Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đặc điểm thể chân dung văn học của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.78 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ ĐÀO

ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC
CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LƯU KHÁNH THƠ

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả học tập, nghiên cứu suốt hai năm trong chương
trình đào tạo Thạc sỹ dưới sự giảng dạy nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học
của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ...của trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô
khoa Văn học, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong chuyên ngành Văn
học Việt Nam, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới PGS.TS Lưu Khánh Thơ - người đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình,
chu đáo cho tôi hoàn thành luận văn.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Đào


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Lưu Khánh Thơ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực, khách quan. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những
luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này.


Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Đào


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
7. Đóng góp mới ................................................................................................ 9
8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI .............................................................. 11
1.1. Thể chân dung văn học .......................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................ 14
1.2. Khái quát về quá trình phát triển của thể chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại ........................................................................ 19
1.3. Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái .............................................. 22
1.3.1. Con người ............................................................................................ 22
1.3.2. Quá trình sáng tác .............................................................................. 26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................... 30

2.1 Đặc điểm trong cảm hứng dựng chân dung ......................................... 30
2.1.1. Cung cấp tư liệu .................................................................................... 30

1


2.1.2. Cắt nghĩa một thời văn học ................................................................... 36
2.1.3. Cảm hứng ngợi ca ................................................................................. 39
2.2. Đặc điểm trong việc lựa chọn đối tượng dựng chân dung ................. 45
2.2.1. Đối tượng dựng chân dung là những nhà văn, nhà văn hóa ............... 45
2.2.2. Chân dung văn học được tái hiện qua các tác phẩm ............................ 60
2.3. Đặc điểm về góc độ lựa chọn đối tượng ............................................... 66
2.3.1. Tiếp cận từ góc độ người trong cuộc .................................................... 66
2.3.2. Tiếp cận từ điểm nhìn hiện tại .............................................................. 70
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC CỦA HỒ
ANH THÁI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC ............................ 73
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................. 73
3.1.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 73
3.1.2. Miêu tả tâm lý....................................................................................... 77
3.2. Ngôn ngữ ................................................................................................. 79
3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chân dung văn học là một thể loại đã xuất hiện trong nền văn học nước

ta từ lâu, thời văn học trung đại, một số bài tựa, bình… của các tác giả cũng
đã mang dáng dấp chân dung, hoặc có yếu tố chân dung. “Bước vào thời kì
văn học hiện đại, thể chân dung văn học được du nhập từ phương Tây vào
nước ta, ban đầu cũng bị lẫn vào phê bình (Thi nhân Việt Nam của Hoài
Thanh - Hoài Chân, 1941; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, 1942…) sau
dần dần tách ra trở thành một thể độc lập. Từ sau 1945 trở lại đây, nền văn
học Việt Nam hiện đại chứng kiến hàng loạt các bài chân dung văn học của
chính các nhà văn viết về nhau và của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Những tác phẩm như Những gương mặt - Chân dung văn học của Tô Hoài
(Nxb Hội Nhà văn, 1997), những bài viết của Nguyễn Đức Bính về Hồ Xuân
Hương và Ngô Tất Tố, của Nguyễn Tuân về Thạch Lam, Nguyên Hồng… là
những ví dụ.”[11,tr.1]
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986,
đất nước ta có nhiều đổi mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. Bước
vào Đổi mới, nền văn học của nước ta chuyển động mạnh mẽ về nhiều mặt.
Đây cũng là thời kỳ nhiều giá trị văn hoá, văn chương được nhìn nhận, định
vị lại. Cùng với sự cởi mở hơn về quan niệm văn chương, sự tự do dân chủ
hơn trong không khí sáng tác và tiếp nhận, đời sống văn học đã phát triển trên
cả bề rộng lẫn bề sâu. Nền kinh tế thị trường từng bước phát triển giúp cho
quyền con người, quyền cá nhân được đề cao, tạo điều kiện cho văn học “mở
rộng cách nhìn”, mở rộng đề tài, mở rộng hướng thể hiện. Nhiều sự kiện văn
học quá khứ, nhiều số phận văn chương cùng nhiều vấn đề phức tạp của quá
khứ gần, xa… đã được tái dựng theo một cái nhìn mới, thấu tình đạt lý hơn.
3


Đây là tiền đề cho sáng tác văn học, trong đó có thể chân dung văn học phát
triển lên một bước mới. Và vì thế thể tài chân dung văn học đáng trở thành
một đối tượng nghiên cứu chuyên sâu, độc lập.
Văn nghệ sĩ là những nhân vật của cuộc sống. Khi nghiên cứu văn học,

