Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

chuyên đề tệ nạn xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐÔNG Á

-------- 
--------

GVHD: Ngô Thế Anh Tuấn
SVTH : Nguyễn Văn Thành
Lớp

: 07TLXD1A


I . Phần giới thiệu.
II . Nguyên nhân và ảnh hưởng
III . Nội dung chính:
1 . Tệ nạn xã hội có nguy cơ tăng cao.
2 . Tệ nạn xã hội ở Việt Nam trên đà gia tăng
trong năm 2009.
3 . Tuyên truyền ma túy và các tệ nạn xã hội.




Tệ nạn xã hội là một vấn đề nan giải mà bất
kỳ một quốc gia nào cũng đều có hiện tượng
này, Khi xã hội phát triển thì cũng đồng thời
phát triển nhanh những tệ nạn xã hội khác
nhau mang nhiều tính chất đặc thù riêng của
từng xã hội,có nhiều tệ nạn xã hội như ma
túy, mại dâm, trộm cắp....biện pháp phòng


chống cũng rất nhiều và từ biện pháp phòng
này lại nảy sinh ra tệ nạn xã hội khác.






Do nạn thất nghiệp,nghèo, lười lao động, thích ăn
chơi, đua đòi, bị sa đà, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu
thắng..
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh
thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân
tộc, văn hóa suy đồi.
Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm
lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.



Đời sống xã hội đã và đang nảy sinh những vấn đề
phức tạp, đáng lo ngại nhất là các tệ nạn xã hội đang
len lỏi vào từng ngõ, ngách của cả cộng đồng dân cư
và từng gia đình, làm băng hoại giá trị đạo đức, đe
dọa tính mạng con người, ảnh hưởng đến thuần
phong mỹ tục dân tộc, gây nhiều bất bình trong dân
chúng.



Đến nay trong nước ta đã phát hiện 108.003 người
nhiễm HIV/AIDS; 10.641 người đã bị đại dịch HIV
cướp đi sự sống. Đối tượng nhiễm HIV ở nước ta đã
xuất hiện trong các vùng nông thôn, học sinh, sinh
viên, tân binh, thậm chí cả trong giới công chức. 64/64
tỉnh, thành phố và 93% số quận, huyện có người lây
nhiễm HIV. Đại dịch HIV/AIDS có liên quan với tệ nạn
chính là ma túy và mại dâm.


Theo kết quả điều tra mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hà Nội hiện có 18.561 người
nghiện ma túy, có hồ sơ quản lý, số người hành nghề
mại dâm lên đến 1.282 người. Số đối tượng nghiện ma
túy cũng không ngừng gia tăng về số lượng, năm 2000
cả nước mới có 101.036 người nghiện ma túy thì năm
2005 đã lên đến 158.428 người nghiện có hồ sơ quản lý,
tăng 56,8%.


Tệ nạn ma túy ở nước ta còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.
Hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn để giảm
cung, giảm cầu và giảm tác hại trong phòng, chống ma túy còn hạn
chế. Theo dự báo của Bộ công an trong thời gian tới, vì lợi nhuận, tội
phạm về ma túy ở nước ngoài sẽ tìm mọi cách đưa trái phép ma túy
vào nước ta; tệ nạn ma túy sẽ có 4 tăng:
1. Số người nghiện ma tuý có nguy cơ tiếp tục tăng, đặc biệt phát
triển trong thanh, thiếu niên, người không có công ăn việc làm và lây
lan nhanh về vùng nông thôn đô thị hóa.
2. Số người nghiện ma tuý tổng hợp và người nghiện ma tuý bị nhiễm
HIV/AIDS ngày càng nhiều.

3. Người chết do nghiện ma tuý sẽ tăng; các trung tâm cai nghiện
hiện nay không đủ sức chứa cai nghiện tập trung.
4. Số người phạm tội và số đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
liên quan đến tệ nạn ma túy ở các trại giam, cơ sở giáo dục, trường
giáo dưỡng chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều...


So với giai đoạn 1995 - 2000, số vụ án ma túy tăng trên 33%
và 19% số đối tượng; lượng heroin thu giữ tăng gần 70%,
ATS tăng trên 94%, thuốc tân được gây nghiện tăng hơn
10%...


Tệ nạn xã hội, đặc biệt là các tội ác về ma
túy và mại dâm, được tiên đoán là sẽ gia
tăng tại Việt Nam trong năm 2009, và việc
giải quyết các tệ nạn này đòi hỏi một sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thẩm
quyền. Hình: Một trung tâm cai nghiện ở
Việt Nam


Tin cho hay: trong năm 2008, hơn 45,000 con nghiện đã qua
được các chương trình cai nghiện một cách thành công, trong
đó 13,300 người được huấn nghệ, được cho đi học và nhờ đó
có được công ăn việc làm.
Cũng trong thời gian vừa kể, cảnh sát thực hiện 859 vụ bắt giữ
liên quan tới nạn mại dâm, trong đó 662 vụ bị đưa ra tòa, trong
có những vụ lớn xảy ra tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành Phố
Hồ Chí Minh, liên can tới nhiều thiếu niên.




Tùy theo từng cơ quan, đơn vị mà có biện pháp phòng chống
khác nhau. Do bạn hỏi chung chung nên tôi cũng trả lời chung
chung cho bạn.
Ngày 29-1-1993, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nội dung cơ
bản của Nghị quyết này là :
- Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy
được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy.
- Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ trồng cây thuốc
phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất
ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc
kiểm soát ma túy.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích,
hút hít, uống các chất ma túy và tổ chứccai nghiện ma túy cho người
nghiện.


Ở nước ta trong những năm gần đây tình trạng nghiện hút,
tiêm chích và buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma
tuý diễn ra rất phức tạp với nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Nạn ma
tuý để rồi nhanh chóng bị nghiện đã lây lan trong thanh thiếu
niên, đặc biệt nghiêm trọng là đã và đang xâm nhập vào một
bộ phân học sinh, sinh viên.
Vì vậy, trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
trong công tác phòng chống ma tuý được triển khai như sau :



Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo
dục quốc dân từ các học viện, trường đại học, cao đẳng,
trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học dạy nghề,
các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở, các trường
tiểu học, và các cơ sở giáo dục khác là một trong những lực
lượng đi đầu trong phòng chống ma tuý, do đó phải thực hiện
những nghĩa vụ sau :


- Các nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phải tổ chức thực
hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà
trường, bằng việc lồng ghép vào chương trình học để cho học
sinh, sinh viên, học viên hiểu rõ về tác hại và hiểm hoạ của ma
tuý.
- Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý để
họ hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước về việc xử lí
những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý và hậu quả pháp lí
của những hành vi vi phạm đó.
- Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học
viên không tham gia vào các tệ nạn xã hội, tạo ra một môi
trường giáo dục trong sạch.


- Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên
không để họ tham gia vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
ma tuý.
- Phối hợp với gia đình,cơ quan, tổ chức và chính quyền địa
phương để quản lí giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về

phòng , chống ma tuý.
- Thường xuyên phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa
phương tổ chức xét nghiệm để phát hiện học sinh, sinh viên,
học viên nghiện ma tuý, từ đó có biện pháp quản lí giáo dục
đối với những đối tượng bị nghiện ma tuý, đồng thời ngăn
chặn tình trạng nghiện ma tuý trong môi trường giáo dục.




×