Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

y tế sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.79 KB, 20 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----------

Bài Tập điều kiện
MÔN TÂM LÝ HỌC Y HỌC
Đối tượng: SV hệ Bác sĩ đa khoa

Họ tên sinh viên: Tăng Trung Hiếu
Tổ: 1 - Lớp: Y2A
Số thứ tự (theo danh sách lớp): 8

NĂM HỌC 2016-2017
PHẦN 1: Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu
2


Những điều gì cần chú ý khi giao tiếp với những bệnh nhân ở chuyên khoa này?
Động viên, khích lệ, hỗ trợ về tâm lý ra sao?
* Khi giao tiếp với bệnh nhân nói chung:
• Chào hỏi một cách tự nhiên, tự giới thiệu về mình trước khi giao tiếp với bệnh
nhân.
• Phân biệt các đặc điểm tâm lý, nhân cách của từng bệnh nhân khác nhau để
chọn phương pháp giao tiếp thích hợp.
• Có thói quen nhún nhường, khiêm tốn đối với bệnh nhân và người nhà: tích
cực khích lệ người bệnh, đối xử bằng lòng tốt, sự nhiệt tình, thông cảm với những
khó khăn của bệnh nhân, đối xử bình đẳng với bệnh nhân.
• Biết duy trì trạng thái cân bằng về tâm lý trong khi giao tiếp.
• Cần có một chút khôi hài, vui vẻ trong khi giao tiếp. Không nên nói những
điều làm bệnh nhân không được vui: nói ngắn gọn, có trọng tâm, giải thích dễ hiểu,
không dùng từ không chính xác hay thô lỗ, giọng nói cương quyết, không được nhỏ


quá.
• Không được hứa những điều không nên hứa.
• Cần phải xử lý thái độ phản kháng, chống đối của bệnh nhân và người nhà
bằng một thái độ bình tĩnh. Nên tránh những tranh luận không cần thiết.
• Nếu nhân viên y tế có sai lầm thì nên thành thật nhận lỗi trước. Nếu bệnh nhân
hay người nhà sai lầm thì phải chỉ cho họ thấy và có lòng độ lượng, khoan dung.
• Chú ý đến những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt của bệnh nhân và cả thầy thuốc.
Trang phục lịch sự, phù hợp. Thể hiện sự đồng cảm với bệnh nhân.
* Khi giao tiếp với những bệnh nhân già, lớn tuổi cần chú ý:
• Tuyệt đối giữ bí mật, không nói bí mật bệnh tật của họ cho người khác ngay cả
về bệnh sử, hoàn cảnh gia đình , đời tư, những điều mà bệnh nhân đã thổ lộ với
thầy thuốc, nếu tiết lộ những điều sâu kín của họ sẽ làm chấn thương tâm thần , mất
lòng tin.
• Phải đúng hẹn, đúng giờ, chu đáo tỉ mỉ và chính xác, giải thích rõ ràng, những
thay đổi phải thông báo trước.
• Tác phong giản dị, chân thành, không bê tha, nghiêm túc lắng nghe ý kiến
bệnh nhân và biết tôn trọng ý kiến đó.
• Tiếp xúc phải khiêm tốn thực thà, thận trọng, thân tình như đối với ông bà cha
mẹ mình vì người già là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, tình cảm sâu đậm.
Nếu bệnh nhân muốn biết bệnh của mình thầy thuốc có thể cho họ biết những điều
vô hại, còn những điều ảnh hưởng tâm lý, bệnh tật thì tuyệt đối không được tiết lộ.
3


• Đối những bệnh nhân có diễn biến xấu , những bệnh tiên lượng xấu, chưa có
phương pháp điều trị hiệu lực làm cho bệnh nhân suy mòn thì bên cạnh điều trị bảo
tồn nâng cao thể tạng cần phải dùng thuốc an thần , chống đau và động viên tâm lý
liệu pháp.
• Sự chăm sóc chu đáo tận tình hằng ngày làm cho bệnh nhân thấy rằng mọi
người không bỏ rơi mình , thiết tha với mình.

• Đối với các bệnh nhân chủ quan về sức khỏe, không chịu thực hiện các yêu
cầu điều trị, phải giải thích thuyết phục nhưng cũng phải có thái độ cương quyết.
• Cần chú ý trong tiếp xúc phải thể hiện tình thương yêu, lòng kính trọng, từ
cách xưng hô đến cách chăm sóc hàng ngày. Người già dễ tự ti và dễ có tư tưởng
cho mọi người ít quan tâm đến mình vì vậy khi họ trình bày cần lắng nghe, không
nên vội ngắt lời. Nếu họ nói lan man quá lúc đó sẽ lái khéo về trọng tâm, tránh tác
phong vội vã, lạnh nhạt.
* Khi giao tiếp với bệnh nhân ung thư cần chú ý:
• Khi báo tin cho bệnh nhân đã bị ung thư, việc thảo luận cần phải riêng tư,
không vội vàng và nghiêm túc, ngõ hầu mang đến niềm hy vọng thực tế, và đảm
bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc sẵn sàng luôn luôn bên cạnh mình. Nếu có mặt
người thân trong gia đình càng tốt, và thầy thuốc nên động viên họ. Thông tin cần
được trình bày tùy theo hiểu biết của bệnh nhân , và nếu cần thông báo từ từ chia ra
nhiều lần thăm hỏi, tiếp xúc.
• Rất nên nhắc lại các thông tin vì mối lo lắng hay làm lệch lạc hiểu biết và méo
mó các thông tin.
• Nếu bệnh nhân choáng váng, mất lòng tin, thầy thuốc lúc này phải có thái độ
hỗ trợ và một buổi hẹn khác là cần thiết. Nếu bệnh nhân có thái độ tức giận, bệnh
nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thầy thuốc, gia đình, bạn bè.
Thầy thuốc tuyệt đối không được biểu hiện tức giận như là cuộc khiêu khích cá
nhân.

