Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Thương mại Cổ phầnACB 11 y annual reports

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 201 trang )

Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

Phát biểu
của Chủ tịch
Hội đồng sáng lập
Một hệ thống ngân hàng lành mạnh
nhất thiết phải có nhiều ngân hàng
quản lý tốt, trong đó, ở Việt Nam,
phải có Ngân hàng Á Châu (ACB).

6


PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP

N

ăm 2012 là năm có thể vẫn còn nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô, nhiều biến
động ở môi trường hoạt động ngân hàng, như nguy cơ lạm phát, tăng
trưởng kinh tế suy giảm, cán cân mậu dịch thâm hụt, thanh khoản của
hệ thống ngân hàng suy yếu, mức độ quản lý và giám sát của ngân hàng
trung ương gia tăng, khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn, v.v. Trong
bối cảnh đó, làm thế nào để ACB vẫn là ngân hàng tăng trưởng nhanh, quản lý tốt và
hiệu quả cao?
Để tăng trưởng nhanh, ACB đã mở rộng mạng lưới hoạt động, trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật, tuyển dụng nhân viên, xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, cung ứng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu theo chiều sâu của khách hàng, v.v.; nhưng quản lý tốt, nhất là
kiểm soát tốt các loại rủi ro trong nghiệp vụ ngân hàng, phải đi song song thì hiệu quả
mới cao được.
Quản lý một ngân hàng gọi là tốt khi có điều kiện cần là các chủ thể quản trị, kiểm soát


và điều hành phải chuyên nghiệp.
Chuyên nghiệp đòi hỏi trước hết phải tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy định của
chính tổ chức. An toàn pháp lý được khẳng định là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của
ACB, đòi hỏi phải ứng xử một cách tín thực.
Chuyên nghiệp cũng đòi hỏi quá trình ra quyết định phải công khai minh bạch. Các đề
xuất, tài liệu dự thảo, ý kiến thảo luận, kết luận, và ngay cả quá trình đi đến quyết định
cần phải công bố cho các bên liên quan và được tiếp cận dễ dàng.
Chuyên nghiệp còn đòi hỏi quá trình ra quyết định phải cân nhắc đến việc hài hòa lợi ích
của Ngân hàng với khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác và xã hội. Lợi nhuận của ACB
phải là thu nhập chính đáng. Quỹ phúc lợi phục vụ các hoạt động cộng đồng cần tập
trung đầu tư vào giáo dục, môi sinh, và sức khỏe con người.
Nói cách khác, ngân hàng chỉ có thể quản lý tốt nếu đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có
tài năng, có bản lãnh, có văn hóa và có đạo đức. Yếu tố con người là cực kỳ quan trọng
vì đó là chủ thể của thành công hay thất bại. Những con người đã và đang làm việc tại
ACB đã góp sức làm nên thương hiệu ACB, và là nhân tố trung tâm quyết định sự phát
triển bền vững của ACB.
Tôi tin rằng Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành sẽ tiếp tục thực hiện chức
trách của mình một cách đúng mực và toàn tâm toàn ý vì quyền lợi và danh tiếng của
ACB, vì đó là quyền hạn mà cổ đông đã tin cậy trao cho và đồng thời là nghĩa vụ mà cổ
đông có quyền yêu cầu thực hiện. Tôi mong rằng mọi thành viên gia đình ACB ai cũng
đều làm tròn nhiệm vụ của mình để ACB luôn là một ngân hàng an toàn vững mạnh trên
con đường phát triển trong tương lai dài lâu.

Trần Mộng Hùng
Chủ tịch Hội đồng sáng lập

7


Báo cáo thường niên 2011

www.acb.com.vn

Phát biểu
của Chủ tịch
Hội đồng quản trị
Năm 2011, vượt qua những khó khăn gay gắt về môi
trường kinh doanh có nhiều biến động bất lợi và vượt
qua không ít yếu kém nội tại của chính mình, ACB tiếp
tục đạt được những thành tích quan trọng trong kinh
doanh, trong thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển
giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020 về chuyển đổi
ngân hàng, tạo tiền đề cần thiết để phát triển nhanh,
bền vững trong những năm tiếp theo.

T

uy chưa thực hiện được kế hoạch tăng trưởng quy mô đề ra từ đầu năm, các
chỉ tiêu cơ bản trong kết quả hoạt động kinh doanh đều đạt mức cao hơn hẳn
so với năm 2010: Tốc độ tăng trưởng huy động cả năm đạt gấp 2 lần tốc độ
tăng của ngành ngân hàng; thị phần huy động của ACB tăng đáng kể so đầu
năm. Tăng trưởng tín dụng cũng đạt tốc độ gấp gần 2 lần toàn ngành. Đặc
biệt, chỉ tiêu lợi nhuận đã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2011.
Ngân hàng tiếp tục hoạt động an toàn, giữ được thanh khoản mạnh. Các chỉ số nợ đều
ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tuy có cao hơn năm trước, nhưng cũng chỉ
bằng khoảng 1/4 so với ngành ngân hàng và thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Nhờ tăng cường việc kiểm soát rủi ro vận hành nên đến nay chưa phát hiện trường hợp
sai phạm lớn nào là một cố gắng rất đáng ghi nhận.
Trong năm 2011 ACB cũng đã làm được nhiều việc quan trọng trong năm đầu thực hiện
Định hướng Chiến lược phát triển của ACB: Đã có những thay đổi bước đầu, nhưng rất
quan trọng trong nhận thức cũng như trong hành động thực tế, theo hướng sớm đưa

các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị và điều hành
ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam. Đã cơ bản
hoàn thành việc chuẩn bị để áp dụng ngay vào thực tế trong năm 2012 đối với 5 chương
trình mục tiêu ưu tiên liên quan đến Khối Khách hàng doanh nghiệp và Khối Khách hàng
cá nhân. Đã hoàn thành một bước rất quan trọng trong việc hoàn thiện bộ máy giúp việc
của Hội đồng quản trị trong quản trị ngân hàng. Đã kết thúc việc chuẩn bị và từ năm
2012 bắt đầu sắp xếp lại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch, chuyển đổi mạng lưới
kênh phân phối hiện nay thành hệ thống hai cấp.

