Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Tinh Nhần Cho Bệnh Nhi Và Người Nhà Bệnh Nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.77 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015
Tên công trình:Vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi.
Điển cứu tại : khoa Nhi - Bệnh viện quận Thủ Đức

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Phạm Hữu Đức

CTXH K06A

2012 - 2016

Thành viên : Lê Thị Duy Duyên

CTXH K06A

2012 - 2016

Thành viên : Nguyễn Thị Trà

CTXH K06A

2012 - 2016

Người hướng dẫn:


Th.s Phạm Thị Tâm.

Chuyên nghành:

Xã hội học, công tác xã hội

Đơn vị công tác : Khoa công tác xã hội - Trường ĐH KHXH&NV TP HCM


MỤC LỤC


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài

4

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

5

3.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

9

3.1. Mục tiêu tổng quát

9


3.2. Mục tiêu cụ thể

9

3.3. Nhiệm vụ của để tài

9

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

9

4.1. Cơ sở lí luận

9

4.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow

10

4.2. Phương pháp nghiên cứu

11

4.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có

11

4.2.2. Phương pháp quan sát


11

4.2.3. Phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu

12

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

12

5.1. Đối tượng nghiên cứu

12

5.2. Khách thể

12

5.3. Phạm vi nghiên cứu

13

6. Đóng góp mới của đề tài

13

7.Ý nghĩa của đề tài

13


7.1. Ý nghĩa lí luận

13


7.2. Ý nghĩa thực tiễn

13

8. Kết cấu đề tài

14
NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan cơ sở
1.Tổng quan cơ sở

15

1.1.Bệnh viện Quận Thủ Đức

15

1.2.Khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức

16

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

16


1.2.2.Nhiệm vụ, chức năng

16

1.2.3.Cơ sở vật chất

18

1.2.4.Đào tạo và định hướng phát triển

18

1.2.4.1.Đào tạo

18

1.2.4.2. Định hướng phát triển

19

2. Thao tác hóa khái niệm

19

2.2.Nhân viên công tác xã hội

19

2.4. Tinh thần.


20

Chương 2:Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần
cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
2.1. Sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng của tinh thần đối với thể chất con người 21
2.2. Thực trạng đời sống tinh thần của bệnh nhân tại Bệnh viện Quận Thủ Đức 22
2.3. Những nhận định của bác sĩ về vai trò của nhân viên công tác xã hội,
trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi

23


2.4. Những nhận định của giảng viên khoa Công tác xã hội – nhân viên
công tác xã hội chuyên nghiệp về vai trò của nhân viên công tác xã hội ,
trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi

25

2.5. Những nhận định của sinh viên Công tác xã hội về vai trò của nhân
viên công tác xã hội , trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà
bệnh nhi

27

2.6. Những nhận định của người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân viên công
tác xã hội , trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi
32
Chương 3: Những khó khăn và thuận lợi trong việc hỗ trợ tinh thần cho
bệnh nhi và người nhà bệnh nhi

3.1. Khó khăn

35

3.2. Thuận lợi

40
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

44

2.Kiến nghị

44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên công trình:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và
người nhà bệnh nhi. Điển cứu tại : khoa Nhi - Bệnh viện quận Thủ Đức
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm : Phạm Hữu Đức

CTXH K06A


2012 - 2016

Thành viên : Lê Thị Duy Duyên

CTXH K06A

2012 - 2016

Thành viên : Nguyễn Thị Trà

CTXH K06A

2012 - 2016

Người hướng dẫn:

Th.s Phạm Thị Tâm.

Chuyên nghành:

Xã hội học, công tác xã hội

Đơn vị công tác :

Khoa công tác xã hội - Trường ĐH KHXH&NV TP HCM

Tính cấp thiết của đề tài:
Trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, hiện nay đang nảy sinh tình trạng quá tải và mâu
thuẩn giữa bệnh viện và bệnh nhân. Quá tải xảy ra hầu hết ở các bệnh viện đặc biệt là

những tuyến trung ương. Hiện nay, mới chỉ có một vài bệnh viện thuộc tuyến trung
ương và tuyến tỉnh đã đưa nhân viên công tác xã hội vào hoạt động. Các hoạt động của
nhân viên công tác xã hội bước đầu đã đem lại hiệu quả góp phần giảm bớt khó khăn
cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
khám chữa bệnh.
Là bệnh nhân bất kể là già hay trẻ, gái hay trai đều cần sự quan tâm chăm sóc của
bác sĩ về mặt tinh thần lẫn thể chất một cách thân tình nhất. Đặc biệt là những bệnh nhi
nhỏ tuổi cũng cần giúp đỡ về mặt tinh thần để các em cảm thấy thoải mái hơn khi ở
trong bệnh viện, bên cạnh đó còn có người nhà của bệnh nhi, khi con của họ bị bệnh
họ có cảm giác lo lắng và không yên lòng. Tuy nhiên, do lượng bệnh nhân quá tải, áp
lực công việc rất nặng đã làm cho người thầy thuốc không thể quan tâm nhiều đến đời
sống tinh thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Vì vậy nhân viên xã hội sẽ là
người giúp đỡ họ về mặt tâm lí để họ yên lòng điều trị bệnh, bên cạnh đó nhân viên xã
hội là cầu nối giữa bệnh nhi, người nhà bệnh nhi với bác sĩ. Giúp họ có cảm giác thân
thiện, xóa đi cảm giác đơn độc và bị bỏ rơi. Nhưng trên thực tế chưa mấy ai biết tới vai
trò này của một nhân viên xã hội.


