Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone (nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận nam từ liêm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ HẰNG

VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC TRỢ GIÖP NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY
THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH METHADONE
(Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ HẰNG

VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC TRỢ GIÖP NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY
THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH METHADONE
(Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)
Chuyên ngành: Công tác xã hô ̣i
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc Phƣơng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với
đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong viê ̣c trợ giúp người
nghiê ̣n ma túy tham gia chương trình điề u tri ̣ methadone (Nghiên cứu tại cơ
sở điề u tri ̣ methadone quận Nam Từ Liêm ), bên cạnh sự nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy
cô, gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà
trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
xã hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã tận tình giảng
dạy, cung cấp cho tôi những hệ thống kiến thức bổ ích, có thể vận dụng được
những kiến thức đó vào để hoàn thành nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi gửi lời
cảm ơn chân thành đến lãnh đạo, nhân viên ở Cơ sở điề u tri ̣ methadone quận
Nam Từ Liêm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đồng thời,
tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị điều dưỡng viên, các bê ̣nh
nhân tham gia điề u tri đã
̣ cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ cho
nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn
bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động
viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối với tôi nghiên cứu là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng
của bản thân suốt quá trình dài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho

nên nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những
người quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu
Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 11
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 11
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài................................................ 12
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 13
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 13
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 13
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
10. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 14
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .....16
1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm về ma túy .......................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm về nghiện ma túy .............................................................. 16
1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy ........................................................ 17
1.1.4. Khái niệm về methadone và chương trình điều trị thay thế các
chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone ....................................... 17
1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội ................................................................ 20
1.1.6. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ................................................ 22

1.1.7. Vai trò của nhân viên công tác xã hội .............................................. 23
1.2. Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu .................................... 25
1.2.1. Thuyết nhu cầu .................................................................................. 25
1.2.2. Thuyết hệ thống sinh thái .................................................................. 27
1.2.3.Thuyết nhận thức hành vi ................................................................... 28


1.3. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu ............................................................. 30
1.3.1. Một số kết quả của chương trình điều trị methadone tại Việt Nam.. 30
1.3.2. Thực trạng người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội .... 31
1.3.3. Thực trạng cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 33
1.3.4. Thực trạng công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm......................................................................... 35
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: NHỮNG NHU CẦU CỦA NGƢỜI NGHIỆN MA TÖY
KHI THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH METHADONE TẠI CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ METHADONE QUẬN NAM TỪ LIÊM ................................. 38
2.1. Một số kết quả của cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
đạt đƣợc trong thời gian thực hiện chƣơng trình ...................................... 38
2.2. Những vấn đề đặt ra của ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng
trình methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm ............ 40
2.3. Những yếu tố tác động đến ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình
điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm.............. 45
2.3.1. Các yếu tố thuận lợi .......................................................................... 45
2.3.2. Các yếu tố khó khăn .......................................................................... 48
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 52
CHƢƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGƢỜI NGHIỆN MA
TÖY THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH METHADONE DƢỚI GÓC
ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE
QUẬN NAM TỪ LIÊM ................................................................................ 54

3.1. Hoạt động quản lý ca ............................................................................. 54
3.2. Hoạt động tƣ vấn/ tham vấn tâm lý ...................................................... 56
3.3. Hoạt động kết nối nguồn lực ................................................................. 60
3.4. Hoạt động truyền thông, giáo dục ........................................................ 61


3.5. Hoạt động biện hộ .................................................................................. 63
3.6. Hoạt động vận động chính sách ............................................................ 65
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NVCTXH Nhân viên công tác xã hội
CTXH

Công tác xã hội

HIV

Human Immuno-deficiency Virus(Virusgây suy giảm
miễn dịch ở ngƣời)

AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrom(Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải)


Bs.CKI

Bác sỹ chuyên khoa 1

UNODC

United Nations Office on Drugs and Crime(Văn phòng
Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm)

