Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bai TT số 2 HPII 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 33 trang )

BÀI THỰC TẬP SỐ 2 – HP II
Hệ Bác sĩ


BÀI THỰC TẬP SỐ 2 – HP II
Nội dung
• Chẩn đoán có thai bằng phương pháp
Galli – Mainini.
• Chẩn đoán có thai bằng que thử
nhanh.
• Chứng minh tác dụng gây hạ đường
huyết của insulin trên thỏ.
• Ghi điện não đồ (quan sát băng hình).


MỤC TIÊU
1. Trình bày nguyên tắc của kỹ thuật chẩn đoán
có thai bằng phương pháp Galli – Mainini.
2. Đọc và giải thích được kết quả chẩn đoán có
thai bằng phương pháp Galli – Mainini.
3. Trình bày nguyên tắc của kỹ thuật chẩn đoán
có thai bằng phương pháp que thử nhanh.
4. Đọc và giải thích được kết quả chẩn đoán có
thai bằng phương pháp que thử nhanh.


MỤC TIÊU
5. Trình bày nguyên tắc của kỹ thuật chứng
minh tác dụng gây hạ đường huyết của
insulin trên thỏ.
6. Mô tả và giải thích được hiện tượng sau


khi tiêm insulin vào tĩnh mạch rìa tai thỏ.
7. Trình bày được nguyên lý của kỹ thuật
ghi điện não.
8. Trình bày được các bước tiến hành của
kỹ thuật ghi điện não.


Qui trình
• 40 phút: điểm danh, nhắc lại lý thuyết.
• 120 phút: kiến tập, thực tập và xem băng hình
• 50 phút: Hướng dẫn các kỹ thuật chứng minh tác dụng hạ đường huyết
của insulin, chẩn đoán có thai bằng phương pháp Galli – Mainini và que
thử nhanh.
• 30 phút: sinh viên thực tập kỹ thuật chẩn đoán có thai bằng phương
pháp Galli – Mainini
• 20 phút: xem băng hình điện não
• 20 phút: xem kết quả tác dụng của insulin và chẩn đoán có thai bằng
phương pháp Galli - Mainini

• 20 phút: thảo luận với giảng viên, tổng kết lớp.


CHẨN ĐOÁN CÓ THAI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP SINH VẬT HỌC

Phản ứng Galli - Mainini


Phản ứng Galli - Mainini


NGUYÊN TẮC
PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


Phản ứng Galli - Mainini
Nguyên tắc:
Ếch đực, ngoài thời kỳ dục biến không sản
xuất tinh trùng. Tiêm nước tiểu hoặc huyết thanh
của người cần thử vào túi bạch huyết, dựa vào
sự xuất hiện hay không xuất hiện tinh trùng ếch
để biết nước tiểu hoặc huyết thanh người cần
thử có hay không có HCG.


Phản ứng Galli - Mainini
Phương tiện
Động vật thực nghiệm: Ếch đực
Kính hiển vi, pipet, bơm tiêm 5ml
Nước tiểu người cần thử (lấy vào buổi sáng).


Phản ứng Galli - Mainini
STT

Thao tác

Tiêu chuẩn phải đạt

1


Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ

Phương tiện, dụng cụ sẵn sàng

2

Kiểm tra ếch đực ngoài thời kỳ dục
biến: dùng pipet lấy dịch ổ nhớp, soi
dưới kính hiển vi

Dịch ổ nhớp không thấy có tinh
trùng

3

Tiêm 03ml nước tiểu buổi sáng của
người cần thử vào túi bạch huyết của
ếch

Tiêm đúng kỹ thuật, khi rút kim
nước tiểu không chảy ra ngoài qua
lỗ tiêm

4

Để ếch trong điều kiện tối, ẩm, nhiệt độ
25-30˚C, trong 1-2 giờ.

Đúng nhiệt độ, độ ẩm và thời gian


5

Đọc và nhận định kết quả: lấy dịch ổ
nhớp soi lên kính hiển vi

- Dương tính: thấy tinh trùng di
động dưới kính hiển vi, đầu và đuôi
thẳng như hình gậy, đuôi cử động
nhanh
- Âm tính: không thấy có tinh trùng.


