Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU ĐỀ TÀI: Tệ nạn xã hội ở An Hòa, Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.45 KB, 4 trang )

BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU
ĐỀ TÀI: Tệ nạn xã hội ở An Hòa, Ninh Bình
Thời gian: 1h chiều ngày 22/11/2013
Địa điểm: phố An Hòa, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình
Người được hỏi: Đào Văn Thao
Phỏng vấn viên: Nguyễn Thị Minh Lan
Nội dung phỏng vấn
Phỏng vấn viên (PVV): Cháu chào chú, cháu là sinh viên năm 3 khoa Xã hội
học, trường ĐH Công Đoàn ở Hà Nội về đây để tìm hiểu về đời sống người dân
ở địa phương. Chú có thể bớt chút thời gian trả lời một số câu hỏi để giúp cháu
có thêm thông tin về một số vấn đề ở thôn mình được không ạ?
Người được hỏi (NĐH): Ừ, cháu cứ hỏi
PVV: Trước hết chú có thể tự giới thiệu một chút về bản thân như tên, tuổi,
nghề nghiệp, địa chỉ nhà ở của chú được không ạ? Cháu đảm bảo những thông
tin cá nhân của chú sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
NĐH: Chú là Đào Văn Thao, sinh năm 1967, năm nay 47 tuổi. Địa chỉ ở đây là
số 4, phố An Hòa, phường Ninh Phong . Chú làm nghề tự do lái xe ba gác, ngày
mùa thì đi làm nông
PVV: Chú có thể nói thêm một chút về gia đình của mình không ạ?
NĐH: Nhà chú còn có vợ và hai con, vợ chú làm nghề may, con trai lớn sinh
năm 92, đứa con gái sinh năm 99.
PVV: Phố nhà mình có nhiều gia đình văn hóa không ạ? Như gia đình chú có
được gia đình văn hóa không chú?
NĐH: Cả phố thì chú không biết, cháu hỏi thêm bác trưởng thôn cho rõ còn nhà
chú thì là gia đình văn hóa.
PVV: Hôm mới đến cháu có được nghe bác trưởng thông phổ biến ở đây cũng
nhiều tệ nạn lắm ạ, như kiểu đánh nhau…
NĐH: Chủ yếu đánh nhau là nhiều, như ở cái bãi ngô ngoài kia kìa. Còn ở đây
những tệ nạn như kiểu nghiện hút thì ở đây không có. Ở trong cái phố này hầu
như không có trường hợp nào.
PVV: Chú có biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh nhau ấy là do đâu và bắt


đầu từ khi nào không ạ?


NĐH: Thì ngoài bãi ngô mười mấy nhà kinh doanh đồ ăn đêm cũng khoảng 3,4
năm nay rồi, bán ngô, khoai lang vs trứng luộc thôi nhưng đông khách rồi thì
người ở đâu nó cứ kéo đến, ngồi đến 1,2h đêm
PVV: Tình trạng gây gổ đánh nhau có thường xuyên không ạ?
NĐH: Cũng tương đối, mỗi tháng tầm dăm ba lần. Cứ chén rượu, chén chè vào
là đánh nhau. Nhưng cũng không phải người ở đây. Chúng nó cứ ở đâu đến,
toàn thanh niên túm năm tụm ba lại, đi xe máy cứ hai chục thằng làm chén rượu
với nhau là thành chuyện. Thanh niên bây giờ cháu biết rồi đấy, cứ kích bác,
nhìn đểu nhau…
PVV: Dân ở nơi khác đến đây đánh nhau chắc cũng phải ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân ở đây chứ ạ?
NĐH: Ừ thì cũng có xáo trộn chứ. Nhiều lúc chúng nó cứ ào ào chạy vào làng,
dân cũng chẳng ai dám cản.
PVV: Người ở đâu đến đây đánh nhau thế có bao giờ gây gổ với thanh niên
trong làng mình không ạ?
NĐH: Người ở nơi khác đến thì không biết chứ thanh niên ở đây nó cũng biết
tình trạng lộn xộn rồi nên cũng tránh, chẳng dây vào làm gì.
PVV: Ngoài việc đánh nhau ra thì tình hình an ninh ở đây còn có vấn đề gì nữa
không ạ?
NĐH: Người dân ở đây còn bức xúc nhất cái nạn câu trộm chó nữa.
PVV: Có nhiều nhà mất không hả chú?
NĐH: Nhiều! Cái an ninh ở đây buổi tối cũng không được tốt lắm nên nhiều
nhà còn bị mất gà nữa.
PVV: Bình thường buổi tối ở đây mọi người khóa cửa có kĩ không ạ?
NĐH: Cửa thì nhà nào cũng chốt
PVV: Nhưng cháu thấy buổi sáng như cháu vừa đi qua thì cửa toàn mở không
khóa, trong nhà thì vắng không thấy người…

NĐH: Ở cái làng quê này chủ yếu là an hem. Như nhà chú đây xung quanh gần
như toàn anh em họ hàng nên cứ kệ thế thôi.
PVV: Thế có bao giờ bắt được kẻ trộm không chú?
NĐH: Không, chẳng bao giờ bắt được. Như nhà chú đợt trước mất cũng chẳng
bắt được