4


PHẦN 2: Viết/đánh máy:
* Liệt kê các tài liệu đã đọc, tham khảo:
• Giáo trình Tâm lý học Y học – Y đức – BM GDSK & TLYH, Khoa Y tế Công
cộng, Đại học Y dược Huế (2006)
• Tâm lý Y học, bài Tâm lý người bệnh – BM Y đức và Y xã hội học, Đại học

Y Hà Nội (2012)
• Bài giảng Tâm lý Y học – Y đức – BM Y xã hội học, Đại học Y dược Thái
Nguyên (2011)
• Tâm lý thường gặp ở bệnh nhân – Báo Sức khỏe Đời sống:
suckhoedoisong.vn/tam-ly-thuong-gap-o-benh-nhan-n44032.html
• Tâm lý học Y học – Y đức (dùng cho Cao đẳng) – Bộ Y tế (Chủ biên:
Nguyễn Huỳnh Ngọc) (2010)
• Tâm lý học bệnh nhân các chuyên khoa (bài giảng) – BM GDSK & TLYH,
Đại học Y dược TP.HCM
• Tâm lý trị liệu - Nguyễn Công Khanh, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2000
• Liệt kê các tài liệu (có thể là tài liệu trên trang web, Báo cáo Hội nghị khoa
học, tập san Y học thực hành, Tạp chí Tâm lý học, luận văn, luận án, khóa
luận tốt nghiệp … về chủ đề: Nhu cầu hỗ trợ tinh thần, tâm lý, Chăm sóc
giảm nhẹ cho bệnh nhân nói chung hoặc bệnh nhân ở chuyên khoa nào đó.
• Chăm sóc giảm nhẹ là gì? – />• Chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
BV Bạch Mai: />3. Tâm lý bệnh nhân các bệnh chuyên khoa –
/>home/y-khoa/co-so/tam-ly-y-hoc---y-duc/tam-ly-benh-nhan-cac-benhchuyen-khoa/
4. Nụ cười-đơn thuốc hiệu quả nhât cho mọi bệnh tật.
/>
5


PHẦN 3: Viết Bài thu hoạch

Tìm hiểu về 1 số đặc điểm tâm lý của 2 bệnh nhân
đến khám/điều trị tại 1 cơ sở y tế.
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ Y TẾ
• Tên cơ sở y tế: Bệnh viện Da liễu Trung ương
• Địa chỉ: 15A-Phương Mai-Đống Đa-Hà Nội
• 1 số nhận xét sơ bộ về cơ sở y tế:

-Khoa Khám bệnh được đặt tại tầng 1 (diện tích khoảng 300 m2), gồm hơn chục
phòng khám thu phí, bảo hiểm và một phòng khám bệnh miễn dịch hệ thống. Ngoài
ra còn có thêm một số phòng khám theo yêu cầu và phòng khám Giáo sư/Phó Giáo
sư. Nhìn chung, bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc khoa học công nghệ, kỹ
thuật hiện đại để phục vụ người bệnh.
-Ở ngay sảnh lớn có đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ đón tiếp, song chưa thực sự
nhiệt tình với người bệnh. Nhiều bệnh nhân vẫn phải tự đi tìm hiểu hoặc dò hỏi
những người bệnh đến trước đó.
-Tại thời điểm khảo sát, số lượng bệnh nhân đến khám rơi vào khoảng trên dưới 100
người, tuy nhiên sảnh rất đông vì bệnh nhân thường đi kèm với người nhà.
B. BỆNH NHÂN 1
1. Thông tin về người bệnh:
• Tên: Nguyễn Thị Hương
Độ tuổi: 42
Nam/Nữ: Nữ
• Địa chỉ nhà: Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội
• Nghề nghiệp: Buôn bán hàng tạp hóa
• Bệnh nhân đến điều trị ở khoa/phòng: Khu phòng khám bệnh theo yêu cầu (tầng
3-Tòa nhà kỹ thuật cao).
• Bệnh nhân đang ngồi chờ khám hay chờ làm xét nghiệm/siêu âm/chụp chiếu, hay
chờ vào bác sỹ kết luận…: BN đang ngồi chờ vào khám
• Vì sao bệnh nhân lại đến khám ở cơ sở y tế này? BN được người nhà giới thiệu
đến Bệnh viện Da liễu Trung ương.
• Cảm nhận sơ bộ của bệnh nhân khi đến khám ở bệnh viện/cơ sở y tế này: Bệnh
viện khá to, không gian sạch sẽ thoáng mát, không biết các khoa khác thế nào
nhưng khoa khám theo yêu cầu thì số lượng BN không quá đông, nhân viên y tế
nhẹ nhàng, nhã nhặn, hướng dẫn tận tình chu đáo.
6



* Tìm hiểu sơ bộ về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân:
• Lý do bệnh nhân đến khám: Khoảng 2 tuần trước, trên tay và cổ có nổi một số
nốt đỏ, ngứa, mấy hôm đầu còn ít, nhưng càng dần càng nổi nhiều hơn và gây
ngứa, rất khó chịu. Giờ trên tay và cổ BN vẫn còn rất nhiều nốt đỏ như thế.
• Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân: không
• Tình trạng sức khỏe trước kia và hiện tại: không thay đổi
* Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người bệnh:
• Những biểu hiện bên ngoài của người bệnh: vẻ mặt trầm tĩnh, lo lắng, không
thoải mái vì cổ và tay ngứa, mặc áo kín, né tránh việc để thấy mình bị nổi những
nốt như thế. Tuy nhiên khi nói chuyện thì rất dễ gần, vui vẻ chia sẻ.
• Khi phát hiện có những dâu hiệu bât thường về sức khỏe (như người bệnh
vừa mô tả), người bệnh:
+ Suy nghĩ, nhận thức như thế nào về bệnh tật của họ: Cho rằng mình bị nóng
gan, nóng trong người nên bị nổi nốt như thế.
+ Tâm trạng, cảm xúc ra sao? Lo lắng, khó chịu, mặc cảm mặc áo ngắn tay, sợ
người khác đánh giá
+ Phản ứng của người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường: Mua
thuốc mát gan, uống nhiều trà mát, ăn nhiều rau xanh, mua thuốc ngứa ở hiệu
thuốc về bôi….
• Bệnh tật đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt, cuộc sống của người
bệnh:
+ Bệnh nhân liên tục cảm thấy ngứa ngáy khó chịu mất tập trung khi làm các công
việc hằng ngày.
+ Bệnh nhân khá mặc cảm khi người khác nhìn thẳng vào cổ mình hay khi đưa tay
ra ngoài, vì thế luôn mặc rất kín.
+ Bệnh nhân khó khăn trong lúc tắm vì sẽ gãi nhiều gây ra lở loét.
• Các thành viên trong gia đình có những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc, phản
ứng ra sao? Lo lắng cho sức khỏe của người bệnh, giới thiệu bệnh viện và đưa
bệnh nhân đi khám.
• Bây giờ khi đang đợi vào khám:

+ Tâm trạng của bệnh nhân như thế nào? Lo lắng, bối rồi vì không biết mình có bị
làm sao không?
+ Niềm tin của người bệnh về việc chữa trị bệnh tật của mình: Hi vọng rằng mình
sẽ bị gì đó nhẹ thôi, sẽ nhanh khỏi và cũng không quá tốn kém khi chữa.