2

Với những vấn đề cấp thiết đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi”.
Đề tài được điển cứu tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức số 29 đường Phú
Châu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu vai trò của nhân viện công tác xã hội đối với bệnh nhi và người nhà bệnh
nhi.
Thông qua những kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một vài
kết luận và kiến nghị phù hợp giúp hỗ trợ tốt hơn về tinh thần cho bệnh nhi và người
nhà bệnh nhi.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân nhi tại khoa
Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức.
Thời gian: Đề tài được tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 2/2014 đến tháng
2/2015.
Ý nghĩa lí luận:
Đề tài đi sâu về phân tích nhằm làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với
việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Góp phần làm phong phú
hơn hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này.
Ngoài ra, đề tài còn chỉ rõ những mong muốn, nguyện vọng của người nhà bệnh nhi
nhằm đáp ưng nhu cầu tinh thần của họ. Từ đó, đề tài sẽ trở thành cơ sở lí luận về nhu
cầu tình thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Bổ sung những kiến thức cần thiết
cho chuyên nghành công tác xã hội trong bệnh viện.
Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài sẽ giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhi nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng và tính cấp thiết của việc hình thành một đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở
bệnh viện. Biết được vai trò của nhân viên xã hội đối với bệnh nhân nhi và người nhà
của bệnh nhi, đặc biệt là trong vai trò hỗ trợ tinh thần – một nhân tố quan trọng giúp


3

bệnh nhi nhanh chóng khỏi bệnh, và người nhà bệnh nhi an tâm hơn khi chăm sóc con
em mình. Qua đó thúc đẩy việc thành lập các trung tâm /phòng công tác xã hội tại
bệnh viện.
Nội dung chính của đề tài:
Đề tài gồm 3 chương chính, cụ thể:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở. Qua đó đề tài đã tìm hiểu và nắm rõ cơ sở cũng như
định hướng phát triển của cơ sở điển cứu.

- Chương 2: Tầm quan trọng của việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người
nhà bệnh nhân. Và kết quả chính của chương 2 đó là:
Thứ nhất, nắm được nhu cầu và thực trạng đời sống tinh thần của bệnh nhân tại
Bệnh viện Quận Thủ Đức

Thứ hai, những nhận định của bác sĩ, giảng viên khoa Công tác xã hội – nhân
viên công tác xã hội chuyên nghiệp, sinh viên Công tác xã hội, người nhà bệnh nhi về
vai trò của nhân viên công tác xã hội , trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và
người nhà bệnh nhi
- Chương 3: Khó khăn và thuận lợi trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và
người nhà bệnh nhi. Kết quả nghiên cứu của chương 3 đã phân tích những khó khăn và
thuận lợi của nhân viên công tác xã hội khi thực hiện hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và
người nhà bệnh nhi dựa trên những đánh giá, nhân định của các khách thể nghiên cứu
và kết quả của các phương pháp nghiên cứu.
Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hộitrong việc hỗ trợ tinh nhần cho
bệnh nhi và người nhà bệnh nhi” là một đề tài mới, rộng và khó thực hiện. Vì vậy,
mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Nhóm chúng tôi mong nhận được những sự chỉ dẫn của các
giảng viên, sinh viên để công trình nghiên cứu được hoàn thiện.


4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế trên thế giới đã hình thành từ sớm, khi ngành
công tác xã hội mới bắt đầu và phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển. công tác xã
hội lần đầu tiên được triển khai tại các bệnh viện lần đầu tiên vào năm 1905 tại
Boston, Mỹ. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều có phòng công tác xã hội và
trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội

viên của Hội các bệnh viện.
Tại bệnh viện, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là nhân viên tâm sinh học
trong việc khuyến khích, động viên và trao quyền cho người dân. Chức năng của nhân
viên công tác xã hội tại bệnh viện là giúp bệnh nhân và gia đình họ hiểu thêm về một
căn bệnh cụ thể, chuẩn đoán và khuyên nhủ họ trong những quyết định cần thiết.
Mô hình tổ chức công tác xã hội trong bệnh viện. Tại các bệnh viện của Mỹ, khoa
dịch vụ xã hội là nơi tổ chức các hoạt động xã hội, khoa có đội ngũ nhân viên công tác
xã hội được đào tạo bài bản về công tác xã hội chuyên ngành y tế với trình độ cử nhân
và thạc sĩ. Ở Canada cũng có khoa dịch vụ xã hội, và khoa này phải hoạt động 24/7 để
cung cấp các dịch vụ cho người dân một cách tốt nhất. Ngoài ra còn có cung cấp dịch
vụ hỗ trợ qua điện thoại cho bệnh nhân. Tại các bệnh viện Singapore, hệ thống nhân
viên công tác xã hội đang được hình thành và phát triển.
Trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, hiện nay đang nảy sinh tình trạng quá tải và mâu
thuẩn giữa bệnh viện và bệnh nhân. Quá tải xảy ra hầu hết ở các bệnh viện đặc biệt là
những tuyến trung ương. Tuy nhiên cũng giống như các nước đang phát triển khác
việc áp dụng mô hình công tác xã hội còn rất mới mẻ. Hiện nay, mới chỉ có một vài
bệnh viện thuộc tuyến trung ương và tuyến tỉnh đã đưa nhân viên công tác xã hội vào
hoạt động. Các hoạt động của nhân viên công tác xã hội bước đầu đã đem lại hiệu quả
góp phần giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh.
Là bệnh nhân bất kể là già hay trẻ, gái hay trai đều cần sự quan tâm chăm sóc của
bác sĩ về mặt tinh thần lẫn thể chất một cách thân tình nhất. Xưa nay chúng ta cứ nghĩ
chỉ có người lớn mới có đời sống tinh thần và cần giúp đỡ về mặt tình cảm, điều đó là
không đúng. Những bệnh nhi nhỏ tuổi cũng cần giúp đỡ về mặt tinh thần để các em
cảm thấy thoải mái hơn khi ở trong bệnh viện, bên cạnh đó còn có người nhà của bệnh


