Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 bài 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.38 KB, 7 trang )

Ngày soạn: 08/11/2015
Ngày dạy: 10/11/2015
TUẦN 13
Tiết 49
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là truyện cười.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong truyện Lợn cưới áo mới.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể sáng tạo truyện cười với những ngôi kể khác nhau.
3. Thái độ: GDHS cách dùng từ, không được khoe khoang hợm hĩnh
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC:
1. GV: SGK, SGV, CKTKN,...
2. HS: Đọc bài và soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng:
3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tiếng cười
được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Hôm nay cô giới thiệu các em
truyện cười “Lợn cưới áo mới” …
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Tìm hiểu chú thích
I.Giới thiệu chung:
Cho HS đọc chú thích SGK, tìm hiểu nghĩa của một - Truyện “lợn cưới – áo mới” là truyện cười
số từ.
châm biếm, phê phán.
- Chú thích (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản:


HS đọc truyện “Lợn cưới - áo mới”
1. Đọc
GV cùng học sinh đọc toàn truyện một lần. Chú ý 2. Tìm hiểu văn bản
nhấn mạnh giọng nói của hai chàng.
a. Anh đi tìm lợn:
Cho HS đóng vai 2 người trong truyện.
? Em hiểu thế nào về tính khoe của?
- Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết
mình giàu. Đây là thói sấu thường thấy ở người
giàu, người mới giàu thích học đòi.
? Anh đi tìm lợn khoe của trong trường hợp nào? - Khoe của trong lúc nhà bận rộn (có đám
Tình huống như thế nào? - Khoe của trong lúc nhà cưới)
đang có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới
sổng mất  khoe ngay cả lúc nhà đang rất bận rộn,
bối rối.
1


? Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao?
- Lẽ ra anh chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con
lợn của tôi chạy qua đây không?”
? Từ “cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn
bị sổng và có là thông tin cần thiết cho người
được hỏi không?
 HS phát biểu
? Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào?
- May được cái áo mới không để dịp lễ, Tết hay đi
đâu đó mới mặt mà đem ra mặc ngay và anh ta
còn “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta
khen”

HS giải nghĩa từ hóng (chờ đợi, ngóng trông vẻ sốt
ruột)
? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không?
- Hoàn toàn không phù hợp, người ta hỏi về con
lợn, anh liền “giơ ngay vạt áo ra” cố khoe cho bằng
được cái áo mới. Dùng điệu bô chưa đủ, anh ta cò
dùng cả ngôn ngữ “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.
Đây là yếu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là nội
dung cần thông báo của anh.
? Đọc truyện này vì sao em lai cười?
? Truyện nhằm mục đích gì ?

b. Anh có áo mới:
- May được áo mới đem ra mặc ngay, “đứng
hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen”

- Điệu bộ, ngôn ngữ khi trả lời cũng thể hiện
tính khoe của.

- -Cười về hành động, ngôn ngữ của từng nhân
vật thích khoe của  quá đáng, lố bịch.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng yếu tố gây cười: hành động, điệu bộ,
yếu tố thừa.
2 Nội dung
* Ghi nhớ Sgk / 128

4.Củng cố
- Qua truyện cười trên, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì?

5. Hướng dẫn HS tự học:
- Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian
+ Soạn trước các câu hỏi Sgk trang 134-135
RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 08/11/2015
Ngày dạy: 10/11/2015
TUẦN 13
TIẾT 50
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS:

SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

2


- Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
- Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, viết.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng số từ và lượng từ trong khi nói, viết.
3. Thái độ:
GDHS thái độ yêu quý tiếng nói dân tộc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC:
1. GV: SGK, SGV, CKTKN,...
2. HS: Đọc bài và soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng:
1/. Cụm danh từ là gì ? Cho ví dụ. Cụm danh từ có ý nghĩa như thế nào so với danh từ ?

2/. Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? Tìm một cụm danh từ và xác định cấu tạo của nó.
3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài: Trong ngữ pháp Tiếng Việt, tuy chưa được sử dụng rộng rãi như danh từ, động từ,
tính từ, nhưng số từ và lượng từ cũng được dùng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về hai loại từ này, chúng ta
tiến hành bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Nhận diện và phân biệt số từ với I. Số từ:
1. Ví dụ:
danh từ
a. hai chàng
HS đọc câu 1 mục I, GV ghi bảng các từ in đậm
một trăm ván cơm nếp
một trăm nệp bánh chưng
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ
chín ngà
chín cựa
nào?
chín hồng mao
 HS phát biểu
một đôi
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
b. Hùng Vương thứ sáu
- Số từ: một, hai, chín, một trăm, …
- Danh từ
? Chúng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý - Danh từ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng: tá
cặp, chục, trăm, nghìn, …
nghĩa gì?
- Đứng trước danh từ: bổ sung ý nghĩa về số
lượng. Câu b bổ sung ý nghĩa số thứ tự, đứng sau

danh từ.
? Từ đôi trong câu a có phải số từ không? Vì sao?
2. Số từ:
- Không phải số từ, vì nó mang ý nghĩa đơn vị và
* Ghi nhớ Sgk / 128
đứng ở vị trí của danh từ đơn vị.
? Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát như từ đôi
II. Lượng từ:
3


