Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận chuyên sâu về người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 19 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Thông qua từ những thực tiễn bên ngoài của cuộc sống, chúng ta phải thừa
nhận rằng: người khuyết tật hoàn toàn có thể làm được những điều mà họ mong
muốn và thực tế cũng đã chứng minh. Tuy nhiên, hiện nay người khuyết tật vẫn
gặp phải rất nhiều khó khăn trong bước đường hội nhập và tự khẳng định bản thân.
Trở ngại lớn nhất của họ không phải từ sự ảnh hưởng của khuyết tật mà chủ yếu từ
phía xã hội, đó chính là sự kỳ thị hoặc thương hại, định kiến về khả năng của
người khuyết tật...
Mặc dù đã có rất nhiều các điều luật, chính sách bảo vệ và chế độ ưu đãi của
Nhà nước, nhưng người khuyết tật vẫn luôn cần sự giúp đỡ, chia sẻ từ phía gia
đình, cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhân viên xã hội, nhằm tạo điều kiện để họ
có thể phát triển bản thân và hòa nhập cộng đồng. Vậy với vai trò là nhân viên xã
hội, chúng ta có thể làm gì và phải làm như thế nào? Những thông tin và kiến thức
dưới đây sẽ phần nào giúp cho các nhân viên xã hội có thể thực hiện tốt hơn vai
trò của mình trong lĩnh vực “công tác xã hội với người khuyết tật”.
2. Tổng quan về người khuyết tật:
2.1. Các khái niệm về người khuyết tật
Là một vấn đề của xã hội, “khuyết tật” có liên quan đến nhiều khía cạnh, cơ
bản trong chương trình phát triển xã hội như nghèo đói, thất học, bất công, định
kiến xã hội... Do đó, không thể xem “khuyết tật” là vấn đề riêng lẻ được giải quyết
bằng các biện pháp đơn giản, duy nhất. Tùy thuộc vào nền văn hóa, phong tục tập
quán của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia hoặc lĩnh vực quan tâm của các cơ quan,
tổ chức, sẽ có những khái niệm khác nhau về “khuyết tật” và “người khuyết tật”.
'Vì vậy, khó có thể đưa ra một khái niệm duy nhất về vấn đề này. Dưới đây là một
số khái niệm cơ bản:
Theo Nghị quyết 48/96 do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày
20/12/1993 về những chuẩn tắc bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho người khuyết tật
- Thuật ngữ “thiểu năng” khái quát một số lớn những hạn chế về chức năng xuất
hiện trong mọi tầng lớp dân cư ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Con người
có thể bị thiểu năng do tổn thương về thể chất, trí tuệ hoặc giác quan, do điều kiện
điều trị y tế hoặc bệnh lý tinh thần. Các thương tổn, điều kiện hoặc bệnh lý như


vậy có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Thuật ngữ “khuyết tật” có nghĩa là mất mát hoặc hạn chế các cơ hội tham gia
vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng như những thành viên khác. Thuật ngữ
đó mô tả người khuyết tật tiếp xúc với môi trường. Mục đích của thuật ngữ này là
nhằm nhấn mạnh phải tập trung vào những thiếu sót trong môi trường và các hoạt


động có tổ chức trong xã hội, ví dụ như: thông tin, phổ biến và giáo dục, những
thiếu sót này ngăn trở người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội một cách
bình đẳng.
Còn theo Tổ chức Y tế Thế giói (WHO) năm 1980, từ những kinh nghiệm
trong lĩnh vực y tế, đã có những định nghĩa về sự thiểu năng, khuyết tật và thiệt
thòi như sau:
- “Thiểu năng”: Bất kỳ sự mất mát hoặc dị thường nào về tâm thần, sinh lý
hoặc cấu trúc hay chức năng của cơ thể.
- Khuyết tật: Bất kỳ một sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào (là hậu quả của sự
thiếu năng) đế thực hiện một hoạt động nào theo cung cách hoặc trong phạm vi
được coi là bình thường của một con người.
- Thiệt thòi: Sự thiệt thòi của một người, do hậu quả của sự thiểu năng hoặc
khuyết tật làm hạn chế hoặc ngăn cản việc thực hiện đầy đủ vai trò bình thường, phụ
thuộc vào tuổi tác, giới tính và các yếu tố về văn hóa xã hội, đối với cá nhân đó.”
Thiệt thòi phản ánh mối quan hệ giữa người khuyết tật và môi trường của họ.
Điều này xuất hiện khi họ phải chạm trán với những rào cản về văn hoá, vật chất
và xã hội, ngăn cản họ tiếp cận với những hệ thống khác nhau của xã hội có sẵn
cho những công dân khác. Do đó, thiệt thòi là sự mất mát hay hạn chế các cơ hội
tham gia vào đời sống cộng đồng ở mức bình đẳng so với người khác. Người
khuyết tật không phải là một nhóm người đồng nhất, ví dụ nhũng người bị bệnh
tâm thần, trì độn, khiếm thị, khiếm thính và bị câm, hoặc nhũng người bị hạn chế
về vận động hay những người được gọi là “khuyết tật y học” phải đối mặt với các
loại rào cản khác nhau mà họ phải vượt qua bằng những cách khác nhau.