5

nhi, khi con của họ bị bệnh họ có cảm giác lo lắng và không yên lòng. Tuy nhiên, do

lượng bệnh nhân quá tải, áp lực công việc rất nặng đã làm cho người thầy thuốc không
thể quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Vì vậy
nhân viên xã hội sẽ là người giúp đỡ họ về mặt tâm lí để họ yên lòng điều trị bệnh, bên
cạnh đó nhân viên xã hội là cầu nối giữa bệnh nhi, người nhà bệnh nhi với bác sĩ. Giúp
họ có cảm giác thân thiện, xóa đi cảm giác đơn độc và bị bỏ rơi. Nhưng trên thực tế
chưa mấy ai biết tới vai trò này của một nhân viên xã hội.
Với những vấn đề cấp thiết đó, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc hỗ trợ tinh nhần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi”.
Đề tài được điển cứu tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức số 29 đường Phú
Châu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổng quan tình hình nghiên của đề tài:
Trong cuộc sống hiện đại, con người mắc bệnh thường xuyên và nguy hiểm hơn đặc
biệt là với trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ y bác
sĩ, chỉ chăm lo sức khoẻ của bệnh nhân mà ít quan tâm chăm lo về tinh thần bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân. Vì vậy, cần phải có một đội ngũ cán bộ chuyên về công
tác xã hội nhằm hỗ trợ tinh thần, giải tỏa các áp lực tâm lý, trò chuyện, chia sẻ những
khó khăn đối với bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Tại Việt Nam, công tác xã hội là
một nghề mới, đặc biệt chưa phát triển trong lĩnh vực bệnh viện. Vì vậy đây là một đề
tài mới, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, mà chỉ có những bài viết nhận định,
giới thiệu mô hình thử nghiệm ở một vài bệnh viện.
Theo đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực Y tế giai đoạn 2011
– 2020”1 của Bộ Y tế ngày 15 tháng 7 năm 2011. Công tác xã hội xuất hiện ở Việt
Nam từ những năm 40 của thế kỉ trước. Tuy nhiên mới phát triển trong những năm gần
đây. Đặc biệt, ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32 về
việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 trong đó đã
xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động nhằm phát triển công tác xã hội trở thành
một nghề ở Việt Nam bao hàm hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các
ngạch viên chức và nhân viên công tác xã hội, đồng thời đưa ra phương pháp, nhiệm
1


/>

6

vụ đào tạo nguồn nhân lực nhân viên công tác xã hội từ trung cấp, cao đẳng, đại học,
thạc sỹ, tiến sỹ trong các lĩnh vực khác nhau.
Trong nghành y tế, những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung
ương cũng đã triển khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân
viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thày thuốc trong phân loại bệnh
nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp
phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh. Một số mô hình tổ chức của hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và tại
cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: phòng công tác xã hội, phòng
Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội
tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại
xã/phường…
Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội trong Ngành hiện mới chỉ mang tính tự phát,
chưa được điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán bộ tham gia
hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi
dưỡng về kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động
chưa được như mong đợi. Mặt khác, hầu hết các bác sĩ, cán bộ đều có trình độ chuyên
môn về y, dược, nhưng lại thiếu các biện pháp trị liệu xã hội. Một số bệnh viện có
hoạt động công tác xã hội chỉ mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, nặng tính ban
phát, chưa phản ánh đúng chất công tác xã hội. Trong khi đó, hầu hết các bệnh viện
thường xuyên trong tình trạng quá tải. Nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả
năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như: khai thác thông tin về
đặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng,
địa điểm của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn
an tinh thần cho người bệnh… Do vậy hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnh
viện như: “cò bệnh viện”, sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám

chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng
trong mối quan hệ giữa người bệnh và thày thuốc…
Ngày 15/07/2011, Bộ Y tế chính thức đưa đề án “ Phát triển công tác xã hội trong
nghành y tế giai đoạn 2011- 2020”. Đây được xem là bước phát triển mới đối với nghề
công tác xã hội trong bệnh viện.