 HS tìm, GV ghi bảng
? Từ ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết thế nào là
số từ ? Số từ đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
? Cần phân biệt số từ với từ loại nào?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2:Nhận diện và phân biệt số từ với
lượng từ
HS đọc câu 1 mục II, GV treo bảng phụ
? Nghĩa của các từ các, những, cả mấy có gì giống
và khác nghĩa của số từ?
 HS so sánh, phát biểu
- Giống: cùng đứng trước danh từ
- Khác:
+ Số từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
+ Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
? Xếp các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm
danh từ. Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công
dụng tương tự.
Phần trước

Phần TT
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Các
hoàn
g tử
nhữn kẻ
thua
g
trận
Cả
vạn
tướng
mấy
lĩnh
? Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể gồm những loại
nào?
? Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối gồm
những loại nào?
HS tìm ví dụ, GV ghi bảng
? Lượng từ là gì? Lượng từ được chia thành mấy
nhóm?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc bài tập 1, 2

Hoạt động nhóm, GV quy định thời gian
Nhóm 1, 3: bài tập 1
4

1. Ví dụ
- Các hoàng tử
- những kẻ thua trận
- Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ

2. Lượng từ
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất
thảy, …
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối:
các, những, mỗi, từng, …

* Ghi nhớ Sgk / 129
III. Luyện tập:
1/. Tìm số từ và xác định ý nghĩa:
- Số từ chỉ số lượng: một (canh), hai (canh), ba
(canh), năm (cánh)
- Số từ chỉ thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm
2/. Các từ trăm, ngàn, muôn được dùng với ý
nghĩa số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không
chính xác.
Bài 3: SGK/129
Phân biệt sự khác nhau giữa mỗi, từng
+ Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể
+ Khác: Từng :Mang ý nghĩa lần lượt theo
trình tự hết cá thể này đến cá thể khác
Mỗi : Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng

từng cá thể, không mang ý lần lượt.


Nhóm 2, 4: bài tập 2
Các nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa chữa, HS ghi
vào tập
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa mỗi, từng
4.Củng cố bài học
- Số từ là gì? Lượng từ là gì?
* Lựa chọn các từ: mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau:
a. Yêu nhau …………… núi cũng leo
……………… sông cũng lội ……………… đèo cũng qua
b. …………… năm bia đá thì mòn
……………… năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Đáp án: a mấy
b. trăm, ngàn
5. Hướng dẫn HS tự học:
- Học ghi nhớ, làm bài tập 3
- Chuẩn bị: Chỉ từ
+ Chỉ từ là gì ?
+ Hoạt động của chỉ từ trong câu
RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 11/11/2015
Ngày dạy: 13/11/2015
TUẦN 13
Tiết 51 – 52
VIẾT BÀI VIẾT SỐ 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức: Biết kể 1 câu chuyện đời thường.
2. Kĩ năng:
- Thể hiện rõ bố cục bài văn trên bài làm.
5


- Biết vận dụng kiến thức văn tự sự đã học vào kể chuyện đời thường.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc khi làm bài
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Ra đề, Đáp án, biểu chấm
- Học sinh: Ôn tập + giấy bút kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
I. Đề bài :
1. Kể về những đổi mới ở quê em.
II. Yêu cầu
1. Hình thức :
- Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả.
- Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em.
- Biết chọn ngôi kể và thứ tự kể.
2. Nội dung đáp án:
a) Mở bài: Giới thiệu quê hương em. Khái quát sự đổi mới và cảm xúc của em.
b)Thân bài :
- Quê em cách đây mười năm nghèo nàn, lạc hậu, buồn tẻ.
- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện và nhanh chóng.
+ Những con đường lầy lội trước kia nay đã được rải nhựa, bê tông hoá, hai bên trồng những hàng
cây toả bóng mát....

+ Những ngôi nhà mới, cao tầng thay cho những căn nhà trước đây lợp lá cọ, tranh phên tre ộp
ẹp...
+ Trường học hai tầng khang trang được xây dựng với đầy đủ tiện nghi, dụng cụ tiện cho việc học
tập nâng cao chất lượng.
+ Trạm xá, uỷ ban, nhà văn hoá thôn cũng vừa được xây dựng lại trông thật bề thế khang trang đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và có nơi tổ chức hội họp sinh hoạt vui chơi...
+ Đường rải nhựa, đường bê tông quanh co vào từng ngõ xóm...
- Đổi mới trong cách sống của mỗi gia đình, trong nếp làm , sinh hoạt , suy nghĩ
+ Mọi nhà đã có đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình: điện đài, ti vi, xe máy...
+ Có cuộc sống vật chất, tinh thần tương đối thoải mái, đầy đủ.
+ Mọi người biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau
+ Đổi mới trong cách làm ăn, biết tiếp thu những cái mới những thành tựu khoa học, biết động viên,
đầu tư cho con em học hành.
c) Kết bài :
6


- Quê em trong tương lai.
- Cảm xúc suy nghĩ và ước mơ của em.
III. Biểu điểm
- Điểm 9 -10 : Có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi
chính tả : 2->3 lỗi.
- Điểm 7 - 8 : Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, sai
từ 4-5 lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt đôi chỗ còn lúng
túng, sai 6 ->7 lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 3 - 4 : Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết
còn đơn giản, sai 8 -9 lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm 1 -2 : Bài viết không đúng yêu cầu của đề, nội dung quá sơ sài.
Hoạt động 3: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

4. Củng cố: Nhắc lại kiến thức văn tự sự: ngôi kể, thứ tự kể, sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng
Rút kinh nghiệm

7



×