Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.61 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
BLTTDS – Bộ luật tố tụng dân sự
VADS – Vụ án dân sự

1


MỞ ĐẦU
Đương sự là một khái niệm pháp lý đặc thù của lĩnh vực tố tụng tại Tòa án dân sự
nói riêng cũng như ngành Tòa án nói chung. Trong vụ án dân sự, đương sự là một chủ
thể quan trọng, không thể thiếu. Đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm : nguyên
đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặc dù cùng được gọi với khái
niệm chung “đương sự” nhưng mỗi trường hợp đều có những quy định pháp luật về
quyền, nghĩa vụ và tư cách tố tụng khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật mới nhất hiện
nay – Bộ luật tố tụng dân sự 2015, em xin chọn đề bài số 6 : “Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015”
làm nội dung bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự theo quy định
của BLTTDS năm 2015 :
1. Khái quát về đương sự trong vụ án dân sự :
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể không thể thiếu.
Theo từ điển tiếng Việt “đương sự” (1) được hiểu “là người, là đối tượng trong một sự
việc nào đó được đưa ra giải quyết”. Như vậy theo nghĩa chung nhất thì đương sự chi
là người, là đối tượng trong một vụ việc nào đó được đưa ra giải quyết trong cuộc
sống hàng ngày.
Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người
đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có



1 Theo từ điển tiếng Việt ( />
2


tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện
pháp lý nào đó.
Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định :
“ Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn,
bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu
giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự :
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham gia tố
tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án dân sự có thể là do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác
hoặc theo yêu cầu của tòa án. Khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 xác
định:“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không
khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và
được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể là người có yêu cầu độc lập, họ
được tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình, tách riêng, độc lập và
không phụ thuộc với những yêu cầu của đương sự khác tham gia tố tụng. Thường

những người này cho rằng đối tượng hay phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn,
bị đơn là thuộc về mình. Cũng do đặc điểm này mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có đủ điều kiện pháp lý để kiện VADS riêng, song do vụ án phát sinh giữa
3


nguyên đơn và bị đơn, nên việc tham gia vào VADS giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn trong việc Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan còn có thể là người có yêu cầu không độc
lập, ở đây họ không được tự mình yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích cho mình, yêu cầu
phụ thuộc vào việc tham gia tố tụng, vào yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn. Chính
vì vậy, họ không thể khởi kiện riêng để Tòa án giải quyết quyền lợi cho riêng họ.
3. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan :
Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định theo
điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể :
“1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này;
b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với
bên bị đơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập
này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy
định tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án
chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có quyền khởi kiện vụ án khác.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên
đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều
71 của Bộ luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn
hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ
luật này.”

Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có đầy đủ các
quyền, nghĩa vụ của đương sự khi tham gia vào vụ án dân sự được quy định đầy đủ tại
4


Điều 70 của Bộ luật này. Quyền và nghĩa vụ của đương sự được thể hiện trong các
lĩnh vực như sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước
tòa án; quyết định quyền, lợi ích của mình trong tố tụng dân sự; thi hành bản án, quyết
định của tòa án, thực hiện các yêu cầu của tòa án; khiếu nại, tố cáo các hành vi trái
pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tố tụng. Việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có
ý nghĩa nhất định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Bên cạnh đó, tùy vào vị trí tố tụng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là
người có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị
đơn mà họ cũng có các quyền và nghĩa vụ riêng. Theo quy định tại Điều 73 BLTTDS,
nếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà yêu cầu độc lập này
có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền , nghĩa vụ tương tự như nguyên
đơn (quy định tại Điều 71). Họ còn có quyền khởi kiện vụ án khác nếu yêu cầu độc
lập của họ không được tòa án chấp nhận để giải quyết trong một vụ án. Trong trường
hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn
hoặc chi có quyền lợi thì có quyền và nghĩa vụ tương tự như nguyên đơn; nếu tham
gia tố tụng cùng với bên bị đơn hoặc chi có nghĩa vụ thì có quyền và nghĩa vụ tương
ứng với bên bị đơn.
4. Việc xác định tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan :
Việc xác định tư cách của một chủ thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
thể dựa vào những đặc điểm sau:
- Về thời điểm tham gia tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
vào VADS đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình;
- Kết quả giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn của Tòa án có thể ảnh

hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Họ có thể bảo vệ lợi ích của mình bằng cách đưa ra yêu cầu độc lập hoặc không
đưa ra yêu cầu độc lập, đứng về phía nguyên đơn hoặc đứng về phía bị đơn để
chống lại đương sự phía bên kia.
5


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người tham gia tố
tụng có yêu cầu độc lập trước tòa án. Theo quy định tại Điều 201 BLTTDS 2015 thì
yêu cầu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án được coi là có yêu cầu
độc lập khi :
- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
- Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
- Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể vể người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan không có yêu cầu độc lập. Nên dựa vào các quy định có liên quan đến người
có quyền lợi, nghĩa vụ luên quan có thể thấy người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
không có yêu cầu độc lập là người tham gia tố tụng dân sự đứng về phía nguyên đơn
hoặc bị đơn và họ không có yêu cầu tố tụng trước Tòa án. Như vậy, việc xác định tư
cách tố tụng của họ phụ thuộc vào việc bên nguyên đơn hay bị đơn có yêu cầu hoặc
phụ thuộc vào tòa án.
II – Đánh giá các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự :
1. Thực trạng quy định của pháp luật về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trong tố tụng dân sự :
BLTTDS 2015 ra đời thay thế cho BLTTDS 2011 đã đáp ứng được các yêu cầu
thực tiễn của đời sống kinh tế – xã hội và các yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế.
Trước tiên là các quy định về đương sự trong vụ án dân sự của BLTTDS 2015 đã
phân tách rõ ràng hai khái niệm “đương sự trong vụ án dân sự” và “đương sự trong

việc dân sự”, đây là điểm mới cơ bản của BLTTDS 2015 so với quy định chung
chung về đương sự trong các văn bản pháp luật cũ. Việc phân định rõ 2 khái niệm như
trên giúp Tòa án có thể xác định rõ tư cách của đương sự nói chung cũng như tư cách
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng khi tham gia tố tụng và bảo đảm
cho đương sự bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
6


