Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tài liệu quản lí dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 18 trang )

Dự án
Câu1: Khái niệm về dự án và quản lý dự án
Dự án là một kế hoạch hay chương trình hành động nhằm đạt tới một kết quả
mong muốn trong tương lai.
Dự án là những nỗ lực tạm thời được thực hiện trong một thời gian nhất định với
một ngân sách hạn định để đạt được mục tiêu cụ thể.
Tình trạng kém phát triển  Dự án  Tình trạng được cải thiện
Thay đổi
Dự án là một sự can thiệp để thay đổi mà sự can thiệp này có dự trù các mục tiêu,
kế hoạch hành động
Dự án là một loạt các hoạt động có mục đích được hoạch định và thực hiện nhằm
hoàn thành một số kết quả trong vòng những nguồn tài nguyên kiếm được.
Quản lý dự án
Quản lý dự án là quá trình lãnh đạo, lập kế hoạch tổ chức, tuyển chọn nhân lực và
kiểm soát các hoạt động, nhân sự và các nguồn lực nhằm đạt tới các mục tiêu của dự án.
Câu 2 : Đặc điểm của dự án
- Có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng
- Có nguồn lực và kinh phí hạn định
- Có nhiều người không cùng chuyên môn tham gia
- Có thể xác định được các bên liên quan
- Phải tạo ra kết quả hoặc dịch vụ rõ ràng khi kết thúc dự án
- Thường xuyên trao đổi với nhiều đơn vị, tổ chức
- Bao gồm nhiều hoạt động liên tiếp nhau
- Các hoạt động luôn hướng đến mục tiêu
- Có thể có những rủi ro và những điều không đoán trước được
- Mang tính duy nhất, một lần


- Đảm bảo sự tham gia của người dân
Câu 3: Yêu cầu của dự án
- Phải hướng đến mục tiêu lâu dài là giúp cộng đồng tăng cường năng lực và


quyền lực giải quyết vấn đề của chính bản thân cộng đồng.
- Phải đảm bảo sự tham gia của người dân trong cộng đồng trong toàn bộ quá trình
xây dựng và quản lý dự án.
- Phải đảm bảo dự án đáp ứng đúng nhu cầu của chính bản thân cộng đồng.
- Có mục tiêu xác định hướng đến đáp ứng nhu cầu cộng đồng.
- Có kế hoạch được xây dựng rõ ràng, cụ thể.
- Được thực hiện trong khoảng thời gian xác định.
- Được thực hiện trong khuôn khổ chi phí và nguồn lực nhất định.
- Có sự tham gia của những tác nhân, tổ chức trong cộng đồng.
Câu 4 : Cơ sở hình thành của dự án
Phải hội tụ đủ ba yếu tố cần thiết:
-

Nhu cầu của người dân

-

Ý định

-

Khả năng

Những yếu tố hình thành dự án:
Thông thường, một dự án có thể đứng độc lập hoặc nằm trong một chương trình
gồm nhiều dự án. Qui mô của một dự án nên ở mức độ mang tính khả thi nhất về kinh tế,
kỹ thuật và quản lý. Để có thể hình thành một dự án cần thiết phải có 3 yếu tố chính:
- Cộng động có nhu cầu: Cộng đồng có vấn đề bức xúc, người dân thực sự quan
tâm muốn giải quyết, có một số điều kiện về phương tiện, nhân sự để thực hiện dự án.
- Nhóm quản lý có năng lực: Nhóm người dân tự nguyên và chính quyền địa

phương có khả năng quản lý dự án, nhiệt tâm với lợi ích của cộng đồng. Có điều kiện
thuận lợi theo dõi, giám sát.


- Sự hỗ trợ: Có hoặc không có những hỗ trợ bên ngoài cộng đồng.
Câu 5: Các thành phần tham gia dự án
Các thành phần tham gia dự án
Có nhiều thành phần có thể can thiệp vào một dự án. Các thành phần tham gia này
có những vai trò và trách nhiệm (quyền lợi và nghĩa vụ) cần phải xác định rõ trước khi
khởi đầu dự án.
1. Nhà quản lý dự án
Là nhân viên thực hiện hoặc nhân viên chức năng, làm việc toàn thời gian hoặc
bán thời gian cho dự án.
Trách nhiệm của nhà quản lý dự án


Đánh giá các yếu tố nguy cơ và làm chủ chúng ở mọi thời điểm



Chỉ định các công việc cần thực hiện



Theo dõi bước tiến của các công việc



Hoà giải các xung đột giữa các thành phần êkíp dự án




Theo dõi kinh phí và thời hạn



Báo cáo tiến độ dự án

2. Ban quản lý dự án (êkip dự án)
Thuộc nhiều bộ phận khác nhau:


Nhân viên xã hội



Các bên đối tác



Đại diện cơ quan, ban ngành



Đại diện đoàn thể



Đại diện dân




…..

