Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bình luận các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.48 KB, 10 trang )

Đề 21 : Bình luận các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh
quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước
ngoài với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, hợp tác nhiều mặt với các nước, quan hệ về hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng và có tính chất, nội
dung ngày càng phức tạp. Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau trước cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam trong những năm gần đây, em xin chọn đề bài số
21 :.... làm nội dung BT lớn học kỳ.
NỘI DUNG
I – Một số vấn đề lí luận chung :
1. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa

người nước ngoài với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt
Nam :
Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân GĐ 2014 quy định : “Kết hôn là việc nam và nữ xác
lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và
đăng ký kết hôn.”
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy
định cụ thể về khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tại khoản 25 Điều 3 có quy
định : “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và
gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”
1



Người nước ngoài được hiểu là người không mang quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 3
Luật quốc tịch Việt Nam 2008 : “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân
nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.” Như vậy,
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài, hoặc là người
không quốc tịch.
Căn cứ vào điều khoản về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có thể
hiểu rằng : “ Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó có ít nhất
một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc
việc kết hôn được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài.”
Đối với việc người nước ngoài kết hôn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam, đây cũng được coi là một trong những trường hợp kết hôn có yếu tố nước
ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam. Đây là quan hệ hôn nhân mà hai bên
tham gia đều là người nước ngoài, việc xác lập quan hệ hôn nhân được thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật Việt Nam.
2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài :
2.1.

Đặc điểm chung :

- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được nhà nước
công nhận giữa những người khác nhau về giới tính
- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải có sự công
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải đảm bảo sự tự
nguyện của hai bên nam nữ và nhằm mục đích xây dựng gia đình.
2.2. Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam :

2


- Chủ thể tham gia quan hệ kết hôn bắt buộc một bên phải là công dân Việt Nam và
một bên là người nước ngoài; hoặc bắt buộc hai bên là người nước ngoài nhưng có địa
chỉ thường trú hoặc tạm trú tại lãnh thổ Việt Nam;
- Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài luôn là pháp luật Việt Nam và pháp luật nước mà người nước ngoài là công dân
- Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam
- Không có hiện tượng xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
2.3. Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài :
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài.
2.4. Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn gữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài là yêu cầu khách quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đảm bảo
thực hiện nghiêm chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đó. Đây còn
là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các yêu cầu của các bên đương sự và tranh
chấp khi phát sinh liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài. Đồng thời thể hiện quan hệ hợp tác và tương trợ pháp lý
giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thể hiện tình hữu nghị và hợp tác, giao lưu
dân sự quốc tế.

3



II – Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người
nước ngoài với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
1. Các điều kiện về kết hôn hợp pháp :
Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định :
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cả hai bên đều
phải tuân thủ pháp luật của nước mà mình là công dân về điều kiện tuổi kết hôn. Tuy
nhiên, nếu việc kết hôn của họ được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam thì theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật HNGĐ 2014 : “Trong việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn.” Như vậy, người nước ngoài bên cạnh việc
phải tuân thủ điều kiện tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân
thì họ vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. So với Luật
HNGĐ 2000, độ tuổi kết hôn theo quy định của LHNGĐ 2014 đã được nâng lên thành
đủ 18 tuổi (nữ) và đủ 20 tuổi (nam), đồng thời không thừa nhận nhưng đã cho phép kết
hôn đồng giới.

4



Việc kết hôn phải là hoàn toàn tự nguyện từ đôi bên, pháp luật quy định không được
cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc cản trở kết hôn, việc kết hôn hoàn toàn tự
nguyện, tiến bộ. Do vậy, trong những trường hợp kết hôn mà có hành vi cưỡng ép kết
hôn, lừa dối kết hôn đều bị coi là kết hôn trái pháp luật.
Năng lực hành vi dân sự theo quy định của Luật dân sự 2015 “ là khả năng của cá
nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trong quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đôi bên phải đảm bảo điều kiện không bị mất năng lực
hành vi dân sự cá nhân.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5, cụ thể các trường hợp cấm kết hôn gồm :
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;
-

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,
mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
Ngoài ra, Pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng

giới tính.
2. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau trước cơ quan có
thẩm quyền của VN :

Việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định tại Điều 19 NĐ
5


126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình :
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực
hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân
Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi
đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2.Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện
đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết
hôn.”
Ngoài ra, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là
Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.Trường hợp công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện
đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài :
- Giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn :
Theo quy định tại Điều 7 NĐ 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
thì hồ sơ đăng ký kết hôn gồm : Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy
định; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên; Trường hợp pháp luật nước

ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy
xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp
6


với pháp luật của nước đó; Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam
hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng; Bản sao một số giấy tờ để chứng minh nhân
thân (Chứng minh thư, hộ chiếu,...); Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công
dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận
tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với
nhau); và một số giấy tờ khác theo quy định.
- Thủ tục nộp và nhận hồ sơ đăng ký kết hôn :
Theo Điều 8 Nghị định 24/2013/NĐ-CP thì Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai
bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc cơ
quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ
và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai
bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy
tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người
nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo
quy định tại Điều 6 của Nghị định này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến
cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định ở trên cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng
ký nhận cha, mẹ, con, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn,
ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định này, trừ quy định
về việc ghi ngày phỏng vấn.
- Giải quyết việc đăng ký kết hôn :


7


Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 10 NĐ
24/2013 NĐ-CP, theo đó : Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và
lệ phí, Sở Tư pháp có các trách nhiệm : Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư
pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và
mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ; Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết
hôn; xác minh hồ sơ (nếu cảm thấy cần xác minh); sau đó báo cáo kết quả và đề xuất
giải quyết việc đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Tổ chức lễ đăng ký kết hôn :
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký
Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại Điều 11 NĐ 24/201 NĐ-CP, lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang
trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam,
nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự
nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn
vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ
đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Trường hợp
có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký
kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết
hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy
chứng nhận kết hôn.
III – Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài
với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành trong điều chỉnh quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài :

1.1.

Những thành tựu đạt được :
8


Thực tế giải quyết kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong
những năm qua bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các Sở Tư pháp đã
tăng cường thắt chặt kỷ cương trong công tác giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài. Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thông
qua cơ chế hành chính một cửa. Quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài công khai, minh bạch hóa, có cải tiến lớn trong lề
lối làm việc; có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong
việc giải quyết hồ sơ. Từ khâu tiếp nhận, thẩm tra, xác minh đến khâu trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ký được thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Biện
pháp phỏng vấn được các cơ quan áp dụng nghiêm túc, khi tiến hành phỏng vấn, cơ
quan tư pháp đã tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh không cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn cho nhiều trường hợp không đủ các điều kiện kết hôn. Việc làm này đã
góp phần loại bỏ không ít trường hợp kết hôn giả tạo, kết hôn thông qua môi giới bất
hợp pháp, lợi dụng kết hôn để trục lợi,...
1.2.

Một số bất cập :

Thứ nhất, việc công dân Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng kết hôn với
người nước ngoài có xu hướng tăng, tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài nhưng không vì mục đích hôn nhân và không xuất phát
từ tình yêu nam nữ trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (tập trung chủ yếu là kết hôn
với nam giới Đài Loan, hiện nay có xu hướng mở rộng với cả nam giới Hàn Quốc),
điều này đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân Việt Nam

đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam.
Thứ hai, vẫn còn không ít trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài
thông qua hoạt động môi giới bất hợp pháp ,khiến hàng ngàn phụ nữ Việt sau khi kết
hôn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, trớ trêu dẫn đến hôn nhân tan vỡ.

9


Thứ ba, về pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài. Trên thực tế hiện nay pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài có một số vướng mắc như việc áp dụng pháp luật nước
ngoài còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, hoạt động hỗ trợ kết hôn của các Trung tâm hỗ trợ kết hôn còn chưa tương
xứng với vai trò và đòi hỏi của xã hội. Điều này cũng làm giảm sự lành mạnh hóa của
các quan hệ kết hôn với người nước ngoài của công dân Việt Nam.
2. Một số kiến nghị :

Về các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ Tư pháp cần thường xuyên trao đổi
với các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam về quy định trong việc
cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn để hướng
dẫn cho địa phương thực hiện thống nhất, đúng quy định của pháp luật. Bộ Tư pháp
cung cấp danh sách các nước có quy định cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn để Sở
Tư pháp thuận lợi trong việc thực hiện quy định này. Để bảo đảm quy định về việc xác
định điều kiện sức khỏe của các bên khi kết hôn trong trường hợp kết hôn giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu để bổ
sung chi tiết rõ ràng các thủ tục để xác định người mất năng lực hành vi dân sự. Đồng
thời xem xét lại các thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn sao
cho ngắn gọn hơn để thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề kết hôn giữa các bên đương
sự.

Quan trọng hơn cả là việc đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên
quan trong việc thi hành pháp luật về kết hôn có giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao ý thức pháp luật của người dân đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài.
KẾT LUẬN

10



×