Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ki nang giao tiep 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.26 KB, 5 trang )

Nhân vật:
Bác sĩ
Điều dưỡng
Bệnh nhân (69 tuổi)
Con gái bệnh nhân (38 tuổi)

Tại 1 bệnh X- khoa thần kinh
Điều dưỡng: bệnh nhân số 12 có ở ngoài ko?
Con gái bệnh nhân: Dạ có
Bác sĩ : Chào bác và anh. Mời hai người ngồi. Tôi xin tự giới thiệu tôi là
Nguyễn Phan Tuấn , tôi phụ trách thăm khám ngày hôm nay. Tôi có thể giúp gì
cho bác và anh không?
Con gái bệnh nhân: À hôm nay tôi đưa bố tôi đến khám
Bác sĩ: Vậy tôi xin xác nhận lại 1 số thông tin từ bác trai được không ạ?
Bác có phải Hoàng Văn Cường . 69 tuổi. quê ở Nghệ An ko ạ
Con gái bệnh nhân: Đúng rồi thưa bác sĩ.
Bác sĩ: Vâng. Vậy lý do bác hôm nay bác đến khám là gì?
Con gái bác sĩ: Là thế này thưa bác sĩ. Cũng được 1 khoảng thời gian lâu rồi bố
tôi có dấu hiệu đãng trí. Lúc đầu thì ông cũng tự nhận ra được là dạo này mình
cũng hay quên quên. Tôi với nhà tôi lúc đấy cho rằng chắc tại bố gìa rồi bây giờ
hay lẫn với quên là chuyện bình thường nên cũng chẳng quan tâm lắm về vấn đề
đấy . Nhưng càng ngày thì tình hình càng xấu đi. Ông làm mất đồ nhiều hay
quên cả những ngày đi họp hội người cao tuổi ở xóm. Có lần vừa ăn cơm xong
nhưng lúc sau ông cứ hỏi sao mãi vẫn chưa ăn cơm vậy nên từ lúc đó tôi thấy
nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bố tôi. Bác sĩ ơi liệu bố tôi bị gì thế ạ?
Bác sĩ: Hiện tại tôi chưa đưa ra bất kì kết luận nào được. Phải qua thăm khám
cũng như xét nghiệm mới kết luận chính xác được.
(quay sang BN) Hiện tại bác đang có những vấn đề về sức khỏe, chúng chau
cần hỏi các thông tin liên quan đến bệnh lý, các thông tin này cần ghi vào trong



hồ sơ y khoa của bác, chúng cháu sẽ có trách nhiệm bảo mật mọi thông tin của
bác trong bệnh án, bác có đồng ý như vây không ạ?
Bệnh nhân: tôi đồng ý
Bác sĩ : Bác cho cháu hỏi bác có tự nhận thấy mình hay quên không ạ?
Bệnh nhân: Tôi cũng chẳng nhớ nữa. Tôi già rồi thỉnh thoảng cũng hay quên là
bình thường thôi chả hiểu sao chúng nó cứ bắt tôi đi khám.
Bác sĩ: Bác hãy xem như là đi kiểm tra sức khỏe bình thường thôi ạ. Bác có nhớ
địa chỉ nhà mình không?
Bệnh nhân: Tôi cũng ko rõ nữa
Bác sĩ: Vậy bác nhớ hôm nay là ngày bao nhiêu ko?
Bệnh nhân: Tôi ko nhớ bình thường tôi có xem lịch đâu.
Bác sĩ: Bác nhớ trước đây mình được sinh ra ở đâu chứ ạ?
Bệnh nhân: À cái đấy đương nhiên tôi nhớ rồi. tôi sinh ra ở Nghệ An. Về sau
công tác dưới này rồi gặp bà nhà tôi nên định cư ở đây luôn.
Bác sĩ: Vậy bây giờ bác nhớ cho cháu thông tin này, Lát sau cháu hỏi lại bác
được không ạ?
Anh Minh. 40 tuổi. Ở Hà Nội. Bác nghe rõ chưa ạ?
Bệnh nhân: vâng tôi nghe rõ rồi.
Bác sĩ: Vậy bây giờ để cháu sẽ đo huyết áp và nhịp tim cho bác
(7 phút sau……….)
Nhịp tim của bác là 65 nhịp/ph và huyết áp là 110/70 mmHg.
Nhịp tim và huyết áp của bác bình thường ạ
Vậy bây giờ bác nhắc lại cho cháu thông tin người mà cháu nói với bác ít
phút trước được ko ạ? Anh này tên gì và ở đâu bác nhớ không?
Bệnh nhân: Ơ, cái này, hình như là … là Hà Nội ờm… tôi không rõ
Con gái bệnh nhân: bố không nhớ sao? Tên Minh mà, 40 tuổi, ở Hà Nội ấy bố.
Thế bác sĩ ơi bố tôi bị bệnh thế ạ? Sao vừa mới đấy mà ko nhớ gì rồi?
Bác sĩ: Chị cứ bình tĩnh. Sau khi khám sơ bộ, tôi thấy trí nhớ của bác rất kém.
Bây giờ tôi cần chị và bác cung cấp them một vài thông tin cá nhân. Cho tôi hỏi
trước đây bác sinh hoạt thế nào?



