Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN 1 NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ THỰC TẬP ……………………………… 2
1.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Nam Á và lí do chọn chủ đề báo cáo thực tập …2
1.1.1. Lí do chọn chủ đề báo cáo thực tập…………………………………………2
1.1.2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Nam Á ……………………………………. 2
1.2. Phân tích báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Nam Á …………………… 3
1.2.1. Phân tích khái quát cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn. ………………………… 3
1.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn …………………………… 7
1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nam Á.………………… 13
PHẦN 2 NHẬN XÉT……………………………………………………………16
2.1. Nhận xét……………………………………………………………………….16
2.1.1. Nhận xét chung ………………………………………………………… 16
2.1.2. Thành tựu của Ngân hàng Nam Á năm 2010 và định hướng năm 2011 16
2.1.3. Vị thế của Ngân hàng Nam Á…………………………………………….18
2.2. Quá trình tìm hiểu đề tài thực tập tại đơn vị………………………………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….20
Trang 2
Phần 1
NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Nam Á và lí do chọn chủ đề báo cáo thực tập.
1.1.1. Lí do chọn chủ đề báo cáo thực tập.
Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo bắt buộc, được quy định thống nhất về
danh mục các báo cáo, biểu mẫu, hệ thống các chỉ tiêu, nguyên tắc và phương pháp
lập. Do đó, BCTC của các Ngân hàng thương mại được lập theo các chuẩn mực,
chế độ kế toán áp dụng cho các Ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh BCTC
Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh và các luồng tiền của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông
người sử dụng cả trong và ngoài Ngân hàng trong việc ra các quyết định kinh tế. Vì
vậy, công tác phân tích BCTC là không thể thiếu và ngày càng quan trọng đối với
mỗi Ngân hàng và các đối tượng quan tâm.
Trong quá trình thực tập tại Phòng kế toán tổng hợp của Ngân hàng Nam Á,
có cơ hội tìm hiểu về hoạt động kế toán của Ngân hàng, được tiếp xúc với BCTC
của Ngân hàng cùng với những kiến thức đã học được, em đã chọn “Phân tích
BCTC của Ngân hàng Nam Á” làm nội dung cho báo cáo thực tập của mình, nhằm
hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Ngân hàng Nam Á, đồng thời có thể vận
dụng những kiến thức của mình vào thực tế.
Vì thời gian thực tập chỉ 2 tháng và kiến thức bản thân còn hạn chế, phạm vi
của báo cáo thực tập có giới hạn nên em chỉ thực hiện phân tích những nội dung cơ
bản trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của
Ngân hàng, số liệu sử dụng là trong hai năm 2009 và 2010. Quá trình phân tích
cũng có thể còn sai sót và chưa thật sự chuyên sâu, rất mong những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô và các cán bộ công tác tại Ngân hàng Nam Á để báo cáo này hoàn
thiện hơn.
1.1.2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Nam Á.
Ngân hàng TMCP Nam Á ( gọi tắt là Ngân hàng Nam Á) được Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép
và chính thức đi vào hoạt động ngày 21 tháng 10 năm 1992 trên cơ sở hợp nhất của
ba Hợp tác xã tín dụng: An Đông, Thị Nghè và Tân Định.
Ngân hàng Nam Á là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần
được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, từ 4 điểm hoạt động ban đầu, đến nay Ngân
hàng đã phát triển thành một hệ thống có mạng lưới kinh doanh gồm 50 đơn vị và
01 công ty trực thuộc trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Bình Phước, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng với tổng số cán bộ
nhân viên trên 900 thành viên, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình công tác.
Trang 3
Trong suốt 18 năm qua Ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định,
dần khẳng định vị trí của mình trong ngành Ngân hàng. Với phương châm hoạt
động: “ Phát triển, Hiệu quả, An toàn và Bền vững”, trong tương lai sẽ tiếp tục phấn
đấu hướng đến những mục tiêu rõ ràng để có thể đạt những thành công lớn hơn nữa.
1.2. Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Nam Á
1.2.1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn.
Phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn là nội dung phân tích đầu
tiên giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quát về tài sản – nguồn vốn của
ngân hàng và mối quan hệ giữa chúng trên bảng cân đối kế toán. Từ cái nhìn tổng
quát đó sẽ có những đánh giá sơ bộ đầu tiên và luôn có hiểu biết một cách toàn diện
ngay cả khi đi phân tích các nội dung chi tiết.
Bảng 1: Bảng phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn
Chỉ tiêu
31/12/2010
31/12/2009
Chênh lệch
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
(+/-) Số
tuyệt đối
(+/-) Số
tương đối
I. Tài sản
1. Tiền mặt tại quỹ 354.103 2.44 181.349 1.66 172.75 95.26
2. Tiền gửi tại NHNN 64.839 0.45 73.085 0.67 (8.25) -11.28
3. TG tại TCTD khác 2,757.484 19.01 3,476.304 31.78 (718.82) -20.68
4. Chứng khoán KD 235.560 1.62 169.291 1.55 66.27 39.15
5. Cho vay khách hàng 5,247.743 36.17 4,987.230 45.59 260.51 5.22
6. Chứng khoán ĐT 2,703.988 18.64 896.135 8.19 1,807.85 201.74
7. Góp vốn, ĐT dài hạn 240.480 1.66 93.603 0.86 146.88 156.91
8. Tài sản cố định 524.641 3.62 427.587 3.91 97.05 22.70
9. Bất động sản ĐT 0.00 30.516 0.28 (30.52) -100
10.Tài sản có khác 2,379.886 16.40 603.009 5.51 1,776.88 294.67
Tổng TS 14,508.724 100
10,938.10
9 100 3,570.62 32.64
II. Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
1.Tiền gửi và vay các
TCTD khác 4,056.061 27.96 3,405.061 31.13 651.00 19.12
2.Tiền gửi khách hàng 5,781.793 39.85 4,500.524 41.15 1,281.27 28.47
3.Vốn tài trợ, ủy thác ĐT,
cho vay TCTD chịu RR
61.400 0.42 10.043 0.09 51.36 511.37
4.Phát hành GTCG 1,339.123 9.23 1,549.010 14.16 (209.89) (13.55)
5.Các khoản nợ khác 1,095.455 7.55 136.792 1.25 958.66 700.82
B. Vốn và các quỹ
1. Vốn của TCTD 2,000.035 13.79 1,252.872 11.45 747.16 59.64
2. Quỹ của TCTD 36.245 0.25 27.732 0.25 8.51 30.70
3. LN chưa phân phối 138.612 0.96 56.075 0.51 82.54 147.19
Tổng nguồn vốn 14,508.724 100
10,938.10
9 100 3,570.62 32.64
Nguồn: Bảng CĐKT hợp nhất Ngân hàng Nam Á 2010
Trang 4
Từ bảng trên, ta có thể thấy:
Về tài sản:
Năm 2010, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á đạt 14,508.724 tỷ đồng, tăng
3,570.62 tỷ đồng, tương đương 32.64% so với đầu năm. Theo chỉ tiêu Nghị quyết
Đại hội đồng cổ đông tại Đại hội cổ đông lần thứ 18 đề ra là 16,500 tỷ đồng, thì
năm 2010, Ngân hàng vẫn chưa đạt được, và chỉ thực hiện được 87.93% so với chỉ
tiêu. Tuy chưa đạt được kế hoạch đề ra, nhưng Tổng tài sản của Ngân hàng cũng đã
có chuyển biến đáng kể. Góp phần vào sự tăng của Tổng tài sản phải kể đến sự tăng
vượt bậc của các khoản mục, cụ thể là: Tài sản có khác tăng đến 294.67% so với
năm 2009; tiếp theo là Chứng khoán đầu tư: từ 896.135 tỷ đồng năm 2009, sang
năm 2010 con số này là 2,703.988 tỷ đồng, là một sự thay đổi thật sự ấn tượng.