8


PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kết quả đạt được trong năm 2011 không chỉ
giúp ACB giữ vững vị trí hàng đầu về quy mô
trong hệ thống các ngân hàng thương mại
cổ phần, mà quan trọng hơn là giúp ACB có
thêm những bài học kinh nghiệm quý báu để
phát triển ngân hàng lành mạnh, bền vững
trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
Năm 2012 là năm ACB cần đạt những thành
tích và tiến bộ cao nhất để thiết thực kỷ
niệm 20 năm ngày thành lập (tháng 6 năm
2013); là năm ACB cần chuẩn bị tốt kế hoạch
phát triển cho nhiệm kỳ 5 năm mới (2013 2017); là năm cần có những bứt phá trong
thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển;
là năm ACB bắt đầu chuẩn bị những điều
kiện cần thiết để đưa hoạt động của mình ra
ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Môi trường kinh doanh năm 2012, một mặt
được dự báo là có nhiều khó khăn, thách
thức đối với kinh doanh tiền tệ: kinh tế
thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh
tế trong nước có thể suy giảm sâu hơn dự
kiến; nhiều chính sách kinh tế, bao gồm cả
chính sách tài khóa - tiền tệ, còn khó đoán
định… Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ACB
đã thông minh hơn và tăng tốc phát triển đã
làm khoảng cách với ACB rút ngắn lại đáng
kể. Mặt khác, tiềm năng tăng trưởng kinh tế
nhanh của Việt Nam còn rất lớn; đồng thời
việc tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và ngân
hàng nói riêng, việc thực hiện các chính sách
thắt chặt tài khóa - tiền tệ để kiềm chế lạm
phát, bảo đảm an sinh xã hội sẽ tạo ra những
cơ hội bứt phá, tăng tốc đối với những ai có
tiềm lực, có tham vọng phát triển và biết tận
dụng thời cơ.
Môi trường kinh doanh khó khăn nhiều,
thách thức lớn; nhiệm vụ đặt ra cho ACB
trong năm 2012 khá nặng nề. Nhưng thực
tiễn đã chứng minh rằng ACB là ngân hàng
luôn có khát vọng bứt phá, vươn lên đạt
những đỉnh cao mới; là ngân hàng biết “biến
khó khăn thành thuận lợi”, “biến thách thức

thành cơ hội” để vượt lên; là ngân hàng
nhanh nhạy, linh hoạt, dám chịu trách
nhiệm trong điều hành để thích ứng với

tình hình khi có những biến động khó
đoán định xảy ra; là ngân hàng luôn tìm
ra được những chính sách khuyến khích
thỏa đáng, kịp thời đối với tất cả đơn vị
và cá nhân đạt hiệu quả cao trong hoạt
động; ACB cũng là ngân hàng luôn quan
tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân
viên năng động, sáng tạo và có kỷ luật
cao trong thực hiện mọi nhiệm vụ được
giao. ACB cũng là ngân hàng luôn nhận
được sự đồng hành, ủng hộ thiết thực
của cổ đông, khách hàng, đối tác và
các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là
sự đồng lòng hướng tới chuyên nghiệp
của đội ngũ cán bộ nhân viên, … Đó
là những cơ sở vững chắc để Hội đồng
quản trị ACB tin tưởng sâu sắc rằng kế
hoạch hoạt động 2012 nhất định sẽ
được hoàn thành thắng lợi.

Trần Xuân Giá
Chủ tịch Hội đồng quản trị

9


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG

CỦA NGÂN HÀNG
10


LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

1. Ngày thành lập
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/
NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GPUB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức
đi vào hoạt động.

2. Lĩnh vực hoạt động
Các hoạt động chính của ACB và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi
chung là Tập đoàn) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi
tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn
từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu
thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;
làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán
quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính
doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai
thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

3. Niêm yết
ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt
đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.
Loại chứng khoán:
Mã chứng khoán: 
Mệnh giá:
Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay:

Số lượng chứng khoán lưu hành:

Cổ phiếu phổ thông
ACB
10.000 đồng/cổ phiếu
935.849.684 cổ phiếu
937.696.506 cổ phiếu

4. Quá trình phát triển

4.1. Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có
năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc
kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết
dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng
về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan

11


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường
chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận
nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai
năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua
chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của

một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt
trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.
Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng,
xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động
giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân
hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện),
cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời,
dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là
một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức
được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số
phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở
được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ
đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng
và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc
phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn
và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm
2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật
toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai
của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng
cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần
mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống
máy ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao
dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng
chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51
(2009), và 45 (2010). Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động,

thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối
tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi;

12


LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý; với Ngân hàng
Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức American
Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB phát
hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng
(2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng
mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng
đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ giúp (help desk).
Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp
nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt
chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân
hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi bật là trong quý 3 Hội đồng
quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB.
Một điểm son trong giai đoạn này là ACB được tặng hai huân chương lao động và được
nhiều tổ chức/ tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân
hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm.