ARV

Thuốc ức chế miễn dịch virus HIV

PVS

Phỏng vấn sâu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU,
BẢNG
Bảng 1.1. Tổng kết kết quả công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2008 đến năm 2011 ...............................................................34
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số lƣợng ngƣời nghiện ma túy tại xã thành phố Hà Nội qua 4 năm ...32
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ bệnh nhân tham gia chƣơng trình theo thời gian ..........................39
HÌNH
Hình 1.1.Các thang bậc nhu cầu theo Maslow ...........................................................26
Hình 1.2. Số bệnh nhân điều trị methadone tại Việt Nam .........................................30
Hình 1.3. Số Cơ sở điều trị methadone tại Việt Nam.................................................31



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành
tựu về kinh tế - xã hội, mang lại đời sống ấm no hơn cho ngƣời dân. Tuy
nhiên, đi cùng với sự phát triển ấy là những thách thức trong việc đối phó với
các tệ nạn xã hội đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Một trong số đó là tệ
nạn ma túy, đang diễn ra với nhiều hình thức đa dạng, quy mô hoạt động ngày
càng mở rộng, tính chất phức tạp, nguy hiểm, cùng với đó là số lƣợng ngƣời
nghiện ma túy vẫn tăng qua mỗi năm.
Trong “Báo cáo Công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam trong thời
gian qua” của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 6
năm 2011 cả nƣớc có 149.900 ngƣời nghiện ma túy. So với năm 1994, số
ngƣời nghiện ma túy đã tăng 2,7 lần với mức tăng sấp sỉ 6000 ngƣời/năm.
Với thực tế đó, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn cả nƣớc đã
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đẩy mạnh. Theo Cục phòng chống tệ nạn xã hội-Bộ
Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 12/2011 toàn quốc có
gần 160.000 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Công tác cai nghiện đƣợc
thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ cai tập trung, cai tại cộng đồng, tại gia
đình và kết quả đã tổ chức cai cho khoảng 60.000 ngƣời/năm. Nhƣng hiện nay
tỷ lệ tái nghiện sau cai ở các trung tâm và cộng đồng còn cao, có nơi lên đến
trên 80%[21]
Theo Đại tá Phạm Văn Chình (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma túy, Bộ Công an), kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc
có hơn 204 nghìn ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lƣợng Công
an, tăng gần 23 nghìn ngƣời (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Ngƣời nghiện
ma túy của Việt Nam luôn tiếp tục gia tăng (trong 10 năm qua, trung bình mỗi
năm tăng từ 5 - 10%) chƣa có xu hƣớng giảm.[15]

1



Trong bối cảnh chung của cả nƣớc, quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà
Nội cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tệ nạn ma túy.Quận
Nam Từ Liêm, đƣợc tách ra trên cơ sở huyện Từ Liêm cũ. Đây là quận có tốc
độ đô thị hóa nhanh của thành phố,đi cùng với đó là tình hình tệ nạn xã hội
trên địa bàn quận cũng đang có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó có đối
tƣợng phạm tội là ngƣời nghiện ma túy.
Đối với tình hình tội phạm ma túy, trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn
quận đã điều tra bắt giữ: 136 vụ - 167 đối tƣợng, trong đó: xử lý hình sự là 84
vụ - 104 đối tƣợng; xử lý hành chính là 55 vụ - 63 đối tƣợng; mua bán trái
phép chất ma túy là 36 vụ - 59 đối tƣợng; tàng trữ trái phép chất ma túy là 98
vụ - 102 đối tƣợng; vận chuyển trái phép chất ma túy là 02 vụ - 06 đối tƣợng.
Tang vật thu giữ bao gồm 49,079g heroin; 683,998g ma túy tổng hợp;
596,45g cần sa tƣơi; 23,077g cần sa; 30 xe máy; 92 điện thoại di động;
46.495.000 triệu đồng; 9 tẩu, 3 bật lửa, 02 bộ sử dụng ma túy và 05 bơm kim
tiêm. [2]
Với tình hình trên, việc điều trị cai nghiện cho đối tƣợng ngƣời nghiện
ma túy đƣợc thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm rất quan tâm. Từ
1/12/2009, cơ sở điều trị thay thế nghiện ma túy bằng mathedone đầu tiên của
Hà Nội bắt đầu hoạt động tại Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm (nay là Tung
tâm Y tế quận Nam Từ Liêm) đã mở ra hƣớng đi mới cho công tác cai nghiện
tại đây. Việc điều trị thí điểm thay thế nghiện ma túy bằng methadone tại
Trung tâm Y quận Nam Từ Liêm từ đó đến nay đã mang lại nhiều tín hiệu khả
quan, giúp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại quận Nam Từ
Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Tuy nhiên, do mới đƣợc chia tách nên Trung tâm y tế huyện Từ Liêm
(cũ) cũng đƣợc chia thành hai trung tâm y tế mới. Cơ sở điều trị methadone
huyện Từ Liêm trƣớc đây đƣợc đổi tên thành cơ sở điều trị methadone quận