Không thể không kể đến khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn với mức tăng 146.88 tỷ
đồng, tương đương tăng 156.91% và khoản mục Tiền mặt tại quỹ: với mức tăng
95.26% đã đạt giá trị 354.103 tỷ đồng vào năm 2010,
Bên cạnh sự tăng lên của một số khoản mục thì cũng có một số khoản mục giảm
đi về giá trị cũng như tỷ trọng trên tổng Tài sản. Tiền gửi tại TCTD khác đã giảm
20.68% so với năm 2009. Trong năm 2010, Ngân hàng Nam Á không có Bất động
sản đầu tư, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản ở năm trước (0.28%)
nhưng sự sụt giảm này cũng có tác động làm giảm giá trị Tổng tài sản.
Có thể thấy trong cơ cấu Tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á, Cho vay khách
hàng và Tiền gửi tại TCTD khác luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2009,
khoản mục Cho vay khách hàng chiếm tới 45.59% trong Tổng tài sản, nhưng đến
năm 2010 thì chỉ còn 36.17%, mặc dù vẫn tăng về mặt số tuyệt đối. Điều này cho
thấy tốc độ tăng của Tổng tài sản trong năm 2010 nhanh hơn tốc độ tăng của Cho
vay khách hàng. Tỷ trọng của Tiền gửi tại TCTD khác giảm đi đáng kể, chỉ còn
chiếm 19.01% trong Tổng tài sản, trong khi con số này ở năm 2009 là 31.78%, về
mặt giá trị của khoản mục này cũng giảm đi, sự thay đổi này đã tác động giảm đáng
kể đến Tổng tài sản. Nếu không có sự giảm này thì giá trị Tổng tài sản của Ngân
hàng có thể còn tăng nhiều hơn nữa trong năm 2010.
Ở bảng trên ta cũng thấy Tài sản có khác và Chứng khoán đầu tư không những
tăng về lượng mà tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản cũng tăng lên đáng kể. Cụ
thể, Tài sản có khác chỉ chiếm 5.51% trong năm 2009, đến năm 2010 khoản mục
này đã có sự biến đổi bất ngờ khi chiếm tới 16.04%. Đối với khoản mục Chứng
khoán đầu tư, sự biến đổi này là từ 8.19% lên 18.64%. Nhờ sự tăng lên cả về lượng
và chất này mà hai khoản mục này đã có tác động đáng kể đến sự tăng lên của Tổng
tài sản năm 2010.
Ngoài ra, những thay đổi của các khoản mục khác cũng góp phần làm ảnh hưởng
đến sự thay đổi chung của Tỏng tài sản, như: Góp vốn đầu tư dài hạn chỉ chiếm
0.86% trong Tổng tài sản năm 2009, đến năm 2010 đã tăng đáng kể, chiếm 1.66%;
Tiền mặt tại quỹ cũng nâng mức độ ảnh hưởng của mình đối với Tổng tài sản bằng
việc tăng lên chiếm 2.44% Tổng tài sản vào năm 2010,…
Dựa vào bảng sau ta sẽ thấy rõ được mức độ tác động của từng khoản mục đến
Tổng tài sản:
Trang 5
Bảng 2: Tác động của các khoản mục đến Tổng tài sản năm 2010
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2009 Thay đổi
Mức độ ảnh
hưởng đến
Tổng TS(%)
Tỷ trọng
(%)
Tỷ trọng
(%)
(+/-) Số
tương đối (%)
I. Tài sản
1. Tiền mặt tại quỹ 2.44 1.66 95.26 1.58
2. Tiền gửi tại NHNN 0.45 0.67 (11.28) (0.08)
3. Tiền gửi tại TCTD khác
và cho vay TCTD khác 19.01 31.78 (20.68) (6.57)
4. Chứng khoán KD 1.62 1.55 39.15 0.61
5. Cho vay khách hàng 36.17 45.59 5.22 2.38
6. Chứng khoán ĐT 18.64 8.19 201.74 16.53
7. Góp vốn, ĐT dài hạn 1.66 0.86 156.91 1.34
8. Tài sản cố định 3.62 3.91 22.70 0.89
9. Bất động sản ĐT 0 0.28 (100) (0.28)
10.Tài sản có khác 16.40 5.51 294.67 16.24
Tổng TS 100 100.00 32.64
Tổng tác động 32.64
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Nam Á năm 2010
Biểu đồ sau sẽ thể hiện sự thay đổi của Tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á từ năm
2007-2010:
Có thể nhận thấy tỷ trọng của Đầu tư GTCG tăng rõ rệt từ năm 2007 tới nay,
hiện nay đang chiếm 20.26% trong Tổng tài sản. Đầu tư là hoạt động mang lại
nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nên việc Ngân hàng Nam Á mở rộng đầu tư sẽ giúp
đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời có thể đảm
bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng lúc cần thiết thông qua bán hoặc chiết khấu
trên thị trường. Việc phát triển đầu tư là dấu hiệu đáng mừng nhưng cũng cần quan
tâm đến những rủi ro mà nó mang lại, yêu cầu phải có đội ngũ chuyên gia giàu kinh
nghiệm, nhạy bén với thị trường để có thể vừa mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng,
vừa giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
Về nguồn vốn:
Có thể nhận thấy một điều rõ ràng là qua hơn 18 năm hoạt động, nguồn vốn của
Ngân hàng Nam Á luôn có sự tăng trưởng, thể hiện ở biểu đồ sau:
Xu hướng tăng của nguồn vốn duy trì qua các năm. Để thấy rõ hơn về sự thay
đổi này trong hai năm 2009 và 2010, ta sử dụng số liệu đã được tổng hợp ở bảng 1.