Về mặt hoạt động, ê – kíp dự án:




Thực hiện các công việc



Báo cáo tiến độ công việc cho quản lý dự án
3. Các chuyên gia
Là người có nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm
Về mặt hoạt động, các chuyên gia:


Can thiệp đúng lúc theo yêu cầu của nhà quản lý dự án



Cung cấp những ý kiến chuyên môn

4. Người thụ hưởng dự án
Là người làm cho dự án sống động, với tư cách là thành phần tham gia thường
xuyên, họ trở thành những người hoạt động.
Câu 6: Các bước trong chu trình xây dựng, quản lý một dự án phát triển cộng đồng
Mô hình quản lý dự án phát triển cộng đồng là một tiến trình bao gồm 7 bước

và ba giai đoạn:
- Giai đoạn: Lập kế hoạch dự án
1. Nhận diện cộng đồng
2. Xác định nhu cầu cộng đồng
3. Xây dựng mục đích và mục tiêu, xây dựng hệ thống các chỉ báo
4. Đánh giá các nguồn lực và trở ngại
5. Lập kế hoạch các hoạt động của dự án
- Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch
6. Thực hiện và giám sát, đánh giá dự án
- Giai đoạn 3: Lượng giá dự án
7. Lượng giá dự án


LẬP KẾ

THỰC

HOẠCH

HIỆN

DỰ ÁN

DỰ ÁN

LƯỢNG
GIÁ
DỰ ÁN

Chu trình triển khai dự án phát triển cộng đồng

Tiến trình.....
1.Tìm hiểu cộng đồng
Hiểu biết có hệ thống tình trạng hiện nay của một cộng đồng sẽ giúp xác định bối cảnh
và làm cơ sở cho quá trình triển khai dự án
Các nội dung cần tìm hiểu :
* Đặc điểm cộng đồng
- Phạm vi khảo sát cộng đồng có 2 cách
+ Tìm hiểu tất cả các lĩnh vực đời sống của cộng đồng: vị trí địa lí, đặc điểm dân cư, cơ
cấu chính trị, hành chính, các hoạt động kinh tế, các nguồn lực và thế mạnh, các khía
cạnh văn hóa hay truyền thống, tình trạng giáo dục., vệ sinh môi trường,...


- Chỉ tìm hiểu một số lĩnh vực có liên quan ts chuyên môn, khả năng, kinh nghiệm tổ
chức làm dự án : ví dụ như tìm hiểu về trẻ em, giáo dục, sức khỏe,..
* Các nguồn thu thập thông tin
- Nguồn thông tin thứ cấp : Các văn bản, hồ sơ ở các văn phòng, các báo cáo, tài liệu
- Nguồn tt sơ cấp : những người lãnh đạo, những người dân trong cd. Các nhân vien của
tổ chức phi chính phủ
- Các pp nghiên cứu : định tính và định lượng
2. Xác định nhu cầu
Đánh giá nhu cầu là một trong những khâu quan trọng trong tiến trình triển khai dự án.
Nhu cầu được xem là điều cần được đáp ứng hay nguyện vọng hoặc lợi ích của người
dân.
. Những kỹ thuật xác định nhu cầu
- Điều tra khảo sát
- Bảng câu hỏi
- Quan sát
- Phỏng vấn
- Lắng nghe người dân
- Dự những cuộc họp của các tổ chức trong cộng đồng và lắng nghe họ thảo luận

- Hội thảo chuyên đề của cộng đồng
- Nắm bắt quan điểm của các tổ chức
- Tham khảo ý kiến của các viên chức nhà nước
- Đơn xin, đơn thỉnh cầu của cộng đồng
- Chiếu phim làm cơ sở thảo luận
- Biên bản, báo cáo và các bài nghiên cứu về những vấn đề trong cộng đồng
- Những kiến nghị của đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân địa
phương ...


Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để xác định những nhu cầu của cộng đồng. Tác viên
phát triển cộng đồng phải có khả năng quyết định kỹ thuật nào là thích hợp hoặc phối hợp
những kỹ thuật nào là phù hợp nhất dựa trên tình hình cụ thể của cộng đồng.
*Xếp hạng ưu tiên các nhu cầu (phương pháp phân tích nhu cầu Coffing-Hutchison)


Mục đích

Kết quả khảo sát tìm hiểu cộng đồng cho thấy cộng đồng có nhiều vấn đề có mức
độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy vậy, có thể kết quả này có thể chưa thể hiện đúng nhu
cầu, mong đợi của người dân. Vì vậy, để dự án đáp ứng đúng với nhu cầu, mong đợi của
người dân, nhóm khảo sát cần tổ chức lấy ý kiến dân theo cách xếp hạng ưu tiên các nhu
cầu.


Cách thực hiện

- Tập hợp một nhóm người có liên quan
- Đưa ra các nhu cầu cần xếp hạng dựa trên kết quả tìm hiểu cộng đồng
- Đề nghị các thành viên tham gia bổ sung các nhu cầu mà họ cảm thấy cần có

nhưng chưa được viết ra
- Thảo luận và xác định các tiêu chí chấm điểm
- Mỗi thành viên tham gia cho điểm đối với mỗi nhu cầu.
- Tính tổng số điểm cho mỗi nhu cầu
- Tạo sự nhất trí dựa trên kết quả của việc xếp hạng ưu tiên
*Cân đối các nhu cầu
- Các dự án phát triển phải dựa trên nhu cầu của cộng đồng và được thẩm định với
sự tham gia của người dân.
- Khi các tổ chức tài trợ hay các cơ quan của chính phủ cung cấp kinh phí cho các
dự án, họ đều có chương trình, mục đích riêng. Chương trình, mục đích của họ có thể
khác với nhu cầu của cộng đồng.
- Khi các nhóm khác nhau thường nhận thức về nhu cầu của cộng đồng một cách
khác nhau. Vì vậy, cần phải có thảo lụân, thương lượng để đạt tới nhất trí hay thoả thuận
về các nhu cầu


- Việc cân đối nhu cầu là yếu tố cần thiết để dự án được sự chấp nhận và cộng
đồng thực sự sở hữu dự án.
3. Xây dựng mục đích, mục tiêu và hệ thống các chỉ báo
Mục đích là một phát biểu tổng quát mô tả kết quả chung cuộc của một dự án. Còn mục
tiêu là một phát biểu cụ thể hơn chỉ ra hướng đi để đạt được kết quả chung cuộc. Mục
đích là một phát biểu bao trùm các mục tiêu cụ thể.
Mục đích là một phát biểu ngắn gọn, nhưng đầy đủ xuất phát từ nhu cầu hay vấn
đề cần phải giải quyết. Còn mục tiêu là những phát biểu biểu thị hành động nhiều hơn
đồng thời chỉ ra hướng đáp ứng nhu cầu hay giải quyết vấn đề
*Sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu
- Mục đích mô tả một cách khái quát những mong đợi từ dự án
- Mục tiêu mô tả cụ thể hơn, rõ ràng hơn những mong đợi này
- Một mục đích có thể được triển khai thành nhiều mục tiêu cụ thể hơn
*Tầm quan trọng của mục đích và mục tiêu

- Đưa ra trọng tâm và định hướng, giúp ta dễ dàng hơn trong việc thiết kế và lập
kế hoạch dự án.
- Thuyết phục nhà tài trợ rằng dự án của chúng ta rất đáng được hỗ trợ, ủng hộ.
- Giúp giám sát và đánh giá dự án dễ dàng hơn.
- Giúp so sánh với những dự án tương tự
*Các yêu cầu về mục tiêu (SMART)
Specific: Cụ thể, cái gì, ai, ở đâu?
Measurable: Đo đếm được
Available: Khả thi, có thể thực hiện được.
Realistic: Thực tế, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân.
Time - bound: Có thời gian nhất định
4. Lượng định tài nguyên và những trở ngại


Để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch thực hiện dự án ta cần lượng định rõ:


Các nguồn tài nguyên cần thiết cho việc triển khai dự án.