2


Nam Từ Liêm nên trong quá trình triển khai hoạt động, cơ sở gặp phải một số
khó khăn.
Về cơ sở vật chất hiện nay tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ
Liêm vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, đặc biệt là phòng tham vấn tâm lý và phòng
điều trị cho bệnh nhân.
Những ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình cũng gặp không ít
khó khăn trong quá trình thực hiện. Đó là những khó khăn về thời gian điều
trị, sức khỏe, tâm lý,…đối với bệnh.
Các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone quận Nam
Từ Liêm hiện nay vẫn còn mới mẻ, chƣa chuyên nghiệp, gặp nhiều lúng túng
về chuyên môn, chất lƣợng. Điều này ảnh hƣởng lớn đến ngƣời nghiện ma túy
tham gia chƣơng trình cũng nhƣ kết quả triển khai chƣơng trình methadone tại
quận Nam Từ Liêm.
Xuất phát từ tất cả những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia
chương trình methadone (Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận
Nam Từ Liêm)”, làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
Tệ nạn ma túy đã diễn ra từ lâu trên thế giới và là thách thức mang tính
toàn cầu. Vì thế phòng, chống ma túy là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho mọi
châu lục, mọi quốc gia. Rất nhiều hoạt động đƣợc tiến hành nhằm chống lại các
tệ nạn liên quan đến ma túy, không chỉ trong lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng
ra phạm vi quốc tế. Liên hiệp quốc đã thông qua nhiều công ƣớc về ma túy.
Các vấn đề về ma túy đã đƣợc Liên hiệp quốc quan tâm từ những năm 90.
Năm 1990 có 150 nƣớc trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma
túy của Liên hiệp quốc và nhất trí thông qua cƣơng lĩnh hoạt động toàn cầu.


3


Năm 1991 Đại hội chống ma túy cấp Bộ trƣởng trên thế giới đƣợc tổ chức
với sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này chƣơng trình
kiểm soát ma túy quốc tế trực thuộc Liên hiệp quốc đƣợc thành lập.
Để tạo sức mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20
của Đại hội đồng Liên hiệp quốc bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138
nƣớc tham dự đã đƣợc tổ chức tại New York từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 6
năm 1998. Đây là cuộc họp đa phƣơng lớn nhất đƣợc tổ chức về đề tài đấu
tranh chống buôn lậu và lạm dụng ma túy. Khẩu hiệu khóa họp là: “Đoàn kết
chống lại thảm họa hàng đầu của thế giới trong thế kỷ 21”.
Năm 2013, UNODC đã công bố “Báo cáo tình hình ma túy thế giới
năm 2013”, báo cáo là văn bản thống kê và phân tích thƣờng niên của tình
hình ma túy toàn cầu tƣơng đối hoàn chỉnh. Đồng thời, đề ra các giải pháp:
Đẩy mạnh việc thực hiện công ƣớc về kiểm soát ma túy; các hiệp định đẩy
mạnh song phƣơng, đa phƣơng và hợp tác phòng chống ma túy.
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia áp dụng chƣơng trình điều trị
methadone và để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Methadone đƣợc phát triển
đầu tiên ở Đức dùng nhƣ một loại thuốc giảm đau trong Chiến tranh thế giới
II. Đầu những năm 1960, hai bác sĩ Vincent Dole và Marie Nyswander đƣợc
biết đến là ngƣời đầu tiên sử dụng liệu pháp điều trị thay thế methadone. Một
nhà nghiên cứu ngƣời Cannada, tiến sĩ Robert Holliday là ngƣời đầu tiên
thành lập nên chƣơng trình điều trị thay thế methadone trên thế giới ở British
Columbia năm 1963.[25]
Hiện nay đã có khoảng 80 quốc gia đã triển khai chƣơng trình điều trị
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone nhƣ Mỹ, Úc, Áo,
Hà Lan, Na Uy, Canada...[25]
Tại Mỹ, từ 1964 đến 1970 có hơn 151,000 ngƣời nghiện ma túy theo sổ