7


+ Bệnh nhân có những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn gì? Mong muốn lớn nhất
là được khỏi bệnh.
* Tìm hiểu quan điểm của bệnh nhân về nhu cầu hỗ trợ tinh thần, tâm lý:
- Người bệnh vào bệnh viện: ngoài được các bác sỹ thăm khám, điều trị:
+ Rất cần sự nhẹ nhàng, quan tâm của các nhân viên y tế khác trong quá trình khám
cũng như điều trị
+ Rất cần sự động viên, hỗ trợ về tinh thần từ phía các cán bộ tế, để người bệnh có
thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua bệnh tật.
+ Chi phí khám, chữa không quá lớn
+ Tiết kiệm thời gian
+ Theo bệnh nhân:
• Người hỗ trợ về tinh thần, tâm l ý cho họ có hiệu quả nhất là Bác sĩ và người
nhà bệnh nhân
• Hình thức hỗ trợ, động viên tinh thần: BS giải thích rõ ràng về bệnh cho BN và
người nhà nên hỏi han tình hình sức khỏe ở mức vừa phải không nên quá gắt.
C. BỆNH NHÂN 2
a. Thông tin cơ bản:
+Tên: Nguyễn Thị Hoa Quỳnh

Độ tuổi: 21

Giới tính: Nữ


+Địa chỉ nhà: Phường Định Công - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
+Nghề nghiệp: Sinh viên
+Bệnh nhân vừa được khám xong tại Khoa Khám bệnh , đang đi lấy thuốc.
+Thông qua lời giới thiệu của một số bạn bè, đồng thời cũng vì nhà khá gần Bệnh
viện Da liễu Trung ương nên bệnh nhân đến đây để được điều trị tốt nhất.
+Cảm nhận sơ bộ của bệnh nhân khi đến khám: bệnh viện khá to và rộng, trang thiết
bị hiện đại và khám rất nhanh, tuy nhiên đội ngũ nhân viên y tế chưa nhiệt tình lắm.
b. Tìm hiểu sơ bộ về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân:
Người bệnh đến khám và lấy thuốc để điều trị bệnh trứng cá mụn mủ. Biểu hiện của
bệnh rất rõ ràng: mụn trứng cá đầy mặt, nhiều nốt sưng đỏ và làm bệnh nhân cảm
thấy đau. Trước đó, bệnh nhân chưa từng bị mắc qua bệnh nào khác, chỉ từng bị
8


trứng cá lúc dậy thì sau đó tự khỏi. Do đây là bệnh ngoài da đơn thuần nên không
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh mà chỉ ảnh hưởng chính đến ngoại hình.
c. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người bệnh:
+ Khi phát hiện có những dâu hiệu bât thường về sức khỏe (như người bệnh
vừa mô tả), người bệnh:
- Suy nghĩ, nhận thức như thế nào về bệnh tật: Bệnh nhân nghĩ rằng bệnh giống như
mụn trứng cá lúc dậy thì nên sau một thời gian ngắn tự điều trị ở nhà sẽ khỏi.
- Tâm trạng, cảm xúc: người bệnh tự ti về ngoại hình của mình, thường xuyên phải
che kín mặt khi đi ra ngoài.
- Phản ứng của người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường: Khi thấy việc
tự điều trị tại nhà đã lâu mà không đỡ, thậm chí bệnh còn tiến triển nặng hơn, bệnh
nhân bắt đầu thấy lo lắng và ngay lập tức tìm kiếm địa chỉ tin cậy để điều trị.
+ Ảnh hưởng của bệnh tật đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.
- Bệnh ảnh hưởng tương đối nhiều đến thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Qua các
kênh thông tin, người bệnh tìm hiểu được các biện pháp giảm thiểu mụn và thay đổi

thói quen theo đó: rửa mặt nhiều lần một ngày, đi ngủ sớm, kiêng ăn các thức ăn
giàu chất béo và đồ ăn ngọt,… Bệnh nhân còn cảm thấy ngứa và đau khi các nốt
mụn mới mọc.
- Tâm lý của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Bệnh nhân do mặc cảm về
ngoại hình nên rất ngại tiếp xúc với bên ngoài, đồng thời cũng trở nên khó tính hơn,
rất hay cáu gắt với mọi người xung quanh.
+ Những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc, phản ứng của các thành viên trong gia
đình người bệnh.
- Gia đình cũng có quan tâm đến bệnh tình của người bệnh, nhưng do còn phải bận
đi làm cả ngày, mặt khác bệnh nhân cũng đã lớn và tính chất bệnh không nguy hiểm
nên sự quan tâm có phần hạn chế: cho tiền để bệnh nhân tự đi khám.
+ Suy nghĩ, tâm trạng của người bệnh trong hiện tại.
- Bệnh nhân đã được khám xong, do đó tâm trạng tương đối thoải mái. Tuy nhiên
người bệnh cảm thấy chưa thật sự tin vào kết quả chẩn đoán của bác sỹ vì bác sỹ
khám rất nhanh (vào hỏi 1-2 câu, soi kính lúp nhìn chỗ mụn rồi kết luận, toàn bộ
9


thời gian khám chưa đến 5’).
- Bệnh nhân muốn được bác sĩ thăm khám đầy đủ hơn, muốn được nghe tư vấn kỹ
hơn nữa về bệnh của mình. Đồng thời người bệnh cũng mong cán bộ y tế sẽ đón
tiếp hướng dẫn nhiệt tình để không phải tự đi tìm hiểu.
+ Quan điểm của bệnh nhân về nhu cầu hỗ trợ tinh thần, tâm lý:
- Người bệnh vào bệnh viện: ngoài được các bác sỹ thăm khám, điều trị, cần sự động
viên, hỗ trợ về tinh thần từ phía các cán bộ tế, để người bệnh có thêm niềm tin, nghị
lực để vượt qua bệnh tật. Ở đây, cần sự hỗ trợ đến từ tất cả nhân viên y tế.
- Hình thức hỗ trợ, động viên tinh thần:
 Khi bắt đầu đến, cán bộ y tế đón tiếp bệnh nhân, hướng dẫn làm thủ tục và chỉ
dẫn đến nơi khám bệnh. Điều này thể hiện sự quan tâm viện đến người bệnh cũng
như tác phong làm việc chuyên nghiệp của bệnh.