Các nguồn tài nguyên sẵn có trong cộng đồng.



Các nguồn tài nguyên cần huy động thêm từ bên ngoài.



Các phương thức tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên đó.


Có ba nguồn tài nguyên chính trong cộng đồng:


Nguồn tài nguyên vật chất: nước, đường sá, đất đai, cây cối...



Nguồn tài nguyên là các thiết chế: trường học, trung tâm y tế, câu lạc bộ thể
thao,...



Nguồn tài nguyên con người: Những người lãnh đạo chính thức ở cộng đồng
(nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên khuyến nông...), những người lãnh đạo không
chính thức ở cộng đồng (thanh niên tình nguyện, những nông dân năng động,
những người có kinh nghiệm và có chuyên môn trong cộn đồng...).

Những trở ngại là những nhân tố có thể cản trở bước tiến triển của dự án. Việc
thẩm định những trở ngại là cần thiết để nhận diện những khó khăn, đề xuất những chiến
lược khắc phục.
5. Lập kế hoạch các hoạt động của dự án
Lên kế hoạch các hoạt động của dự án là yếu tố quan trọng trong tiến trình triển khai
dự án. Khâu này gồm các bước chính yếu sau:
1. Xác định các hoạt động
2. Lập trình tự cho các hoạt động
3. Lên khung thời gian cho các hoạt động
4. Phân công trách nhiệm thực hiện các hoạt động
5. Lượng định những phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần có
6. Dự trù kinh phí


- Xác định các hoạt động
- Lập trình tự cho các hoạt động
- Lên khung thời gian cho các hoạt động
- Phân công trách nhiệm thực hiện các hoạt động
- Phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ
- Dự trù kinh phí


6. Thực hiện kế hoạch
- Phải đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc phát động dự án, phối hợp các
hoạt động và giám sát dự án
- Lưu ý ts những tình huống bất ngờ khi nãy sinh trở ngại
- Cần có giám sát để kiểm tra xem dự án có tiến triển đúng kế hoạch hay không
Tóm lại, trong giai đoạn thực hiện ta cần tập trung vào các vấn đề sau:
 Đảm bảo sự hỗ trợ của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án.
 Công tác phối hợp trong dự án : Những trở ngại cho việc phối hợp : tâm lý bảo

vệ lãnh địa riêng, thiếu cơ chế thông tin, sự thờ ơ về mặt chính trị,..
 Giám sát dự án. Các bước giám sát : xây dựng tiêu chuẩn giám sát, quan sát tiến

độ, so sánh thực tế vs tiêu chuẩn, thực hiện các biện pháp điều chỉnh.
Giám sát các công việc đã và đang thực hiện so vs kế hoạch, cung ứng vật tư, chí
phí,..
 Xử lý tình huống phát sinh

- Một dự án PTCĐ khi triển khai luôn luôn tác động qua lại với môi trường xung
quanh, vì thế có thể có những tình huống không dự kiến trước sẽ xảy ra mà chúng
làm ảnh hưởng đến tiến độ hoặc chất lượng thực hiện dự án.
-Người quản lý cần hình dung những yếu tố bất định có thể nổi lên để vạch kế

hoạch.
- Tuy nhiên không có những phương cách duy nhất hay định sẵn cho việc xử lý
những tình huống bất ngờ.
7.Lượng giá
Mục đích
- Mục tiêu của dự án có đạt được hay không?
- Nêu ra những thay đổi có được từ dự án.
- Nhận dạng các kết quả không mong đợi từ dự án.
- Những nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại.
- Phân tích những vấn đề, thách thức mà dự án phải đương đầu.
- Xác định rõ ràng tính hiệu quả của dự án.


- Nghiên cứu sự thành công của các kỹ thuật, phương pháp thay thế.
- Điều chỉnh lại mục tiêu nếu cần thiết, các phương tiện cần thiết để đạt mục tiêu
* Các hình thức lượng giá
-Lượng giá tiên dự án
- lg trong quán trình thực hiện dự án
- lg giữa kì
- lg cuối da
- lg sau dự án
. Thành phần tham gia lượng giá
 Ban quản lí dự án
 Đại diện cơ quan tài trợ
 Đại diện chính quyền
 Các nhà tư vấn
 Đối tượng thụ hưởng