BLTTDS 2015 quy định rõ ràng hơn một số quyền và nghĩa vụ của người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan, cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 73 về quyền và nghĩa vụ
của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm mới như trên, những quy định về người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự của BLTTDS 2015 vẫn còn tồn tại nhiều
vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể :
Thứ nhất, BLTTDS 2015 vẫn chưa có quy định cụ thể về người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan : người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía
nguyên đơn hoặc bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng
độc lập. Pháp luật mới chi dừng lại ở những quy định về việc xác định tư cách tố tụng
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà chưa có quy định
cụ thể để xác định tư cách tố tụng của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
không độc lập. Điều này khiến cho việc xác định tư cách tố tụng của họ gặp rất nhiều
khó khăn và thiếu sót, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của những người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không độc lập.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện pháp luật về tố tụng dân sự đã cho thấy rất nhiều
trường hợp việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gặp những vướng
mắc do những quy định của pháp luật chưa đủ rõ ràng, chi tiết về vấn đề này (2). Xét
trên một trường hợp cụ thể, ví dụ như trong thời gian qua, không ít vụ án liên quan
đến tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay mà tòa án gần
như không thể giải quyết được do có quá nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nên tòa không thể triệu tập được hết những người này tham gia tố tụng.

Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng “không thể triệu tập được hết những người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham gia tố tụng” như vậy? Bởi BLTTDS 2015 có
quy định khi giải quyết vụ án, tòa án cấp sơ thẩm có nghĩa vụ phải triệu tập đầy đủ tất
cả những người thuê này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham
gia các giai đoạn tố tụng (giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải và xét xử). Đồng thời,
tòa án phải thực hiện đầy đủ các thủ tục tống đạt hợp lệ các văn bản, quyết định liên
2 Bế tắc vì có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Báo điện tử Baomoi.com)

7


quan đến tố tụng cho họ (như triệu tập lấy lời khai, đối chất làm rõ vụ việc, hòa giải,
đưa vụ án ra xét xử, tạm hoãn, tạm đình chi...). Với quy định như vậy, nếu tính từ
khoảng thời gian từ khi bắt đầu vụ án cho đến khi kết thúc vụ án, số lượng người thuê
có thể thay đổi đáng kể, do đó việc triệu tập toàn bộ người thuê với tư cách người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham gia phiên tòa trở nên rất rắc rối, đồng thời các
thủ tục đối với mỗi cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan lại càng chồng chéo và dài dòng hơn. Hạn chế này dẫn đến vụ án
có thể kéo dài từ năm này sang năm khác mà không có hồi kết.
2. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự.
Để việc giải quyết vụ án dân sự được thực hiện một cách đúng đắn, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì nhà nước cần hoàn
thiện một số quy định của pháp luật về vấn đề này như sau :
Thứ nhất, quy định khái niệm đương sự trong vụ án dân sự. Có khái niệm chung về
đương sự sẽ giúp việc xác định khái niệm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
được rõ ràng, cụ thể hơn rất nhiều.
Thứ hai, cần bổ sung những quy định rõ ràng về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan tham gia tố tụng không độc lập (đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn). Nhằm
giúp cho việc xác định tư cách tố tụng của họ được cụ thể hơn.

Thứ ba, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên có các hướng dẫn cụ thể đối với
những trường hợp riêng như đã nêu ở phần hạn chế. Nếu pháp luật có hướng dẫn kịp
thời, sẽ giúp giải quyết được sự bế tắc đối với các vụ án nêu trên, đảm bảo được
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng không cần
thiết về thủ tục tố tụng cho tòa án các cấp và góp phần giảm lượng án tồn do vướng
mắc về thủ tục tố tụng như hiện nay.
Ngoài ra, để hạn chế những vi phạm trong hoạt động áp dụng các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự nói chung và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nói
riêng về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, chúng ta cần
8


không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán cả về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh công tác phổ
biến, tuyên truyền pháo luật trong nhân dân để từ đó họ có thể thực hiện tốt các
quyền, nghĩa vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia vào quá
trình giải quyết các vụ án dân sự.
KẾT LUẬN
Đương sự trong vụ án dân sự nói chung và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nói riêng là những chủ thể quan trọng trong vụ án dân sự. Việc xác định thành phần,
tư cách tố tụng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có ý
nghĩa quan trọng giúp đỡ cho cả quá trình giải quyết vụ án một cách chính xác, khách
quan. BLTTDS 2015 đã có các quy định khá rõ ràng, chi tiết về người có quyền lơi và
nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi không ngừng của hệ thống pháp luật cũng
như thực tiễn xã hội đã khiến cho các quy định này chưa thực sự đầy đủ và còn tồn tại
một số hạn chế, bất cập.Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu góp phần
cho việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án được nhanh chóng, chính xác.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – NXB Lao Động.
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011).
3. Giáo trình luật tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội 2009
4. Bình luận khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015.
5. Bế tắc vì có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Báo điện tử
Baomoi.com)
6. />7. />
10



×