 Lúc khám bệnh, ngoài việc khám và điều trị đơn thuần ra, bác sỹ cần giải thích rõ
ràng về bệnh và tư vấn thêm cho bệnh nhân như: thói quen sinh hoạt, chế độ dinh
dưỡng,…
* Rút ra những điều cần lưu ý khi giao tiếp với người bệnh trong quá trình các
em đi phỏng vân bệnh nhân.
- Xin phép bác sỹ trực trước khi phỏng vấn, có thể hỏi qua về tình hình khám chữa
bệnh và sơ lược tính cách của bệnh nhân để có thái độ phù hợp.
- Ăn mặc gọn gàng, tác phong lịch sự, đúng mực, lễ phép.
- Trước khi phỏng vấn phải xin phép sự đồng ý của bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân.
- Các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, khi bệnh nhân không hiểu hoặc không biết cách
trả lời có thể gợi ý.
- Ân cần, niềm nở để bệnh nhân giúp hợp tác, cung cấp thông tin cho mình.
- Có thái độ từ tốn, lắng nghe bệnh nhân, không cắt lời bệnh nhân khi bệnh nhân
đang kể chuyện, nếu dài thì khéo léo đổi hướng, dung ánh mắt, cử chỉ biểu lộ sự
cảm thông, chia se, lắng nghe người bệnh
- Quan tâm đến hoàn cảnh của từng bệnh nhân (gia cảnh, lý do vào viện,…) và
đồng cảm với cả vui buồn của bệnh nhân.
10


- Không cười đùa trước mặt bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân có thắc mắc thì giải đáp trong phạm vi hiểu biết của mình, biết thì
trả lời, không thì sẽ chỉ hẹn sẽ hỏi thêm anh chị, thầy cô và giải đáp sau, không
đoán bừa gây hoang mang cho bệnh nhân.
- Động viên bệnh nhân an tâm điều trị, lạc quan, và tin tưởng vào kết quả điều trị.
- Kết hợp phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp cơ thể, chú ý ánh mắt,
nét mặt, cử chỉ,… cần tỏ ra thân thiện và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

PHẦN 4: Đọc tác phẩm “1 gia đình lớn” của Paven Beilin – NXB Y học, Hà

Nội 1976.
• Những chi tiết nói đến những yếu tố tâm lý của người bệnh:
• “Trong cái không khí hoạt động ồn ào, náo nhiệt đó, nhiều bệnh nhân có cảm
tưởng rằng mình cũng đang ở tình trạng làm việc. Một bệnh nhân nói đùa: ‘Các
chị y tá thì còn thay phiền cho nhau chứ chúng tôi thì làm việc 24 giờ mỗi
ngày’.”
• “Một bệnh nhân lớn tuổi nhăn mặt đau khổ, than vãn:’Dù có tiêm morphine mà
cứ ồn ào nhu thế này thì tôi cũng không thể ngủ được’.”
• “Từ phòng bệnh nhân nam, ngta nghe thấy một tiếng rên dài như từ tim phát ra.
Piot Sapxuc … đang quằn quại trong một cơn đau dữ dội ở cẳng chân. Bị bệnh
hoại thư đột phát, anh ta ngày đem đau đớn, trừ chri một vài lúc thiếp đi trong
một giấc ngủ ngắn ngủi, sợ sệt, lo âu như một con chim đi ăn đêm.”
• “Thay băng! Nhiều khi thay băng làm cho bệnh nhân rất đau, họ rất lo sợ, họ mất
ngủ từ đêm hôm trước. Họ tái người, toát mồ hôi trán khi được đưa vào phòng
thay băng.”
• “Một bệnh nhân thú thực với tôi: ‘Sau này dù có biết là bị ung thư đi chăng nữa
cũng không bao giờ tôi để cho mổ nữa.”
• “Càng gần ngày mổ bệnh nhân càng cảm thấy xúc động nhiều. Họ lo sợ nghĩ đến
những nổi đau đớn đang chờ mình. Họ cho rằng lần mổ này sẽ quyết đinh số
mệnh của mình. Thế rồi biết bao đêm trằ trọc suy nghĩ đến tương lai, đến những
người thân thích, đến con cái và những công việc hang ngày của họ”
• “Sáng mai không biết rồi sẽ ra sao? Sẽ phải chịu đựng những thử thách gì đây?
Người bệnh suy nhược đi vì sợ hãi, vì những xúc cảm như vậy, và khi bị đưa lên
phòng mổ thì đầu óc họ nặng trĩu nỗi lo âu và những ý nghĩ tai hại.”
11


• “Những dụng cụ mổ trông đáng sợ quá đến nỗi ngta không khỏi kinh hãi khi nghĩ
rằng chúng sẽ được đưa vào người mình.”
• “Khi ngta buộc tay chân bệnh nhân vào bàn mổ, họ nghĩ ngay: ‘Có lẽ đau lắm nên

ngta mới buộc mình thế này.”
• “Phòng mổ rất rộng, đó là một buồng lớn màu trắng, tràn ngập ánh sáng như một
đường phố và chẳng có gì làm vui mắt cả. Trời nóng bức mà tôi lại cảm thấy
lạnh người. Chắc là vì có nhiều đồ thủy tinh, đồ mạ kền sáng loáng. Cái bàn kê
giwuax phòng giống nhưu một cái bàn thợ mộc: ngta thấy những đòn bẩy, đinh,
vít, ri vê, ê cu, đủ các loại máy móc. Các phẫu thuật viên đang mổ ở bàn bên
cạnh. Tôi nhắm mắt lại không muốn nhìn. Dù rất kính trọng bác sĩ của tôi nhưng
lúc này tôi cảm tưởng phòng mổ là một công xưởng, mà tôi chỉ là một bán thành
phẩm, một trong những vật vô hồn của sản xuất. Chị hộ lý bảo tôi: ‘trèo lên
bàn’,’nằm ngửa ra’ với những câu thiếu tình cảm, vì tói quen làm cho chị trở
thành máy móc khi nói hang nghìn lần như vậy rồi.”
• Tôi cương quyết chịu mổ, nhưng kể ra cũng hơi sợ - Ô hay, anh sợ thanh toán cái
ruột thừa viêm của anh à? Giữ lấy nó còn nguy hiểm hơn là vứt nó đi – Tôi hiểu
lắm. Tôi không đi lại được vì đau đớn. Có khi đua quá tôi ngất đi. Nhưng tôi
nghĩ nếu bệnh đã nặng thì mổ phải khó khăn lắm. Và tôi rất sợ phải chịu đau.”
• “Bao giờ các ông cũng nói để yên lòng mọi người.”
• “Chúng tôi nói chuyện thêm một chút nữa… Anh cảm ơn tôi về câu chuyện và trở
về buồng, phấn khởi… Anh ngủ rất ngon giấc. Sáng hôm sau, anh cảm thấy hoàn
toàn sảng khoái. Anh bình tĩnh lên phòng mổ không chút do dự, sợ hãi. Anh thấy
như đã quen với mọi vật ở phòng mổ như nhà mình. Chính anh đề nghị buộc tay
mình vào bàn mổ.”
• “Phòng mổ làm cho trẻ em rất sợ. Các em kinh hãi vô kể khi thấy dụng cụ mổ xẻ
và các thầy thuốc đeo khẩu trang làm các em nghĩ đến bọn quỷ sứ độc ác trong
các câu chuyện cổ tích. Các em khóc, tìm cách giật khỏi tay các chị y tá và hộ lý

