Trường THCS Lương Thế Vinh
Tên giáo viên dạy: Vũ Thị Thanh Nga
BÀI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN( NĂM HỌC 2016 - 2017)
Ngày soạn: 14/3/2017
Ngày dạy: 17/3/2017
Tiết 105:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận
giải thích.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn:
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu
văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
* Tích hợp môn GCDC lớp 7 bài: “ Trung thực”
* Tích hợp môn Vật lí 7 bài: “ Phản xạ âm, tiếng vang”
* Tích hợp môn Địa lí giải thích vì sao nước biển mặn
* Kĩ năng sống:
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc
điểm chung của bài văn nghị luận giải thích.
- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng… khi tạo lập và giao tiếp hiệu
quả bằng văn nghị luận.
3. Thái độ:
Tích cực tìm hiểu để nắm được đặc điểm chung của bài văn nghị luận giải thích.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
- Hiểu được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. Đặc điểm
của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu
văn bản này.
5.Năng lực cần phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giả quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt : Hiểu rõ văn giải thích, so sánh văn lập luận giải thích với
văn chứng minh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV: - SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng.
1
- Giáo án. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
2. HS: Soạn bài theo định hướng câu hỏi SGK và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích và phương I. Mục đích và phương pháp
pháp giải thích.
giải thích:
* Phân tích các tình huống để hiểu mục đích và 1. Mục đích:
phương pháp giải thích.
a. Giải thích trong đời sống:
GV: Trong đời sống hàng ngày khi nào người ta * Ví dụ:
cần giải thích?
+ Vì sao lại có mưa?
HS: Khi gặp một hiện tượng nào đó không hiểu + Vì sao nước biển mặn?
thì cần đến giải thích.
GV: Khi gặp một sự vật hiện tượng mới lạ con
người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (Slides
2)
GV: Bằng kiến thức môn vật lí 7 em hãy cho biết
vì sao lại có mưa?
HS: Trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Tích hợp môn Vật lí 7 bài: “ Phản xạ âm
tiếng vang” Nhận xét: Ban ngày mặt trời chiếu
xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ
các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên trời trở thành
muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau
thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên
cao gặp khí lạnh những giọt nước tụ lai với nhau
thành những đám mây nặng
( do những hạt nước quá nhiều) tạo thành mưa.
GV: Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát bảng chiếu
( Slides 3)
GV: Bằng sự hiểu biết môn địa lí, em hãy cho biết
vì sao nước biển mặn?
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét
Giáo viên: Tích hợp môn Địa lí nhận xét : Nước
sông suối có hòa tan nhiều loại muối lấy từ các
lớp đất đá trong lục địa, khi ra đến biển mặt biển
có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn
-> Phải học để hiểu biết, có tri
muối ở lại, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước thức thì mới giải thích được các
biển mặn.
vấn đề trên.
GV: Muốn trả lời những câu hỏi ấy cần phải làm => Làm cho rõ những điều chưa
2
gì?
HS: Cần phải học để có tri thức thì mới giải thích
được
GV: Như vậy trong đời sống giải thích nghĩa là
gì?
( Làm cho ta hiểu rõ những điều chưa biết trên
mọi lĩnh vực).
GV: Trong đời sống hàng ngày giải thích là làm
cho ta hiểu rõ một điều gì đó còn trong văn nghị
luận giải thích là thế nào? (phần 2/Sgk)
GV: Trong văn nghị luận người ta thường yêu cầu
giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ các
chuẩn mực hành vi của con người.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu
( Slides 4) Tích hợp môn GDCD 7 và trả lời
Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ nhận
được những điều gì?
HS: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ
phải, chân lí. Người sống trung thực sẽ được mọi
người yêu quý, kính trọng
GV: Trái với trung thực là gì? Sống không trung
thực có được mọi người yêu quý không? Vì sao?
GV: Rèn kĩ năng sống cho học sinh
- Ở trường: Luôn thật thà với thầy cô giáo và các
bạn như: Nói đúng sự thật, nhặt được của rơi của
bạn thì trả lại bạn; góp ý chân thành với bạn trong
học tập để bạn sửa chữa, lắng nghe lời nhận xét
của thầy cô giáo để sửa chữa hành vi cũng như
việc học tập…
- Ở nhà: Luôn thật thà với cha mẹ, không được
nói dối, chịu trách nhiệm trước lời nói và việc làm
của bản thân trong công việc hàng ngày, giám
nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp giải thích.
- Cho HS đọc bài văn “Lòng khiêm tốn”
GV: Bài văn được chia làm mấy phần, nêu nội
dung của từng phần?
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ
sung.GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu
(Slides 5) bố cục của văn bản.
GV: Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích
như thế nào? ( câu a)
HS: Trả lời: Lòng khiêm tốn. Để giải thích lòng
biết.
b. Giải thích trong văn nghị
luận:
Là giải thích các vấn đề tư
tưởng, đạo lí, các chuẩn mực
hành vi của con người.
2. Phương pháp giải thích:
Bài văn: Lòng khiêm tốn
a) Vấn đề giải thích: Lòng
khiêm tốn.
3
khiêm tốn, tác giả đã chọn nhiều cách giải thích
để nêu rõ vấn đề.
GV: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi b( Sgk), Yêu
cầu học sinh thảo luận nhóm trong 4 phút và trình
bày câu hỏi
- HS quan sát kĩ bài văn. Thảo luận nhóm và trình
bày
GV: Yêu cầu học sinh quan sát (Slides 6) các câu
nêu định nghĩa.