Nội dung lượng giá
 Đối tượng thụ hưởng: họ là ai, có đúng đối tượng thụ hưởng theo bảng mô tả


dự án không. Một số các thông tin cơ bản như tuổi, nam, nữ, nghề nghiệp, thu
nhập… để phân tích các biến phụ thuộc.
 Các hoạt động của dự án
-

Làm gì

-

Kết quả, những thay đổi nếu có

-

Cách làm

-

Bài học kinh nghiệm



Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và đe dọa



Tác động của dự án nếu có


Tìm hiểu cộng đồng


Xác định nhu cầu

Xác định mục đích và các mục tiêu cụ thể

Xác định tiềm năng và trở ngại

Xác định hoạt động

Kế hoạch

Thời gian

Trách nhiệm

Phương tiện

Kinh phí

Thực hiện

Phối hợp

Giám sát

Lượng giá dự án

Quản lý dự án



Tiến trình của một dự án phát triển cộng đồng

Câu 7 : Các mặt cần quản lý trong dự án
Các mặt cần quản lý trong dự án
a. Quản lý nhân sự
Xác định những yếu tố giúp cho nhân viên hay những người đang làm việc cho dự
án có thể đóng góp tối đa và làm việc chung một cách hài hòa.
b. Quản lý công việc
Xác định dự án sẽ được thực hiện như thế nào và những công việc hằng ngày sẽ
được lên kế hoạch và thực hiện ra sao.
c. Quản lý thời gian
Hướng dẫn nhân viên dự án lên kế hoạch, việc gì làm trước, việc gì làm sau, thời
gian bao lâu. Biết sử dụng thời gian sẵn có một cách hiệu quả.


d. Quản lý tài nguyên vật chất
Bảo đảm việc sử dụng không gian, thiết bị vật tư, nguyên vật liệu có hiệu quả cao,
không phí phạm.
e. Quản lý tài chính
Kiểm tra việc thực hiện các nguồn thu – chi đảm bảo đúng các chế độ chính sách,
mục tiêu của dự án, thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo để nguồn kinh phí dự án được
sử dụng hiệu quả nhất.
f. Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
Vạch ra những phương cách chuẩn bị, duy trì và lưu trữ các biên bản, báo cáo, văn
thư trao đổi.
g. Giám sát và lượng giá
Xây dựng kế hoạch giám sát các hoạt động của dự án theo đúng tiến độ và mục
tiêu. Lên kế hoạch lượng giá và tổ chức thực hiện theo đúng định kỳ và khi kết thúc dự
án.


Quản lý
công việc
Quản lý
nhân sự

Quản lý
thời gian

QUẢN LÝ DỰ
ÁN

Quản lý tài
nguyên vật
chất

Theo dõi và
lượng giá

Quản lý tài
chính
Ghi chép và
báo cáo


Mô hình các mặt cần quản lý trong dự án

Câu 8 : Vai trò của n Chức năng quản lý là chức năng lập kế hoạch, xây dựng tổ
chức, chỉ huy, điều chỉnh, lãnh đạo.
Theo ông Peter Druker để hoàn thành vai trò này, người quản lý cần tiến hành 5 điều
sau:

1. Đưa ra mục tiêu: quyết định các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu mà tổ

chức đưa ra.
2. Xây dựng tổ chức: xây dựng sơ đồ chức năng nghiệp vụ cần thiết để đạt được

mục tiêu, bố trí nhân sự.
3. Tạo động cơ: giao tiếp với tất cả mọi người để hiểu họ và tạo động cơ giúp họ có

thể phát huy tốt năng lực.
4. Đo lường và đánh giá thành tích: lập ra “thước đo” để đo lường công việc, tiến

hành phân tích và đánh giá thành tích của từng người.
5. Phát huy nhân tài: để tâm đến việc giáo dục cấp dưới, chỉ đạo đúng đắn nhằm

phát triển năng lực, nâng cao phẩm chất.
3.4. Đặc điểm của người quản lý dự án
Người quản lý dự án:
- Làm việc trong một thời gian cụ thể đã được xác định.
- Kiểm soát các nguồn lực một cách tạm thời nghĩa là trong thời gian dự án. Khi
dự án kết thúc thì nhiều nguồn lực sẽ được giải phóng để dùng vào những công việc khác.
- Việc quản lý có phần dễ dàng hơn công việc khác vì các nguồn lực được tập
trung cho việc hoàn thành mục tiêu.
- Chịu những ràng buộc khá chặt chẽ về thời gian, chi phí, chất lượng.
- Nhân viên tham gia dự án có thể không chỉ làm cho một dự án mà có thể phụ
trách những dự án khác hoặc công việc của cơ quan họ.