7

Bài viết “Phát triển nghề công tác xã hội tại bệnh viện" 2 đăng tải trên báo
laodong.com.vn ngày 27/10/2012 của tác giả Phan Minh, cũng đã nói lên những vai
trò cơ bản của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện như chắp nối nhu cầu của
bệnh nhân nghèo tới các nhà hảo tâm, tư vấn tâm lý và giải tỏa những bức xúc hay
mâu thuẫn, chia sẻ buồn đau của bệnh nhân, thực hiện hoạt động xã hội trong bệnh
viện. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới những khó khăn của nghề công tác xã hội trong
bệnh viện và ví nó như là “làm dâu trăm họ”. Trong bài viết, bác sĩ Nguyễn Tiến
Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai có nói: “Việc khám bệnh ở nhiều bệnh viện
chủ yếu vẫn do cán bộ có chuyên môn y tế. Nhiều khoa luôn trong tình trạng quá tải.
Bệnh nhân và người thân luôn cần sự hỗ trợ và giải tỏa tâm lý lớn. Bù đắp vào thiếu
hụt này chính là công việc của nhân viên công tác xã hội. Làm việc khá vất vả, nhân
viên công tác xã hội luôn phải chịu sức ép từ nhu cầu của bệnh nhân và người thân,
tần suất công việc và cả nguy cơ lây nhiễm từ các bệnh nhân...”
Bài viết cũng đã nêu lên được một số vấn đề khó khăn trong việc phát triển nghề
công tác xã hội trong bệnh viện.Thực trạng công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt
Nam hiện nay mới chỉ áp dụng ở một vài bệnh viện. Nhiều bệnh viện chưa có chức
danh chuyên môn về công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã hội. Tại Bệnh viện
Việt - Đức (Hà Nội), bệnh nhân nhiễm HIV/AISD cũng có tới 200 người nhập viện
hằng năm, gia đình phải thuê người chăm sóc. Những người làm dịch vụ này đều
không có kỹ năng tư vấn, kiến thức chuyên môn và phòng hộ bản thân. Theo đại diện
Bệnh viện Nhi Đồng 1 ( Thành phố Hồ Chí Minh), nhiều trường hợp rất cần được can

thiệp của nhân viên công tác xã hội khi bệnh nhân là trẻ vị thành niên tự tử, chậm
phát triển và bị bạc đãi, bị lạm dụng thể chất và tinh thần ở trẻ nhiễm HIV...
Bài viết “Nhiều khó khăn phát triển nghề công tác xã hội trong nghành y tế” 3
đăng tải trên trang web chính thức của Viện huyết học truyền màu TW đã nói lên được
những khó khăn trong công tác tổ chức hành chính. Mô hình công tác xã hội của Viện
là hết sức cần thiết, tuy nhiên vẫn chưa có phòng Công tác xã hội và chưa có cán bộ
chính chuyên trách, những người làm Công tác xã hội của Viện đều là những cán bộ
kiêm nhiệm đang làm việc tại một số khoa, phòng. Vì vậy, công việc của Ban Công tác
2
3

/> />

8

xã hội chỉ dừng lại ở việc hỏi thăm, động viên và kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm
cho bệnh nhân nghèo, hướng dẫn bệnh nhân và vận động người dân tham gia hiến
máu tình nguyện… Việc tư vấn cho người bệnh về phương pháp chữa bệnh, phác đồ
điều trị và hỗ trợ sau điều trị vẫn do cán bộ y tế đảm nhận là chính. Thực chất, đây là
một nghề mới, nên cán bộ làm công tác xã hội tại Viện chưa được đào tạo bài bản,
chưa thực sự “chuyên nghiệp” theo đúng nghĩa của Nghề. “Trong thời gian tới, để
nghề công tác xã hội trong ngành Y tế thực sự phát huy được hiệu quả, Viện rất cần
sự hướng dẫn, quan tâm, đôn đốc và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Y tế”, ThS. Lê
Lâm chia sẻ.
Trang báo điện tử baokhanhhoa.com.vn ngày 09/12/2013 có đăng tải bài viết của
tác giả Phú Vinh mang tên “ Các bệnh viện cần có nhân viên công tác xã hội” 4. Bài
viết cũng đã nêu lên được tầm quan trọng của nghề công tác xã hội trong bệnh viện,
ngoài việc hỗ trợ cho bệnh nhân, bài viết còn đề cập tới việc hỗ trợ cho đội ngũ y bác
sĩ bệnh viện. Và bài viết cũng có trăn trở “sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội
trong bệnh viện đã thấy rõ. Tuy nhiên hiện nay, ở hầu hết các bệnh viện trên địa bàn

tỉnh (Khánh Hòa) vẫn chưa hình thành đội ngũ công tác xã hội chuyên nghiệp. Thiết
nghĩ, ngành Y tế cần sớm phát triển lực lượng này để góp phần nâng cao chất lượng
khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.”
Có thể thấy, công tác xã hội đặc biệt quan trọng trong nghành Y tế. Không những
giúp các y bác sĩ trong việc hỗ trợ thăm khám bệnh nhân, giúp các bệnh nhân hiểu rõ
bệnh tình, tăng cường hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác điều trị. Công tác xã
hội còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp bệnh nhân vượt qua được bệnh tật, đặc
biệt là các bệnh nhi. Việc hỗ trợ tinh thần cho các bệnh nhi là vô cùng quan trọng, khi
mà yếu tố tinh thần quyết định rất nhiều trong quá trình điều trị.
Không những thế, đối với người nhà bệnh nhi, họ cần được hỗ trợ tâm lý, tư vấn về
cách chăm sóc trẻ em, chế đỗ dinh dưỡng,..v..v. Điều này làm công tác xã hội trong
bệnh viện trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
3. Mục tiêu, nhiêm vụ của đề tài:
4

/>

9

3.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu vai trò của nhân viện công tác xã hội đối với bệnh nhi và người nhà bệnh
nhi.
Thông qua những kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một vài
kết luận và kiến nghị phù hợp giúp hỗ trợ tốt hơn về tinh thần cho bệnh nhi và người
nhà bệnh nhi.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Đề tài chủ yếu tập trung vào tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhân.
Đề tài còn tìm hiểu những yếu tố tác động đến tâm lý, tinh thần của bệnh nhi và
người nhà bệnh nhi.