PVV: Nhà chú mất có nhiều không ạ?
NĐH: Mất cũng ít, vài con gà. Như nhà bác trưởng thôn bên kia đợt trước mất
đến mấy chục con, bị mất đến hai lần.
PVV: Nạn câu trộm chó, bắt trộm gà ở đây xảy ra lâu chưa ạ?
NĐH: Lâu rồi!
PVV: Thế không có cách gì khắc phục hả chú?
NĐH: Không, chả khắc phục được. Nhiều khi có người nhìn thấy cả câu trộm
chó mà cũng không làm được gì vì mình tay không mà nó lại đi xe máy, nhỡ lại
có dao, thôi thì thà chịu mất.
PVV: Thế có nhà nào mất tài sản lớn hơn như ti vi, xe máy không chú?
NĐH: Không, ở ngoài đường lớn kia mới sợ chứ trong này thì không bị, chủ
yếu là trộm vặt thôi. Cũng có một lần có nhà mất cái xe máy, mua mấy viên
thuốc quay ra thì không thấy xe đâu.
PVV: Chú thấy những tệ nạn còn xảy ra ở khu vực mình có ảnh hưởng gì đến
gia đình chú không? Ví dụ như nhà chú có 2 con vẫn đang tuổi thanh niên, mà ở
ngoài kia cứ đánh nhau chú có sợ ảnh hưởng đến con cái không, khi con cái ra
đường buổi tối có lo ngại không?
NĐH: Như anh nhà chú nó đi học xa cũng vừa mới về, còn con bé đi tối thì
cũng sợ, nhưng con nhà chú nó cũng ít đi chơi lắm.
PVV: Chính quyền địa phương ở đây thì có làm gì để ngăn chặn không ạ?
NĐH: Lúc công an đến thì chúng nó cũng tản hết rồi.
PVV: Thế có nghĩa là những biện pháp quản lý an ninh ở đây cũng chưa hiệu
quả lắm. Công an có cách xa ở đây lắm không ạ?

NĐH: Công an phường thì cũng cách đây hơn cây, hai cây. Nhưng thực sự thì
với công an phường, nếu xảy ra chuyện gì ở đây thì cũng phải gọi chán, điện
chán mới xuống.
PVV: Nghe có vẻ công an ở đây cũng hơi tắc trách chú nhỉ! Hay là do việc đánh
nhau thường xuyên quá công an cũng chán chẳng buồn xuống nhiều nữa.
NĐH: Nói đúng ra thì đánh nhau ở đây chủ yếu là xảy ra buổi đêm, mà cái bọn
thanh niên đi uống toàn cầm theo dao với kiếm. Còn mấy ông an ninh ở đây thì
cũng hò chán mới thấy mặt, làm cho hình thức thôi.
PVV: Với tình trạng an ninh như thế này chăc chú cũng như người dân ở quanh
đây bức xúc lắm?


NĐH: Bức xúc lắm chứ!
PVV: Hôm trước cháu có nghe bác trưởng thôn kể có nhà nào làm đám cưới bị
thanh niên ở đâu đến chém nát xe máy, thế có bắt được thủ phạm không chú?
NĐH: Ờ, có vụ ý nhưng mà cũng chả bắt được, tại nó cầm dao cũng chả ai dám
xông vào. Đến cả hai ba chục thằng xông vào, chúng nó đi taxi ai dám làm gì.
PVV: Cháu tưởng chỉ từng tốp nhỏ lẻ 2,3 người chứ nếu đến cả chục người như
thế thì nan giải quá. Thế người dân ở đây bức xúc mà không có kiến nghị gì lên
trên hả chú?
NĐH: Cái ý thì cũng xa xôi… Nói chung dân ở đây cũng doàn kết nhưng như
nhà chủ người ta chả kiến nghị thì thôi chứ mình kiến nghị cái gì.
PVV: Thế những người kinh doanh ngoài đấy có phải người ở đây không chú?
NĐH: Toàn người ở đây thôi, lúa thì không có đất mấy, mất mùa, người ta buôn
bán nhỏ kiếm thêm thu nhập cũng chẳng cấm được.
PVV: Đã có ai ở thôn mình đã có ai bị liên lụy, bị thương vì những vụ đánh
nhau này chưa ạ?
NĐH: Cái đấy thì cũng chưa có, nhưng cũng chẳng ai biết trước được điều gì,
những thành phần ấy toàn bọn thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót. Bây giờ đến tối
như chú ra đường còn sợ, toàn hơn chục đứa nó cầm doa, kiếm đi vào. Công an

với an ninh cũng chẳng làm gì. Khu này nó tiếp giáp với khu bên kia cầu của
huyện Hoa Lư, hai bên chung như vậy nên càng khó quản lý.
PVV: Thế ví như tệ nạn đánh nhau ngoài bãi ngô xảy ra thường xuyên như thế
sao người dân không kiến nghị phường giải tán buôn bán ngoài đấy đi, như vậy
có phải là xóa bỏ được tệ nạn không?
NĐH: Như công an trên phường nó xuống dẹp được một thời gian thì lại vẫn
thế. Mà cũng chẳng ai kiến nghị cả, ở trên chắc người ta biết hết, cái khu làng
nghề trong Ninh Vân làm nghề đá mỹ nghệ, bọn đấy lắm tiền nên cứ đi chém
bừa đi. Dân tình ở đây cũng bức xúc về những vụ đánh nhau hay mấy vụ mất
trộm lắm nhưng thỉnh thoảng công an cũng chỉ nhắc nhở tí rồi thôi.
PVV: Nãy giờ có lẽ cháu cũng đã thu hoạch đủ những thông tin cần thiết. Cháu
xin phép được dừng cuộc phỏng vấn tại đây, rất cảm ơn chú đã bớt chút thời
gian giúp đỡ cháu hoàn thành tốt bài tập cho chuyến đi thực tập.



×