Con gái bệnh nhân: Bố tôi sinh hoạt rất điều độ cũng thường xuyên tham gia
thể dục thể thao ở clb người cao tuổi nữa nên ông khá khỏe.
Bác sĩ: Bác nhà có từng sử dụng rượu , bia , thuốc lá hay cà phê quá độ không?
Con gái bệnh nhân: Không đâu, bố tôi không thích rượu và thuốc lá, một tuần
cụ uống cà phê 2,3 lần thôi.
Bác sĩ: Trước đây bác đã từng bị đột quỵ hay cần sử dụng thuốc hoạt huyết
dưỡng não bao giờ chưa?
Con gái bệnh nhân: Đột quỵ thì chưa, nhưng tôi cũng hay mua hoạt huyết Nhất
Nhất cho bố tôi uống à, tôi nghe bảo uống thế tốt cho trí nhớ của bố tôi hơn.
Bác sĩ: Vâng, thực phẩm chức năng này cũng được khuyên dung ở người già,
tuy nhiên bác cảm thấy sử dụng thuốc có hiệu quả hơn không? Có giúp bác nhớ
tốt hơn chứ?
Bệnh nhân: Tôi … tôi không rõ … Hình như tôi không uống thuốc chứ. Sức
khỏe tôi tốt mà.
Con gái bệnh nhân: Đấy bác sĩ xem, bố tôi cứ hay quên như thế đấy, có lần cụ
còn quên hẳn cả cái chảo trên bếp lúc tôi về cứ tưởng cháy nhà mà cụ cứ ngồi
ngoài sân không biết gì ấy.
Bác sĩ: Vâng, thông tin chị cung cấp rất có ích. Vậy trước đây trong gia đình
mình có ai có triệu chứn/g như bác không ạ?
Con gái bệnh nhân: Tôi cũng chẳng để ý nữa.các cụ ngày xưa có thế chắc ai
cũng nghĩ là tuổi già thôi.
Bác sĩ: Bây giờ tôi cần anh đưa bác đi làm 1 vài xét nghiệm được ko ạ
Con gái bệnh nhân: Dạ vâng
Bác sĩ: Tôi đã ghi những phiếu cần phải xét nghiệm đây gồm xét nghiệm máu,
nước tiểu, và chụp PET, phòng làm xét nghiệm có ghi cả ở trên phiếu rồi đấy?
Anh đưa bác qua đấy xét nghiệm rồi đưa lại kết quả cho tôi
Con gái bệnh nhân: Vâng tôi đưa bố tôi đi xét nghiệm đây
Buổi chiều ngày hôm đấy:

Bác sĩ: Mời hai người ngồi. anh đưa lại kết quả cho tôi
Con gái bác sĩ: Đây thưa bác sĩ.