nghiên cứu các tác giả, tác phẩm, dựa vào những tập chân dung người đọc sẽ
được cung cấp rất nhiều tư liệu về tiểu sử, cuộc đời không chỉ của một con
người bình thường mà còn là một nhân vật văn học. Đối tượng chính của chân
dung văn học là các văn nghệ sĩ – phần lớn là các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
Tuy nhiên, những kiến thức cần thiết về tiểu sử, con người lại chỉ được gói
gọn trong những mục tiểu dẫn ngắn. Và như thế là chưa đủ để tạo nên những
hứng thú cho học sinh và giáo viên khi học, khi dạy. Đôi khi, những mẩu
chuyện tiểu sử tác giả mà giáo viên giảng lại thu hút học sinh, giúp học sinh
nhớ lâu hơn về tác phẩm, tăng sự say mê ở các em. Chính vì thế, để giúp học
sinh và giáo viên chủ động sáng tạo thì việc vận dụng các kiến thức của thể
chân dung văn học là rất cần thiết.
Nhà văn Hồ Anh Thái sinh năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ An.
Ông đã lao động nghiêm túc, cật lực trên từng con chữ, đã chứng tỏ được một
sức viết mãnh liệt và trở thành một trong những tác giả viết nhiều nhất trong
vòng 20 năm nay với hơn 30 đầu sách. Sách của ông thường được phát hành
với số lượng lớn và đã được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ.
Hồ Anh Thái được biết đến như một hiện tượng văn học, khi nghiên
cứu về văn nghiệp của ông mà không nói về thể chân dung văn học thì quả là
một thiếu sót không nhỏ. Hồ Anh Thái là người từng trải, sống ở nhiều nơi,
làm việc nhiều, giỏi ngoại ngữ, nền tảng học vấn vững chắc, có vốn sống
phong phú, quen biết rất nhiều các nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng, am hiểu nhiều
vùng miền, nhiều nền văn hóa vì thế thể chân dung văn học của ông có nhiều
đặc sắc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
4


Trên đây là những lý do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn Đặc điểm thể
chân dung văn học của Hồ Anh Thái làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy có hai vấn đề sau:

Thứ nhất là thể chân dung văn học đã từng được đề cập tới trong một
số tài liệu:
Trên thế giới cũng như ở nước ta có nhiều tác giả viết về chân dung văn
học như: M. Gorky, K. Pautopxki… hay Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Xuân
Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh, Hồ Anh Thái…
Đến với Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu được xem là tiếp cận khá
sớm với thể chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (NXB
Thuận Hóa, 1990). Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đưa ra ý kiến của
mình về chân dung văn học. Tại Lời giới thiệu cuốn Nhà văn Việt Nam hiện
đại - chân dung và phong cách, NXB Trẻ TP.HCM: “Phát hiện ra một cách
đầy đủ và chính xác phong cách nghệ thuật của một nhà văn, tôi cho là một
điều cực khó. Khó nhất là tìm ra tính thống nhất của phong cách. Còn dựng
chân dung văn học lại có cái khó khác. Phải làm sao “chớp” được những nét
tiêu biểu, những chi tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với
văn sáng tác. Nó là một thứ bút ký về người thật việc thật. Phải có điều kiện
tiếp xúc nhiều với người thật. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để
dựng cảnh, dựng người, tạo không khí… Có người vẽ chân dung chỉ dựa vào
những chi tiết của con người nhà văn trong đời sống. Có người thì chỉ dựa
vào văn của ông ta. Riêng tôi muốn phối hợp cả hai. Làm sao văn và người
soi sáng lẫn cho nhau. Tôi quan niệm cái tôi ngơài đời và cái tôi trong văn của
người nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thống nhất- không phải thống nhất ở bề
ngoài, ở bề nổi (bề nổi nhiều khi có vẻ rất khác nhau), mà ở bề sâu, ở bản chất
tâm hồn của ông ta. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng là điều thú vị nhưng rất
5


khó”[29,tr.9]. Ta được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà
thơ gạo cội của văn học Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Nguyễn Huy Thiệp, Hoài Thanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Chế

Lan Viên, Hoàng Cầm, Quang Dũng, … Tất cả họ đều là những tác giả từ đầu
thế kỉ XX đến nay, mà Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong
giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.”
Mở đầu cuốn Chân dung văn học do Vương Trí Nhàn tuyển chọn,
NXB Hội nhà văn, nhà nghiên cứu này đã viết: “Chân dung văn học là một
thể tài ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn học. Nhiệm vụ
của nó là phác họa ra hình ảnh của một nhà văn, một nghệ sĩ, một nhà hoạt
động xã hội… Mỗi chân dung văn học thường được hình thành từ sự tổng hợp
hồi ức, kỷ niệm nhưng cũng có thể chỉ gồm suy nghĩ, tưởng tượng của nhà
văn về đối tượng được nói tới (thường xảy ra trong trường hợp vẽ lại chân
dung một người đã qua đời từ lâu). Đằng nào cũng vậy, ở đây không chỉ có
khuôn mặt của người được phác họa chân dung, mà còn cho thấy một phần
hình ảnh của tác giả tức “họa sĩ” đã đứng ra “vẽ” bức chân dung đó” [32,tr.5].
Năm 2005, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Vương Trí Nhàn tiếp tục
bổ sung những ý kiến của mình về chân dung văn học. Trong cuốn Những bài
giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHSP, Nguyễn Đăng
Mạnh viết: “Dựng chân dung tất phải dựa vào nhiều chi tiết trong cuộc sống
ngoài đời của nhà văn. Tuy nhiên, theo tôi, cái đích cao nhất của chân dung
vẫn là nhằm vào người cầm bút. Vì chân dung cũng là một dạng của phê bình
văn học. Nắm được sự thống nhất từ trong chiều sâu, trong phần hồn cốt giữa
văn và người để từ người mà rọi sáng cho văn, đó là quan niệm của tôi về
chân dung văn học. Quan niệm như thế thì những chân dung cũng có thể xem
là những “trợ thủ” rất hữu ích cho các bài giảng về tác gia văn học” [30,tr.6].
6


Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục (tái bản 2007) định nghĩa:
“Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không
thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử
chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần

của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội
nổi tiếng”[14,tr.55].
Chân dung văn học cũng được đề cập đến trong một số bài viết trên các
tờ báo - tạp chí. Các tác giả như Nguyên An, Lại Nguyên Ân, Đức Dũng, Văn
Giá… đã đề xuất những ý kiến của mình về thể chân dung văn học trong một
số bài viết trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nhà văn, Văn học, tuần báo
Văn nghệ…
Không thể nào không kể đến bài viết sâu sắc “Thể chân dung văn học từ
1986 đến nay” của tác giả Văn Giá, đăng trên ,
ngày 3/9/2014. Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả đã đưa ra định nghĩa
về thể chân dung văn học, sau đó ông lý giải những nguyên nhân thúc đẩy sự
phát triển của thể chân dung văn học ở nước ta từ năm 1986 (nhất là quãng từ
năm 2000) đến nay. Ông nêu rõ “Thể chân dung văn học được coi là một thể kí
đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo
cách gần với sáng tác) và đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách
nhà văn (theo cách gần với phê bình văn học).”
Bên cạnh đó, chân dung văn học cũng là đề tài nghiên cứu của khá
nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án. Đã có một số công trình nghiên
cứu thể tài này như: luận án Tiến sĩ Chân dung văn học – lịch sử thể loại đặc trưng (Nguyễn Quốc Luân -1993), các khoá luận tốt nghiệp Đại học như:
So sánh nghệ thuật dung chân dung văn học của Nguyễn Tuân và Vũ Bằng
(Cao Thị Thuỷ – 2005, Đại học Vinh), các luận văn thạc sĩ như: Cảm hứng
7


nghiên cứu phê bình trong thể chân dung văn học từ 1986 đến nay (Nguyễn
Song Hào - 2015- Đại học sư phạm Hà Nội 2), Đặc điểm nổi bật của thể tài
chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (Phan An Na – Đại học
Vinh)… các công trình này đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản về khái
niệm thể chân dung văn học; đặc điểm, khía cạnh nổi bật của thể tài chân
dung văn học cũng như phong cách của người dựng chân dung. Một số bài

viết đi vào phân tích, đánh giá một số tác phẩm chân dung văn học cụ thể như
Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.
Có thể thấy rằng chân dung văn học đã và đang trở thành một thể loại
hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới sáng tác.
Thứ hai là, có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
Hồ Anh Thái. Điều đó chứng tỏ các sáng tác của Hồ Anh Thái luôn nhận
được sự quan tâm của công chúng, càng khẳng định ông là một hiện tượng
của nền văn chương. Chỉ tính riêng những khóa luận, luận văn nghiên cứu về
tác phẩm và phong cách văn chương của ông cũng không ít: Mai Thanh Hiền
(2013), Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Đà Nẵng; Phan Thị Thanh Hoài (2014), Tiểu luận văn học của Hồ Anh
Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh; Vũ Đình Vụ (2014), Nhân vật
tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội...
Tuy nhiên, chưa có một công tŕnh nào đi sâu vào nghiên cứu thể chân
dung văn học của Hồ Anh Thái một cách cụ thể, bài bản, hệ thống. Trên cơ sở
những công trình đi trước, người viết đã học hỏi, nghiên cứu về đặc điểm nổi
bật thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái với hy vọng luận văn của mình
có thể trở thành một nguồn tư liệu cần thiết cho những ai yêu thích về thể
chân dung văn học và tác giả Hồ Anh Thái.

8


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ ra đặc điểm nói chung và đặc
điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái để từ đó thấy những đóng góp của
ông trên phương diện thể chân dung vào nền văn học đương đại nước nhà.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung tìm hiểu sự phát triển thể chân dung văn học

trong nền văn học đương đại.
- Tìm hiểu những điểm đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật thể chân
dung văn học của Hồ Anh Thái thông qua việc phân tích những tác phẩm của
ông. Qua đó thấy được những đóng góp cũng như tài năng của ông trên văn đàn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào đặc điểm nổi bật về mặt nội
dung và hình thức nghệ thuật thể chân dung văn học của tác giả Hồ Anh Thái
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khảo sát qua các tác phẩm Họ đã trở thành nhân vật của tôi; Tự kể
và Lang thang trong chữ của Hồ Anh Thái
+ So sánh với chân dung văn học của các tác giả khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, trong quá trình làm chúng tôi
đã sử dụng nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích văn bản, Phương pháp
hệ thống – cấu trúc, Phương pháp phân tích – tổng hợp kết hợp một số thao
tác: Thống kê, phân loại, so sánh được sử dụng một cách thường xuyên nhằm
làm nổi bật những tương đồng và khác biệt giữa thể chân dung văn học của
Hồ Anh Thái với các tác giả khác.
7. Đóng góp mới
- Khẳng định đóng góp của thể chân dung văn học vào đời sống văn học.