• “Chúng tôi dẫn em bé vào phòng và chỉ cho nó một thứ đồ chơi. Em bé rất vui
thích. Trong khi đó, chúng tôi đặt em nằm xuống bàn và buộc em vào ‘để cho
khỏi ngã’. Vì ham mê đồ chơi, em bé chẳng nhận thấy gì cả, nét mặt vui tươi,
những chiếc đèn lồng sặc sỡ kêu sột soạt trong những bàn tay đã bị buộc”
• “Có thế mà anh cũng gọi là một bệnh à? Cái ruột thừa viêm, chỉ là một chuyện

phiếm. Và, anh còn trẻ… còn tôi, 62 tuổi rồi, anh ạ. Đã 20 năm nay, tôi khổ sở vì
cái bệnh này. Tốn biết bao nhiêu là máu rồi. Tôi nói dứt khoát với anh là tôi đến
đây để đợi chết thôi. Thực là thế đấy.”
12


• ”Ừ thì cứ cho là tôi nhút nhát đi! Nhưng anh này, anh có thể tin tôi, tôi sợ cái việc
điều trị hơn là sợ bệnh. Hai lần ngta đưa tôi đến bàn mổ, tôi đều chạy trốn được.
Tôi không chịu được, tôi kinh sợ cái con dao mổ quá. Tôi muốn tự mình chết thì
hơn.”
• “Pheedoreco rất sợ các phẫu thuật viên. Cho nên lão chỉ tìm đến các thầy thuốc
nội khoa để chữa bệnh loét dạ dày của mình.”
• “Người ta đem đến cho lão xem cái dạ dày của lão vừa cắt bỏ đi xong, đụng trong
một cái bình thủy tinh. Lão ngắm cái dạ dày đó một cách khoái trá như người
chiến sĩ ngắm kẻ thù đã bị mình hạ.”
• “Nét mặt lão trở nên yên tĩnh và mệt nhọc như sau một cuộc chiến gay go, quyết
liệt nhưng thắng lơi. ‘Cảm ơn’ Lão nói thoảng qua rất khẽ”
• “Đối với người bệnh không có hội hè gì vui bằng lúc khỏi bệnh…Ông bạn nói
đúng: Khỏi bệnh, đó là hạnh phúc”
• “Trong buồng bệnh chung của khoa phẫu thuật, có một bà cụ bị bệnh rất nặng,…
chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân đều lầm lì, ngta cảm thấy như họ thầm trách
chúng tôi tại sao không cố hết sức điều trị, cứ để một người bị nặng mãi, không
đỡ được chút nào?”
• “Trưóc kia tôi bị lao. Tôi lo chết. Lúc đó nhìn qua cửa sổ, cũng như bây giưof,
thấy chim bay ríu rít trên cành và nghe tiếng lá rì rào, tôi đã nghĩ những cảnh đó
không còn là của tôi nữa.”
• “Khi chúng tôi vào buồng, chị đang ngồi trên giường, hai chân xếp lại. Mắt chị
đẫm lệ...’ Tôi vui làm sao được? Nhiệt độ của tôi vẫn đang tăng lên’.”
• “Tôi đau ốm đã lâu rồi. Đấy các ôm xem tôi đây này. Tôi chỉ còn da bọc xương.
Tôi không ăn được gì. Các cháu làm tôi lo lắng nhiều. Tôi sẽ không khỏi được

bệnh này, tất nhiên là như vậy.”
• Yếu tố trong môi trường bệnh viện ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
• Tiếng ồn :
+ “Thật là ngạc nhiên khi thấy mỗi chi tiết đều làm chúng tôi khó chịu: cái mùi
đb của nhà thương, vẻ mặt của các bệnh nhân nặng và nhất là những tiếng động ồn
ào. Thực ra thính giác của bệnh nhân phải khó chịu nhiều nhất về cái không khí
bệnh viện”
+ “Ở bệnh viện bất kỳ tiếng động nào cũng ảnh hưởng đến bệnh nhân. Ví dụ như
những tiếng rên rỉ. Khi một người đau là ta thấy được nổi đau đớn đó trên mặt
những người khác, và thường là nhiệt độ của bệnh nhân cũng tăng theo”

13


+ “Tiếng động gây cho bệnh nhân những cảm giác lộn xộn. Một tiếng va chạm
bất ngờ cũng làm cho họ giật mình. Một tiếng vang động or một lời nói to làm cho
bệnh nhân thấy đau nơi vết mổ. Tiếng động gây sợ hãi, khó ngủ, tăng huyết áp,
mạch đập nhanh.”
• Mùi vị:
+ “K những tiếng động mà các mùi nặng or khó chịu cũng hại cho bệnh nhân. Ngta
nghiệm thấy rằng mùi lông gà đốt hay mùi formone là tăng áp lực trong não ở
những bệnh nhân bị thương tổn ở sọ não, và trái lại các mùi thơm làm gỉam áp lực
đó.”
+”Nhiều người tin rằng có những mùi ru ngủ và làm cho ngủ. Các mùi có thể dễ
dàng kết hợp với giấc ngủ”
• Đau đớn:
+” Sự đau đớn gây ra những tàn phá lớn trong cơ thể con ng. Nó làm yếu người
bệnh trong lúc họ cần phải chiến đấu với bệnh tật, nó phá hoại các bộ máy phòng
vệ, làm sa sút tinh thần bệnh nhân, gây rối loạn tk. Nó gây rối loạn về chuyển hóa
các chất trong cơ thể và những rối loạn về tiêu hóa. Sự đau đớn có thể làm cho tim