Bác sĩ: Kết quả xét nghiệm máu cũng như nước tiểu của bác đều bình thường.
thêm vào đấy cả chỉ số huyết áp và nhịp tim của bác cũng thế, nhưng nhìn trên
ảnh chụp PET này:……………………… thì tôi kết luận bác đã bị alzheimer rồi
Con gái bệnh nhân: Bệnh đấy là bệnh gì thế hả bác sĩ?
Bác sĩ: Bệnh alzheimer là bệnh sa sút trí tuệ rất phổ thông hiện nay. Bệnh này
hay gặp nhất ở người già trên 65 tuổi. bệnh nhân bị bệnh này thường bị suy
giảm trí nhớ cũng như trí lực và giao tiếp xã hội. bệnh nặng hơn thì có thể bác
sẽ không nhớ được tên con cái người thân trong gia đình cũng có thể là mất khả
năng về ngôn ngữ
Con gái bệnh nhân: Thảo nào trước đây bố tôi làm thơ và ngâm thơ nhiều
lắm. nhưng bây giờ gần như chả thấy nữa. vậy bệnh này có khó chữa không bác
sĩ?
Bác sĩ: Hiện nay chưa có phác đồ điều trị dứt điểm bệnh này nhưng vẫn có
những biện pháp và thuốc uống hạn chế sự tiến triển của bệnh
Con gái bệnh nhân: Ôi bác sĩ ơi bệnh này nguy hiểm chết người ko bs?
Bác sĩ: Bệnh này thì bệnh nhân có thể sống từ 7-14 năm. Hầu hết bệnh nhân ko
tử vong do bệnh mà do các bệnh kèm theo như viêm phổi hoặc nhiễm trùng
khác. Bệnh nhân ở giai đoạn nặng sẽ mất tất cả khả năng chăm sóc bản thân,
không kiềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi
nhà
Con gái bệnh nhân: Thế bệnh bố tôi đã nặng chưa bs? Phải chữa thế nào bây
giờ
Bác sĩ: Bệnh của bác theo tôi đánh giá đang ở giai đoạn đầu do bác vẫn còn nhớ
được thành viên trong gia đình. Còn về chữa trị phải có sự kết hợp thuốc thang
và môi trường xung quanh vì bệnh này chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm .
Alzheimer là một bệnh gia đình, cần sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình. Gia đình cần

quan tâm chăm sóc bác, đây sẽ là 1 thử thách lớn mọi người nên cảm thông và
nhẫn nại với bác. Anh nên thường xuyên đưa bác đến clb người cao tuổi để hoạt
động thể dục thể thao và tiêp xúc với nhiều người. Điều này sẽ giúp hạn chế sự
mất dần khả năng giao tiếp của bệnh. Như anh nói đấy thì bác làm rất nhiều thơ,
tôi khuyên mọi người nên khuyến khích bác làm thơ nhiều hơn cũng như ngâm
thơ cùng bác như thế rất tốt n cũng hạn chế sự mất khả năng ngôn ngữ đi.
Con gái bệnh nhân: Thế còn cần điều trị thêm gì không?
Bác sĩ: Còn về thuốc thang, tôi sẽ kê đơn thuốc ở đây. Anh mua và cho bác
uống đúng giờ và đầy đủ . Có một điểm anh cần lưu ý, thuốc có tác dụng phụ


gây kích ứng dạ dày khiên việc ăn uống của bác khó khănn hơn và có thể sẽ bị
nôn mửa. Ở đây tôi thấy bác chưa biểu lộ căng thẳng thần kinh quá độ nên chưa
kê thuốc an thần, tuy nhiên nếu bác mất ngủ và trở nên gắt gỏng cũng như thờ ơ
hơn với mọi thứ anh nên đưa bác tái khám ngay để điều trị trầm cảm kịp thời.
Con gái bệnh nhân: vâng thưa bác sĩ. Tôi sẽ chăm sóc bố tôi cẩn thận
Bác sĩ: Chị và bác có điều gì thắc mắc nữa không?
Con gái bệnh nhân: Dạ, không thưa bác sĩ
Bác sĩ: Vậy chào bác và chị
Bệnh nhân và con gái: Vâng chào bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×