theo dõi ngƣời nghiện ma túy thành phố New York của Bộ Y tế. Giữa những

4


năm 1950 đến năm 1961, số ngƣời chết gia tăng vì hành vi tiêm chích ma túy
tăng từ 7.2% trên 1000 ngƣời chết lên 35.8% trên 1000 ngƣời chết, cùng với
đó là 75% số ngƣời chết nằm trong nhóm có độ tuổi từ 15-35. Trong suốt
khoảng thời gian đó, những cái chết liên quan đến việc tiêm chích ma túy trở
thành nguyên nhân tử vong hàng đầu về số ngƣời chết ở độ tuổi trƣởng
thành.[20]
Từ năm 1964, Mỹ bắt đầu áp dụng rộng rãi chƣơng trình Methadone.
Kết quả đầu tiên mà Mỹ đạt đƣợc là giảm đƣợc đáng kể tỷ lệ tội phạm liên
quan đến mua bán, tàng trữ chất dạng thuốc phiện, ổn định trật tự xã hội. Sau
năm 1980, tỷ lệ lây nhiễm HIV, viêm gan B, C trong nhóm nghiện heroin
giảm hẳn. Hiện nay tại Mỹ có 750 Trung tâm Methadone điều trị cho trên
210.000 ngƣời nghiện heroin
Tại Hà Lan, việc điều trị Methadone đối với ngƣời nghiện các dạng
chất thuốc phiện đƣợc xác định mang tính lâu dài. Các cơ sở y tế công cộng
về điều trị Methadone thuộc ngành công an và ngành y tế đƣợc thành lập với
mạng lƣới sâu rộng tại Amsterdam. Thời gian gần đây, số bệnh nhân điều trị
bằng phƣơng pháp này đang giảm dần, bởi số lƣợng ngƣời nghiện ma tuý cai
đƣợc hoàn toàn đang tăng lên mạnh. Theo số liệu thống kê năm 2007, các cơ
sở y tế công cộng của Amsterdam đã điều trị Methadone cho 2.382 bệnh nhân
nghiện ma tuý.
Kinh nghiệm của Hà Lan cho thấy để triển khai hiệu quả chƣơng trình
Methadone trƣớc hết phải có mạng lƣới sâu rộng các cơ sở y tế công cộng làm
dịch vụ khám và điều trị Methadone để ngƣời nghiện heroin dễ dàng tiếp cận
và sử dụng dịch vụ; có sự quan tâm thích đáng của chính quyền địa phƣơng;
thêm vào đó là các biện pháp tuyên truyền về tính hiệu quả, an toàn trong

phép so sánh giữa sử dụng các chất dạng thuốc phiện với thuốc thay thế
Methadone.

5


Ở Australia, năm 1993 việc điều trị nghiện heroin bằng Methadone
đƣợc coi là quốc sách. Theo số liệu điều tra hàng năm của Chính phủ
Australia, năm 2009 nƣớc này đã tiến hành chữa trị cho 43.445 ca nghiện ma
tuý phức tạp. Trong số này có 70% chữa trị bằng Methadone, số còn lại sử
dụng Buprenorphine hoặc Naloxon. Năm 2009 ở Australia ƣớc tính có
khoảng 2.150 điểm điều trị thay thế.[20]
Việc sử dụng methadone đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng
từ lâu và đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng
methadone cần có sự hƣớng dẫn cũng nhƣ theo dõi của nhân viên y tế. Điều
này đặt ra các áp lực lớn về hệ thống các cơ sở điều trị methadone cũng nhƣ
khiến ngƣời nghiện ma túy cảm thấy không đƣợc chủ động khiến chƣơng
trình khó có thể mở rộng và duy trì.
Ngoài ra, methadone vẫn là một loại ma túy, mang đầy đủ bản chất của
ma túy nên để có thể từ bỏ hoàn toàn cần rất nhiều thời gian và nỗ lực của
bệnh nhân. Vì vậy, để chƣơng trình methadone thực sự đạt hiệu quả cần tới sự
phối hợp đồng bộ và hỗ trợ từ nhiều phía.
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu về tệ nạn
ma túy.
Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ tác giả Ngô Minh Hiến với
“Nghiên cứu về một số động cơ chủ yếu của người phạm tội mua bán các
chất ma túy ở trại giam Z30-Cục V60 Bộ công an”, Tác giả Nguyễn Xuân
Yêm với“Công trình nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ma
túy của trẻ vị thành niên”, Tác giả Tiêu Thị Minh Hƣờng với đề tài“Thực