9


- Mang lại nguồn tư liệu cần thiết, chân thực, cụ thể cho những ai yêu
thích và nghiên cứu về tác giả Hồ Anh Thái cũng như thể chân dung văn học
của ông.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm ba chương như sau:

Chương 1: Khái quát thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam và
hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái
Chương 2: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ
phương diện nội dung
Chương 3: Đặc điểm thể chân dung văn học của Hồ Anh Thái nhìn từ
phương diện hình thức

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ CHÂN
DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA HỒ ANH THÁI
1.1 Thể chân dung văn học
1.1.1 Khái niệm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, để xác định khái niệm chân dung
văn học, chúng tôi căn cứ vào nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, các ý
kiến, quan điểm mang tính lý luận được trình bày trong sách lý luận, báo chí,
tạp chí, những lời giới thiệu của một số tập sách chân dung văn học.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, nhà xuất bản giáo dục 1992 định nghĩa: “chân dung văn
học là thể văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong
hội họa và điêu khắc: miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật, sao
cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng
cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của
nó.”[14,tr.55]
Nguyễn Đăng Mạnh, người viết khá thành công nhiều chân dung văn
học thì cho rằng chân dung văn học là một dạng của phê bình: “Chân dung
văn học là một dạng của phê bình văn học. Đây là chân dung nhà văn chứ

không phải loại người nào khác. Đọc chân dung văn học phải thấy ông ta là
nhà văn chứ, nghĩa là phải hiểu được cái văn của ông ta ra sao chứ! Tôi cho
viết chân dung, đây là chỗ khó nhất. Phải nắm được cái thần của văn nghiệp
người nghệ sĩ ngôn từ - đó mới là cái đích của chân dung văn học. Nhưng đi
đến cái đích ấy, hay nói đúng hơn dẫn người đọc đi đến cái đích ấy lại phải
thông qua những chi tiết trong đời thực của nhà văn. Ở đây chân dung văn

11


học đã đặt ra yêu cầu: phải tìm được chỗ thống nhất giữa văn và người của
mỗi cây bút. Tất nhiên thống nhất ở bề sâu, ở bản chất chứ không phải ở bề
ngoài.”[29,tr.7]
Trong luận án tiến sĩ mang tên “Thể chân dung văn học việt nam từ
đầu những năm 1930 đến nay” Nguyễn Quốc Luân có đưa ra một khái niệm
lý thuyết về chân chân dung văn học xét về thể loại như sau:
“Đó là một thể văn sáng tác thuộc loại bút ký đặc biệt viết về những người
thực nhưng giàu tính tưởng tượng hư cấu để sáng tạo hình tượng nhà văn.
Đó là một thể văn mang tính chủ quan đậm nét. Nó chỉ có thể viết hay,
hay kể về những nhà văn phải là những người ít nhiều có tài năng và có
phong cách riêng - ở đây cái tôi chủ quan của người viết chân dung văn học
rất quan trọng.
Đó là một dạng đặc thù của phê bình văn học. Nhờ nó, bạn đọc hiểu
được cá tính nhà văn và thế giới nghệ thuật độc đáo của ông ta.”[24,tr.16]
Trong một bài viết của Văn Giá đăng trên tạp chí văn nghệ quân đội có nêu
“Thể chân dung văn học được coi là một thể kí đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp
giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo cách gần với sáng tác) và
đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách nhà văn (theo cách gần
với phê bình văn học).”[11,tr.2]
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại nói lên quan điểm của mỉnh “Cái từ

chân dung gần như đang thành mốt... chẳng hiểu sao mà các từ “tác giả”, “tiểu
sử”...lại đang thay bằng “gương mặt”, “vẻ mặt” và sau đó là “chân dung”. Và
ông nhắc nhở “cần phân giới thế nào để không quá dễ dãi trong cách hiểu thể
tài chân dung văn học”[3]. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, cái ranh giới giữa thể
chân dung, ký, phê bình...rất gần với nhau. Nhận xét này của Lại Nguyên Ân
vẫn rất chính xác trong bối cảnh nền văn học nước ta những năm gần đây ra
đời nhiều những sáng tác được gọi là “chân dung văn học”
12


Cũng đã có những ý kiến đi tìm về khái niệm chân dung văn học, Lại
Nguyên Ân cho rằng “Chân dung văn học phải đụng được đến cái chân dung
bên trong, chân dung tinh thần, cái phần mà trách nhiệm thuộc hẳn về người
sáng tác là lấy ngôn từ để vẽ một con người”[3]. Như thế theo tác giả, chân
dung văn học trước hết phải có chất văn học.
Có thể nói rằng trên đây là những ý kiến đáng quý về khái niệm chân
dung văn học. Những khái niệm đó đều được xác định có căn cứ trên những
tính chất cơ bản và phổ biến của thể văn này.
Thực tế cho thấy rằng, có những tác phẩm là tiểu sử nhân vật, là chân dung cá
nhân, là thiên về phê bình sáng tạo, chính vì lẽ đó khi nghiên cứu tác phẩm
chân dung văn học cần có sự phân biệt với tiểu luận nghiên cứu, bài báo…Từ
đó đặt ra vấn đề mỗi người viết phải có cách viết độc đáo không lẫn một ai, để
những tác phẩm chân dung không chỉ là những bài tiểu sử hay tiểu luận sự
nghiệp tác giả nào đó khô khan cứng nhắc.
Văn Giá trong một bài đăng tạp chí cho rằng: “Dựng thành công chân
dung văn học về một nhà văn, nhà thơ, họa sĩ… − đó không phải là chuyện
dễ. Đấy vừa là kết quả của việc "đọc" sáng tác của người ấy, lại vừa là kết quả
của việc "đọc" trực tiếp vào cuộc đời và sự nghiệp, quan niệm và hoạt động
của bản thân người ấy. Bản thân việc dựng một chân dung, về thực chất cũng
bao hàm sự lý giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trò của con người