2006

- Huân chương lao động hạng ba
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2005
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam


- Chủ tịch nước
- The Asian Banker
- Euromoney

2007

- Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng
Việt Nam năm 2006
- Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội
ngũ lao động

- The Asian Banker

2008

- Huân chương lao động hạng nhì
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

- Chủ tịch nước
- Euromoney

2009

- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

- FinanceAsia, Asiamoney, Global Finance,
Euromoney, The Banker, và The Asset(*)

2010


- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

- FinanceAsia, Global Finance, Asiamoney,
và The Asset
- The Asian Banker

- Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam(**)

- Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp ASEAN
(BAC)

(*) Đây là sự kiện lần đầu tiên đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam từ trước đến nay.
(**) Giải thưởng ba năm một lần.

13


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

Năm 2011, tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015
và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ
thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chương trình này gồm có: (1)
Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo của
ACB; (2) Tăng cường năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị; (3) Tăng cường trách nhiệm
và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng giám đốc; (4) Tăng cường
vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban kiểm toán nội bộ, và xây dựng
khung quản lý rủi ro tích hợp. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng

mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu
USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức
QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng
lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây
dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn
mực quốc tế trong tương lai. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và
phòng giao dịch.

4.2. Các biểu đồ tăng trưởng
Các biểu đồ sau đây cho thấy ACB tăng trưởng khá cao và đều đặn.

14


LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

5. Định hướng phát triển
Năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai
đoạn 2011 - 2015. Định hướng này có hai nội dung nền tảng:

5.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
ACB cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục
củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng
hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa
chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung
cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển
sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng

đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.

5.2. Tham vọng và mục tiêu
(1) Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”,
ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng
có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam.
(2) Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một ngân hàng lớn mà ACB có tham
vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù
hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.
Trong năm 2011, về kinh doanh có năm sáng kiến chiến lược của hai khối kinh doanh
đã kết thúc giai đoạn dự án và bắt đầu áp dụng trong toàn hệ thống từ đầu năm 2012.
Về chuyển đổi hệ thống kênh phân phối, đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị và từ năm 2012
sẽ bắt đầu sắp xếp lại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch, chuyển đổi mạng lưới
kênh phân phối hiện nay thành hệ thống hai cấp. Về công nghệ thông tin, cùng với việc
tiếp tục thực hiện các dự án công nghệ hiện nay, với sự tư vấn của Công ty Kiểm toán
PricewaterhouseCoopers, ACB đã xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình phát triển công
nghệ thông tin giai đoạn 2011- 2015 và bắt đầu thực hiện từ 2012. Về quản trị điều hành,
ACB thực hiện mục tiêu chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành hướng theo chuẩn mực
và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thực tiễn của ACB. Năm 2011
ACB đã rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, thành lập
mới và điều chỉnh tổ chức, hoạt động một số uỷ ban của Hội đồng quản trị. Năm 2012
ACB sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội
đồng quản trị, đồng thời thực hiện kế hoạch chuyển đổi hệ thống điều hành ACB sang
mô hình hội đồng điều hành và chế độ thủ trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành.
Với sự tham gia tích cực của các nhân sự biệt phái từ Ngân hàng Standard Chartered, bắt
đầu từ năm 2011 và trong các năm tiếp theo, ACB đang xây dựng mới và nâng cao năng
lực quản trị điều hành trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài
chính và quản trị nguồn nhân lực.


15


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
& BAN ĐIỀU HÀNH

16


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ & BAN ĐIỀU HÀNH

1. Tóm tắt tình hình hoạt động của ACB năm 2011
Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng
định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham
vọng đặt ra từ đầu năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp
xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm trước và vượt kế hoạch đã công bố đầu
năm. Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng đạt xấp xỉ 4.175 tỷ đồng, tăng 24%
so với cuối năm 2010.
Các chỉ tiêu về quy mô của ACB có bước tiến nhanh và bền vững trong năm 2011.
Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Như vậy tổng tài sản
của ACB đến 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị
thế tăng 1,4% so đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63%
xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách
hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình
quân ngành tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5%,

tăng gần 1% so đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu
năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng
18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách
hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm ngoái, đưa thị phần tín dụng
của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi
tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Như vậy, huy động tiền gửi khách hàng
và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình
quân của ngành.
Bảng 1: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Kế hoạch
2011

Thực hiện
2011

% so với
kế hoạch

2010

% tăng trưởng
so với 2010

4.100

4.203

102,50%


3.102

35,47%

Tổng tài sản

275.000

281.019

102,19%

205.103

37,01%

Cho vay khách hàng

104.600

102.809

98,29%

87.195

17,91%

Tiền gửi khách hàng


198.000

185.637

93,76%

137.881

34,64%

Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế

17


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ
sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7%. Đạt được kết quả này
có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng
giao dịch (CN&PGD) của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình
quân trên mỗi nhân viên CN&PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm
2011, thời gian trung bình để các CN&PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi
nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước.
Bảng 2: Khả năng sinh lời của Tập đoàn (%)
Chỉ tiêu (hợp nhất)


2011

2010

2009

2008

2007

LN trước thuế/Vốn CSH bình quân (ROEtt)

36%

28,9%

31,8%

36,7%

53,8%

LN trước thuế/ TTS bình quân (ROAtt)