Những khó khăn và thuận lợi mà nhân viên công tác xã hội gặp phải khi hỗ trợ tinh
thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà
bênh nhân.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân
nhi và người nhà bệnh nhi.
- Đề suất ra một số phương pháp nhằm nhân viên công tác xã hội có thể dễ dàng
tiếp cận và hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
4.1.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow5
Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu căn bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý
của con người như mong muốn có thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ…Những nhu
5

Trích: Lê Chí An (2006),Giáo trình công tác xã hội cá nhân, NXB Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh


10

cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt, nếu con người không được đáp
ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được
và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được
gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi
công bằng, an tâm , vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân…
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao
này.

Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu:
-

Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người được

liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp.
- Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng
đầy đủ.
Dựa trên nội dung học thuyết này, ta đi vào tìm hiểu một số nhu cầu của đối tượng
nghiên cứu:
-

Nhu cầu vật chất, bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện chăm sóc

sức khỏe. Tất cả các yếu tố này đảm bảo cho sự tồn tại và sức khỏe của các bệnh nhi.
- Nhu cầu mái ấm gia đình : đó là tình thương yêu của ba mẹ, anh chị em, họ
hàng. Gia đình êm ấm là chỗ dựa vật chất và tinh thần, là sự an toàn đối với mỗi con
người. Ở đối tượng nghiên cứu đây là một trong những nhu cầu lớn nhất cần phải được
được đáp ứng. Dù trong bất cứ tình huống nào, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc
nhất, những lo lắng, khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ dễ làm con người
dễ bị rơi vào trạng thái áp lực hay căng thẳng. Đối với bệnh nhi, được sự quan tâm của
người thân sẽ là điều kiện tốt để bệnh nhi mau hồi phục sức khỏe, trở về với gia đình.
- Nhu cầu được tham gia các hoạt động vui chơi thiết thực: hoạt động vui chơi
giải trí rất quan trọng với trẻ em. Chính hoạt động vui chơi sẽ giúp cho các em giải tỏa
và quên đi những cơn đau, nỗi mệt nhọc do bệnh tật mang lại. Vui chơi giúp trẻ em
tăng cường hoạt động, nhanh chóng lành bệnh, ăn nhiều và ngủ ngon hơn. Điều này
không chỉ tốt cho chính bản thân các em mà con có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người
nhà các em.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:


11

Đề tài nghiên cứu khoa học yêu cầu luôn cần có sự kết hợp của những phương pháp
khác nhau. Vì vậy chúng tôi sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau trong
quá trình nghiên cứu.
4.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có:
Với phương pháp này, chúng tôi thu thập những tài liệu sẵn có thong qua sách, báo,
internet, các bài viết có liên quan đến đề tài. Sau khi thu thập được nhóm đã tổng hợp,
phân tích và sắp xếp cho phù hợp với nội dung của đề tài.
Chúng tôi đã nghiên cứu đề án “ Phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực Y
tế giai đoạn 2011 – 2020” của Bộ Y tế ngày 15 tháng 7 năm 2011.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số bào viết trên các trang tin điện tử uy tín:
-

Bài viết “Phát triển nghề công tác xã hội tại bệnh viện"đăng tải trên báo
laodong.com.vn ngày 27/10/2012 của tác giả Phan Minh.

-

Bài viết “Nhiều khó khăn phát triển nghề công tác xã hội trong nghành y
tế” đăng tải trên trang web chính thức của Viện huyết học truyền màu TW.

-

Bài viết “ Các bệnh viện cần có nhân viên công tác xã hội” đăng tải trên
trang baokhanhhoa.com.vn ngày 09/12/2013 có đăng tải bài viết của tác giả Phú
Vinh,


Đây là phương pháp ít tốn kém thời gian nhưng vẫn thu được kết quả khá hoàn
thiện. Phương pháp này cung cấp những thông tin về những đối tượng mà nhóm chúng
tôi không tiếp xúc được.
4.2.2.Phương pháp quan sát:
Trong khi tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không ngừng quan sát
về các khía cạnh có liên quan. Đồng thời, với thời gian thực tập tại nơi đề tài điển cứu
là điều kiện thuận lợi giúp nhóm chúng tôi thực hiện được phương pháp quan sát một
cách toàn diện nhất.
Phương pháp quan sát được tiến hành trong khung cảnh tự nhiên tạo điều kiện cho
việc tiếp cận đối tượng một cách dễ dàng.


12

4.2.3. Phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu:
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng
vấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Nhấn vào mô
tả tâm lý bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Nhóm chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu
với tiêu chí chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nhóm tiến hành phỏng vấn sâu 15 mẫu. Cụ thể:
+ 6 mẫu dành cho người nhà bệnh nhi.
+ 1 mẫu dành cho đội ngũ y bác sĩ.
+ 2 mẫu dành cho giảng viên khoa Công tác xã hội – nhân viên công tác xã hội
chuyên nghiệp.
+ 6 mẫu dành cho sinh viên Công tác xã hội đang thực tập tại bệnh viện.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1.Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người nhà bệnh nhân nhi tại khoa Nhi –

Bệnh viện Quận Thủ Đức.
5.2.Khách thể:
- Bệnh nhi được điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức.
- Người nhà của bệnh nhi.
- Đội ngũ y bác sĩ làm việc tại khoa Nhi - Bệnh viện Thủ Đức.
- Giảng viên đang giảng dạy tại khoa Công tác xã hội trường Đại học Khoa hoc Xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chi Minh.
- Nhân viên Công tác xã hội đang thực tập tại khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về quy mô: Khoa nhi - Bệnh Viện Quận Thủ Đức.


