Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thơ thu Nguyễn Khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.17 KB, 5 trang )

Đề bài:
Câu 1: Phân tích cơ sở tư tưởng, cơ sở mĩ học của tính ước lệ trong văn
học trung đại Việt Nam.
Câu 2: Phân tích tính ước lệ và sự phá vỡ tính ước lệ trong "Chùm thơ
thu" của Nguyễn Khuyến.
Bài làm :
Câu 1:
Tính ước lệ của hình tượng nghệ thuật là một trong những đặc trưng của
thi pháp văn học trung đại. Những hình tượng được tạo ra bởi những ước lệ
nghệ thuật có sẵn trong tư tưởng quan niệm thường biểu đạt những quan niệm
Nho giáo về đạo đức xã hội, về lí tưởng, phẩm chất người quân tử… hoặc phản
ánh, giải thích, chứng minh những triết lý tự nhiên, xã hội, những quy luật của
cuộc sống.
Chiều sâu của tính ước lệ bắt nguồn từ quan niệm thẫm mĩ, quan niệm về
cái đẹp của thời trung đại. Người trung đại quan niệm: thời hoàng kim thuộc về
quá khứ, cái đẹp là khuôn mẫu, là biểu mẫu của tiền nhân. Từ đó, tạo nên tính
quy phạm trong quan niệm của người trung đại: tư duy theo mẫu hình có sẵn,
ước lệ trong biểu đạt tự nhiên, xã hội, con người.
Cách xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ cũng khác với văn
học dân gian. Nếu so sánh với văn học dân gian, chúng ta thấy hình tượng mận
đào, trúc mai nói về quan hệ nam nữ, về tình yêu đôi lứa:
- Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
- Cúc mai trồng lộn một bồn
Hai đứa mình chồng vợ, ai đồn mặc ai.
Trong khi đó, ở văn học trung đại, trúc mai tượng trưng cho người quân
tử, mận đào lại tượng trưng cho nơi quyền quý. Điều đó chứng tỏ mỗi phong
cách: bác học và dân gian có cách xây dựng hệ thống hình tượng nghệ thuật
riêng. Văn học dân gian xây dựng hình tượng trên cơ sở những liên tưởng cụ
thể, gần gũi – sư vật hiện tượng quen thuộc, thân mật trong cuộc sống. Ngược
1




lại, văn học bác học xây dựng hình tượng trên cơ sở những liên tưởng giá trị;
chủ ý đến tính cao cả, phẩm chất đặc biệt của các hiện tượng, sư vật. Ở đây tinh
thần đẳng cấp thấm sâu trong ý thức tư tưởng thời trung đại đã chi phối quan
niệm thẫm mĩ, tạo ra cách lựa chọn có sẵn cho nhà nghệ sĩ khi xây dựng hình
tượng nghệ thuật. Nói đến thiên nhiên là: phong, hoa, tuyết, nguyệt. Nói đến
mùa thu là sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng. Nói đến người quân tử là tùng,
cúc, trúc, mai… Tuy nhiên, với những người nghệ sĩ có tài năng, phong cách, họ
không chỉ dừng lại ở việc sử dụng những hình tượng mang tính ước lệ mà còn
phá vỡ tính ước lệ bằng những hình tượng độc đáo riêng của mình. Các tác giả
tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,, Nguyễn
Du, Nguyễn Khuyễn, Tú Xương…
Câu 2:
Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyễn ra đời vào thời gian ông về ở ẩn tại
quê nhà: Yên Đổ - Lục Bình – Hà Nam. Đây là thời gian Nguyễn Khuyến đã
sáng tác nên rất nhiều tác phẩm có giá trị. Đặc sắc nhất phải kể đến Chùm thơ
thu gồm ba bài: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Với chùm thơ này, Nguyễn
Khuyến đã được mệnh danh là "nhà thơ của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu).
Ba bài thơ đã thể hiện sự tài tình của Nguyễn Khuyến trong việc kết hợp hài hòa
giữa tính ước lệ và sự phá vỡ tính ước lệ.
I. Tính ước lệ trong Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
1. Nguyễn Khuyến đã sử dụng thi đề rất quen thuộc của thơ cổ: đề tài mùa
thu, mùa dễ gây cảm xức cho các thi nhân.
2. Âm hưởng của thơ víết về mùa thu thường buồn. Chùm thơ thu không
phải là ngoại lệ. Đọc kĩ ba bài thơ này, chúng ta dễ dàng nhận thấy âm hưởng
chung của chúng là buồn, một nỗi buồn man mác với rất nhiều căn cớ, nguồn
cơn.
3. Rất nhiều thi liệu cổ về mùa thu cũng đã xuất hiện trong ba bài thơ này:
thu thiên, thu thủy, thu hoa, thu diệp, thu sương, thu nguyệt, thu phong, thu điểu,