trạng và thái độ đối với ma túy của sinh viên trường Đại học Lao động
thương binh và Xã hội” hay đề tài “Tìm hiểu công tác phòng chống ma túy”
của tác giả Lê Văn Luyện…

6


Trung ƣơng đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây
dựng: “Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy trong thanh
niên và những giải pháp của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham
gia phòng chống ma túy trong thanh niên” năm 1995. Đây là một đề tài rộng,
trong đó tập trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của thanh niên
cả nƣớc, kết hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các tỉnh Đoàn
để xây dựng lên thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh niên. Trên
cơ sở đó đánh giá công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn thanh niên,
những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và xây dựng các nhóm giải
pháp nhằm hạn chế tình hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả nƣớc, trong
đó nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của Nguyễn Thành Công
“Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma
túy và sau cai” năm 2003. Đề tài đã chỉ rõ một số thực trạng và nguyên nhân
nghiện ma túy, phân tích các biện pháp cai nghiện. Đồng thời đề tài nghiên
cứu và nêu ra hạn chế, tồn tại của công tác quản lý cai nghiện và quản lý sau
cai, những bất cập trong các quy định của văn bản pháp luật về cai nghiện và
quản lý sau cai, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp thực hiện việc ngăn chặn tệ nạn mại
dâm,ma túy trong thanh thiếu niên” năm 2007 do Đỗ Thị Bích Điểm làm chủ
nhiệm. Đề tài đánh giá đƣợc cơ bản thực trạng nghiện ma tuý trong thanh thiếu
niên Việt Nam và đề xuất các giải pháp phòng ngừa cho thực trạng này.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội với Đề tài

khoa học “Tình hình lạm dụng ma túy trong sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp - Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn” năm 2008. Đề tài đã triển khai khảo sát tình trạng lạm dụng ma tuý
trong sinh viên ở một số trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn

7


thành phố Hà Nội, kết quả đề tài đã nhận định thực trạng nghiện hút ma tuý
trong sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng lạm dụng các chất gây
nghiện ngày càng gia tăng.
Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội với Đề tài khoa học: “Nghiên cứu các
biện pháp giáo dục phòng chống ma túy trong các trường học” năm 2008. Đề
tài đã chỉ ra đƣợc thực trạng của công tác giáo dục trong các trƣờng trên địa
bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dung mang tính giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh.
Năm 2014, đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng, chống ma túy đối
với thanh niên quận Long Biên – Thành phố Hà Nội (Nghiên cứu tại phường
Thượng Thanh và Ngọc Lâm)” của tác giả Trần Văn Sơn. Đề tài đã phân tích,
đánh giá thực trạng ngƣời nghiện ma túy trong thanh niên quận Long Biên,
tập trung đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của họ đối với tệ nạn ma túy.
Những đề tài trên nghiên cứu ở góc độ rộng đó là tệ nạn ma túy, nó
bao gồm cả tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái
phép khác về ma túy, ít nhiều đã đề cập và đƣa ra các giải pháp phòng, chống
tệ nạn ma túy nói chung.
Để điều trị cai nghiện ma tuý, có nhiều phƣơng pháp khác nhau, mỗi
phƣơng pháp đều cho kết quả nhất định. Có một số đề tài nghiên cứu về các
phƣơng pháp điều trị cai nghiện ma túy.
Đề tài "Đưa châm cứu tham gia cai nghiện ma túy tại cộng đồng" đƣợc
thực hiện trên phạm vi cả nƣớc từ năm 1998 của Nguyễn Tài Thu đã bảo vệ

thành công ngày 19/10/1998. Công trình cũng đƣợc đánh giá rất cao tại hội
nghị về ma tuý do UNESCO tổ chức vào trung tuần tháng 10 tại Hà Nội. Kết
quả cho thấy, sau khi châm cứu 4 ngày, não của những ngƣời tham gia thử
nghiệm đã chuyển từ màu đỏ hay đen tím sang màu nhạt; và 7 ngày sau thì
85-90% các chất gây nghiện đƣợc tẩy khỏi não.