13

- Thời gian: Đề tài được tiến hành trong vòng 1 năm từ tháng 2 năm 2014 đến tháng
2 năm 2015.
- Về nội dung: Chúng tôi chuyên sâu tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và những người nhà bệnh nhi tại khoa nhi
bệnh viện Quận Thủ Đức.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Đây là một đề tài mới, rất ít người nghiên cứu qua nên đề tài là sự đóng góp không
nhỏ, trong việc làm rõ vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh
nhân nhi mà các đề tài khác chưa đề cập tới. Mở ra một đề tài mới để người sau tiếp
tục nghiên cứu và phát triển.
Đồng thời, đề tài sẽ là tài liệu để nhiều bệnh viên trong địa bàn thành phố nói riêng
và cả nước nói chung tham khảo và tạo điều kiện để công tác xã hội phát triển hơn nữa
trong bệnh viện.
7. Ý nghĩa của đề tài:
7.1. Ý nghĩa lí luận:
Đề tài đi sâu về phân tích nhằm làm rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với

việc hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Góp phần làm phong phú
hơn hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này.
Ngoài ra, đề tài còn chỉ rõ những mong muốn, nguyện vọng của người nhà bệnh nhi
nhằm đáp ưng nhu cầu tinh thần của họ. Từ đó, đề tài sẽ trở thành cơ sở lí luận về nhu
cầu tình thần của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi. Bổ sung những kiến thức cần thiết
cho chuyên nghành công tác xã hội trong bệnh viện.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài sẽ giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhi nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng và tính cấp thiết của việc hình thành một đội ngũ nhân viên công tác xã hội ở
bệnh viện. Biết được vai trò của nhân viên xã hội đối với bệnh nhân nhi và người nhà
của bệnh nhi, đặc biệt là trong vai trò hỗ trợ tinh thần – một nhân tố quan trọng giúp
bệnh nhi nhanh chóng khỏi bệnh, và người nhà bệnh nhi an tâm hơn khi chăm sóc con
em mình. Qua đó thúc đẩy việc thành lập các trung tâm /phòng công tác xã hội tại
bệnh viện.
8. Kết cấu của đề tài:


14

Đề tài nghiên cứu gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận,
kiến nghị.
Phần nội dung gồm có ba chương:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở.
- Chương 2: Tầm quan trọng của việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và người
nhà bệnh nhân.
- Chương 3: Khó khăn và thuận lợi trong việc hổ trợ tinh thần cho bệnh nhân nhi và
người nhà bệnh nhi.

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ

1. Tổng quan cơ sở:
1.1. Bệnh viện Quận Thủ Đức:
Năm 1997, huyện Thủ Đức được chia tách thành 3 quận: Quận 2, Quận 9, Quận
Thủ Đức. Trung tâm y tế huyện Thủ Đức đổi tên thành Trung Tâm Y Tế Quận Thủ
Đức.


15

Tháng 2/2000, Trung tâm y tế Quận Thủ Đức tách thành khối phòng bệnh và khối
điều trị gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức và Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức.
Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập theo quyết định số 32/2007/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chia tách trung tâm y tế quận
Thủ Đức thành 02 đơn vị.
Đến ngày 05/6/ 2009, Bệnh viện được Ủy ban nhân dân thành phố xếp loại Bệnh
viện Hạng II theo quyết định số 2855/QĐ-UBND, đây là Bệnh viện Hạng II duy nhất
thuộc khối Quận, huyện. Hiện nay, Bệnh viện quận Thủ Đức đã khẳng định được năng
lực khám chữa bệnh đúng với tầm vóc của Bệnh viện cửa ngõ tuyến Thành phốtrong
hệ thống chăm sóc sức khỏe cụm y tế(Hóc môn, Bình chánh, Quận 7, Thủ Đức). Bệnh
viện quận Thủ Đức phục vụ khám chữa bệnh cho cho người dân địa bàn Quận Thủ
Đức và tỉnh lân cận, tránh quá tải cho nhiều bệnh viện tuyến trên. Cùng với sự nỗ lực
phấn đấu không ngừng của tập thề cán bộ viên chức của đơn vị nên chỉ trong vòng hơn
3 năm từ 50 giường bệnh năm 2007 đã lên đến 500 giường thực hiện trên 3000 lượt
bệnh nhân ngoại trú/ ngày, bình quân tiếp nhân khoảng 100 trường hợp cấp cứu/ ngày,
với đội ngũ nhân sự bệnh viện khoảng hơn 1000 người trong đó trình độ chuyên môn
đại học và sau đại học là 264 người với 8 phòng và 28 khoa tương đương như một
bệnh viện đầu ngành. Bệnh viện xây dựng các chuyên khoa kỹ thuật cao với đầy đủ
các chuyên khoa: Nội, Nhi, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh - cột sống, Ung bướu,
Niệu, Da liễu, Tai – mũi - họng, Giải phẫu thẩm mỹ, Mắt, Răng hàm mặt – nha thẩm
mỹ kỹ thuật cao, Sản, Y học cổ truyền và vât lý trị liệu -phục hồi chức năng, Khoa

dinh dưỡng.
Hiện nay, với tổng số 150 cán bộ ( biên chế: 104, hợp đồng: 46), 35 bác sĩ ( thạc sĩ:
35, ck I: 12). Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghệm, tay nghề cao cùng với phương tiện
kỹ thuật hiện đại: CT Scan, máy mổ nội soi, máy kỹ thuật số, máy xét nghiệm huyết
học- sinh hóa miễn dịch- Vi sinh tự động hoàn toàn…. đã đã thu hút các chuyên gia,
các Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành và đội ngũ bác sĩ có trình độ sau đại học ngày càng
đông với tinh thần tận tâm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Bệnh viện tất cả
đều hướng tới đáp ứng mục đích khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhằm tận dụng thật
tốt “ thời gian vàng” trong điều trị, nâng cao khả năng sống cho người bệnh.
1.2. Khoa Nhi – Bệnh viện Quận Thủ Đức:
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:


16

Khoa nhi được xây dựng và phát triển cùng với Bệnh viện ngày 29 tháng 6
năm 2007. Khoa Nhi được tách ra từ khoa Nội – Nhi của Trung tâm y tế, lúc đầu chỉ
có 2 Bác Sĩ và 4 Điều Dưỡng với 6 giường bệnh. Khoa Nhi đã miệt mài làm việc, học
tập nâng cao trình độ để phục vụ bệnh nhi tốt nhất. Trải qua một quá trình phấn đấu,
gầy dựng niềm tin và uy tín, đến bây giờ Khoa Nhi đã có 15 Bác Sĩ, 25 Điều Dưỡng.
Đội ngũ Y – Bác Sĩ có tay nghề vững chắc và đam mê công việc. Hiện nay, một ngày
khoa nhi khám ngoại trú từ 300 – 350 bệnh nhân, cả nội và ngoại trú là khoảng 800
bệnh nhân.
Năm 2010 Khoa Nhi đã khám 12.586 bệnh Nhi ngoại trú và 2.578 bệnh nhi nội trú.
Số lượng bệnh Nhi tăng lên mỗi ngày và bệnh nhân đã yên tâm ở lại Khoa nhi điều trị
đã nói lên niềm tin của bệnh nhân đối với Khoa nhi nói riêng với bệnh viện nói chung,
đó chính là niềm động viên, khích lệ tinh thần tập thể Khoa nhi giúp tập thể Khoa nhi
vượt qua mọi khó khăn tiếp tục học tập nâng cao trình độ, xây dựng văn hoá Khoa nhi,
phát triển Khoa nhi nhanh mạnh vững chắc để phục vụ bệnh Nhi ngày càng tốt hơn.
1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng:

Khoa nhi thực hiện nhiệm vụ chủ yếu: Khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, tập vật
lí trị liệu hô hấp (nội trú và ngoại trú), phun khí dung (nội trú và ngoại trú), truyền dịch
(nội trú và ngoại trú), giảng dạy và đào tạo các Bác sĩ, Y sĩ, Điều Dưỡng, thực hiện các
nghiên cứu khoa học về chuyên ngành nhi, chỉ đạo chuyên môn cho tuyến dưới và
thông tin tư vấn Nhi khoa, giáo dục Nhi khoa cho cộng đồng.
Quy định cụ thể:
* Tại buồng khám bệnh chuyên khoa nhi của khoa khám bệnh:
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Đảm bảo các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh: dụg cụ khám bệnh phù
hợp với lứa tuổi bệnh nhi; có tranh ảnh đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ.
+ Có đầy đủ dụng cụ vệ sinh sẵn sàng phục vụ bệnh nhi tại chỗ.
+ Cơ sở thoáng mát đủ điện, nước, môi trường sạch sẽ không có mùi hôi khai.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:


17

+ Khi khám bệnh phải dựa vào cha mẹ,người nuôi dưỡng bệnh nhi, khai thác kỹ
tiền sử bệnh.
+ Sử dụng các dụng cụ khám phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi.
+ Kết hợp khám các chuyên khoa có liên quan và các phương tiện xét nghiệm, chẩn
đoán cận lâm sang.
* Tại khoa điều trị:
- Trưởng khoa có trách nhiệm:
+ Sắp xếp bệnh nhi vào từng buồng bệnh theo từng loại bênh, nếu có điều kiện theo
nhóm tuổi:trẻ sơ sinh,trẻ dưới 3 tuổi và trẻ trên 3 tuổi.
+ Bố trí buồng cách ly cho trẻ mắc bệnh truyền nhiễm.
+Buồng cấp cứu riêng, dụng cụ cấp cứu phù hợp với lứa tuổi.
+ Các phác đồ cấp cứu và bảng chỉ số tổng hợp theo dõi chỉ số sinh tồn, các diễn
biến lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể từng bệnh.

+ Bố trí nơi pha sữa, nơi dinh dưỡng cho bệnh nhi.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Theo dõi sát sao các diễn biên lâm sàng, ghi đầy đủ các triệu chứng điển hình.
+ Xử lý kịp thời các diễn biến nặng như: sốt cao co giật, mất nước rối loạn điện
giải, ngạt thở tím tái...
+ Tiến thành thủ thuật tại buồng riêng; tránh gây cho trẻ sợ hãi...
+ Bảo đảm buồng điều trị có đồ chơi, tranh ảnh cho bệnh nhi.
- Điều dưỡng có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng y lệnh.
+ Cho bệnh nhân ăn theo chế độ bệnh lý và lứa tuổi.