Trong Pháp lệnh về người khuyết tật, số 06/1998/PL-UBTVQH ngày
30/07/1998 của ủy ban thường vụ Quốc hội, cũng đưa ra đĩnh nghĩa về “người
khuyết tật”. Theo quy định của Pháp lệnh này, “người khuyết tật” không phân biệt
nguồn gốc gây ra khuyết tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng
hoạt động, khiến cho lao động, học tập, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, người khuyết tật là người không bình thường về sức khỏe do các
khuyết tật hoặc do bệnh tật làm huỷ hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc
do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần
được xã hội quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ. Và thực tế đã cho thấy, rất nhiều người
được quan tâm đúng mức đã trở thành những người có ích, họ có thể sống, sinh
hoạt và đóng góp cho xã hội. Khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật phải đối diện


không phải từ sự khiếm khuyết chức năng của cơ thể mà chính là những yếu tố cản
trở về tâm lý, xã hội.
2.2. Các tiêu chí phân loại người khuyết tật
Có khá nhiêu hệ thống phân loại người khuyết tật phụ thuộc vào từng lĩnh vực
và mục đích phân loại khác nhau: phân loại theo giới tính, phân loại theo nguyên
nhân, phân loại theo các nhóm tuổi, phân loại theo các dạng tật... Tuy nhiên hiện
nay, các Bộ - Ngành có liên quan chặt chẽ với các vấn đề khuyết tật bao gồm: Bộ
Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo, các Bộ Ngành này đã chính thức áp dụng Hệ thống phân loại Quốc tế về Suy giảm sức
khỏe, Khuyết tật và Khuyết tật (ICIDH) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban
hành năm 1980, gồm 7 tiêu chí:


Suy giảm khả năng vận động như là cụt, liệt cơ, liệt não, bại liệt.




Khiếm thính/câm.



Khiếm thị bao gồm mù, mù màu...

Suy giảm khả năng học tập (suy giảm về nhận thức và trí tuệ) bao
gồm cả hội chứng Down


Hành vi khác thường (thường là do bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc
các ế Thế giới (WHO) khởi xướng năm 1981, mục tiêu của mô hình này là
giao lại trách nhiệm cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Yếu tố cốt lõi của nó là
sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc lên kế hoạch, thực hiện và lượng
giá chương trình.
Đến năm 1991, định nghĩa về Phục hồi chức năng tại cộng đồng được viết lại
như sau:
“Phục hồi xã hội tại cộng đồng là một chiến lược nhằm cải thiện việc phân
phối dịch vụ, cung cấp nhiều cơ hội bình đẳng hơn, thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người của người khuyết tật. Chiến lược này kêu gọi toàn bộ sự tham gia và hợp tác
của các cấp xã hội: cộng đồng, trung gian và quốc gia. Chiến lược tìm kiếm sự hội
nhập bằng sự can thiệp của tất cả các lĩnh vực có liên quan: giáo dục, sức khỏe,
luật pháp, xã hội và huấn nghệ, đồng thời hướng tới việc đại diện cho tất cả mọi
người khuyết tật cũng như tăng sức mạnh cho họ. Mục tiêu của chương trình phục
hồi xã hội tại cộng đồng là mang lại sự thay đổi, phát triển một hệ thống có khả
năng với tới mọi người khuyết tật có nhu cầu và giáo dục công chúng, đồng thời
sử dụng mọi tài nguyên của quốc gia mình một cách thiết thực và bền vững”.