bị suy yếu. Nó tác động mạnh đến cơ thể, là một cuộc thử thách ác nghiệt làm kiệt
sức bệnh nhân trong khi họ đang cần có niềm hy vọng và trí dũng cảm để vượt qua
cơn bệnh hoạn”
+“Không những cơn đau mà chỉ việc lo rằng sẽ bị đau cũng gây những tai hại như
đau đớn thực sự: rối loạn chuyển hóa trong cơ thể làm ngừng nội tiết của các hạch.”
+ “Khi người ta lo sợ hoặc bị đau đớn về thể xác, nhịp thở thường tăng lên, tim đập
rộn rang. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ điều đó. Một phát tiêm làm cho mạch của một
người mỗi phút tăng them 6 cái đập, và trong khi ngồi chờ tiêm, nghĩa là khi lo lắng
sẽ phải tiêm mạch tăng 12 cái đập.”
• Sự lo âu:
+ “Những dằn vặt lo ngại! Chúng gắn liền với vấn đề sống chết của người bệnh.
Những nổi ưu phiền, khó chịu, ngại ngùng, lo sợ đều là những chất bón tốt cho các
bệnh tật và cho những mầm bệnh nảy nở.”
+”Bệnh nhân bị dằn vặt lo âu không phải vì một cuộc mổ sắp tới trong một ngày
nào đó chưa định rõ mà vì cuộc mổ sẽ thực hiện ngày mai khi mà việc đưa những
dụng cụ phẩu thuật vào trong người lão đã trở thành một “sự thật” hiển nhiên”
• Giấc ngủ:
+“Đầu tiên, ngta dùng giấc ngủ để chữa bệnh tinh thần, rồi đến các bệnh của cơ thể.
Các trang báo chí, sách vở y học đều đầy những thông báo về hiệu lực chưã bệnh
14


của giấc ngủ. Các bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày, tăng huyết áp, hen, rối loạn dinh
dưỡng các loại đều có thể trị bằng giấc ngủ.”
+ “Các thầy thuốc nhận thấy giấc ngủ của bệnh nhân trong bệnh viện thường bị vi
phạm thô bạo. Tất cả mọi thứ đều chống lại nó như tiếng ồn ào, sự đi lại, sự náo
động, những mùi, những tiếng rên rỉ của bệnh nhân “
• Tình trạng các bệnh nhân khác:
+ “Rồi tôi khám sang các bệnh nhân khác. Ai cũng phàn nàn là bị nhức đầu, chóng
mặt, nói tóm lại, họ đều thấy khó chịu hơn. Nguyên nhân rõ ràng là do tình trạng

nặng của bà bệnh nhân già làm ảnh hưởng đến tinh thần của mọi người trong
buồng.”
+”…tám bệnh nhân đang luôn luôn bị hình ảnh chết chóc ám ảnh. Đối với những
người khỏe mạnh, như thế còn là một sự khổ tâm huống chi với những người ốm.”
• Lời nói của nhân viên y tế:
+” Với lời nói không những ta có thể ảnh hưởng tới xử sự của con ng, mà còn tác
động tới cả quá trình biến chuyển sinh hóa sâu sắc và thầm kín nhất của con người
…Tác động bằng lời nói, ngta đã làm cho các bệnh lao phổi, bệnh loét dạ dày, hen
xuyễn và tăng huyết áp tiến triển tốt”
+“Một lời nói có thể xoa dịu được sự đau đớn… Hiện nay ngta đang áo dụng rộng
rãi những lời nói giảng giải và những phương pháp sư phạm để làm giảm những nỗi
đau đớn trong khi sinh đẻ. Lời nói có thể gây phấn khởi, nâng cao tinh thần, mang
lại vui vẻ, trừ bỏ những ý niệm nguy hiểm và tạo ra những ý niệm khác, yêu đời,
đưa đến sự hoạt động vui vẻ.”
• Ý nghĩ của bệnh nhân :
+ “Những ý nghĩ đen tối là những người trợ lực đầu tiên của bệnh tật. Nghĩ rằng
mình yếu đuối, đó phải chăng đã là chịu thất bại trước bệnh tật? Làm thế nào gây lại
được cho người bệnh lòng tin tưởng sẽ được chữa khỏ? Làm thế nào rèn luyện được
lòng ham sống của họ?”
+ “Chỉ riêng cái sự việc chị Cubitxcaia và anh Crapxenco hiểu rõ cách điều tị bệnh
của mình và tin tưởng rằng sẽ khỏi bệnh cũng đủ làm cho họ có đầy một niềm hy
vọng mạnh mẽ, tăng cường được sức lực cho họ trong cuộc đấu tranh chống một
bệnh nặng.”
+ “Tâm trạng hốt hoảng, xúc động cản trở các vết thương thành sẹo. Vết thương của
những kẻ chiến bại lâu lành hơn vết thương của những người chiến thắng.”
• Tinh thần vui vẻ, thoải mái:
+ “Lần đầu tiên, những tiếng chim hót, tiếng nước thủy triều dâng, tiếng cỏ xào xạc
và tiếng dế kêu xuất hiện ở bệnh viện. Bệnh nhân nghe âm nhạc. Chúng tôi kéo dài
15



giấc ngủ để xua tan những ý nghĩ nặng nề của bệnh nhân. Chúng tôi không nói
chuyện với họ nữa về tai nạn của bệnh tật mà chỉ nói đến sự khỏi bệnh sắp tới.”
+”Nghệ thuật không những cần thiết cho người khỏe, mà cả cho những người ốm.
Ngta được nghỉ ngơi, ngta quên hết những nỗi phiền muộn hàng ngày khi ngắm
những bức tranh. Sau hết, ngta có thể vì thế mà khỏi được bệnh.”
• Môi trường xung quanh:
+ “Sống giưã thiên nhiên chúng ta quên đi những nỗi lo lắng và buồn rầu của
mình…Sau một cuốc đi chơi núi, ra bờ biển, or đi rừng về ai nấy đều thấy trong
người khỏe khoắn ra.”
• Kiến thức về tâm lý học mà bệnh viện và cán bộ y tế đã vận dụng chăm sóc
tinh thần cho người bệnh:
• “Chúng ta ai cũng muốn được yên tĩnh khi mệt. Sự yên tĩnh xoa dịu. Theo Paplob
thì ‘y học biết rất rõ là với hầu hết các bệnh, sự nghỉ ngơi là liều thuốc điều trị
đầu tiên’.”
• “Khi trong gia đình có người ốm, or khi con ngủ thì người mẹ cũng nói sẽ và đi
nhẹ nhàng, rón rén để không gây một tiếng động… Những tiếng êm ái dịu dàng
đều được nói sẽ… Những điều bí mật quan trọng bí mật đều chỉ được truyền đạt
bằng cách nói thầm bên tai. Sự việc trở nên quan trọng nếu được truyền đạt bằng
tiếng nói khẽ.”
• “…chỉ khi nào ngta cãi nhau, dọa nạt nhau, buộc tội nảnh hưởngu, khích động
nhau thì ms phải to tiếng.”
• “Không nên vội vàng thay băng ngay cho họ. không bao giờ vội. Chớ nghĩ đến
những công việc khác đang đợi mình. Sự đau đớn phải lùi bước trước lòng kiên
nhẫn, sự bình tĩnh, khéo léo của người thầy thuốc.”
• “Hãy để cho bệnh nhân tự tháo bong gạc vì họ làm rón rén vừa tay, họ sẽ biết tùy
theo cảm giác của mình mà dùng nhiều hay ít sức để bóc. Nếu cần thì cho họ
dùng một thứ thuốc ngủ. Có khi phải dùng thuốc mê.”
• “Tất cả bệnh nhân đều không ở một trình độ thụ cảm giống nhau. Khi chọn
phương pháp gây tê hoặc gây mê, chúng ta không chỉ chú ý đến tình trạng hai