Câu 9 : Nguyên tắc hành động của người quản lý dự án
1. Chấp nhận
Người quản lý phải biết chấp nhận mọi người cộng tác với mình (nhân viên, đối

tác trong cộng đồng, người dân...), tôn trọng, không phân biệt đối xử, không thành kiến.
Chấp nhận nhân viên như những cá nhân riêng biệt, có những khả năng và giới hạn và
giúp họ phát triển khả năng bằng cách cung cấp mục tiêu và những hướng dẫn rõ ràng.
2. Thể hiện sự quan tâm
Người quản lý phải chứng tỏ sự nhiệt tình của mình, giúp nhân viên dấn thân, gắn
bó với tổ chức. Người quản lý hòa hợp với nhân viên, tạo nơi nhân viên cảm giác họ
được chấp nhận, họ biết rõ là người quản lý coi trọng và tin tưởng họ, nói như vậy không
có nghĩa là người quản lý phải đồng ý mọi việc mà là cho phép có sự khác biệt và sai
lầm.
3. Sáng tạo
Người quản lý dự án phải là người sáng tạo như người tiên phong trong việc thiết
lập chính sách, phương pháp mới để cải tiến các hoạt động, là người không do dự thay
đổi và luôn muốn thay đổi để có cái tốt hơn. Để được như vậy, người quản lý phải linh
hoạt, thỉnh thoảng tự suy nghĩ một mình cũng như cùng thảo luận với nhân viên để tìm
cái mới.
4. Tin người khác
Người quản lý cần tin tưởng vào nhân viên của mình: cách nhìn, ý kiến, những
thông tin của họ được tôn trọng và làm cho họ tin tưởng lẫn nhau.
5. Thừa nhận
Người quản lý phải biết rằng mọi người - nhân viên và thân chủ đều khao khát
được thừa nhận. Khi cần, người quản lý nên đưa ra những lời khen ngợi và công nhận
đóng góp công lao của họ.
6. Duy trì sự cân bằng
Người quản lý cần có cuộc sốn cân đối, bao gồm làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi,
quan tâm nhiều đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, tránh tối đa có những ức chế và


những vấn đề có thể vô tình trút vào đầu nhân viên. Khi ở vào trạng thái thoải mái, ta dễ
dàng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn.
7. Biết lập kế hoạch

8. Biết tổ chức
9. Chọn ưu tiên
Người quản lý cần biết chọn mục tiêu nào là quan trọng hơn và mục tiêu nào là
ngắn hạn và mục tiêu nào là dài hạn. Việc chọn ưu tiên giúp cho tiến trình dự án được tốt
hơn.
10. Biết ủy thác
Sự ủy thác giúp chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn. Khi ủy thác, nhân viên sẽ dấn
thân hơn trong công việc.
11. Tương tác với cộng đồng và ngành nghề khác
Dự án sẽ được thuận lợi hơn nếu người quản lý có những mối quan hệ tốt đẹp với
môi trường xung quanh. Các nhân viên cũng phải được biết rằng những gì mình làm và
những gì mình nói là rất quan trọng trong mối quan hệ với bên ngoài.
12. Lấy quyết định
Người quản lý giỏi là người biết quyết định, đúng, kịp thời và khuyến khích nhân
viên tham gia tích cực vào tiến trình.
13. Tạo thuận lợi
Người quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên dễ dàng cởi mở, nhạy cảm với ý
muốn, nhu cầu của họ.
14. Truyền thông
Một trong những hành động quan trọng nhất của người quản lý dự án là truyền
thông - phát và nhận thông điệp, các dấu hiệu, ý tưởng cũng như cảm xúc.
15. Biết chọn thời gian thích hợp
Người quản lý cần có khả năng quyết định và hành động vào những thời điểm
thích hợp.
16. Tạo động lực


Người quản lý hiệu quả là người có khả năng tạo động lực hiệu quả cho nhân viên
đem hết khả năng của mình phục vụ cho hoạt động chung của tổ chức. Người quản lý
phải nhận biết những nhu cầu và mong đợi của nhân viên.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×