khai hoạt

11


động ngân sách với hoạt động chất vấn, kiểm tra, giám sát, để tăng cường hiệu quả thực tế của
công tác công khai ngân sách.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy chế công khai tài chính –
ngân sách trong các tầng lớp nhân dân để người dân hiểu biết về tình hình công khai ở địa
phương, từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng ngân sách nhà
nước…

KẾT LUẬN

Do bản chất của NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức, cá
nhân. Nguồn thu của NSNN được hình thành chủ yếu từ việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp của
các tổ chức, cá nhân theo luật định. Chi của NSNN lại chủ yếu phục vụ cho việc cung cấp
hàng hoá công cộng và thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước. NSNN có tác động và chi
phối mạnh mẽ đến các mặt hoạt động xã hội thậm chí đến từng gia đình thông qua việc nhận
lương của công chức nhà nước, phúc lợi công cộng và các khoản an sinh xã hội. Chính vì vậy
khi quyết toán phải đảm bảo tính công khai minh bạch để có sự tham gia kiểm soát đối với
hoạt động ngân sách. Công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách là biện pháp quan
trọng hàng đầu để ngăn ngừa tham nhũng. Để quyết toán NSNN của một quốc gia đảm bảo
tính minh bạch, pháp luật cần có những quy định điều chỉnh nguyên tắc công khai minh bạch
trong hoạt động quản lí NSNN, đòi hỏi cơ quan nhà nước, các đối tượng sử dụng ngân sách
nhà nước thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân
sách nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, phung phí, nhất là ở các đơn vị sử dụng ngân
sách.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Luật Ngân sách nhà nước 2002.
Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung 2012).
Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước 2016 (Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB CAND)
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành


một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 Hướng dẫn thực hiện công khai ngân
sách nhà nước đối với các cấp ngân sách.
7. Minh bạch và công khai trong quản lý NSNN (Báo Điện tử Bình Phước Online số ra ngày
20/10/2015).
8. Công khai, minh bạch ngân sách nhà nước (Thời báo Tài Chính số ra ngày 07/04/2015 –
PV. Hồng Trâm)

9. Công bố báo cáo chỉ số công khai ngân sách 2015 (OBI 2015) (Trung tâm phát triển và
hội nhập CDI Việt Nam).
10. Một nền tài chính công minh bạch và hiểu quả theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015
(PGS. TS. Phạm Thị Giang Thu - Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Dân chủ & Pháp
luật)
11. />12. />
13. Và một số trang web, tạp chí online khác.

13



×