8


Đề tài “Nghiên cứu cắt cơn đói ma tuý (nhóm opiat) bằng phương pháp
điện châm” của Bùi Thu Quảng cùng các cộng sự cũng đã chỉ ra hiệu quả cắt
cơn nghiện ma tuý bằng điện châm.
Sau 9 năm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu và ứng dụng dƣợc liệu điều trị
bệnh hiểm nghèo (Viện Radiner) đã thực hiện và bƣớc đầu ứng dụng vào thực
tế thành công đề tài khoa học độc lập cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu đánh giá an
toàn và hiệu lực của thuốc Cedemex giai đoạn 2 và 3 trong hỗ trợ cắt cơn
nghiện ma túy (nhóm Opiats)”. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong điều
trị, Cedemex đã chứng tỏ là một loại thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy an toàn,
hiệu lực cao và có nhiều tính năng. Đây là loại thuốc cai nghiện bằng dƣợc
thảo đầu tiên có mặt tại Việt Nam, do Vũ Văn Chuyên và Nguyễn Phú Kiều là
tác giả sáng chế.
Ngày 25/5/2005 Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đã tổ chức thẩm định
về kết quả nghiên cứu đề tài "Áp dụng điều trị thay thế nghiện chất dạng
thuốc phiện bằng methadone" của Viện Sức khỏe Tâm thần. Theo đó, Hội
đồng đƣa ra kết luận "Điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone cho những
ngƣời nghiện chất dạng thuốc phiện sẽ làm giảm việc sử dụng chất dạng
thuốc phiện, giảm tội phạm và giảm tình trạng tử vong do sốc thuốc quá liều,
cũng nhƣ giảm những hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV". Đây
cũng là cơ sở để Bộ Y tế triển khai chƣơng trình điều trị cai nghiện thay thế
methadone tại nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc.

Đề tài “Tìm hiểu sự cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau 1
năm điều trị methadone” của Ngô Thị Kim Phƣợng cùng Nguyễn Phú Đoan
Trinh và Phạm Kim Chi đã điển cứu một trƣờng hợp thành công trong điều
trị methadone và methadone đã thay đổi tích cực tới cuộc sống của bệnh
nhân đó.

9


Tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế Đà Nẵng, đề tài
“Nghiên cứu đánh giá chung về tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện
CDTP bằng methadone tại cơ sở điều trị số 1” của Phan Phú Thiên và Đinh
Trần Thúy Vy cũng đánh giá các kết quả tích cực mà các bệnh nhân điều trị
methadone tại đó có đƣợc trong quá trình điều trị.
Năm 2015, tác giả Tạ Hồng Vân thực hiện đề tài “Hoạt động công tác
xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng
(Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)”. Nghiên cứu tập trung vào thực
trạng điều trị methadone tại cơ sở, qua đó nhận định thực trạng điều trị của
ngƣời sử dụng ma túy, những nhu cầu và khó khăn của ngƣời điều trị nhằm
hỗ trợ ngƣời sử dụng ma túy.
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone” tại Hải Phòng và Thành
phố Hồ Chí Minh với mục tiêu theo dõi, đánh giá kết quả điều trị thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone theo theo thời gian để thấy
đƣợc sự thay đổi tình trạng sử dụng ma túy; nâng cao hành vi tƣơng tác xã
hội, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân.
Những nghiên cứu trên đã đóng góp lớn vào việc phát triển các phƣơng
pháp cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ những ƣu điểm và thế mạnh của
mình mà methadone vẫn đƣợc biết đến là một phƣơng pháp cai nghiện đƣợc

ứng dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới. Nƣớc ta cũng đã tiến hành
những nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị cai nghiện thay thế bằng
methadone.
Nhƣ vậy đã có nhiều nghiên cứu về các phƣơng pháp cai nghiện, đánh
giá đời sống của ngƣời điều trị methadone, tuy nhiên chƣa có đề tài đi sâu tìm
hiểu thuận lợi và khó khăn của những ngƣời tham gia chƣơng trình để có
những giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là dƣới góc độ Công tác xã hội tại cơ sở điều