Tổng nguồn vốn năm 2010 là 14,508.724 tỷ đồng, tăng 3,570.62 tỷ đồng (tương
ứng 32.64%) so với năm 2009. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nam Á
năm 2009, dễ dàng nhận ra Tiền gửi khách hàng, Tiền gửi và vay các TCTD khác và
Hình 1: Cơ cấu Tổng tài sản
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010.
Năm
Tỷ trọng
Hình 2: Thay đổi Nguồn vốn qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Nguồn vốn (Tỷ đồng)
Năm
Trang 6
Phát hành giấy tờ có giá là ba khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, sang năm 2010
thì vị trí của Phát hành giấy tờ có giá được thay bởi Vốn của TCTD.
Đầu tiên phải kể đến Tiền gửi khách hàng. Đây là nguồn vốn huy động quan
trọng nhất đối với tất cả các Ngân hàng, tạo cơ sở cho Ngân hàng mở rộng và nâng
cao chất lượng hoạt động. So với năm 2009, khoản mục này tăng 28.47%, tuy nhiên
xét về mặt tỷ trọng trong Tổng nguồn vốn thì đã giảm từ 41.15% xuống còn
39.85%, theo đó tác động làm cho Tổng nguồn vốn tăng 11.71% trong năm 2010.
Như vậy chứng tỏ tốc độ tăng của Tiền gửi khách hàng chậm hơn so với tốc độ tăng
của Tổng nguồn vốn.
Khoản mục cũng rất quan trọng đó là Tiền gửi của TCTD khác và vay của TCTD
khác. Năm 2010, khoản mục này tăng 651 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng của nó lại giảm
đi, chiếm 27.96% trong Tổng nguồn vốn. Tuy vậy nó vẫn có tác động đáng kể đến
Tổng nguồn vốn, góp phần làm Tổng nguồn vốn tăng 5.95% trong năm 2010.
Vốn của TCTD đã tăng từ 1,252.872 tỷ đồng lên 2,000.35 tỷ đồng, tương ứng
với mức tăng 59.64%. Cùng với đó là sự tăng lên về tỷ trọng đối với Tổng nguồn
vốn, vượt qua khoản mục Phát hành GTCG, với 13.79%.
Năm 2010 cũng là năm mà Các khoản nợ khác tăng đột biến với mức tăng
700.82%, với mức tăng quá lớn thì tỷ trọng của Các khoản nợ khác cũng tăng lên
đáng kể, chiếm 7.55% trong Tổng nguồn vốn, góp phần quan trọng trong sự tăng
lên của Tổng nguồn vốn. Lợi nhuận chưa phân phối cũng có sự chuyển biến ấn
tượng, đạt 138.612 tỷ đồng, tăng 147.19% so với năm 2008. Tuy nhiên nó chỉ chiếm
tỷ trọng khá nhỏ trong Tổng nguồn vốn (0.96%) nên tác động không đáng kể đến sự
biến động chung của Tổng nguồn vốn.
Như đã nói trên, năm 2010 có một khoản mục giảm sút cả về giá trị lẫn tỷ trọng
trong Tổng nguồn vốn. Đó là Phát hành GTCG, đã giảm 209.89 tỷ đồng và hiện chỉ
còn chiếm 9.23% trong Tổng nguồn vốn thay vì 14.16% như năm 2009.
Hầu hết các khoản mục thuộc Tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều có xu hướng
tăng về số tuyệt đối, xét về mặt tỷ trọng cũng có một số khoản mục đã củng cố vị trí
đáng kể, nâng cao mức độ ảnh hưởng của chúng đến Tổng nguồn vốn. Nhìn chung,
xu hướng thay đổi của cơ cấu nguồn vốn là phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu tài
sản. Sự tăng lên của Tổng nguồn vốn và Tổng tài sản qua các năm cho thấy Ngân
hàng Nam Á đang trên đà phát triển. Việc xây dựng cơ cấu tài sản, nguồn vốn sao
cho thích hợp với đặc điểm Ngân hàng, phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong
từng giai đoạn là vấn đề cần được quan tâm để có thể tối ưu hóa hiệu quả sử dụng
nguồn lực của Ngân hàng, tạo ra hình ảnh về một Ngân hàng luôn chủ động trước
những biến động của thị trường, vượt qua khó khăn và tiến lên không ngừng.
1.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nam Á
1.2.2.1. Phân tích vốn tự có của Ngân hàng Nam Á
Thông qua biểu đồ sau đây, ta có thể thấy được biến động của Vốn tự có cuả
Ngân hàng Nam Á qua các năm:
Hình 2: Thay đổi Vốn tự có qua các năm
Vốn và các quỹ
(Tỷ đổng)
Trang 7
Biểu đồ thể hiện rõ Vốn tự có của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, biểu thị
sự phát triển của Ngân hàng Nam Á trên chặng đường hoạt động của mình. Theo
đó, Vốn tự có của Nam Á năm 2007 là 666.501 tỷ đồng, năm 2008 là 1,289.183 tỷ
đồng, năm 2009 là 1,336.679 tỷ đồng và năm 2010 đạt 2,174.891 tỷ đồng. Từ năm
2009 đến 2010 là sự tăng lên vượt bậc của Vốn tự có của Ngân hàng với mức tăng
tương đương 62.71%.
Bảng 3: Đánh giá Vốn tự có của Ngân hàng Nam Á
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Tỷ đồng)
Tương
đối (%)
1. Vốn và các Quỹ 2,175 100 1,336.679 100 838.213 62.71
Vốn Điều lệ 2,000 91.9586 1,252.837 93.7276 747.163 59.64
Vốn đầu tư XDCB 0.010 0.0005 0.010 0.0007 0 0
Vốn khác 0.025 0.0011 0.025 0.0019 0 0
Quỹ của TCTD 36.245 1.6665 27.732 2.0747 8.513 30.70
Lợi nhuận chưa pp 138.612 6.3733 56.075 4.1951 82.537 147.19
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Nam Á năm 2010
Nhìn chung trong năm 2009 và 2010, cơ cấu Vốn tự có của Ngân hàng Nam Á
không có sự thay đổi, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là Vốn điều lệ với 93.73% ở năm
2009 và 91.96% ở năm 2010. Năm 2010 cũng cho thấy sự thay đổi lớn của Lợi
nhuận chưa phân phối, không những tăng về mặt giá trị mà tỷ trọng của nó cũng
tăng lên, góp phần tăng mức ảnh hưởng của khoản mục này đối với Vốn tự có.