CHẨN ĐOÁN CÓ THAI
BẰNG QUE THỬ NHANH

NGUYÊN TẮC
PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


• Nguyên tắc chẩn đoán có thai bằng phương pháp
miễn dịch:
Dựa vào sự kết hợp giữa kháng nguyên (HCG) và
kháng thể (anti-HCG) nhằm phát hiện sự có mặt
HCG trong nước tiểu người cần thử, từ đó xác
định người cần thử có thai hay không có thai.
• Nguyên tắc chẩn đoán có thai bằng que thử
nhanh:
Nhúng que thử có gắn anti - HCG và chất chỉ thị

màu vào nước tiểu của người cần thử, dựa vào sự
xuất hiện các vạch màu để xác định người cần
thử có thai hay không.


PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ


CHẨN ĐOÁN CÓ THAI BẰNG QUE THỬ NHANH
STT

Thao tác

Tiêu chuẩn phải đạt

1

Chuẩn bị phương tiện, Phương tiện, dụng cụ sẵn sàng
dụng cụ:
-Kiểm tra que thử
-Lấy nước tiểu vào cốc

2

Nhúng que thử vào Đúng kỹ thuật
cốc nước tiểu

3

Đọc và nhận định kết Đọc và nhận định đúng:

-2 vạch: dương tính → có HCG
quả
trong nước tiểu → có thai
-1 vạch: âm tính → không có HCG
trong nước tiểu → không có thai


CHẨN ĐOÁN CÓ THAI BẰNG QUE THỬ NHANH



CHỨNG MINH TÁC DỤNG GÂY
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA INSULIN
TRÊN THỎ


CHỨNG MINH TÁC DỤNG GÂY
HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA INSULIN
TRÊN THỎ
NGUYÊN TẮC
PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


Nguyên lý
Các tế bào Langerhans của tuyến tụy sản xuất
ra insulin. Insulin có tác dụng làm giảm đường
huyết. Tiêm Insulin cho con vật làm đường
huyết giảm. Khi đường huyết giảm đến mức
nhất định sẽ dẫn đến tình trạng choáng do hạ

đường huyết.


Phương tiện






Động vật thực nghiệm: thỏ 1,5-2kg.
Bơm tiêm: bơm định liều insulin, bơm 10ml.
Insulin: Insuman Rapid.
Dung dịch Glucose ưu trương 20%.
Máy thử đường huyết, que thử.


Quy trình thực hiện
STT

Thao tác

Tiêu chuẩn phải đạt

1

Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ

Phương tiện, dụng cụ đầy đủ


2

Thử đường huyết thỏ trước khi Kết quả chính xác
tiêm

3

Tiêm tĩnh mạch insulin cho thỏ đã Tiêm đúng kỹ thuật
nhịn đói trước 1 ngày
(10 IU/1kg cân nặng).

4

Thử đường huyết tại thời điểm Đường huyết giảm
30phút sau khi tiêm insulin.


Quy trình thực hiện
STT
6

Thao tác

Tiêu chuẩn phải đạt

Quan sát hiện tượng khi thỏ xảy ra Con thỏ có biểu hiện mệt mỏi,
biểu hiện hạ đường huyết và thử không chạy nhảy mà ngồi một chỗ,
đường huyết

tai cụp xuống, rồi nằm. Sau đó thỏ

ngã vật ra, lên cơn co giật, đồng tử
giãn to, phản xạ mắt mất. Đường
huyết giảm.

7

Tiêm 10ml Glucose 20%, quan sát Thỏ tỉnh táo, nhanh nhẹn trở lại.
hiện tượng và thử đường huyết Đường huyết tăng.
sau tiêm 5 phút.


GHI ĐIỆN NÃO
• Nguyên lý
• Phương tiện dụng cụ
• Các bước tiến hành


Ghi điện não
Nguyên lý
Trong trạng thái hoạt động ở mỗi nơron xuất hiện
một điện thế hoạt động. Các điện thế hoạt động
của tất cả các nơron tổng hợp lại thành điện thế
hoạt động của não. Điện thế này lan ra tất cả các
điểm trên da đầu. Ta có thể ghi được điện não bằng
cách nối hai điện cực của máy ghi với hai điểm bất
kỳ trên da đầu. Đồ thị ghi được gọi là điện não đồ
(Electroencephalogram – EEG). Cách đặt điện cực
của máy ghi vào da đầu gọi là chuyển đạo (đạo
trình).



GHI ĐIỆN NÃO
Phương tiện dụng cụ:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×