thảo đường, ngư ông, túy ông. Đây là những hình ảnh quá quen thuộc và là công
thức cho người sáng tác khi viết về đề tài mùa thu.
2


4. Bức tranh thu ở đây rất tĩnh lặng, có âm thanh, sư chuyển động cũng
chỉ làm nổi bật cái tĩnh. Đó là một trong nhũng đặc trưng của thơ ca cổ điển.
5. Tác giả đã sử dụng rất thành công bút pháp cổ điển phương Đông: lấy
động tả tĩnh và dùng một vài nét chấm phá nhưng gợi được linh hồn của tạo vật.
Ví dụ: ở bài Thu điếu tác giả đã miêu tả sư chuyển động: Sóng biếc hơi gợn tí,
lá khẽ đưa vèo và có cả âm thanh cá đớp động dưới chân bèo. Nhưng tất cả đều
chỉ làm nổi bật sự êm ả và tĩnh lặng của cảnh vật. Nhà thơ cũng chỉ dùng một
vài chi tiết nhưng đã làm nổi bật được cái hồn, cái thần của mùa thu đồng bằng
Bắc Bộ.
6. Điển cố Đào Tiềm xuất hiện ở cuối bài Thu vịnh cũng là một biểu hiện
của tính ước lệ: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Trên đây là những biểu hiện của tính ước lệ đã được Nguyễn Khuyến vận
dụng một cách rất thành công. Nhưng điểm làm nên sức sống của Chùm thơ thu
chính là những sáng tạo, sự phá vỡ tính ước lệ của nhà thơ.
II. Sự phá vỡ tính ước lệ trong Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
1. Sự phá vỡ tính ước lệ đầu tiên của ba bài thơ này chính là ở chỗ: tác giả
không miêu tả một mùa thu chung chung, mang tính phổ quát mà chúng ta
thường bắt gặp trong thơ Đường. Đó là mùa thu được miêu tả một cách cụ thể
trực tiếp từ sự quan sát của chính tác giả. Bức tranh mùa thu hiện lên với những
cảnh vật rất quen thuộc, gần gũi của làng quê vùng đồng bằng chiêm trũng: trời
thu xanh ngắt, nước ao thu trong veo, cần trúc lơ phơ, lá vàng, ngõ trúc, bèo,
nhà cỏ thấp le te, đóm lập lòe… Đặc biệt hơn, tác giả còn rất tinh tế phát hiện ra
những nét rất đặc trưng của mùa thu Bắc Bộ:
Bầu trời thu được tác giả miêu tả trong cả ba bài thơ là màu xanh ngắt :
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Thu vịnh), Tầng mấy lơ lửng trời xanh ngắt

(Thu điếu), Da trời ai nhuộm mà xanh ngát (Thu ẩm). Cái màu xanh ngắt quả
đã gây ấn tượng sâu sắc với nhà thơ. Ở miền Bắc nước ta, vào mùa thu khi tiết
trời bắt đầu se lạnh thì bầu trời thường rất ít mây, nó có màu xanh ngắt và sâu
thẳm.