1,7%

1,7%

2,1%


2,6%

3,3%

Về quản lý rủi ro, năm 2011 ACB tiếp tục có nhiều bước tiến trong việc hoàn thiện hệ
thống quản lý, giám sát rủi ro chuyên sâu. Ủy ban Quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng
quản trị được thành lập với chức năng đáp ứng yêu cầu luật định cũng như áp dụng
thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Khuôn khổ hệ thống quản
lý rủi ro mới ở ACB và lộ trình triển khai thực hiện cũng đã được xác định.
Kết quả một số chỉ tiêu cụ thể về an toàn hoạt động của ACB tính đến thời điểm
31/12/2011 như sau: tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất
đạt 9,25% và đều cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN). Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả)
tại ngày báo cáo là 18,47%, cao hơn 3,47% so với hạn mức 15% do NHNN quy định.
Bảng 3: Tỷ lệ khả năng chi trả ngày báo cáo theo quy định NHNN thời điểm
31/12/2011
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khả năng chi trả
ngày báo cáo

Quy đổi VND và vàng
18,47%

16,15%

EUR
76,16%

GBP


USD

132,64% 30,59%

Ngoại tệ khác quy USD
137,75%

Điểm sáng tiếp theo trong toàn cảnh hoạt động của ACB năm 2011 là rủi ro tín
dụng được kiểm soát tốt trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành ngân
hàng đi xuống. Trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân
tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng
thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả đến cuối
năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ 1/4 so với
ngành (khoảng 3,4%).

18


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ & BAN ĐIỀU HÀNH

Về cổ tức, trong năm 2011 ACB đã thực hiện tạm ứng đợt 2 cổ tức năm 2010 bằng
tiền mặt với tỷ lệ 7%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 700 đồng) trong tháng 5.
Sau đó vào tháng 1/2012, ACB đã tiếp tục tạm ứng cổ tức năm 2011 đợt 1 bằng tiền
mặt với tỷ lệ 20%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng).
Thương hiệu ACB năm 2011 cũng tiếp tục được khẳng định khi ACB vinh dự được
bầu chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam bởi bốn tạp chí uy tín Global Finance,
Euromoney, Asiamoney và World Finance. ACB còn được Nguyệt san tài chính Alpha
Southeast Asia (Alpha SEA) trao giải thưởng về Quan hệ với nhà đầu tư đuợc tổ chức
tốt nhất và Kiên trì trong thực hành quản trị công ty.
Về các hoạt động củng cố hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), trong năm 2011,

ngoài việc xây dựng kế hoạch tổng thể CNTT cho giai đoạn 2011-2015 do Công ty
Kiểm toán PricewaterhouseCoopers tư vấn, ACB cơ bản hoàn thành một số dự án
đầu tư CNTT phục vụ nhu cầu của các bộ phận nghiệp vụ như dự án trang bị phần
mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM), Trung tâm Dữ liệu tại Công viên Phần
mềm Quang Trung, dự án xác thực vân tay, v.v. Một số dự án khác đang trong giai
đoạn hoàn thiện, thử nghiệm như dự án trang bị phần mềm cho hoạt động ngân
quỹ, dự án MIS. Dự án nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) cũng đang
được xúc tiến nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ACB giai đoạn sắp tới.
Năm qua, ACB cũng đã thực hiện đúng tiến độ các tiểu dự án chiến lược về kinh
doanh thuộc hai khối là Khối Khách hàng cá nhân và Khối Khách hàng doanh
nghiệp ; và năm 2012 sẽ chuyển sang triển khai thực hiện trên toàn hệ thống.

2. Kế hoạch hoạt động năm 2012
Dự báo trong năm 2012, những khó khăn trong năm 2011 sẽ tiếp tục ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và môi trường kinh
doanh ngân hàng. Chính sách tiền tệ nhiều khả năng tiếp tục được thắt chặt. Lãi
suất có thể sẽ được giảm bằng các biện pháp hành chính trên cơ sở lạm phát phần
nào được kiểm soát.
Dựa trên cơ sở đánh giá tình hình trên, bước sang năm 2012, ACB tiếp tục đặt ra
các kế hoạch tham vọng nhưng có khả năng thực hiện được như tổng tài sản dự
kiến tăng 35-40%; tín dụng dự kiến tăng trưởng tối đa theo mức cho phép của
NHNN; lợi nhuận dự kiến đạt 5.500 tỷ đồng; nợ nhóm 3 trở lên sẽ không vượt
quá 1,0% tổng dư nợ. ACB còn dự định phát triển thêm 66 CN & PGD mới và
chuẩn bị mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

19


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ & BAN ĐIỀU HÀNH


CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ,
VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
21


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

1. Sơ đồ tổ chức của ACB

22


CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

23


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

2. HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP
2.1. Thành viên Hội đồng sáng lập
Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu do Đại hội đồng cổ đông thành lập ngày 09/3/2007
nhằm tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành trong quá trình quản trị, điều hành
Ngân hàng. Hội đồng sáng lập gồm có 6 thành viên.

Ông Trần Mộng Hùng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập
Ông Trần Mộng Hùng tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, chuyên ngành ngân
hàng, làm giảng viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng từ năm 1978 đến năm 1980.