Vì Vốn tự có của Ngân hàng có mối quan hệ tổng số nên ta có thể thấy: Vốn tự
có của Ngân hàng Nam Á năm 2010 tăng lên là do Vốn điều lệ tăng từ 1,252.837 tỷ
đồng lên 2000 tỷ đồng (tương đương tăng 747.163 tỷ đồng), Quỹ của TCTD tăng
8.513 tỷ đồng, Lợi nhuận chưa phân phối tăng 82.537 tỷ đồng. Có hai khoản mục
không thay đổi so với năm 2009 là Vốn đầu tư XDCB và Vốn khác; tuy vậy; kết
hợp lại, Vốn tự có cũng đã tăng lên 838.213 tỷ đồng trong năm 2010. Có sự tăng lên
đáng kể như vậy, đặc biệt là ở khoản mục Vốn điều lệ, là vì Ngân hàng thực hiện lộ
trình tăng vốn để đảm bảo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ,
đến 31/12/2010 Vốn điều lệ phải đạt 3,000 tỷ đồng. Đối với Ngân hàng Nam Á, kế
hoạch Vốn điều lệ đạt 3,000 tỷ đồng trong năm 2010 nhưng Ngân hàng chỉ đạt
66.67% so với kế hoạch, sang năm 2011, Ngân hàng tiếp tục thực hiện và Vốn điều
lệ đã đạt 3,000 tỷ đồng vào tháng 01/2011, và Nghị định 10/1011/NĐ-CP đã cho
phép các Ngân hàng được dời thời hạn hoàn thành việc tăng Vốn điều lệ lên 3,000
tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2011. Như vậy, Ngân hàng Nam Á vẫn thực hiện
đúng lộ trình tăng vốn theo quy định.
Mặc dù Vốn tự có của Ngân hàng Nam Á vẫn chưa thể so sánh với các Ngân
hàng hàng đầu, nhưng mức tăng trưởng này đã thể hiện sự cố gắng của toàn Ngân
hàng trong suốt quá trình hoạt động. Theo khoản 2, Điều 4, Thông tư số
13/2010/TT-NHNN quy định duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% (tỷ lệ an toàn
vốn hợp nhất), trong khi tỷ lệ này ở Ngân hàng Nam Á là 18.04% (Theo Báo cáo
thường niên 2010 của Ngân hàng Nam Á), điều này cho thấy Ngân hàng Nam Á
không những đang không ngừng phát triển mà còn tuân thủ tốt các quy định của
Năm
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Trang 8
Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên, nếu so với kế
hoạch của Ngân hàng Nam Á là Hệ số an toàn vốn lớn hơn 8% và nhỏ hơn 16% thì
Ngân hàng đã thực hiện vượt 2.04%. Ta có:
Vốn tự có hợp nhất
Tổng TS “Có” rủi ro hợp nhất
Trong đó, Vốn tự có hợp nhất và Tổng TS “Có” rủi ro hợp nhất được quy định
tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Căn cứ vào đó, Ngân hàng có
thể xây dựng cơ cấu Vốn tự có và cơ cấu Tổng TS “Có” rủi ro hợp lý, vừa đảm bảo
thực hiện đúng quy định,vừa đạt kế hoạch đề ra, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng.
1.2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nam Á.
Ngân hàng Nam Á thực hiện huy động vốn trên hai thị trường: thị trường 1-gồm
nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế và thị trường 2-bao gồm các
nguồn vốn huy động từ các TCTD khác.
a. Vốn huy động trên Thị trường 1
Năm 2010, tổng vốn huy động trên thị trường 1 là 7,120.916 tỷ đồng, tăng
17.71% so với năm 2009. Tiền gửi của TCKT và cá nhân tăng từ 4,500.124 tỷ đồng
lên 5,781.793 tỷ đồng vào năm 2010, trong khi đó Giấy tờ có giá lại giảm đi
13.55% chỉ còn 1,339.123 tỷ đồng.
Vốn huy động từ thị trường 1 đã tăng trưởng không ngừng trong những năm
liên tục:
Hình 3: Tăng trưởng Vốn huy động Thị trường 1
Biểu đồ trên cho thấy rõ những thay đổi của Vốn huy động trên thị trường 1 của
Ngân hàng Nam Á. Đặc biệt là ở khoản mục Giấy tờ có giá. Tuy có sự giảm đi ở
năm 2010 so với năm 2009, nhưng nếu so với năm 2007, 2008 thì có thể thấy việc
sử dụng công cụ này để huy động vốn trên thị trường 1 đã có những thay đổi vô
cùng lớn, chứng tỏ các Nhà điều hành Ngân hàng Nam Á đã linh hoạt hơn trong
việc sử dụng các công cụ để huy động vốn.
Sở dĩ có sự tăng trưởng của Vốn huy động trên Thị trường 1 là vì vào tháng
06/2010, Ngân hàng Nam Á đã vận hành hệ thống Core-banking, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển thêm các sản phẩm tiền gửi mới, nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của Khách hàng, như: Tiết kiệm bậc thang, Tiết kiệm lãi suất linh hoạt,
tiết kiệm lợi ích vượt trội, … Trong năm, Ngân hàng đã triển khai ba chương trình
khuyến mãi: “Tri ân khách hàng”, “Đồng hành tiết kiệm – tăng cao lợi tức”,
“Khuyến mãi mùa hè” để thu hút khách hàng, duy trì và phát hành số dư tiền gửi
(bao gồm Kỳ phiếu) để đạt mức 7,120.916 tỷ đồng cuối năm 2010.
Cơ cấu tiền gửi năm 2010 cũng có thay đổi đáng kể theo hướng tỷ trọng Tiền
gửi thanh toán tăng từ 9% lên 29.18%, tỷ trọng Tiền gửi tiết kiệm giảm từ 90.02%
Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất =
Vốn huy động
(Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Năm
Trang 9
xuống còn 70.56% trong tổng lượng tiền gửi của cá nhân và TCKT, tiền ký quỹ
cũng giảm từ 0.96% xuống chỉ còn chiếm 0.26% trong tồng vốn huy động từ thị
trường 1(Theo Báo cáo thường niên năm 2010). Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán tăng
lên là vì cùng với sự phát triển của xã hội, khách hàng đã thấy được sự tiện ích của
các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng nên nhu cầu mở tài khoản Tiền gửi thanh
toán cũng như lượng tiền gửi vào ngày càng tăng. Lượng tiền ký quỹ giảm đi có thể
vì yêu cầu ký quỹ của Ngân hàng đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ đã ít đi,
thay vào đó là sử dụng tài sản thế chấp hoặc có thể dựa trên uy tín của khách hàng
mà đưa ra mức ký quỹ hợp lý.
