Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU ĐỀ TÀI: Tệ nạn xã hội ở An Hòa, Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.23 KB, 4 trang )

BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU
ĐỀ TÀI: Tệ nạn xã hội ở An Hòa, Ninh Bình
Thời gian: 9h tối ngày 22/11/2013
Địa điểm: phố An Hòa, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình
Người được hỏi: Đào Duy Khoa
Phỏng vấn viên: Nguyễn Thị Minh Lan
Nội dung phỏng vấn
Phỏng vấn viên (PVV): Em chào anh, em là sinh viên năm 3 khoa Xã hội học,
trường ĐH Công Đoàn ở Hà Nội về đây để tìm hiểu về đời sống người dân ở địa
phương. Chú có thể bớt chút thời gian giúp đỡ em bằng cách trả lời một số câu
hỏi được không ạ?
Người được hỏi (NĐH): Ừm em
PVV: Dạ vâng, em cảm ơn. Trước hết anh có thể tự giới thiệu một chút về bản
thân mình được không ạ? Anh có thể yên tâm tất cả các thông tin cá nhân của
anh sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cho cuộc nghiên cứu thôi ạ.
NĐH: Anh là Đào Duy Khoa, sinh viên Học viện kĩ thuật quân sự nhưng anh
vừa ra trường rồi.
PVV: Như anh thấy thì ở nơi anh đang sinh sống có tệ nạn xã hội nào không ạ?
NĐH: Cái này thì ở đâu chả có hả em.
PVV:Anh có thể liệt kê tên các tệ nạn còn tồn tại ở khu vực mình không ạ?
NĐH: Thì cũng chỉ có uống rượu với đánh bài
PVV: Thế anh có biết nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh của các tệ nạn ấy
không ạ?
NĐH: Không, cái này làm sao anh biết được!
PVV: Ví dụ như những tệ nạn ấy xảy tập trung ở đâu, bắt đầu từ khi nào ..v..v
NĐH: À, em nghe câu “nhàn cư vi bất thiện” chưa?
PVV: Ở đây, số lượng thanh niên học lên cao có nhiều không anh, như học lên
đại học, cao đẳng, trung cấp…
NĐH: Có, cái ý thì chiếm 70%
PVV: Vậy thì em nghĩ những người có trình độ như thế thì phải đi kiếm việc



làm chứ sao lại nhàn rỗi được ạ?
NĐH: Nhưng bài bạc ở đây không phải là thanh niên em ạ, nó nhiều tầng lớp
lăm.
PVV: Chắc phải đánh ăn tiền thì mới gọi là tệ nạn đúng không anh? Vậy trung
bình mỗi ván thì người ta chơi có lớn không anh?
NĐH: Với người không làm ra tiền thì lớn, với người làm ra được tiền thì chỉ
như chơi vui thôi. Em biết đánh chắn không, mỗi ván ít ít thì vài chục nghìn,
nhiều thì chắc mấy trăm nghìn.
PVV: Anh có suy nghĩ gì về tệ nạn đánh nhau còn tồn tại ở khu vực mình?
NĐH: Ờ, cái tệ nạn ngoài đáy thì nhức nhối thật đấy, suốt ngày đánh nhau thôi,
thành điểm nóng của thành phố mà.
PVV: Tần suất xảy ra có thường xuyên không ạ?
NĐH: Cái ý anh cũng không biết chính xác, anh chỉ cứ thấy đánh nhau là anh
khoái thôi, được xem mà (cười)
PVV: Vậy mình xem thế có bao giờ bị vạ lây không anh?
NĐH: Không, mình đứng xem từ xa nó có biết đâu.
PVV: Anh là thanh niên thế bình thường anh có ra ngoài bãi ngô uống rượu
cùng bạn bè không?
NĐH: Có chứ
PVV: Thế có bao giờ xảy ra xích mích gì không? Em thấy thanh niên bây giờ có
thể gây gổ đánh nhau chỉ vì không vừa mắt với nhau, như anh hay bạn bè anh có
bao giờ bị liên lụy không?
NĐH: Không, như bạn bè anh cũng đi học gần hết thỉnh thoảng mới về nên
cũng chả bao giờ lo liên lụy
PVV: Bản thân anh có thấy những tệ nạn đánh nhau như vậy ảnh hưởng gì đến
cuộc sống của anh và gia đình không?
NĐH: Không, chả ai tham gia thì không ảnh hưởng gì.
PVV: Ơ, như hôm nọ em được nghe bác trưởng thôn kể thanh niên ở đâu kéo
đến chém nát cả một cái xe máy, thế chẳng nhẽ những hiện tượng như thế mà

không ảnh hưởng đến đời sống mọi người ở đây sao?
NĐH: Nhưng cái xe máy ý không phải của nhà anh nên không liên quan đến
nhà anh


PVV: Những vụ đánh nhau ngoài đấy là do dân làng mình hay dân ở đâu ạ?
NĐH: Dân tứ xứ chứ dân làng này lại không tham gia, họ đi làm đi học hết tối
về mệt ở trong nhà hết.
PVV: Em thấy những tệ nạn như vậy chuyện bị vạ lây là rất có khả năng đấy
chứ nhưng sao người dân ở đây lại cứ bình thản “sống chung với lũ” như vậy
được nhỉ?
NĐH: Thì bây giờ không chống được lũ thì phải sống chung chứ biết làm sao.
Thế chẳng nhẽ bây giờ ai vào làng cũng hỏi “Ông có mang dao, có mang kiếm”
không à?
PVV: Thế trong những cuộc đánh nhau như thế có ai đã bị thương nặng bao giờ
chưa hay chỉ đánh nhau thâm tím, xây xát nhẹ thôi ạ?
NĐH: Ơ không.Đấy là do họ chạy nhanh nên chưa bị làm sao thôi chứ chạy
chậm chắc cũng là chết rồi.
PVV: Bình thường đánh nhau có sử dụng hung khí không hay chỉ đánh bằng tay
không,tiện cái gì dùng cái nấy ạ?
NĐH: Dĩ nhiên, chúng nó lúc nào chả mang dao . Nói chung là nhìn thấy chúng
nó thì cứ né đi
PVV: Vậy công an chính quyền ở đây có làm gì để cải thiện tình hình không ạ?
NĐH: Ờ thì mọi người xuống đến nơi thì chắc chúng nó cũng về đến nhà
PVV: Nghĩa là đến rất là chậm ?
NĐH : Cực kì chậm luôn
PVV: Lực lượng công an, an ninh trật ở đây có đông không anh?
NĐH: Anh cũng không rõ, chắc khoảng 3,4,5 người.
PVV: Độ tuổi thì tầm khoảng bao nhiêu ạ?
NĐH: Mấy ông đấy chỉ độ 30, 40. Em yên tâm, độ tuổi đấy còn khỏe lắm

PVV: Người dân ở đây có kiến nghị, đề đạt mong muốn với chính quyền địa
phương không ạ?
NĐH: Cũng có nhưng cũng chẳng an thua, nó cũng phức tạp khó giải quyết lắm
chứ có ai muốn sống chung với tình trạng ấy đâu.
PVV: Dạ vâng, rất cảm ơn những chia sẻ của anh từ nãy đến giờ. Em cũng đã
thu hoạch đủ những thông tin cần thiết nên xin phép dừng cuộc phỏng vấn tại
đây. Một lần nữa xin cảm ơn anh vì đã giúp đỡ em hoàn thành bài tập cho cuộc


thực tập.



×