Trước khi thành lập Ngân hàng, ông công tác tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).
Ông là Tổng giám đốc đầu tiên của ACB. Sau đó, ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng
quản trị cho đến tháng 3/2008, Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, và Chủ tịch
Hội đồng Nhân sự và lương thưởng từ năm 2008 đến năm 2011. Hiện nay, ông là Chủ tịch
Hội đồng sáng lập, thành viên thường trực của Ủy ban Nhân sự.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập
Năm 1980 ông Nguyễn Đức Kiên là học viên khóa 15 Đại học Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc
phòng). Từ năm 1981 đến năm 1985 ông theo học tại Trường Kỹ thuật quân sự Zalkamaté,
Hungary. Từ năm 1994 đến năm 2008, ông là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, từ năm
2004 đến năm 2006 ông có vai trò CEO. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư. Hiện
nay ông là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập, thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, và
thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu.

Ông Phạm Trung Cang, Thành viên Hội đồng sáng lập
Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cuối những năm 1970, ông Phạm
Trung Cang bắt đầu kinh doanh ngành nhựa. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên
của ACB và là Phó chủ tịch từ năm 1994 đến năm 2011. Ông cũng giữ chức vụ Tổng giám
đốc từ năm 1999 đến năm 2001. Ông giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong
nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị. Cuối năm 2010, ông xin từ
nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông đã thông qua
việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011. Hiện nay, ông là thành viên Hội đồng sáng lập,
thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó
Chủ tịch Hội đồng Đầu tư. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty cổ phần Tân Đại Hưng,
Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Tp. Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, và Phó Chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

24



CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Ông Trịnh Kim Quang, Thành viên Hội đồng sáng lập
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 1978, ông Trịnh Kim Quang được giữ lại
trường làm giảng viên trong 10 năm. Sau đó, ông công tác tại Công ty Vàng bạc đá quý
Sài Gòn (SJC), và là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thương. Từ năm 1993 đến năm
1998, ông là Phó Tổng giám đốc ACB. Từ năm 1998 đến năm 2007, ông là Tổng Giám đốc
và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Hiện nay tại ACB ông là
thành viên Hội đồng sáng lập, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ nhiệm thường
trực Ủy ban Tín dụng, thành viên Ủy ban Nhân sự và thành viên Hội đồng Đầu tư.

Bà Đặng Thu Thủy, Thành viên Hội đồng sáng lập
Bà Đặng Thu Thủy tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Bà công tác tại ACB từ ngày thành lập, từng
giữ chức danh Chánh văn phòng, Giám đốc nhân sự, Giám đốc Khối Quản trị nguồn lực.
Bà được Hội đồng quản trị đề cử và Đại hội đồng cổ đông bầu chức danh thành viên Hội
đồng quản trị ngày 26/4/2011. Hiện nay, bà là thành viên Hội đồng sáng lập, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Nhân sự.

Bà Huỳnh Thanh Thủy, Thành viên Hội đồng sáng lập
Bà Huỳnh Thanh Thủy là kiến trúc sư, tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí
Minh. Bà từng là Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và trang trí nội thất AC, hiện nay là
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng và trang trí nội thất AC, Chủ tịch
Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Toàn Thịnh. Bà
là thành viên Hội đồng quản trị ACB cho đến năm 2008. Hiện nay, bà là thành viên Hội
đồng sáng lập.

2.2. Hoạt động của Hội đồng sáng lập
Hội đồng sáng lập thường xuyên dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và Thường trực

Hội đồng quản trị. Trong năm, Hội đồng sáng lập đã tham gia ý kiến về những nội dung
quan trọng trong quản trị và điều hành ngân hàng, chẳng hạn như cơ chế tham gia ý kiến
và ra quyết định của Hội đồng sáng lập đối với Thường trực Hội đồng quản trị và Ban điều
hành; cải thiện cơ cấu quản lý và quản trị điều hành tại ACB; dự thảo “Định hướng chiến
lược phát triển 2011 – 2015; đánh giá hoạt động đầu tư; giao kế hoạch kinh doanh; xác
định mục tiêu ưu tiên trong định hướng phát triển kinh doanh; chính sách lương thưởng
cho kênh phân phối; quảng bá thương hiệu ACB, v.v. Với tư cách là cổ đông sáng lập và
nhà kinh doanh ngân hàng nhiều kinh nghiệm, các thành viên Hội đồng sáng lập đã
đóng góp ý kiến tư vấn giúp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành có chủ trương quản
trị và biện pháp điều hành Ngân hàng đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông. Các thành
viên Hội đồng sáng lập cũng thường xuyên góp ý tư vấn cho các thành viên Hội đồng
quản trị và Ban điều hành với tư cách cá nhân thành viên.

25


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

3. Hội đồng quản trị
3.1. Thành viên Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của ACB hiện nay có mười một (11) thành viên.

Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tiến sĩ Trần Xuân Giá từng kinh qua các vị trí như Đại biểu quốc hội khóa X, Phó chủ
nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Phó
Chủ nhiệm (Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước, Phó Giáo sư, giảng viên Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội. Ông cũng từng làm Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính và ở cương vị Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trong bảy năm. Ông là Cố vấn Hội đồng quản trị ACB trước khi được bầu

làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện nay, ông là Chủ tịch, thành viên Thường trực Hội
đồng quản trị, Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, và Chủ tịch Hội đồng Xử lý rủi ro.

Ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (đến 26/4/2011)
(Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)

Ông Trịnh Kim Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
(Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)

Ông Lê Vũ Kỳ, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Lê Vũ Kỳ là tiến sĩ ngành toán và vật lý của trường Đại học Moscow tại Nga, làm
việc tại Nhà Máy Z181 thuộc Bộ Quốc phòng từ năm 1984 đến năm 1986. Từ năm 1987
- 1988, ông làm việc tại Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Từ năm 1989 – 1992, ông
giữ cương vị Quyền Tổng giám đốc Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Từ năm
1993 - 1996, ông công tác tại Công ty Dệt may Việt Nam với cương vị Phó Tổng giám đốc
và sau đó là Quyền Tổng giám đốc Xí nghiệp liên doanh Việt Nga (Rosvietipex) thuộc
Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Từ năm 1996 đến năm 1997 ông là Quyền
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất xuất nhập khẩu Thiên Nam. Ông là Phó Tổng
giám đốc ACB trong thời gian 11 năm, từ năm 1997 đến năm 2008. Hiện nay ông là Phó
Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, thành viên thường
trực Ủy ban Tín dụng, thành viên Ủy ban Nhân sự, Chủ tịch Hội đồng Đầu tư, và Phó Chủ
tịch Hội đồng Xử lý rủi ro.

26


CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Ông Lý Xuân Hải, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
Ông Lý Xuân Hải tốt nghiệp bộ môn vật lý lý thuyết Khoa Vật lý Trường Đại học tổng hợp

Quốc gia Belarus vào năm 1989. Năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành vật
lý và toán học. Ông còn có học vị Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành ngân hàng và tài chính,
của Trường Đại học ESCP Europe và Trường Đại học Paris-Dauphine. Ông đã từng là Phó
Giám đốc Chi nhánh ACB Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 1997, và Giám đốc ACB Hải
Phòng từ năm 1998 đến 2002. Sau đó ông là Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán ACB
trong 4 năm (2002 – 2005), và đồng thời đảm nhiệm Giám đốc tài chính (CFO) ACB từ
năm 2004 – 2005. Ông được bổ nhiệm Tổng giám đốc từ năm 2005. Hiện nay, ông là
thành viên thường trực Hội đồng quản trị, Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Tín dụng,
thành viên Ủy ban Quản lý Rủi ro, thành viên Ủy ban Nhân sự, ủy viên Hội đồng Đầu tư,
ủy viên thường trực Hội đồng Xử lý rủi ro, và Chủ tịch ALCO.

Ông Huỳnh Quang Tuấn, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc
Ông Huỳnh Quang Tuấn tốt nghiệp (hạng ưu) Truờng Ðại học Kinh tế Quốc dân Kiev
(Ukraine) năm 1980; tham dự lớp đào tạo nâng cao dành cho cán bộ quản lý cấp vụ tại
Truờng Ðại học Tài chính Leningrad (nay là St. Petersburg thuộc Liên bang Nga) năm 19871988. Ông từng là Phó phòng Phòng giá ngoại thương thuộc Ủy ban Vật giá Nhà nước
trong ba năm và sau đó trở thành Trưởng ban Lý luận Viện Khoa học giá cả thuộc Ủy ban
Vật giá Nhà nước từ năm 1988 đến năm 1989. Trong vòng 5 năm sau đó, ông làm Giám
đốc chi nhánh kiêm Trưởng đại diện Công ty Liên doanh Genpacific tại Moscow (Liên Xô
cũ). Ông hiện nay là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty (Công ty Cổ phần
Chuyển mạch Tài chính Quốc gia BanknetVN, Công ty Cổ phần Thủy Tạ). Ông giữ cương vị
Phó Tổng giám đốc ACB từ năm 1994 đến nay. Hiện nay ông là thành viên Thường trực Hội
đồng quản trị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro, thành viên Ủy ban Nhân sự, ủy viên
Hội đồng đầu tư, và Trưởng Văn phòng dự án chiến lược (PMO).

Ông Lương Văn Tự, Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Lương Văn Tự tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 1971 và lấy bằng quản trị kinh
doanh và vận tải biển tại Na Uy năm 1979. Ông còn tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp Học
viện Hồ Chí Minh năm 1985. Ông kinh qua các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội đồng quản
trị Eximbank, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Hà Nội. Ông từng giữ
chức vụ Trưởng đoàn đại diện thương mại Việt Nam tại Singapore trong thời gian 1987

-1993, Thứ trưởng Bộ Thương mại từ năm 1998 - 2007 và là Trưởng đoàn đàm phán kinh

27


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

tế thương mại của Chính phủ kiêm Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, kiêm
Tổng thư ký Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, kiêm chủ tịch Ủy ban hợp tác
kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong 7 năm. Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội đồng
thành viên Công ty Quản lý quỹ ACB (từ năm 2009), và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.

Ông Julian Fong Loong Choon, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Standard
Chartered Bank
Ông Julian Fong Loong Choon tốt nghiệp kỹ sư hóa của Trường Đại học Loughborough
Anh Quốc hạng danh dự năm 1974. Sau đó, ông học Thạc sĩ quản trị tài chính và kế toán
tại Đại học McGill ở Quebec, Canada. Ông từng là Kiểm soát viên tài chính cho Ngân
hàng Standard Chartered Hồng Kông, Giám đốc tài chính khu vực ở Singapore. Ông hiện
nay là Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, và Giám đốc tài
chính khu vực châu Á của Ngân hàng Standard Chartered và thành viên hội đồng quản
trị của một số tổ chức tài chính khác như Công ty TNHH In tiền Hồng Kông.

Ông Alain Cany, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Connaught Investors Ltd.
Ông Alain Cany tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế tại Đại học Paris Assas tại Pháp năm
1970. Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong quá trình công tác tại Ngân hàng Crédit
Commercial de France từ 1969-1990 như Phó Tổng giám đốc và Giám đốc Phát triển kinh
doanh Chi nhánh Hồng Kông, Trưởng đại diện Chi nhánh Seoul, và Tổng giám đốc phụ
trách các hoạt động ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan từ 1994-2000. Ông
cũng đảm nhiệm chức Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam trong 4 năm. Từ 2007

đến nay, ông là Trưởng đại diện Tập đoàn Jardine Matheson Ltd. tại Việt Nam.