b. Vốn huy động trên thị trường 2
Số dư Tiền gửi của TCTD khác và vay của TCTD khác vào cuối năm 2010 là
4,056.061 tỷ đồng, tăng 19.12% so với năm 2009.Trong khi đó, kế hoạch của Ngân
hàng Nam Á là sẽ giảm bớt nguồn vốn huy động từ thị trường 2 xuống 26.25%, chỉ
còn 2,500 tỷ đồng.Như vậy, Ngân hàng đã vượt rất nhiều so với kế hoạch, điều này
có thể ảnh hưởng đến định hướng chung của Ngân hàng, vì khi đưa ra con số kế
hoạch chắc chắn đã có những dự tính riêng của những nhà lãnh đạo Ngân hàng. Cụ
thể, Tiền gửi của TCTD khác tăng thêm 515.4 tỷ đồng, đạt 3,895.361 tỷ đồng, Vay
của TCTD tăng vượt bậc, từ 25.1 tỷ lên đến 160.7 tỷ. Ngoài ra, còn có Vốn tài trợ,
ủy thác đầu tư, cho vay TCTD có rủi ro là 61.4 tỷ đồng, trong khi năm 2009, con số
này chỉ 10.043 tỷ đồng.
Có những thay đổi như vậy là vì hầu hết các NHTM trong nước và một số
NHTM Nhà nước thực hiện tái cấp hoặc mở rộng hạn mức giao dịch với Ngân hàng
Nam Á. Trong đó, có các Ngân hàng nước ngoài như: HSBC, Shinhanbank. Hạn
mức giao dịch tiền tệ và ngoại hối (MM-FX) trong năm 2010 được xem là đầy đủ
và nhiều nhất so với các năm trước. Đây là bước tiến của Ngân hàng Nam Á trong
giao dịch MM-FX trên thị trường liên ngân hàng. Các hoạt động giao dịch vốn được
quy định rõ ràng cùng với công tác phê duyệt hạn mức đối tác và hạn mức giao dịch
giúp cho việc quản lí rủi ro được tốt hơn, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng ổn
định và an toàn.
Hoạt động Huy động vốn là một trong những đặc trưng trong hoạt động Ngân
hàng, nó tạo ra nguồn vốn lớn để Ngân hàng thực hiện các hoat động khác của
mình. Năm 2010, Ngân hàng Nam Á đã huy động được 11,298.377 tỷ đồng trên cả
hai thị trường, trong khi kế hoạch là 12,500 tỷ đồng, trên thị trường 1 huy động
được 7,180.916 tỷ đồng, thị trường 2 là 4,117.461 tỷ đồng. Như vậy, chủ yếu vốn
huy động của Ngân hàng Nam Á là từ thị trường 1 mặc dù vẫn chưa đạt kế hoạch đề
ra. Đây là xu hướng chung của tất cả các Ngân hàng, vì hình thức huy động vốn trên
thị trường 1 đa dạng hơn, và nguồn huy động từ thị trường này cũng dồi dào hơn.
1.2.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nam Á
Bảng 4: Bảng kê sử dụng vốn của Ngân hàng Nam Á
Khoản mục Năm 2010 Năm 2009 Thay đổi
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Tỷ đồng)
Tương
đối (%)
Dư nợ tín dụng 5,302 56.91 5,013 73.65 289 5.77
Đầu tư GTCG 2,940 31.56 1,065 15.65 1,875 176.06
Góp vốn mua CP 240 2.58 94 1.38 146 155.32
Trang 10
Đầu tư ,mua sắm TSCĐ 831 8.92 631 9.27 200 31.70
TG tại TCTD khác 2.757 0.03 3.476 0.05 (0.719) (20.68)
Tổng 9,316 100 6,806 100 2,491 36.87
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á năm 2010
Bảng 4 cho ta thấy năm 2010 Ngân hàng Nam Á đã sử dụng vốn vào Hoạt động
Tín dụng; Đầu tư GTCG; Góp vốn mua cổ phần; Đầu tư, mua sắm TSCĐ và gửi
vào các TCTD khác.
a. Hoạt động Tín dụng.
Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2010 là 5,302 tỷ đồng, chỉ tăng 5.77% so với
năm 2009. Tuy có tăng về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng, thì hoạt động Tín
dụng năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn chiếm 56.91% so với 73.72% ở năm 2009.
So với kế hoạch đề ra, dư nợ Tín dụng năm 2010 phải đạt 6,300 tỷ đồng, thì Ngân
hàng Nam Á đã thực hiện được 84.16% .
Trong năm 2010, Ngân hàng thực hiện tái cơ cấu dư nợ nhằm mục đích an toàn,
nâng cao chất lượng và phát triển Tín dụng bền vững cho thời kì tới, đó là lí do vì
sao hoạt động tín dụng không tăng nhiều so với năm trước.
Cơ cấu Tín dụng của Ngân hàng Nam Á cũng có những thay đổi, tuy nhiên sự
thay đổi này là không đáng kể thể hiện qua các biểu đồ sau:
Hình 4: Dư nợ theo loại tiền
Năm 2009 Năm 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Nếu phân loại theo loại tiền thì dư nợ theo Việt Nam đồng vẫn đứng vị trí thứ
nhất với 93.6%, đạt 4,961 tỷ đồng, tăng 295 tỷ đồng so với đầu năm; tiếp theo là dư
nợ bằng vàng đạt 238 tỷ đồng, giảm 4.2%; và cuối cùng là dư nợ bằng ngoại tệ với
tỷ trọng 1.9%. Dư nợ bằng vàng giảm là do Ngân hàng Nam Á tuân thủ Thông tư
22/2010/TT-NHNN về hạn chế cho vay vàng mua nhà và kinh doanh vàng miếng.
Theo tiêu thức đối tượng khách hàng, thì dư nợ tín dụng đối với hai đối tượng
khách hàng đều tăng. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2010 tăng
7.5%, đạt 2,916 tỷ đồng trong năm 2010, và mức tăng là 3.8% đối với khách hàng là
doanh nghiệp với mức 2,386 tỷ đồng.
Hình 5: Dư nợ theo đối tượng khách hàng
Năm 2009 Năm 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á các năm 2007, 2008, 2009, 2010
Khách hàng mục tiêu của Ngân hàng Nam Á là khách hàng bán lẻ, chủ yếu là
các Doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh, nên dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
chiếm tỷ trọng lớn hơn là hợp lí. Trong hai năm 2009 và 2010, cơ cấu dư nợ tín
dụng theo tiêu thức đối tượng khách hàng có sự thay đổi: tỷ trọng cho vay khách
hàng doanh nghiệp tăng, trong khi đó tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân giảm.
Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của Tín dung cho khách hàng doanh nghiệp tăng
VNĐ Vàng Ngoại tệ
Cá nhân Doanh nghiệp
Trang 11
nhanh hơn tốc độ tăng của Tín dụng cho khách hàng cá nhân, có thể là do Ngân
hàng nới rộng chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp hơn.
Theo tiêu thức kì hạn, dư nợ trung, dài hạn đạt 2,124 tỷ đồng, giảm 6.4% so với
đầu năm, con số này đối với dư nợ ngắn hạn là 3,178 tỷ đồng, tương ứng mức
tăng15.9% so với cuối năm 2009, theo đó, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn
hơn với 59.9%, và dư nợ trung, dài hạn chiếm 40.1%.
Trong năm 2010, công tác xử lý, thu hồi nợ xấu được sự quan tâm chỉ đạo trực
tiếp từ HĐQT và Tổng Giám đốc. Chính sách về thu hồi nợ (hỗ trợ chi phí thu hồi
nợ), Quy chế miễn, giảm lãi do HĐQT ban hành đã tạo thuận lợi cho công tác thu
hồi nợ xấu diễn ra nhanh và hiệu quả , kết hợp với việc xử lý tài sản đảm bảo của
các khoản nợ xấu khi cần thiết để đảm bảo nguồn thu gốc, lãi cho Ngân hàng;
Ban xử lý nợ đã phối hợp với các đơn vị trong hệ thống tiến hành đôn đốc và
thu hồi đối với khách hàng phát sinh nợ xấu với tổng số tiền là 164 tỷ đồng, bao
gồm 151 tỷ đồng nợ vốn và 13 tỷ đồng nợ lãi. Mặc dù đã có những biện pháp tích
cực nhưng tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 2.18% vẫn cao hơn năm 2009 và cao hơn kế
hoạch đề ra là dưới 2%, sự vượt mức kế hoạch này có thể mang lại nhiều rủi ro cho
Ngân hàng hơn dự kiến.
Theo quy định tại điều 18, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư
19/2010/TT-NHNN: Đối với ngân hàng, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động
là không vượt quá 80%. Năm 2010, tỷ lệ này của Ngân hàng là 56.79%, tuân thủ
theo đúng quy định của NHNN. Trong việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài
hạn, tỷ lệ cho phép là không được vượt quá 30% và tỷ lệ thực hiện của Ngân hàng
Nam Á là 4.58%. Tuy tuân thủ đúng quy định và tránh được nhiều rủi ro cho Ngân
hàng, nhưng việc sử dụng một tỷ lệ quá nhỏ vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ
làm nguồn vốn của Ngân hàng kém linh hoạt, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Do
đó, Ban quản trị của Ngân hàng Nam Á nên xem xét lại trong việc sử dụng nguồn
vốn huy động ngắn hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm nhiều lợi
nhuận.
b. Các hoạt động khác
Nhằm củng cố và phát triển hoạt động đầu tư tài chính, Ngân hàng Nam Á đã
ban hành các quy trình, quy chế liên quan và đã đạt được kết quả đáng kể: Tính đến
cuối năm 2010, tổng mức đầu tư của Ngân hàng là 3,180 tỷ đồng. Cụ thể: Hoạt
động đầu tư GTCG (mà ở Ngân hàng Nam Á là đầu tư chứng khoán) chiếm tỷ trọng
thứ hai sau hoạt động tín dụng trong việc sử dụng vốn tại Ngân hàng Nam Á.
Không những tăng về mặt giá trị, hoạt động này còn tăng cả về mặt tỷ trọng, chiếm
31.56% trong hoạt động sử dụng vốn, chiếm 92.45% trong tổng vốn đầu tư, cho
thấy vai trò của nó đối với hoạt động của Ngân hàng là ngày càng quan trọng. Việc
sử dụng công cụ GTCG một cách nhạy bén và hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu lớn
cho Ngân hàng trong tương lai. Khoản góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Nam Á
trong năm 2010 là 240 tỷ đồng, tăng 155.32% so với năm 2009, và chiếm 7.55%
trong tổng vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư tài chính và góp vốn liên doanh, mua cổ
phần.
Giá trị đầu tư, mua sắm TSCĐ của Ngân hàng sau khi trích khấu hao là 831 tỷ
đồng, tăng 31.7% so với đầu năm. Trong đó, giá trị xây dựng cơ bản và mua sắm
TSCĐ là 306 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36.82%. Giá trị đầu tư TSCĐ chủ yếu tập
Trang 12
trung vào việc xây dựng Hội sở 201-203 Cách mạng tháng 8, dự kiến hoàn thành
vào quý 3/2011 và hoàn thiện dự án Corebanking. Việc chuyển sang Hội sở mới tạo
điều kiện cho Ngân hàng có đủ điều kiện cơ sở vật chất để tiếp tục phát triển các
sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng hiện đại mà do những hạn chế của địa điểm hiện tại
Ngân hàng chưa thể triển khai.
1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nam Á:
Bảng 5: Cơ cấu thu nhập thuần của Ngân hàng Nam Á
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(Tỷ đồng)
Tương
đối (%)
TN lãi thuần 262.516 65.65 202.867 92.07 59.649 29.40
TN thuần từ hoạt động DV 35.040 8.76 11.760 5.34 23.280 197.96
TN thuần từ KDNH 8.129 2.03 (14.400) (6.54) 22.529
TN thuần từ mua bán CKKD 29.271 7.32 4.403 2.00 24.868 564.80
TN thuần từ mua bán CKĐT 49.159 12.29 0.000 49.159
TN thuần từ hoạt động khác 12.248 3.06 13.341 6.05 (1.093) (8.19)
TN từ góp vốn, mua CP 3.512 0.88 2.374 1.08 1.138 47.94
Tổng TN thuần ngoài lãi 137.359 34.35 17.478 7.93 119.881 685.90
Tổng TN thuần 399.875 100 220.345 100 179.530 81.48
Chi phí hoạt động (170.863) (129.587) (41.276) 31.85
Chi phí DPRR tín dụng (44.194) (16.799) (27.395) 163.08
Tổng LN trước thuế 184.818 73.959 110.859 149.89
Chi phí thuế TNDN (46.207) (17.670) (28.537) 161.50
Lợi nhuận sau thuế 138.611 56.259 82.322 146.25
Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh hợp nhất Ngân hàng Nam Á năm 2010
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng thêm 110.859 tỷ đồng, đạt 184.818 tỷ đồng,
vẫn cách rất xa kế hoạch đề ra là 280 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng 149.89% cũng
cho thấy được sự phát triển của Ngân hàng trong năm 2010. Sự tăng lên này là do
ảnh hưởng từ sự tăng lên của nguồn thu nhập từ các hoạt động của Ngân hàng, cùng
ảnh hưởng của chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Trong đó, thu
nhập lãi thuần chiếm 65.65%, thu nhập ngoài lãi chiếm 34.35%. Cụ thể:
Thu nhập lãi thuần năm 2010 là 262.516 tỷ đồng. Khoản thu nhập này chịu tác
động của hai yếu tố: thứ nhất là Thu nhập lãi và các khoản tương tự (gồm: Thu lãi
tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ đầu tư chứng khoán…). So với năm 2009, yếu tố
này tăng thêm 54.02%, đạt 1,072.271 tỷ đồng. Yếu tố thứ hai là Chi phí lãi và các
chi phí tương tự (như: chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay,…) cũng đã tăng
64.14%. Do tốc độ tăng của Chi phí lãi và các chi phí tương tự nhanh hơn tốc độ
tăng của Thu nhập lãi và các khoản tương tự nên tổng hợp lại, thu nhập lãi thuần chỉ
tăng 29.40%.