10


trị methadone quận Nam Từ Liêm. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia
chương trình methadone (Nghiên cứu trường hợp tạ cơ sở điều trị methadone
quận Nam Từ Liêm)” không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trƣớc đó.
Tuy vậy, những thông tin trong các đề tài là nguồn tƣ liệu quan trọng giúp tôi
thực hiện đề tài này.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Đề tài bổ sung thêm một số cơ sở lý luận cho các đề tài có liên quan
đến ma túy, cai nghiện ma túy, các đề tài về chƣơng trình điều trị methadone.
Đề tài góp phần làm rõ thêm các lý thuyết ngành công tác xã hội và các
phƣơng pháp của công tác xã hội đƣợc vận dụng trong thực tiễn, đặc biệt là
trợ giúp những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp các cơ sở thực tế về ngƣời nghiện ma túy, tình hình
ngƣời nghiện ma túy dùng methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam
Từ Liêm, làm tƣ liệu cho những đề tài có cùng hƣớng nghiên cứu trên.
Đề tài đóng góp vào hoạt động công tác xã hội trong các cơ sở y tế, trợ
giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong đó có ngƣời nghiện ma túy tham gia

chƣơng trình điều trị methadone.
Ngoài ra, đề tài còn là cơ sở để Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm
cũng nhƣ các cấp chính quyền quận Nam Từ Liêm có thể tham khảo và đƣa ra
những hình thức hỗ trợ phù hợp hơn với ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình methadone trên địa bàn.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm đi sâu tìm hiểu những khó khăn và các yếu tố tác động đến
những khó khăn của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị thay

11


thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone, nghiên
cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm. Trên cơ sở đó đánh giá
các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone
dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm.
4.2. Mục tiêu/Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung vào một số nghiệm vụ nghiên cứu sau:
Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình về công tác
cai nghiện ma túy, đặc biệt là công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc
phiện bằng methadone hiện nay ở Việt Nam;
Đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy và ngƣời nghiện ma túy
khi tham gia chƣơng trình của cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm;
Đánh giá những yếu tố tác động đến ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng
thuốc methadone tại cơ sở điều trị methadone quận NamTừ Liêm;
Đánh giá các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng
trình methadone dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone
quận Nam Từ Liêm.

5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy
tham gia chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
Khách thể nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc nghiên cứu thì đề tài tập trung vào một số khách thể
nghiên cứu sau:
Cán bộ y tế tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
Những ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone
tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
Ngƣời nhà của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình

12


6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2016
6.2. Không gian nghiên cứu
Cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm - Trung tâm Y tế quận
Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội (Khu Liên Cơ – Mỹ Đình II – Nam Từ
Liêm – Hà Nội
7. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào một số câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Chƣơng trình cai nghiện thay thế methadone hiện nay đang
đƣợc thực hiện nhƣ thế nào tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm?
Câu hỏi 2: Thực trạng ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình
methadone trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nhƣ thế nào?
Câu hỏi 3: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp
ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình này nhƣ thế nào?

8. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm Y tế quận
Nam Từ Liêm đã triển khai chƣơng trình điều trị thí điểm methadone có hiệu
quả, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn
Giả thuyết 2: Có một số yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến
ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị
methadone quận Nam Từ Liêm
Giả thuyết 3: Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò tích cực và hiệu
quả trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp sau đây:
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đề triển khai nghiên cứu, đề tài sử dụng các tài liệu đƣợc tổng hợp và
nhìn nhận, đánh giá, làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm đƣợc trình bày.