Ông Dominic Scriven, Thành viên Hội đồng quản trị, đại diện Cổ đông Dragon Financial
Holdings Ltd. (đến 26/4/2011)
Ông Dominic Scriven tốt nghiệp Đại học Exeter (Anh Quốc) năm 1985 với bằng danh
dự, chuyên ngành luật và xã hội học. Ông có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư,
trong đó có 18 năm ở châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông và Việt Nam. Ông đã từng làm việc
cho các tổ chức M&G Investment (niêm yết chính thức tại London), Sung Hung Kai &
Co. (niêm yết chính thức tại Hồng Kông) và Citicorp Investment Bank. Trong những năm
đó, ông đã tham gia tích cực vào lĩnh vực quản lý quỹ, tài chính công và giao dịch thị
trường chứng khoán ở hầu hết các thị trường vốn đang phát triển ở châu Á. Năm 1991,
ông chuyển đến Việt Nam, học 2 năm đại học tại Hà Nội trước khi trở thành đồng sáng
lập viên công ty Dragon Capital vào năm 1994. Ông đã được Nữ hoàng Anh trao tặng
huân chương OBE “vì những đóng góp cho sự phát triển khu vực tài chính Anh tại Việt
Nam” nhân dịp năm mới 2006. Đầu năm 2011, ông xin từ nhiệm chức danh thành viên
Hội đồng quản trị ACB và Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày
26/4/2011.

28


CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

Ông Trần Hùng Huy, Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Trần Hùng Huy tốt nghiệp cử nhân với ba chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài
chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000 và Thạc sĩ quản trị kinh doanh vào năm 2002
tại Đại học Chapman (Hoa Kỳ). Năm 2011, ông nhận bằng Tiến sĩ kinh tế tại Đại học
Golden Gate (Hoa Kỳ). Ông giữ vị trí Giám đốc Marketing ACB từ năm 2002, và được bổ
nhiệm Phó Tổng giám đốc vào năm 2008. Ông có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng
đầu tư trong vai trò Trợ lý Giám đốc Nhóm tư vấn sáp nhập tổ chức tài chính của Tập đoàn

Tài chính Rothschild (Anh Quốc) từ năm 2010 đến năm 2011. Hiện nay, ông là Giám đốc
Khối Quản trị Nguồn nhân lực, thành viên thường trực Hội đồng quản trị, thành viên Ủy
ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.

Ông Stewart Donald Hall, Thành viên Hội đồng quản trị (từ 26/4/2011)
Ông Stewart Donald Hall tốt nghiệp Cử nhân thương mại tại Đại học New South Wales,
Australia, và có Chứng chỉ chuyên viên kế toán của Viện Kế toán viên công chứng
Australia. Ông đã làm việc ở nhiều tổ chức tài chính tại Úc, Anh, Hoa Kỳ, và một số nước
châu Á. Từ năm 1994 đến năm 2010, ông làm việc cho Ngân hàng Standard Chartered.
Ông từng giữ cương vị Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Indonesia, Ngân
hàng Standard Chartered Phillipines, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Ngân hàng Permata, Indonesia. Ông được Hội đồng quản trị ACB đề cử và Đại hội đồng
cổ đông bầu chức danh này ngày 26/4/2011. Hiện nay, ông là thành viên thường trực Hội
đồng quản trị và Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro.

Bà Đặng Thu Thủy, Thành viên Hội đồng quản trị (từ 26/4/2011)
(Xin xem phần Thành viên Hội đồng sáng lập)

3.2. Hoạt động của Hội đồng quản trị
Trong năm, Hội đồng quản trị đã họp thường kỳ 8 phiên (từ tháng 7 năm 2011 họp hàng
tháng), và Thường trực Hội đồng quản trị, 17 phiên. Hội đồng quản trị và Thường trực
Hội đồng quản trị đã chỉ đạo và giám sát Ban điều hành về nhiều vấn đề mà nội dung
chính gồm có: kế hoạch kinh doanh năm 2011, định hướng lãi suất, diễn biến tỷ giá,
trạng thái ngoại hối, rà soát danh mục đầu tư (xác định lĩnh vực đầu tư, quy mô và các
hạn mức), huy động vốn cấp II, chủ trương về quan hệ tín dụng với một số tập đoàn và
tổng công ty nhà nước, định hướng xử lý các rủi ro còn tồn đọng và rủi ro liên ngân hàng,
chính sách lương thưởng đối với các đơn vị vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010, chính
sách lương thưởng cho kênh phân phối trong năm 2011, lựa chọn Công ty Kiểm toán
PricewaterhouseCoopers làm tư vấn xây dựng chiến lược công nghệ thông tin, cải thiện
cơ cấu quản trị và điều hành (thành lập các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị và tái cấu

trúc Hội sở và kênh phân phối), nhận dạng thương hiệu ACB, và hệ thống an ninh nội bộ.