đó trong một nền văn nghệ. Nghĩa là trong chiều sâu, nó không kém "nghiêm
ngặt" so với yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu, phê bình, ấy là chưa nói đến tính
hình tượng và sự cảm thụ trong ngôn từ”[11]
Như vậy chân dung văn học là thể tài còn đang hình thành, quan niệm
về nó còn khá co giãn ở từng người viết khác nhau, cho nên khó mà có ngay
một sự "tổng kết". Về thể tài này, sự khái quát lý thuyết vẫn còn khá ít ỏi.
Xung quanh nó chắc chắn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cái chính vẫn
13


là ở thực tế sáng tác, tức là những tác phẩm chân dung văn học đã và sẽ được
viết ra. Đấy mới là cơ sở cụ thể để bàn đến lý thuyết về thể tài này. Chúng ta
có thể hiểu đơn giản rằng chân dung văn học là những sáng tác dựng lại chân
dung của một con người, gắn liền với một sự kiện văn học, một thời kỳ văn
học, và những đối tượng ấy thực sự là một nhân vật văn học. Viết chân dung
văn học thường là lấy nhà văn làm đối tượng để nhận thức và mô tả, nhằm
mục đích cao nhất là tạo ra được những hình týợng nhà văn độc đáo khác
nhau. Chân dung văn học là một thể tài khá co giãn không có ranh giới rõ rệt,
dễ lẫn vào các thể khác, nó không có đường biên rạch ròi.
1.1.2 Đặc điểm
Chúng tôi nghĩ rằng, trước hết muốn xác định các đặc điểm, đặc trưng
cơ bản của thể chân dung cần truy lại nguồn gốc của chân dung văn học. Nhà
nghiên cứu Đỗ Lai Thúy cho rằng, “chân dung văn học có gốc gác từ phê bình
tiểu sử”[49,tr.54-55]. Phê bình tiểu sử là một trường phái phê bình trước hết
xuất phát từ tiểu sử nhà văn, xem tiểu sử là căn cứ quan trọng để phát hiện,
giải mã tác phẩm. Như vậy, nhìn từ nguồn gốc, chân dung văn học trước hết
là một kiểu, một dạng sinh động của phê bình văn học, là tìm mối quan hệ
giữa văn chương và con người. Tác phẩm chân dung được xác định có giá trị
như thế nào dựa trên các mặt như: cung cấp những tư liệu đặc sắc về chân
dung, xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, hấp dẫn, những giá trị thẩm

mỹ, nhận thức, giáo dục sâu sắc... Theo Văn Giá “đã gọi là chân dung, trước
nhất phải là chân dung đã - nơi gương mặt đời sống, nhất là đời sống tinh thần
phải được hiện lên với tất cả các chất liệu và chi tiết cụ thể, sống động của nó.
Tuy nhiên, khi dựng chân dung, do sự quan tâm, lựa chọn đầy tính chủ quan
của chủ thể người viết, nên mỗi chân dung văn học lại có sự kết hợp, thiên về
phê bình văn học, báo chí, hay tản văn. Cách phân loại cốt để nhận diện, và
thực tiễn bao giờ cũng phong phú và phức tạp hơn mọi sự phân loại.”[11]
14


Trong thể chân dung, tác giả trước hết cần phải dựng chân dung sao
cho đúng (ký), sau đó làm sao cho nó sống động, thể hiện được thần thái con
nguời (văn), phân tích đánh giá vai trò, vị trí (bình). Từ đó có thể thấy ba đặc
điểm của thể chân dung văn học:
Thứ nhất: chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại ký văn
học. Dạng ký là dạng cơ bản nhất của thể chân dung. Thể ký rất gần với chân
dung văn học ở hình thức trình bày, nó không dùng các thủ pháp cốt truyện.
Cho dù có sáng tạo, hư cấu đến đâu chăng nữa thì sự hư cấu ấy vẫn phải dựa
trên cơ sở, nền tảng có thực trong đời. Nếu như ký chân dung lựa chọn những
con người có thật, điển hình ở một lĩnh vực nào đó trong đời sống làm đối
tượng khắc họa, thì đối tượng của chân dung văn học chủ yếu là giới văn nghệ
sĩ. Không chỉ tái tạo, khắc họa chân dung mà chân dung văn học còn có
nhiệm vụ đánh giá, cắt nghĩa, lý giải tài năng của đối tượng. Có thể thấy chân
dung nhà thơ Quang Dũng trong những trang viết của Nguyễn Đăng Mạnh
(Quang Dũng - Người thơ) hiện lên chân thật. Quang Dũng hùng tráng trong
những trang thơ Tây Tiến, khi trở về đời thường lại hiền lành chân chất. Nhà
phê bình Vương Trí Nhàn trong Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù
du đã thành công khi dựng chân dung Tô Hoài - một con người đa diện, độc
đáo: “Hơn 50 năm trời liên tục như thế, lẽ tự nhiên là ở Tô Hoài, hình thành
nên cả một nếp sống lạ lùng. Ở ông cùng lúc tồn tại nhiều con người khác

