Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

5 quy luật phân li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.47 KB, 5 trang )

Quy luật phân li
Câu 1. Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản
B. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản
C. Giữa hai cơ thể mang tính trạng trội với nhau để kiểm tra kiểu gen
D. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra
kiểu gen
Câu 2. Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền:
A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ
D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ
Câu 3. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để cho thế hệ
sau đồng loạt có kiểu hình trội, nếu không xét vai trò của giới tính thì sẽ có bao nhiêu phép
lai giữa các kiểu gen nói trên?
A. 4 phép lai
B. 3 phép lai
C. 2 phép lai
D. 1 phép lai
Câu 4. để xác định cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp
A. lai thuận nghịch
B. phân tích cơ thể lai
C. lai phân tích
D. lai khác dòng
Câu 5. Ở một loài lưỡng bội. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội
hoàn toàn.
Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình lặn, thì sẽ có bao nhiêu phép lai
giữa các kiểu gen nói trên?
A. 4 phép lai
B. 3 phép lai
C. 2 phép lai


D. 1 phép lai
Câu 6. Phép lai để xác định vai trò di truyền của bố mẹ được gọi là:


A. Tự thụ phấn
B. Lai gần
C. Lai thuận nghịch
D. Lai phân tích
Câu 7. Điều kiện nào sau đây là điều kiện đúng của quy luật phân li:
A. quá trình giảm phân diễn ra bình thường
B. quá trình giảm phân diễn ra không bình thường
C. xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo
D. các alen trong mỗi cặp gen tương tác với nhau
Câu 8. Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 3 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo
ra trong quần thể này là:
A. 4
B. 6
C. 10
D. 15
Câu 9. Ở một loài thực vật, gen A- hoa đỏ, a- hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng
có kiểu gen khác nhau về các tính trạng trên được F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn, ở đời lai
người ta lấy ngẫu nhiên 7 hạt đem gieo. Xác suất để trong số 7 cây con có ít nhất 1 cây hoa
đỏ là :
A. 1/7
B. 1- (1/4)7
C. 1- (3/4)7
D. 3/4 x 1/7
Câu 10. Ở một loài, gen B quy định cánh dài, b quy định cánh cụt. Các gen nằm trên NST thường.
Cho cá thể có cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ 50% cánh dài, 50%

cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau thi F2 thống kê trên cả quần thể có tỉ lệ
kiểu hình như thế nào?
A. 9 cụt:7dài
B. 1 cụt:3dài
C. 1 cụt:1dài
D. 5cụt:7dài
Câu 11. Ở một loài đậu, alen A qui định hoa đỏ, alen a qui định hoa trắng. Cho các cây hoa đỏ dị
hợp (Aa) tự thụ phấn. Ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 7 hạt đem gieo. Xác suất để trong
số 7 cây con có 5 cây hoa đỏ và 2 cây hoa trắng là bao nhiêu?


A. 35.25%.
B. 31.2%.
C. 29.5%.
D. 33.5%.
Câu 12. Alen là
A. các trạng thái khác nhau của cùng một kiểu gen với một trình tự nuclêôtit cụ thế.
B. các trạng thái khác nhau của cùng một gen với một trình tự nuclêôtit cụ thế.
C. các trạng thái biểu kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen.
D. các kiểu tổ hợp khác nhau của các gen, tạo nên các kiểu hình khác nhau.
Câu 13. Lôcus là
A. là vị trí của phân tử ADN trên nhiễm sắc thể.
B. là vị trí mà các gen có thể tiến hành quá trình phiên mã.
C. là vị trí mà prôtêin ức chế tương tác với gen.
D. vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 14. Trước khi tiến hành lai Menđen tiến hành tạo ra dòng thuần chủng bằng cách
A. cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng sau đó tiến hành chọn lọc.
B. cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sau đó tiến hành chọn lọc.
C. cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng sau đó tiến hành tự phối.
D. cho giao phấn giữa các cá thể thuộc 2 dòng sau đó tiến hành tự thụ phấn.

Câu 15. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là
A. tạp giao giữa các cơ thể lai để tạo ra kiểu hình mới.
B. lai giữa các cá thể thuộc các dòng thuần và phân tích cơ thể lai
C. cho cơ thể lai tự thụ phấn qua nhiều thế hệ rồi tiến hành phân tích.
D. cho giao phối giữa con lai với bố, mẹ của chúng rồi tiến hành phân tích.
Câu 16. Các nội dung trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:
(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. (2) Lai các dòng thuần và phân tích
kết quả F1, F2, F3.
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
(4) Tạo các dòng thuần chủng bằng cách cho tự
thụ phấn.
Trình tự các bước là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (4), (2), (1), (3).
C. (4), (3), (2), (1).
D. (4), (1), (2), (3).


Câu 17. Theo Men đen tính trạng được quy định bởi
A. gen.
B. alen
C. nhân tố di truyền.
D. gen hay alen.
Câu 18. Đặc điểm mà phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen không có là
A. cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để thu được những dòng thuần trước khi tiến hành lai.
B. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc hai cặp tính trạng rồi phân tích kết
quả ở đời con.
C. cùng một lúc theo dõi sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng của cơ thể bố mẹ.
D. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Câu 19. Cơ thể mang kiểu gen Aa khi giảm phân bình thường cho tỷ lệ giao tử mỗi là

A. 75% A : 25% a.
B. 75% a : 25 % A.
C. 50% A : 50 % a.
D. 50% AA : 50% aa.
Câu 20. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các
con với những kiểu hình nào?
A. chỉ có A hoặc B
B. AB hoặc O
C. A, B, AB hoặc O
D. A, B hoặc O
Câu 21. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1
tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
B. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.
C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Câu 22. Nếu một gen có 5 alen (A1, A2, A3, A4, A5) nằm trên nhiễm sắc thể thường, thì có thể tạo
thành tối đa là bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể lưỡng bội?
A. 5
B. 10


C. 15
D. 20
Câu 23. Xét màu sắc loài hoa do ba alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen a quy định hoa hồng và alen a1 quy định hoa trắng, trong đó alen a trội hoàn toàn so
với alen a1. Người ta đem lai giữa một cây hoa đỏ lưỡng bội với một cây hoa hồng lưỡng
bội được F1 xuất hiện cây hoa trắng. Hỏi số kiểu gen tối đa khác nhau có thể có ở cơ thể

F1 là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 24. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp Aa. Biết gen A quy định tính trạng trội, alen a quy định
tính trạng lặn. Xác suất để có được đúng 2 người con có kiểu hình trội trong một gia đình
có 4 người con là
A. 9/64.
B. 81/256.
C. 27/64.
D. 27/128.
Câu 25. Ở một loài động vật màu lông do 1 gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể thường quy định A
trội hoàn toàn so với gen a lông đen. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi.
Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp giao phối tự do với nhau , tỷ lệ kiểu hình đời con là
A. 1 lông xám : 2 lông đen
B. 2 lông xám : 1 lông đen
C. 3 lông xám : 1 lông đen
D. 1 lông xám : 3 lông đen



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×