Cũng như các NHTM khác, các nghiệp vụ truyền thống luôn đem lại nguồn
thu lớn nhất cho Ngân hàng Nam Á. Vẫn giữ vị trí thứ nhất, nhưng tỷ trọng của
khoản Thu nhập lãi thuần đã giảm đi đáng kể chỉ còn chiếm 65.65% tổng thu nhập,
trong khi con số này ở năm 2009 là 92.07%.Sự giảm đi về mặt tỷ trọng này là phù
hợp với xu hướng của Ngân hàng: Giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động tín
dụng, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Trang 13
Đối với các khoản thu nhập thuần ngoài lãi, năm 2010 chứng kiến sự thay đổi
vượt bậc của nhiều hoạt động. Đầu tiên là hoạt động mua bán hứng khoán đầu tư.
Năm 2009, Ngân hàng Nam Á không có nguồn thu từ hoạt động này, nhưng sang
năm 2010, hoạt động này mang lại nguồn thu đáng kể với mức đóng góp là 49.159
tỷ đồng, chiếm 12.29% tổng thu nhập của Ngân hàng, đứng thứ hai sau thu nhập từ
lãi. Tiếp đến là sự thay đổi cũng rất ấn tượng của hoạt động dịch vụ, mua bán chứng
khoán kinh doanh và thu nhập từ kinh doanh ngoại hối.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 163.38%, trong khi đó chi phí của hoạt
động dịch vụ tăng chậm hơn với tốc độ 120.17% nên làm cho Thu nhập thuần từ
hoạt động dịch vụ tăng với tốc độ rất nhanh (197.96%). Dịch vụ là hoạt động đem
lại nguồn thu lớn thứ ba trong các hoạt động của Ngân hàng Nam Á, thay đổi này là
vì suốt năm 2010, Ngân hàng Nam Á không ngừng gia tăng các sản phẩm dịch vụ
cho khách hàng: dịch vụ thu hộ tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ chuyển tiền
trong và ngoài nước, dịch vụ chi hộ lương, hỗ trợ du học, nhận ủy thác xuất - nhập
khẩu…
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của Ngân hàng Nam Á trong
năm 2010 cũng hiệu quả hơn với mức thu nhập thuần tăng thêm 24.868 tỷ đồng,
góp phần nâng cao tỷ trọng của nguồn thu nhập này trong tổng thu nhập của Ngân
hàng lên ở mức 7.32%. Kinh doanh ngoại hối là hoạt động làm lỗ cho Ngân hàng ở
năm 2009 thì năm 2010 đã mang lại lãi thuần là 8.129 tỷ đồng. Nếu Ngân hàng chú
ý đến hoạt động kinh doanh ngoại hối thì đây sẽ là một trong những hoạt động
mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng trong bối cảnh diễn biến tỷ giá như hiện nay.
Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường sẽ giúp Ngân hàng nâng
cao hiệu quả của hoạt động này.
Chi phí hoạt động của Ngân hàng (gồm Chi phí khấu hao, lương, các chi phí
nhân viên khác và các chi phí khác cho hoạt động kinh doanh) năm 2010 tăng thêm
41.276 tỷ đồng, tương đương 31.85%, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng với tốc
độ lớn hơn (163.08%)… Tất cả thay đổi trong các nguồn thu nhập cùng các khoản
chi phí của Ngân hàng đã góp phần tác động đến lợi nhuận trước thuế, và sau đó là
lợi nhuận sau thuế, sau khi đã tính đến chi phí thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế của
Ngân hàng Nam Á năm 2009 là 56.259 tỷ đồng, năm 2010 con số này là 138.611 tỷ
đồng, tăng 146.25%, là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo
cũng như toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nam Á trong suốt một năm qua.
Sự phát triển của Ngân hàng Nam Á có thể thấy rõ hơn qua hai chỉ tiêu ROA
và ROE. Năm 2009, ROA và ROE của Ngân hàng lần lượt là 0.5% và 4.29%, năm
2010, ROA là 1.09% và ROE là 7.89%. Hai chỉ tiêu này đều tăng ở năm 2010, là
dấu hiệu tốt, cho thấy Ngân hàng Nam Á đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn, đồng
thời ngày càng gia tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu.
Trang 14
Phần 2
NHẬN XÉT
2.1. Nhận xét
2.1.1. Nhận xét chung
Việc lập, trình bày và công bố Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Nam
Á thực hiện theo VAS 22, theo quy định của Pháp luật về kế toán, trên cơ sở thực
hiện hợp nhất báo cáo của ngân hàng mẹ -Ngân hàng Nam Á và công ty con -Công
ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nam Á mà
Ngân hàng Nam Á nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Năm tài chính của Ngân hàng Nam Á bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Ngân hàng Nam Á hiện không trích lập dự phòng cho các tài khoản ngoại bảng
theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước về thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro với các
khoản cam kết ngoại bảng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Nam Á gồm: Bảng cân đối kế toán
hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ hợp nhất và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2010 của Ngân hàng Nam Á được
lập theo phương pháp trực tiếp.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Nam Á cho năm tài chính kết thúc
này 31/12/2010 đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C)
với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
2.1.2. Thành tựu của Ngân hàng Nam Á năm 2010 và định hướng năm 2011.
Trang 15
Tuy những phân tích về Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của Ngân hàng
Nam Á ở trên chỉ mới dừng lại ở việc phân tích những nội dung chủ yếu ở Bảng
Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Ngân hàng
nhưng qua đó, cũng thấy được phần nào tình hình hoạt động của Ngân hàng Nam Á
trong năm 2010, cũng như việc tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh
Ngân hàng.