quả thận, mà còn phải chú trọng đến cả loại tk của người bệnh.”
• “Hoàn cảnh phòng mổ như vậy, khó mà có thể thay đổi được cái môi trường đó.
Nhưng có một điều kiện có thể thay đổi được: ý nghĩ của bệnh nhân về cái môi
trường đó.”
• ”Bệnh nhân bị dằn vặt lo âu không phải vì một cuộc mổ sắp tới trong một ngày
nào đó chưa định rõ mà vì cuộc mổ sẽ thực hiện ngày mai khi mà việc đưa
16



















những dụng cụ phẩu thuật vào trong người lão đã trở thành một “sự thật” hiển
nhiên... Một buổi sáng chúng tôi hội ý lúc giao ban và quyết định sẽ tiến hành
mổ một số bệnh nhân mà không báo cho họ biết trước.”
“Đầu tiên, ngta dùng giấc ngủ để chữa bệnh tinh thần, rồi đến các bệnh của cơ

thể. Các trang báo chí, sách vở y học đều đầy những thông báo về hiệu lực chưã
bệnh của giấc ngủ. Các bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày, tăng huyết áp, hen, rối
loạn dinh dưỡng các loại đều có thể trị bằng giấc ngủ.”
“Không yên tĩnh thì không thể ngủ được. Sự yên tĩnh ru ngủ bệnh nhân… Muốn
ngủ được không những ngta phải trừ bỏ những kích thích về thính giác, mà còn
loại cả những kích thích về thị giác và khứu giác, phải kéo màn cửa, làm mất
ctác mùi hôi thối.”
“Với những người bệnh thì giấc ngủ không những cần hơn người lành mà còn có
tính chất hết sức cần thiết.”
“Tình trạng ngày càng nặng của bệnh nhân bao giờ cc liên quan chặt chẽ đến mọi
người xung quanh. Môi trường ảnh hưởng sâu sắc đến trạng thái tâm hồn người
bệnh. Thế cho nên thỉnh thoảng chúng tôi đề nghị thay đổi chỗ cho họ… Có khi
chỉ về thì mà họ đỡ bệnh.”
“Paplob luôn luôn nói tới tác dụng ru ngủ của những kích thích đều đều. Phải
chăng tiếng vo vo đều đều và yếu ớt của máy rung không phải là một “kích thích
bên ngoài dai dẳng”, làm cho một điểm nào đó trong vỏ não bị mệt mỏi đưa tới
sự ức chế của vỏ não, nghĩa là giấc ngủ?...Vậy thì tất cả những tín hiệu đó tự bản
thân chúng đều có tác dụng ru ngủ.”
“Trong hai, ba ngày liền bạn hãy thử đi ngủ sau bữa ăn cơm trưa, đến ngày thứ tư,
đúng giờ đó, bạn sẽ buồn ngủ không chịu được. Nếu hằng ngày cứ bảy giờ sáng
bạn dyậ thì đến sáng chủ nhật bạn sẽ dậy đúng giờ đó, dù tối hôm thứ bảy bạn
thức khuya để sáng hôm sau bạn nhất định ngủ chưa.”
“Với lời nói không những ta có thể ảnh hưởng tới xử sự của con ng, mà còn tác
động tới cả quá trình biến chuyển sinh hóa sâu sắc và thầm kín nhất của con
người …Tác động bằng lời nói, ngta đã làm cho các bệnh lao phổi, bệnh loét dạ
dày, hen xuyễn và tăng huyết áp tiến triển tốt”
“Thế vì sao người bệnh lại khỏi? Rõ ràng không phải vì tác dụng của những thứ
thuốc đó, mà vì lòng tin ở những thuốc đó. Không phải việc điều trị đó có tác
dụng, mà là lòng tin ở việc điều trị đó, lòng tin do lời nói của người thầy thuốc
gây nên.”

“Một lời nói có thể xoa dịu được sự đau đớn… Hiện nay ngta đang áo dụng rộng
rãi những lời nói giảng giải và những phương pháp sư phạm để làm giảm những
17


nỗi đau đớn trong khi sinh đẻ. Lời nói có thể gây phấn khởi, nâng cao tinh thần,
mang lại vui vẻ, trừ bỏ những ý niệm nguy hiểm và tạo ra những ý niệm khác,
yêu đời, đưa đến sự hoạt động vui vẻ.”
• “Những ý nghĩ đen tối là những người trợ lực đầu tiên của bệnh tật. Nghĩ rằng
mình yếu đuối, đó phải chăng đã là chịu thất bại trước bệnh tật? Làm thế nào gây
lại được cho người bệnh lòng tin tưởng sẽ được chữa khỏ? Làm thế nào rèn
luyện được lòng ham sống của họ?”
• ”Nghệ thuật không những cần thiết cho người khỏe, mà cả cho những người ốm.
Ngta được nghỉ ngơi, ngta quên hết những nỗi phiền muộn hàng ngày khi ngắm
những bức tranh. Sau hết, ngta có thể vì thế mà khỏi được bệnh.”
PHẦN 5: Xử lí tình huống:
1. Bệnh nhân đau đớn vì vết thương (kêu la, rên xiết, mât ăn, mât ngủ …)
- Trong trường hợp bệnh nhân đau đớn vì vết thương. cần thăm khám xem bệnh
nhân có cần phải sử dụng thuốc giảm đau hay không?
- Tạo môi trường xung quanh thân thiện, sạch sẽ xung quanh người bệnh bằng
cách vệ sinh sạch sẽ khu vực phòng bệnh, không để mùi khó chịu trong phòng bệnh,
trang trí phòng bệnh đẹp mắt, giao tiếp ứng xử thoải mái giữa người thầy thuốc và
người bệnh. Nó có ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân bớt đi
phần nào đau đớn cũng như tìm lại được giấc ngủ và cảm giác ăn ngon miệng.
- Tạo cho người bệnh niềm tin về chuyên môn cũng như y đức của ngày thầy
thuốc, rằng các y bác sĩ sẽ giúp họ điều trị khỏi vết thương hiện tại. Cụ thể như:
Thường xuyên đi buồng, quan tâm bệnh nhân, thực hiện các thủ thuật từ nhỏ đến lớn
một cách thực sự chu đáo, chuyên nghiệp.
2. Bệnh nhân đau buồn, suy sụp tinh thần khi bệnh tình trở nên nặng hơn
hoặc có chiều hướng xâu đi