Từ những định nghĩa trên cho thấy đặc điểm của chương trình phục hồi xã hội

tại cộng đồng là tính chất đa ngành (giáo dục, sức khỏe, an sinh xã hội), sự hợp tác
phối hợp giữa các ngành, cũng như các thành viên trong chương trình và cộng
đồng. Nó đòi hỏi cộng đồng phải có một hiểu biết đúng đắn và thay đổi thái độ đối
với người khuyết tật thì mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của chương
trình.
Vai trò của xã hội trong việc phục hồi xã hội cho khuyết tật
Vai trò của cộng đồng:
Nhận thức rằng đây chính là vấn đề của cộng đồng, hiểu biết và chấp nhận
thực trạng của vấn đề.



Vận dụng tài nguyên sẵn có để giải quyết vấn đề.

Xây dựng con người (khuyết tật và không khuyết tật), làm tăng năng lực của
cộng đồng thông qua huấn luyện, hợp tác tham gia chương trình phục hồi.



Quan tâm đến nhu cầu, tiếng nói của người khuyết tật, gia đình người khuyết



Lựa chọn người tham gia và điều hành chương trình.



Khuyến khích người khuyết tật tham gia mọi lĩnh vực trong cộng đồng.

tật.


Tạo điều kiện và phát huy “gương sáng khuyết tật” tham gia tích cực trong
các hoạt động và các nhóm tự giúp cộng đồng.


Vai trò của gia đình:


Tầm quan trọng và sự thuận lợi của bối cảnh gia đình đôi với trẻ khuyết tật.



Đảm bảo các nhu cầu của trẻ được đáp ứng.

Tham gia hợp tác với chương trình, cộng đồng để giải quyết vấn đề của con
em mình.


Thành lập các nhóm phụ huynh để hỗ trợ giúp đỡ con em, đồng thời có tiếng
nói để bảo vệ, cũng như đòi hỏi quyền lợi cho con em mình.


Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động hòa nhập cộng đồng cho người
khuyết tật
Ngoài gia đình, cộng đồng và xã hội, người khuyết tật cũng cần nhận sự được
giúp đỡ của người nhân viên xã hội để có thể hòa nhập cộng đồng.
Nhân viên xã hội cầu nối giữa người khuyết tật, gia đình người khuyết tật với
cộng đồng xã hội.




Giúp người tần tật khắc phục những khó khăn trong cuộc sống: sức khỏe,
giáo dục, việc làm, giải trí,…


Hướng dẫn người khuyết tật, gia đình người khuyết tật đến các cơ sở chăm
sóc sức khỏe, phục hồi chức năng.


Tuyên truyền, vận động người khuyết tật, gia đình người khuyết tật đưa trẻ
khuyết tật đến trường.


Tư vấn, giúp đỡ người khuyết tật học nghề, tìm việc, hướng dẫn họ đến các
trung tâm hỗ trợ giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật.


Giới thiệu và giúp người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ văn hóa, văn nghệ,
thể dục thế thao, vui chơi, giải trí...


Tuyên truyền các chính sách pháp luật về người khuyết tật, tư vấn, hướng dẫn
gia đình và người khuyết tật nắm được những thủ tục cần thiết, cũng như những
quyền cơ bản có liên quan.


Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về người khuyết tật,
xóa bỏ định kiến, coi thường, tiến tới giúp đỡ và thông cảm cho người khuyết tật.



Tiếp cận thực tế đời sống người khuyết tật, nghiên cứu đề ra các giải pháp và
kiến nghị đến các cấp ban ngành liên quan trong việc khắc phục những bất cập, đề
ra các chủ trương, chính sách thích hợp, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác hỗ trợ,
giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập xã hội.


3.5. Chức năng của Công tác xã hội trong lĩnh vực khuyết tật
Người khuyết tật là những người gặp rất nhiều bất lợi trong xã hội, có thể nói
họ gặp khó khăn về mọi mặt trong cuộc sống từ sức khỏe, giáo dục, việc làm đến
vui chơi giải trí. Vì vậy, chức năng đầu tiên của Công tác xã hội là trị liệu cho
người khuyết tật, trị liệu ở đây không đơn thuần là chữa trị về mặt y tế mà là sự
chữa trị một cách toàn diện. Việc trị liệu bắt đầu từ việc hỗ trợ người khuyết tật
chữa trị các tật bệnh. Với vai trò là nhân viên xã hội, chúng ta có thế tư vấn cho
người khuyết tật và gia đình họ đến những cơ sở y tế, giúp đỡ họ trong quá trình
làm các thủ tục giấy tờ khám chữa bệnh. Kế đến là giúp người khuyết tật vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống. Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng
đối tượng thân chủ mà người nhân viên xã hội có cách trị liệu khác nhau, có thể
với người khuyết tật này cách trị liệu tốt nhất là giúp họ có được việc làm hoặc đi
học nghề, giới thiệu họ đến các trung tâm giới thiệu và hỗ trợ dạy nghề, tìm việc...
hoặc với một số người khuyết tật khác thì liên hệ các cơ quan tổ chức để làm thủ
tục xin hỗ trợ, cũng có thể đưa họ đến các trường hay trung tâm nuôi dưỡng nào
đó.