nhau: nhà văn lam lũ ham đi ham viết và anh cán bộ tháo vát, chẳng việc gì từ
nan; người lãng tử lang thang trong đời vui đâu chầu đấy và ông chủ văn
chương nhạy cảm, giàu kinh nghiệm, biết đối phó với mọi chuyển biến ở khu
vực mình phụ trách...” Chân dung văn học còn cung cấp thêm những hiểu biết
thú vị, quý báu cho độc giả. Không chỉ vậy, bối cảnh văn hóa - lịch sử mà
người nghệ sĩ đã sống và sáng tạo cũng được tái hiện sống động trong nhiều
chân dung văn học: bức chân dung về Xuân Diệu trong Cát bụi chân ai, một
15


nhà thơ lãng mạn về tình yêu nhưng ngoài đời lại là con người luôn cô đơn,
suốt đời nhớ thương và chờ đợi trong những “mối tình trai”. Lối viết chân
dung – hồi kí – tùy bút này của Tô Hoài nếu không trường vốn, không đi
nhiều, quen biết nhiều, và ghi chép nhiều như Tô Hoài, chắc không viết nổi.
Đọc Cát bụi chân ai, ta thấy có khi chỉ là một chi tiết rất nhỏ, tưởng chừng
chỉ thoáng qua, nhưng nhà văn cũng nắm bắt được và biến nó trở thành cái
“thần thái nhân văn” và người đọc cũng không thể nào quên được, nó cứ ám
ảnh trong trí nhớ của mỗi độc giả.
Thứ hai: chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học.
Có lẽ những nhà nghiên cứu, phê bình là những người có công lớn nhất trong
việc hình thành thể chân dung văn học. Họ là những người nhận nhiệm vụ
thiêng liêng của văn học là chiêm ngưỡng và phác họa chân dung các nhà thơ,
nhà văn, nhà nghiên cứu. Vì vậy, mỗi người chiêm ngưỡng ở một góc độ khác
nhau, với một lăng kính khác nhau, tạo nên những nét vẽ rất riêng và hết sức
độc đáo.
Trong tác phẩm chân dung văn học, hình tượng nghệ thuật luôn được
soi sáng bởi một cái nhìn chủ quan của tác giả. Có lúc, tác giả còn trực tiếp
bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình. Theo Nguyễn Quốc Luân thì: “chân
dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học” [24;tr.25]. Còn
Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: ngoài đặc trưng thuộc thể ký người thật việc

thật, chân dung văn học còn là một dạng của phê bình văn học. Theo ông, cái
đích cao nhất của chân dung văn học vẫn là nhằm vào người cầm bút, vì vậy
người viết chân dung phải tìm ra được sự thống nhất (ở bề sâu, ở bản chất tâm
hồn chứ không phải ở bề ngoài) giữa văn và người của mỗi cây bút, để từ
người mà “rọi sáng” cho văn. Đây cũng chính là một biểu hiện của tính chất
phê bình trong chân dung văn học. Tác giả Vương Trí Nhàn cũng viết trong
phần Lời dẫn của cuốn Chân dung văn học: “Chân dung văn học là một thể tài
16


ở vào khu vực tiếp giáp giữa sáng tác và phê bình văn học” [32,tr.5]. Ta có thể
tìm thấy những chân dung mang tính phê bình phần lớn thuộc về các nhà phê
bình văn học, như Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên,
Chu Văn Sơn, Nguyên An; hoặc thêm một số ít chân dung của các nhà văn
như Bùi Ngọc Tấn, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái…
Tác giả viết chân dung văn học thường tiếp cận nhân vật của mình theo
ba cách: khai thác thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn, từ đó mà
dựng nên hình tượng của nhà văn đó; dựng chân dung nhà văn hoàn toàn từ góc
độ đời tư, thông qua những chi tiết về tính cách, đời tư của nhà văn; kết hợp cả
hai cách trên, tức là xây dựng chân dung nhà văn cả từ tác phẩm và con người
ngoài đời của họ, cố gắng chỉ ra và lý giải về mối liên hệ giữa văn và người. Ở
đặc điểm thứ ba này, người ta dễ nhầm lẫn giữa chân dung văn học với phê
bình tác giả. Phê bình tác giả có đích đến là khẳng định tài năng, phong cách,
đóng góp...của nhà văn, nghệ sĩ. Nhưng lại không quan tâm nhiều đến tiểu sử
cuộc đời của tác giả.
Ví như khi viết Họ trở thành nhân vật của tôi, Hồ Anh Thái không chỉ
ngợi ca Ma Văn Kháng với Ngược dòng nước lũ mà ông còn viết: “Không phải
tôi tưởng tượng ra cảnh này đâu nhé, lô gích của những gì Ma Văn Kháng đã
gieo phải dẫn đến vụ gặt này, chỉ có điều anh đã không gặt. Trực tiếp biên tập
cho cuốn sách này đang được dịch ra tiếng Anh, dù có thế nào, tôi vẫn đòi anh