- Chú ý đến người bệnh, chứ không phải căn bệnh
+ Bước đầu tiên là người thầy thuốc cần tránh chỉ tập trung vào sự suy yếu và sự
biến dạng của cơ thể do căn bệnh gây ra, mà hãy chú ý đến người bệnh. Cụ thể như:
-) Bắt đầu một ngày mới với bệnh nhân bằng câu hỏi “Đêm hôm qua bác có ngủ
được không?”. Sau đó ân cần, nhẹ nhàng thăm khám cho người bệnh, những việc làm
như vậy tuy nhỏ nhưng rất cần thiết cho người bệnh đang trong trạng thái suy sụp tinh
18


thần khi bệnh tình trở nên nặng hơn hoặc có chiều hướng xấu đi để họ tiếp tục điều
trị.
-) Dành thời gian trò chuyện với người bệnh, chăm chú lắng nghe họ kể về
những câu chuyện vui buồn trong ngày. Điều này giúp người thầy thuốc tạo được tâm
lý thoải mái với người bệnh khi giao tiếp để người bệnh cảm thấy được quan tâm,
giúp đỡ từ đó để họ có động lực chiến đấu với căn bệnh trong người.
+ Một chị y tá đã giải thích cách giúp cô không chỉ tập trung vào triệu chứng của
bệnh nhân. Chị nói: “Tôi nhìn vào mắt của bệnh nhân và cố gắng làm mọi cách để cải
thiện tình trạng của họ”.
- Sẵn sàng lắng nghe
+ Không chỉ lời nói nhưng cả thái độ và hành động của chúng ta cũng có thể an
ủi người bệnh. Kéo ghế ngồi kế bên và nắm tay người bệnh. Tất cả những điều này
chứng tỏ chúng ta quan tâm đến họ.
+ Điều quan trọng là để cho người bệnh bày tỏ nỗi lòng. Đừng ngắt lời, chỉ trích
hay nói với họ là không có lý do gì để sợ. Đó là cách tốt nhất để biết cảm xúc thật sự
của họ, đồng thời hiểu được họ ước muốn, sợ hãi và mong đợi gì.
- Chia sẻ với bệnh nhân về phác đồ điều trị:
+ Đưa ra cho bệnh nhân phương hướng điều trị sắp tới, đồng thời chỉ ra cho họ
kết quả sẽ đạt được nếu như họ quyết tâm chữa bệnh không từ bỏ giữa chừng.
+ Nêu ra những nhân chứng cụ thể đã khỏi bệnh trước kia từ đó tạo thêm niềm
tin, tạo nguồn động lực thúc đẩy ý chí của người bệnh để chống đỡ lại bệnh tật.

3. Bệnh nhân lo lắng vì sắp phải phẫu thuật (can thiệp tim mạch; mổ lây sỏi
thận, cắt dạ dày, cắt bỏ khối u ở vú …)
- Thể hiện sự quan tâm tới bệnh nhân:
+ Hỏi thăm xem hôm nay bệnh nhân có ngủ được không? Có ăn được không? Và
trong người bệnh nhân cảm thấy thế nào?
+ Ngồi trò chuyện với bệnh nhân về những chuyện vui buồn mà bệnh nhân gặp trong
ngày.
+ Có thể mời người nhà bệnh nhân vào thăm để chăm sóc, làm công tác tư tưởng
cho bệnh nhân để bệnh nhân đỡ lo lắng.
- Chia sẻ với người bệnh về ca phẫu thuật sắp tới:
+ Tạo sự tin tưởng cho người bệnh vào chuyên môn, y đức của các y bác sĩ trong
ekip thực hiện ca phẫu thuật của họ. Chia sẻ cho bệnh nhân về trình độ các y bác sĩ
19


rằng họ là những nhân viên y tế có tay nghề cao, có kinh nghiệm và đã thực hiện
thành công nhiều ca mổ tương tự. Từ đó tạo niềm tin nơi người bệnh vào sự thành công
của ca phẫu thuật.
+ Nắm bắt được tâm lý sợ đau của người bệnh trước khi phẫu thuật từ đó xây
dựng các hoạt động thư giãn cho người bệnh như:
-) Ý tưởng tạo “tủ sách y tế” để nâng cao hiểu biết của người bệnh về y tế, biết
quý trọng sức khỏe,...
-) Tạo môi trường thư giãn ngoài phòng bệnh ví dụ như phát những chương trình
truyền hình để bệnh nhân giải trí, trang trí bệnh viện đẹp mắt, hợp lý,...
- Thực hiện công tác chuẩn bị trước phẫu thuật chuyên nghiệp, chu đáo từ đó
giúp người bệnh yên tâm.
PHẦN 6:
• Những thuận lợi và khó khăn khi làm bài tập này?
1. Thuận lợi:
• Đánh máy nhanh hơn viết tay

• Tài liệu trên internet, từ các anh chị Y trên dễ tìm
• Bố cục bài tập cô cho rõ ràng, sinh viên dễ dàng hơn trong việc làm bài
2. Khó khăn:
• Việc sinh viên khai thác thông tin từ bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn vì có
những bệnh nhân khó tính, không muốn hợp tác, ngại chia sẻ chuyện của họ.
• Thông tin trên mạng phải chọn lọc, xem nguồn kĩ càng vì có nhiều thông tin có thể
không đúng đắn.
• Sinh viên Y2 chưa đi lâm sàng, chưa va chạm nên cách ứng xử các tình huống trên
chỉ do bản thân nghĩ ra, chưa áp dụng vào thực tế nên có thể có những điều không
phù hợp mà sinh viên chưa biết được.
• Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra đối với bản thân
Mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân là mối quan hệ rất tế nhị, cần sự thận trọng cũng
như tôn trọng trong lời ăn tiếng nói cho đến cử chỉ hành động của một bác sĩ, nên sau
20


khi làm bài tập này, tôi nhận thấy mình phải học hỏi, hiểu rõ môn tâm lý đặc biệt là
tâm lý bệnh nhân để sau này lúc đi lâm sàng, tiếp xúc với bệnh nhân với môi trường
bệnh viện, tôi có thể vận dụng những gì mình đã học để có thể có kết quả tốt nhất
trong lúc giao tiếp với bệnh nhân.

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×