3


Nước mùa thu cúng được tác giả miêu tả rất tinh tế. Nước biếc trông như
từng khói phủ (Thu vịnh), Ao thu lạnh lẽo nước trong veo và Sóng biếc theo làn
hơi gợn tí (Thu điếu), Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Thu ẩm). Ai đã từng
sống ở miền Bắc nước ta có thể thấy rõ khi trời đã sang thu thì nước ở các ao hồ
trong một cách kì lạ. Và mùa thu cũng thường có gió, không phải thứ gió nồm
mùa hè hay gió bấc mùa đông mà là gió heo may thổi rất khẽ chỉ đủ làm cho cần
trúc lơ phơ, sóng hơi gợn tí. Vào ban đêm, gió làm mặt hồ lay động tạo nên một
cảnh tượng rất độc đáo: Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Gió mùa thu êm ả như
thế nên không thể làm bóng trăng vỡ ra mà nó chỉ loe ra rồi trở lại hình dáng cũ.
Sương vào lúc sáng sớm và chiều tà cũng là một nét đặc trưng của mùa thu Bắc
Bộ. Chi tiết ấy cũng được Nguyễn Khuyến ghi lại rất tài tình: Lưng giậu phất
phơ màu khói nhạt (Thu ẩm), Nước biếc trông như tầng khói phủ (Thu vịnh).
Tất cả đều góp phần làm nên linh hồn của mùa thu dân tộc.
2. Trong chùm thơ này, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo ra những hình ảnh rất
độc đáo có sức gợi hình và gợi cảm sâu sắc. Đó là hai câu luận trong bài Thu
vịnh: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái. Một tiếng trên không ngỗng nước
nào; là câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Thu điếu), Làn ao lóng lánh bóng
trăng loe (Thu ẩm). Hãy phân tích câu thơ: "Làn ao lóng lánh bóng trăng loe"
làm ví dụ. Từ làn ao không chỉ phá vỡ tính ước lệ mà còn khác với cách nói
thông thường. Bình thường chúng ta chỉ nói làn sóng, làn nước. Từ làn ao có
tính gợi hình rõ rệt, gợi hình ảnh trăng từ mặt ao hắt lên, lan tỏa. Trăng loe vì
trăng theo sóng nước mà lan tỏa. Bốn phụ âm l (làn, lóng, lánh, loe) đã làm cho

không gian mặt ao như mở ra và tràn ngập ánh sáng của trăng, cảnh trở nên thơ
mộng và huyền ảo. Nói như PGS.TS Lã Nhâm Thìn: "Nguyễn Khuyến đã dùng
thần bút để khắc họa cái thần mùa thu trong đêm trăng'.
3. Sự phá vỡ tính ước lệ còn được thể hiện rất rõ trong hệ thống ngôn ngữ.
Nguyễn Khuyến đã sử dụng dày đặc những từ thuần Việt trong sáng dễ hiểu và
giàu sức gợi hình, gợi cảm: xanh ngắt, lơ phơ, hắt hiu, lạnh lẽo, trong veo, bé
tẻo teo, hơi gợn tí, sẽ đưa vèo, vắng teo, le te, lập lòe, lống lánh, loe… Tất cả
góp phần khắc họa bức tranh mùa thu rất điển hình, rất riêng của đồng bằng Bắc
4


Bộ. Đặc biệt ở bài Thu điếu nhà thơ đã sáng tạo ra vần eo (Tử vận): diển tả
được một không không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy
uẩn khúc của thi nhân.
4. Tâm sự thời thế của Nguyễn Khuyến cũng là sự phá vỡ tính ước lệ.
trong thơ cổ, con người thường mờ nhạt trước thiên nhiên và xuất hiện với hình
ảnh là những con người thảnh thơi, thưởng ngoạn. Nhưng nhân vật trữ tình của
Chùm thơ thu hiện lên rất rõ với tâm trạng ưu thời mẫn thê:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu vịnh)
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
(Thu điếu)
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
Độ dăm ba chén đã say nhè.
(Thu ẩm)
Con người ở đây đều mang một bi kịch: muốn làm thơ mà không thể làm
được thơ, muốn câu cá mà không tập trung câu cá, muốn uống rượu mà vừa
uống đã say. Dường như Nguyễn Khuyến không thể yên lòng để hưởng thụ

những thú vui tao nhã của một bậc tao nhân mặc khách. Trong lòng nhà thơ
đang chất chứa một nỗi niềm: đó là nỗi buồn trước cảnh nước mất nhà tan và sự
bất lực của thi nhân.
Tính ước lệ và sự phá vỡ tính ước lệ trong chùm thơ thu đã thể hiện tài
năng nghệ thuật của nhà thơ. Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này đã làm cho
bức tranh mùa thu vừa gần gũi, quen thuộc mà vẫn hết sức tao nhã, nó gợi lên
cái thần,cái hồn của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Chùm thơ cũng thể hiện được
vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Khuyễn: yêu thiên nhiên, yêu làng quê, tinh tế nhạy
cảm và rất nặng lòng với đất nước.

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×