18

+ Dành thời gian hàng ngày tuyên truyền giáo dục các bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ,
cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em và đề phòng bệnh tật.
- Hộ lý có trách nhiệm:
+ Lau chùi buồng bệnh thường xuyên,bảo đảm sạch sẽ, hàng tuần phải được khử
khuẩn.
+ Chuẩn bị đầy đủ vệ sinh: bô, khăn thấm, bảo đảm môi trường sạch sẽ không có
mùi hôi khai.
+ Chuẩn bị đầy đủ nước sinh hoạt, nước nóng cho bệnh nhi.
+Giải thích nhắc nhở người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhi phải mặc quần áo của bênh
viện và thực hiện đúng nội quy của khoa.
1.2.3. Cơ sở vật chất:
Khoa nhi được trang bị máy thở NCPAP, monitor, bơm tiêm tự động, máy phun khí
dung áp lực âm không dầu 6 đầu ra và các trang thiết bị khác đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của bệnh nhi.
Về phòng bệnh, khoa nhi có 9 phòng bệnh chia theo chuyên khoa. Trong đó, 4
phòng dịch vụ có truyền hình cáp, wifi, máy lạnh, nước uống và 5 phòng bệnh thường.

Ngoài ra, khoa còn làm tủ sách cho các bệnh nhi gồm các sách từ lớp 1 đến lớp 12,
các bảng tin truyền thông cho các bậc phụ huynh.
1.2.4. Đào tạo và định hướng phát triển:
1.2.4.1. Đào tạo:
Về dài hạn: Khoa khuyến khích, tạo điều kiện để các Bác sĩ đi thi cao học, chuyên
khoa I, chuyên khoa II. Cho Điều dưỡng thi cử nhân điều dưỡng
Về ngắn hạn: Cho Bác sĩ và Điều dưỡng đi học các khoá học ngắn hạn tại các bệnh
viện (đào tạo liên tục) Nhi Đồng I, Nhi Đồng II, vá các trường Đại Học.
1.2.4.2. Định hướng phát triển:
Định hướng phát triển Khoa nhi thành một trung tâm Nhi gồm có Nội Nhi (gồm các
chuyên khoa), hồi sức Nhi, cấp cứu Nhi, ngoại Nhi.
2. Thao tác hóa khái niệm:


19

2.1. Nhân viên Công tác xã hội:
Trước khi tìm hiểu định nghĩa nhân viên công tác xã hội là gì ?
Hiệp hội các quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW) đã đưa ra định
nghĩa: “ Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá
nhân, các nhóm, hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức
năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy.” 6
Tháng 7/2000, tại hội nghị Liên đoàn quốc tế nhân viên công tác xã hội (IFSW) tổ
chức tại Canada, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: “Công tác xã hội chuyên
nghiệp là thức đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ
con người, tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ
thống xã hội, công tác xã hội can thiệp và những điểm tương tác giữa con người và
môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các nguyên tắc căn bản của nghề
nghiệp công tác xã hội”.7

Từ những định nghĩ đó, ta suy ra được định nghĩa “ Nhân viên công tác xã hội là
những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động
của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh
vực đời sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng”.8
2.2. Tinh thần:
Tinh thần được xem là rất quan trọng trong quá trình hoạt động sống của con người,
có tinh thần tốt thì con người mới làm việc tốt và cảm thấy yêu đời hơn. Với Bệnh nhi
cũng vậy, có tinh thần tốt thì bệnh mới mau tiến triển theo chiều hướng tốt, nhanh
chóng lành bệnh. Tinh thần không tốt, nhiều khả năng bệnh sẽ xấu đi và lâu lành bệnh
hơn. Với người nhà bệnh nhi, tinh thần thoải mái giúp họ chăm sóc con tốt hơn, bớt lo
lắng về bệnh tật của con cái họ và làm việc củng thoải mái hơn. Vậy tinh thân là gì?
Theo “Từ điển phổ thông”9, tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm,
6
7
8
9

Trang 42 - Công tác xã hội đại cương – TS. Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011
Trang 43 - Công tác xã hội đại cương – TS. Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011.
Trang 44 - Công tác xã hội đại cương – TS. Lê Hải Thanh- Nhà xuất bản ĐHQG Tp HCM năm 2011.
Từ điển phổ thông, TS.Chu Bình An_PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trâm_TS.Nguyễn Thị Thanh
Nga_TS.Nguyễn Thúy Khanh_TS.Phạm Hùng Việt, NXB TPHCM năm 2002.


20

những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người đối lập với đối lập với vật
chất, tinh thần còn là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định.
Theo “Từ điển phổ thông”10, tinh thần là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình
cảm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người đối lập với đối lập với

vật chất, tinh thần còn là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất
định.

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC
HỖ TRỢ TINH THẦN CHO BỆNH NHI VÀ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHI.
2.1. Sức khỏe tinh thần và ảnh hưởng của tinh thần đối với thể chất con người:11
Con người là một tổ hợp Tâm Sinh lý. Thể chất là sự phóng chiếu của tinh thần ra
bình diện vật chất. Tinh thần là sự tiềm ẩn nội tại của thể chất. Sự tương quan giữa thể
chất và tinh thần là mối tương quan gắn bó giữa hai mặt thể hiện của cùng một thực
thể, trong đó tinh thần giữ vai trò quyết định tình trạng thể chất và trạng thái của thể
chất cũng có ảnh hưởng và tác động đến tinh thần.

10

11

Từ điển phổ thông, TS.Chu Bình An_PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trâm_TS.Nguyễn Thị Thanh
Nga_TS.Nguyễn Thúy Khanh_TS.Phạm Hùng Việt, NXB TPHCM năm 2002.
/>

×