Nếu chức năng trị liệu là việc giúp người khuyết tật khắc phục những khó khăn
trước mắt thì chức năng phòng ngừa chính là việc hạn chế và phòng ngừa việc gặp
phải những khó khăn trong tương lai. Công tác phòng ngừa quan trọng nhất chính
là phòng ngừa sự khuyết tật và khả năng gia tăng khuyết tật, cũng như các nguyên
nhân đưa đến khuyết tật thông qua các cuộc khảo sát xác định tỷ lệ, các dạng tật và
các khía cạnh kinh tế, xã hội liên quan; thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm

nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp và nhà
nước trong việc phòng ngừa tai nạn (cả tai nạn giao thông và tai nạn lao động), các
hành vi bạo lực xâm hại người khác, lạm dụng các chất ma tuý, ngăn ngừa các
dịch bệnh truyền nhiễm, tình trạng suy dinh dưỡng, phòng chống tình trạng lạm
dụng, bỏ mặt, bóc lột trẻ em... Nâng cao nhận thức của xã hội về người khuyết tật
và công tác phòng ngừa khuyết tật.
Một trong những chức năng quan trọng của Công tác xã hội với người khuyết
tật là chức năng phục hồi bao gồm cả phục hồi chức năng và phục hồi xã hội tiến
hành điều tra thường xuyên các nhu cầu về phục hồi chức năng, thúc đẩy sự tham
gia của người khuyết tật vào việc hoạch định và thực thi các chính sách, chương
trình phục hồi chức năng. Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức cho cán
bộ cấp huyện, xã, những người đứng đầu các cộng đồng nhằm tăng cường vai trò
của họ trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng.
Bên cạnh chức năng trị liệu, phòng ngừa, phục hồi cho người khuyết tật thì
công tác xã hội còn có chức năng phát triển. Khi sức khoẻ ôn định, thương tật dần
được phục hồi, những khó khăn trong cuộc sống cũng từng bước được giải quyết
thì công việc tiếp theo là làm sao để duy trì tất cả những thành quả đó và giúp
người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn. Trong hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục
cho người khuyết tật, không dừng lại ở việc giúp đỡ để đưa họ đến trường mà còn
phải giúp họ hoà nhập được với môi trường, học tập đạt kết quả và không chỉ học
mỗi cấp 1 hay cấp 2 mà cần phải luôn được nâng cao, từ việc hỗ trợ về phương
tiện, cơ sở vật chất và những điều kiện phục vụ cho việc học. Cũng như trong vấn
đề việc làm, người khuyết tật cần dược hỗ trợ để có trình độ tay nghề, có việc làm,
có thu nhập, tất cả những điều đó cần phải luôn dược duy trì để làm sao người
khuyết tật có thể tự lo được cho bản thân và thậm chí đỡ đần dược cho gia đình.
Ngoài tất cả những điều đó, người khuyết tật cần được tạo điều kiện để tham gia
các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao, làm sao để người khuyết
tật có thể sông một cách độc lập mà không phải dựa vào ai, được phát triển một
cách bình thường và toàn diện như tât cả những người không khuyết tật.
4. Kết luận



Tóm lại, “Công tác xã hội đối với những người khuyết tật đều dựa trên sự cần
thiết phải bảo đảm cho họ có được những khả năng, những điều kiện ngang bằng
nhau trong việc thực hiện các quyền và sự tự do của họ, trong việc loại bỏ những
hạn chế trong sinh hoạt đời sống của họ và loại trừ những cản trở khi thực hiện
quyền được lao động, được ăn học, tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia tích
cực vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp lệnh về người khuyết tật, số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/07/1998
của ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Trang thông tin điện tử của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội:
molisa.gov.vn
3. Trang thông tin điện tử: congtacxahoi.net



×