một cái kết đại loại như thế, chứ không lặng lẽ như trong bản đã phát
hành”[46,tr.11]. Hoặc: “Ông kể chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, kể
hết cả cái hay cái dở của mình, giọng điềm nhiên như thể thời thế ấy tất nhiên
tôi phải vậy anh phải vậy… Rồi mới nghĩ tại sao Ma Văn Kháng không viết hồi
ký, chắc hẳn còn nhiều điều thú vị mà anh chưa trút được vào tiểu
thuyết?”[46,tr.13]. Chỉ một vài câu ngắn gọn thế thôi nhưng ta vẫn thấy chất
phê bình đậm rõ trong ông.
17


Đặc điểm thứ ba đó là chân dung văn học là một thể văn bộc lộ đậm nét
tính chất chủ quan của người viết. Dựa vào việc lựa chọn chi tiết, hồi tưởng
để dựng lại bộ mặt tinh thần của nhà văn, người nghệ sĩ. Thể văn này đòi hỏi
người viết không chỉ là người có sự tiếp xúc, gần gũi với tác giả (đối tượng
được nói đến trong tác phẩm) mà còn phải là người cũng tham gia vào đời
sống văn học. Ví như Tô Hoài thường dựng chân dung văn học gắn với những
kỉ niệm của chính tác giả. Những kỉ niệm ấy, hầu hết Tô Hoài đã được chứng
kiến và được “mắt thấy tai nghe”, hay trực tiếp là người cùng tham dự cho
nên nó hiện rất sâu đậm, rõ ràng trong kí ức của nhà văn. Là chân dung được
dựng theo dòng hồi tưởng, song chân dung của Tô Hoài khác chân dung của
các nhà văn khác ở chỗ tác giả không kể về toàn bộ cuộc đời sự nghiệp sáng
tác của họ theo một trật tự thời gian nhất định mà chỉ kể ở từng đoạn, từng
quãng đời mà nhà văn biết, thậm chí biết rất kĩ. Quả là bao nhiêu chuyện, bao
nhiêu người lúc chầm chậm hiện dần lên, qua từng trang, mà lối suy tư cách
ứng xử, thói tật vụn vặt cùng niềm khát khao sống và viết ở họ cứ rõ dần, đậm
dần; lúc lại vùn vụt chạy qua như một đoạn phim tư liệu quay nhanh.
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những chân dung đặc sắc lại là những tác
phẩm do những nhà văn tài năng, những nhà phê bình lý luận có năng khiếu
sáng tác viết về những người cùng thời, những người bạn của chính tác giả.
Những tình bạn giữa Tô Hoài và Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng…

trong Cát bụi chân ai và Những gương mặt hay mối thân tình giữa Hồ Anh
Thái với diễn viên Chí Trung, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng, Tô Hoài là
một tiền đề quan trọng, giúp cho các bức chân dung văn học của các tác giả
này trở nên hấp dẫn, thuyết phục và hơn hết là rất chân thực, gần gũi. Có thể
cũng xuất phát từ chính những mối quan hệ thân thiết với những nhân vật
được tái hiện trong tác phẩm đó mà tác giả dễ dàng bộc lộ những cảm nhận
chủ quan của người viết. Khi những trang sách của Hồ Anh Thái đến tay bạn
18


đọc, người đọc cảm nhận được ngoài mối thân tình với nghệ sĩ Chí Trung ra,
ông còn rất yêu mến nghệ sĩ này. Tác giả không ngần ngại dành những lời
ngợi ca về những đóng góp và sự cố gắng của Chí Trung; hay Ma Văn
Kháng, Lê Dung…
Chân dung văn học chú ý đến cả tác phẩm cũng như các chi tiết về con
người ngoài đời của tác giả, lối viết của nó là sự kết hợp cả văn tự sự lẫn văn
phân tích bình luận và điểm đặc sắc ở đây là chất văn học của chân dung văn
học. Vì thế chân dung văn học với tính chất phóng túng, tự do đặc trưng đã
góp phần khẳng định vị trí của thể chân dung văn học trong toàn bộ nền văn
học nói chung. Cả ba đặc điểm trên của thể chân dung văn học cần hòa quyện,
phối hợp hài hòa thì mới tạo nên sự thành công trong bài viết của tác giả.
1.2 Khái quát về quá trình phát triển của thể chân dung văn học trong
văn học Việt Nam đương đại
Có nhiều cách tìm hiểu khác nhau, nhưng theo sự khảo sát và tìm hiểu
của mình khi nghiên cứu công trình này, chúng tôi đồng ý với những ý kiến
chia quá trình phát triển của thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam
đương đại thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì thể chân dung văn học của Việt Nam
hình thành, phát triển. Thời kỳ này xuất hiện nhiều văn nghệ sĩ và các tác
phẩm văn học với những sáng tác thuộc các thể loại phong phú. Hai cuốn Thi

nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc
Phan đã mở đầu cho một thể tài đầy tính hấp dẫn, gặt hái được những giá trị
quý báu, tạo tiền đề cho sự nở rộ của tiền đề này trong văn học Việt Nam
đương đại.
Giai đoạn 1945 - 1975: thể chân dung bị hạn chế. Đây là thời kỳ văn
học giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mĩ. Lúc này,
văn học chân dung không phát triển rầm rộ do yêu cầu của hoàn cảnh lịch
19


sử. Các tác giả hăng say viết về những vấn đề của cuộc chiến. Đôi khi là
những tác phẩm chân dung ngợi ca, tôn vinh.
Giai đoạn 1986 - nay: là thời kỳ phát triển đỉnh cao của thể chân dung
văn học, xã hội Việt Nam chuyển dần và chuyển mạnh sang một thời kì đổi
mới khá toàn diện, từ một số quan niệm về nhà nước, thiết chế xã hội, cơ cấu
kinh tế… Trên văn đàn, người đọc được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung
các nhà văn, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn
Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp... Từ 1986, ở nước ta tinh thần đổi mới, dân
chủ được nâng cao, mà chủ yếu là tôn trọng con người cá nhân, tôn trọng
hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt, không khí cởi mở hơn của quan
niệm văn chương, sự tự do dân chủ hơn trong sáng tác và tiếp nhận đã tạo
điều kiện cho đời sống văn học phát triển trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Đây là
tiền đề để thể tài chân dung văn học phát triển. Thể chân dung văn học phát
triển rất mạnh về cả số lượng và chất lượng. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà
phê bình tham gia viết cho thể tài này từ nhiều góc nhìn khác nhau, đồng thời
cũng được dư luận xã hội cùng giới văn chương, báo chí đón nhận nồng nhiệt,
thậm chí như một hiện tượng độc đáo, nhận nhiều ý kiến khen chê trái chiềù
hết sức sôi nổi.
Thể tài chân dung văn học đã có một sự đóng góp lớn trong việc giúp

người đọc khám phá, hiểu sâu hơn về đời sống của nhà văn và những sáng tác
của họ, từ đó hiểu hơn về diện mạo của nền văn học Việt Nam đương đại.
Năm 1990 Nguyễn Đăng Mạnh viết Chân dung văn học, sau đó là Một số
gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại (1992), Nhà văn Việt
Nam hiện đại, chân dung và phong cách (2000), Văn học Việt Nam hiện đại,
những gương mặt tiêu biểu(2012). Năm 1998 nhà thơ Trần Đăng Khoa với
tập Chân dung và đối thoại. Tô Hoài với Cát bụi chân ai (1992), Những
20


gương mặt (1997), Chiều chiều (1999) đã dựng lại một cách chân thật về
những người bạn nghệ sĩ, những người bình thường hay bạn thân tác giả. Đọc
tác phẩm ông, ta biết thêm nhiều điều lí thú về chân dung nhà văn cùng thế hệ
với tác giả và con người tác giả. Có những tác giả không chỉ dừng lại những
chân dung văn học trong nước mà còn dựng những chân dung văn học ngoài
nước như Hồ Anh Thái với Họ trở thành nhân vật của tôi (2012), Tự kể, và
gần đây nhất là Lang thang trong chữ... Hồ Anh Thái viết: "Tất cả những con
người vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, lần này chính họ lại
trở thành nhân vật trong tay người khác”[46]. Trong Chân trời có người bay
của tác giả Đỗ Lai Thúy tác giả đã không viết chân dung văn học theo cách
hiểu của số đông: văn là người, con người xã hội mà đây là những “chân dung
tinh thần, chân dung học thuật được viết bằng ấn tượng, ký ức, cảm nghĩ, tán
thưởng, tranh luận, thóc mách và đôi lúc vượt cả khoảng cách của sử thi”, sau
đó Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách Vẫy vào vô tận để giới thiệu 17 chân
dung các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học
thuật và tư tưởng của đất nước. Nếu Chân trời có người bay triển khai vấn đề
theo chiều xã hội thì Vẫy vào vô tận lại phác họa chân dung theo chiều siêu
thức (tư duy về tâm linh). Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa dày
hơn 300 trang thực tế là một cuốn chân dung văn học. Đối thoại chỉ là cái
cách để Trần Đăng Khoa dựng chân dung: chân dung các nhà văn, chân dung

lớp nhà văn, chân dung một thời kì văn học.
Sự ra đời, phát triển của chân dung văn học như nhu cầu cấp thiết của
mỗi người viết, là “cú hích mạnh” thúc đẩy sự đổi mới, phát triển quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam. Mỗi ngòi bút tìm cho mình một hướng khai
thác riêng về chân dung văn học và do thế đã tạo nên sự độc đáo, đa dạng cho
thể loại này. Những nét phác sinh động hơn, ngày càng gần gũi, đời thường
về những nhà văn đã và đang làm rạng danh nền văn học hiện đại. Viết về
21


×