HS: Đọc, đối chiếu với bài thảo luận của mình,
giáo viên nhận xét.
GV: Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của
khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ
không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
( câu c)
HS: Trả lời
GV: yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (Slides
7) Biểu hiện khiêm tốn, biểu hiện không khiêm
tốn
HS: Đọc
GV: Chốt ý, giảng: Là một trong những cách giải
thích. Vì đó là thủ pháp nghệ thuật đối lập, nó làm
tăng thêm giá trị cho lòng khiêm tốn
GV: Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của
không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không
khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích
không? ( Câu d)
HS: Xung phong trình bày
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu
(Slides 8) Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của
khiêm tốn
GV: Qua bài văn cho biết người ta thường giải
thích bằng những cách nào?
GV: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trên bảng chiếu
( Slides 9)và trả lời Thế nào là lập luận giải thích?
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét
GV: Nhận xét Lập luận giải thích là dùng nhiều
lí lẽ - có thể kèm theo dẫn chứng để giải thích
phân tích một khái niệm hay một nhận định nào
đó về tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ nhằm
làm cho người đọc hiểu rõ nội dung ý nghĩa của
khái niệm hay nhận định ấy. Từ đó nâng cao nhận
thức, trí tuệ và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho
b) Phương pháp giải thích:
- Nêu định nghĩa
=> Là một trong những cách
giải thích. Vì nó trả lời cho câu
hỏi: Khiêm tốn là gì?
c) Kể ra các biểu hiện, đối lập
=> Là một trong những cách
giải thích.
d) Mặt lợi, mặt hại, nguyên
nhân
=> Được coi là nội dung giải
thích
4
con người.
GV? Người ta thường giải thích bằng các cách
nào? Bài văn giải thích cần chú ý những điều gì?
HS: Trả lời, lớp nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu
( Slides 10) yêu cầu học sinh đọc
- Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối
chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi,
hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc
noi theo… của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải
thích.
- Bài văn giải thích có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ
trong sáng, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không
nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích
những điều người ta chưa hiểu
GV: Muốn làm được bài văn giải thích tốt chúng
ta cần làm gì?
- GV chốt kiến thức
* Ghi nhớ: SGK
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 câu hỏi
thảo luận trên bảng chiếu (Slides 11)
HS: Thảo luận và trình bày
GV: Nhận xét, yêu cầu lớp quan sát bảng chiếu
( Slides 12) phân biệt giữa chứng minh với giải
thích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS đọc bài văn “Lòng nhân đạo”
GV: Yêu cầu lớp quan sát bảng chiếu ( Slides 13)
GV? Bài văn giải thích vấn đề gì?
HS: Lòng nhân đạo.
GV: Phương pháp giải thích trong bài là gì?
HS: Nêu định nghĩa, nêu biểu hiện
GV: Tác giả đã đối chiếu lập luận bằng cách nào?
II. Luyện tập
Bài văn: Lòng nhân đạo
- Vấn đề giải thích: Lòng nhân
đạo.
- Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa: Lòng nhân
đạo tức là… người.
5
HS: Trả lời
GV khái quát lại bài : “ Lòng nhân đạo”
+ Kể những biểu hiện:
Ông lão hành khất, đứa trẻ nhặt
từng mẩu bánh, mọi người xót
thương
+ Đối chiếu lập luận bằng
cách: đưa ra câu nói của Thánh
Găng-đi.
4. Hướng dẫn tự học( Slides 14)
- Nắm nội dung bài học (giải thích trong đời sống, giải thích trong văn nghị luận),
học thuộc lòng ghi nhớ SGK.
- Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập.
- Đọc 2 bài đọc thêm trang 72, 73.
- Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay
IV. Bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực: ( Slides 15)
Câu 1: Trong đời sống hàng ngày, phép lập luận giải thích giúp ích gì cho chúng
ta?
A. Giúp cho ta hiểu những điều chưa biết
B. Giúp cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất… nhằm nâng cao nhận
thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm.
C. Giúp cho chúng ta vui và yêu đời hơn.
D. Câu A,B đúng.
Câu 2: Người ta thường giải thích phép lập luận bằng các cách nào sau đây?
A. Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác.
B. Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo
C. Dùng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để giải thích.
D. Câu A,B đúng.
Câu 3: Chơi trò chơi ô chữ( Slides 16,17)
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên bảng chiếu, giáo viên đặt câu hỏi, lớp lắng nghe
câu hỏi, xung phong trả lời, lớp nhận xét
GV: Nhận xét, cùng lớp tuyên dương các bạn có câu trả lời đúng.
Câu 1: Chúng ta giải thích những điều chưa biết ở môi trường nào?
Câu 2: Khi muốn biết một điều gì đó chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: Đằng trước mặt trái là mặt gì?
Câu 4: Khi có người hỏi thì chúng ta cần phải làm gì?
Câu 5: Để trở thành người hiểu biết sâu rộng, điều nhất định chúng ta phải có là gì?
Câu 6: Sắp xếp thời gian công việc như thế nào trong ngày để luôn đạt kết quả tốt?
Câu 7: Từ đứng sau từ đạo có một chữ đi kèm với i ngắn là chữ gì?
Câu 8: Đạo lí không bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện theo là kính trọng, nhường
nhịn… một người đạt được hết những điều này, người đó đã đạt được điều gì của xã
hội?
Câu 9: từ đứng sau từ hành có hai chữ, chữ cuối cùng của từ đó là chữ i
6
7