29


Báo cáo thường niên 2011
www.acb.com.vn

3.3. Hoạt động của các ủy ban thuộc HĐQT
Ủy ban Nhân sự (UBNS) được thành lập vào tháng 7 năm 2011 trên cơ sở kế thừa và đổi mới
Hội đồng Nhân sự và lương thưởng (HĐNS<). UBNS có vai trò tham mưu cho Hội đồng
quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị về (1) vấn đề
tổ chức bộ máy và nhân sự trong quá trình quản trị ACB, (2) cơ cấu tổ chức quản trị và điều
hành phù hợp với quy mô hoạt động và định hướng chiến lược phát triển của ACB, (3) quy
mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến
lược phát triển của ACB, v.v. UBNS hiện nay có 10 thành viên; chủ nhiệm là ông Trần Xuân
Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Trong năm 2011, HĐNS</UBNS đã có nghị quyết về tổ chức và nhân sự của các ủy ban
trực thuộc Hội đồng quản trị, về cơ cấu tổ chức (Khối Quản trị nguồn lực chia ra thành hai
khối là Khối Quản trị nguồn nhân lực và Khối Quản trị hành chính), và về bổ nhiệm nhân
sự cấp cao. HĐNS</UBNS đã xem xét thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến bổ
nhiệm các chức danh như Phó Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, các chức danh quản lý
cấp cao khác tại Hội sở và công ty trực thuộc trình Hội đồng quản trị quyết định. Ngoài ra,
HĐNS</UBNS đã xem xét thông qua nhiều quyết định liên quan đến chế độ, chính sách
lương thưởng, thù lao, phụ cấp áp dụng cho toàn hệ thống ACB.
Ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) được thành lập vào tháng 9 năm 2011, là cơ quan tham
mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại ACB. UBQLRR có
chức năng giám sát các hoạt động của quản lý cấp cao trong quản lý rủi ro tín dụng, thị
trường, thanh khoản, vận hành, pháp lý và các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của
ACB và đảm bảo quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả. UBQLRR hiện nay có 9 thành

viên; chủ nhiệm là ông Stewart D. Hall, thành viên Hội đồng quản trị.
Trong quý cuối của năm 2011, UBQLRR đã có nhiều cuộc họp để thảo luận và xem xét các
rủi ro chủ yếu mà ACB đang gặp phải và biện pháp quản lý những rủi ro này. Một đánh giá
độc lập về quản lý rủi ro tại ACB đã được chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered
thực hiện và báo cáo cho UBQLRR. Các khuyến nghị của báo cáo đánh giá này đã được
chấp thuận và trở thành cơ sở và trọng điểm của kế hoạch hoạt động của UBQLRR trong
năm 2012.
Ủy ban Tín dụng (UBTD) là tên gọi mới của Hội đồng tín dụng kể từ tháng 11 năm 2011.
UBTD có vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị về việc xây dựng chiến lược, định hướng
phát triển tín dụng của ACB. Ngoài thẩm quyền cấp tín dụng thì UBTD, trên cơ sở ủy quyền

30


CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

của Hội đồng quản trị, còn phê duyệt các vấn đề như quy trình cấp tín dụng, xếp hạng tín
dụng nội bộ, phân loại nợ, định giá tài sản đảm bảo và tài sản nhận đảm bảo cấp tín dụng,
sản phẩm tín dụng, nhân sự và thẩm quyền của các cấp phê duyệt tín dụng, v.v. UBTD hiện
nay có 21 thành viên, trong đó có 11 thành viên thường trực. Chủ nhiệm hiện nay là ông
Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc thường trực.
Hội đồng Xử lý rủi ro (HĐXLRR) có nhiệm vụ định kỳ xem xét việc phân loại tài sản có, trích
lập dự phòng rủi ro, theo dõi việc thu hồi nợ đối với các trường hợp rủi ro đã xử lý. HĐXLRR
hiện nay có 11 thành viên; Chủ tịch là ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng Đầu tư (HĐĐT) được duy trì để chuyên xử lý danh mục đầu tư hiện nay. Tổ chức
và cơ chế điều hành hoạt động đầu tư trong tương lai của ACB và các công ty con đang
được nghiên cứu theo hướng phân định rõ tính chất đầu tư để có thể quản lý phù hợp.
HĐĐT hiện nay có 9 thành viên; Chủ tịch là ông Lê Vũ Kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng Quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO) nay được chuyển thành cơ quan của Ban
điều hành. Trong năm 2011, ALCO đã có nhiều phiên họp chuyên đề, thường xuyên (1)

xem xét thực trạng của các vấn đề huy động, cho vay, thanh khoản, các hạn mức như hạn
mức tồn quỹ, tỷ lệ cho vay/nguồn vốn huy động, v.v., cũng như chính sách của cơ quan
quản lý nhà nước; (2) nêu nhận định; và (3) đưa ra quyết định chỉ đạo để ứng phó với tình
hình. Chủ tịch ALCO hiện nay là ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc.
Ban Chỉ đạo dự án chiến lược 2011-2015 (BCĐCL) được thành lập vào tháng 3 năm 2011,
có nhiệm vụ chỉ đạo Ban điều hành cụ thể hóa các định hướng chiến lược của ACB, chiến
lược phát triển các lĩnh vực hoạt động của ACB và đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội khách quan. Hiện nay BCĐCL có 6 thành viên, do Chủ tịch Hội
đồng quản trị Trần Xuân Giá làm Trưởng ban. Giúp việc cho BCĐCL là Văn phòng Dự án
chiến lược (PMO).
Tổ Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (TNCVM) trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập vào
tháng 11 năm 2011. TNCVM có nhiệm vụ lập báo cáo định kỳ về kinh tế vĩ mô của Việt
Nam; đề xuất những vấn đề cần quan tâm cho Ban lãnh đạo ACB; và chuẩn bị những đề
xuất để Ban lãnh đạo ACB đóng góp với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về các chính sách
kinh tế lớn, cũng như các chính sách thuộc lĩnh vực ngân hàng. Tổ trưởng hiện nay là ông
Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

31


×