13


Những tài liệu gồm có sách báo chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, chính
trị học,...; các báo cáo, kế hoạch, định hƣớng của Trung tâm Y tế quận Nam Từ
Liêm; tham khảo một số nghiên cứu, luận văn của những đề tài về công tác cai
nghiện ma túy làm cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
9.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thực hiện nghiên cứu, phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng
với số lƣợng đơn vị phỏng vấn sâu là 15 ngƣời. Trong đó,đối tƣợng đƣợc
phỏng vấn bao gồm:
01 ngƣời: Ngƣời quản lý cơ sở điều trị methadone của trung tâm
03 ngƣời: Cán bộ y tế làm việc tại cơ sở điều trị methadone ( 01 ngƣời:
Bác sỹ điều trị; 01 ngƣời : Y tá tại phòng phát thuốc; 01 ngƣời Y tá phụ trách
phòng tƣ vấn tâm lý)

03 ngƣời: Ngƣời nghiện ma túy mới tham gia chƣơng trình (dƣới 1 năm)
03 ngƣời : Ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình từ 1-3 năm
03 ngƣời : Ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình hơn 3 năm
02 ngƣời: Ngƣời nhà bệnh nhân tham gia chƣơng trình
9.2. Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp quan sát đƣợc tiến hành để
tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Quan sát đảm bảo cho
ngƣời nghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn trong việc thu thập thông tin.
Qua việc 7quan sát những ngôn ngữ không lời, thái độ, hành vi của các
đối tƣợng đƣợc phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn nhằm tìm ra những
thông tin hữu ích mà các đối tƣợng không thể hiện bằng lời nói. Đồng thời,
quan sát hoạt động của trung tâm, các tƣơng tác giữa bác sỹ với bệnh nhân,
giữa bệnh nhân với nhau.
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị kết cấu của luận văn đƣợc
chia thành ba chƣơng nhƣ sau:

14


Chuơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Chƣơng 2: Những nhu cầu trợ giúp của ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
Chƣơng 3: Các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng
trình điều trị methadone dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị
methadone quận Nam Từ Liêm

15



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1.Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về ma túy
Theo Liên hợp quốc “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự
nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác động làm thay
đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên
tổn thương cho cá nhân và cộng đồng”[7; tr.5-6]
Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã chỉ ra“Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là
mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những
cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái
đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.Trong
cách hiểu đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đƣa vào trong cơ thể
ngƣời sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm,
nƣớc và ôxy. [7; tr.5-6]
Theo Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam (2008) tại điều 2 đã đƣa
ra khái niệm về ma tuý: “Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần
được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”.[8]
Từ các khái niệm nêu trên, ma túy có thể đƣợc hiểu là tên gọi chung chỉ
những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghipot.com/2013/09/thuyet-nhan-thuc-hanh-vi.html
15. />18.
19. />20.

/>
21.

/>
22. />25.


/>
26. />07/ArticleId/12705/Default.aspx
27.
75


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Câu hỏi phỏng vấn ngƣời nghiện ma túy tham gia
chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm
Chào anh/chị! Tôi là học viên cao học ngành công tác xã hội-Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài
nghiên cứu về Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp ngƣời
nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone
quận Nam Từ Liêm. Những thông tin anh/chị chia sẻ sẽ đƣợc bảo mật và chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài này. Rất mong nhận đƣợc sự hợp tác
của anh/chị!
Trƣớc tiên anh/chị có thể cho tôi xin một vài thông tin cá nhân của
anh/chị đƣợc không?
1, Anh/chị tên là gì? Địa chỉ ở đâu? Bao nhiêu tuổi và hiện đang làm
nghề gì ạ?
2, Anh/chị có thể cho em biết anh/chị tham gia chƣơng trình đƣợc bao
lâu rồi và hiện tại sức khỏe của anh/chị thế nào?
3, Ngoài dùng methadone thì hiện tại anh/chị có dùng thêm thuốc điều
trị nào nữa hay không? (phân loại bệnh nhân có HIV/AIDS hay không)
4, Anh/chị có thể chia sẻ những thay đổi của mình sau khi tham gia
chƣơng trình đƣợc không ạ? Những thay đổi đó theo chiều hƣớng tích cực
hay tiêu cực?
5, Theo anh/chị đánh giá khi tham gia chƣơng trình này thì anh/chị có
những thuận lợi nào? Những yếu tố nào tác động đến những thuận lợi ấy ạ?
6, Chắc hẳn anh/chị cũng gặp những khó khăn nhất định khi tham gia

chƣơng trình, anh có thể chia sẻ không?
7, Với những khó khăn gặp phải, anh/chị đã làm việc với nhân viên
tham vấn tâm lý lần nào chƣa?

76


×