Nhìn chung năm 2010, Ngân hàng Nam Á vẫn chưa thực hiện được kế hoạch
đề ra, nhưng cũng đã có những bước thay đổi tích cực: Vốn điều lệ của Ngân hàng
Nam Á chính thức đạt 3,000 tỷ đồng vào tháng 01/2011, gấp 600 lần so với lúc mới
thành lập; nâng cấp một phòng giao dịch lên thành chi nhánh, di dời và mở rộng
thêm 03 phòng giao dịch. Đặc biệt, thương hiệu Ngân hàng Nam Á càng được
khẳng định khi được Bộ Công thương trao tặng chứng nhận “Nhãn hiệu cạnh tranh
Việt Nam”, “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam”, và “Thương hiệu Việt Nam vàng”
do người tiêu dùng bình chọn trong năm 2010.
Trong những năm tiếp theo, để có thể nâng cao vị thế của Ngân hàng Nam Á,
hoàn thành các mục tiêu đề ra, các Nhà lãnh đạo Ngân hàng nên có những biện
pháp cụ thể và rõ ràng hơn trong từng giai đoạn. Việc đề ra các chỉ tiêu kế hoạch
phải căn cứ vào tình hình hoạt động của Ngân hàng và tiềm năng phát triển trong
tương lai của Ngân hàng, của toàn ngành và những biến đổi có thể có của thị
trường, để con số kế hoạch gần hơn với thực tế hoạt động của thị trường.
Tại Đại hội cổ đông lần thứ 19 diễn ra vào ngày 26/03/2011 đã biểu quyết
thông qua một số chỉ tiêu hoạt động như sau:
Bảng 6: Chỉ tiêu kinh doanh năm 2011của Ngân hàng Nam Á
Chỉ tiêu Kế hoạch 2011
(Tỷ đồng)
Tăng/giảm so với 2010
(%)
Vốn điều lệ 3,700 23
Tổng tài sản 18,000 25
Tổng huy động vốn
- Huy động TT1
- Huy động TT2
14,100
11,800
2,300
28
65
(41)
Tổng dư nợ 7,800 hoặc tối đa bằng
80% huy động TT1
47
Tỷ lệ thu ngoài cho vay >30%
Lợi nhuận trước thuế 460
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á năm 2010
Để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, các chỉ tiêu hoạt động khác cũng được
thông qua:
Thứ nhất là phát triển mạng lưới giao dịch: Đến quý 3 năm 2011, chuyển trụ
sở làm việc của Hội sở chính Ngân hàng Nam Á sang địa điểm mới, với cơ sở vật
chất khang trang, hiện đại hơn, góp phần đưa hình ảnh Ngân hàng Nam Á trở thành
một ngân hàng hiện đại đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Năm
2011, chỉ tiêu sẽ mở mới 8 chi nhánh, 12 phòng giao dịch, mở mới 20 quỹ tiết kiệm
và tiếp tục di dời, nâng cấp các Chi nhánh, phòng giao dịch chưa đạt chuẩn trong hệ
Trang 16
thống. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để gia tăng sức cạnh tranh trong
ngành.
Thứ hai là chính sách về nhân sự: xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đạt
mức 1,300 cán bộ nhân viên. Mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả
làm việc của nhân viên, đồng thời quỹ lương sẽ tăng 63.4% so với năm 2010 để
khuyến khích tinh thần làm việc nhân viên, cùng với đó là thực hiện chính sách
khoán lương, thưởng và phúc lợi hợp lí dựa trên kết quả kinh doanh theo quy chế
lương mới.
Thứ ba là tăng cường công tác kiểm soát, bảo đảm xuyên suốt, kịp thời và
thực hiện tốt các chỉ tiêu quản trị phục vụ công tác điều hành của Ngân hàng Nam
Á, giao nhiệm vụ cụ thể trong việc hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh cho từng quý.
Bên cạnh đó, hoạt động Marketing cũng được quan tâm, chiến lược phát
triển thương hiệu Ngân hàng Nam Á được xây dựng. Cùng với đó là tăng cường cả
về số lượng và chất lượng cho đội ngũ Marketing, đổi mới phong cách tiếp cận
khách hàng từ bị động sang chủ động nhằm kích thích và định hướng nhu cầu của
khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Kế hoạch triển khai các dịch vụ, sản phẩm theo hướng ngân hàng hiện đại của
Ngân hàng Nam Á hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của ngành cũng như xu
thế phát triển chung trên thế giới. Việc chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, hiện đại
hóa công nghệ tin học của Ngân hàng là các điều kiện cần thiết trong quá trình phát
triển của NAB. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới
hoạt động của NAB sẽ góp phần mở rộng cơ hội kinh doanh và phát triển thị trường
của Ngân hàng trong thời gian tới.
2.1.3 Vị thế của Ngân hàng Nam Á
Trong hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Nam Á thuộc nhóm ngân hàng có quy
mô tài sản và vốn ở mức trung bình. Ngân hàng Nam Á đang có những điểm mạnh,
lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức như sau:
a) Điểm mạnh
Chính sách giá cạnh tranh;
Lịch sử hoạt động có bề dày với mạng lưới khách hàng truyền thống có quan
hệ tín dụng lâu dài;
Cơ cấu tổ chức nhỏ, gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động, đặc biệt là với thị
trường doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Có đội ngũ nhân lực trẻ, nhiệt huyết, ham học hỏi, tận tâm với công việc.
b) Điểm yếu
Chiến lược dài hạn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Cơ sở vật
chất chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Ngân hàng hiện đại. Vì vậy, khả
năng cạnh tranh cũng như định vị được thương hiệu của ngân hàng trên thị trường
tài chính tiền tệ còn gặp một số hạn chế trong khi thực hiện;
Đội ngũ nhân viên đa số còn trẻ nên bị hạn chế về kinh nghiệm thực tế, công
tác đào tạo chưa được chú trọng đúng mức;
Danh mục sản phẩm hạn chế, chủ yếu tập trung vào những sản phẩm truyền
thống, chưa có sự đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới;
Công tác nghiên cứu thị trường để phân khúc, lựa chọn thị trường phù hợp còn
hạn chế.
c) Cơ hội
Trang 17
Nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển cũng như nhu cầu về các sản phẩm
dịch vụ tài chính được đánh giá có nhiều tiềm năng mở rộng và tăng cao;
Số lượng doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô
hoạt động vừa và nhỏ rất lớn;
Việt Nam có dân số khoảng 86 triệu và chỉ có số ít người dân sử dụng dịch vụ
ngân hàng, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Đây chính là cơ hội phát triển đối với ngành ngân hàng, đặc biệt là tiềm năng vốn
trong dân cư còn rất lớn.
d) Thách thức
Thị trường tài chính có nhiều biến động vượt ngoài tầm kiểm soát, gây những
khó khăn nhất định trong hoạt động điều hành của từng ngân hàng;
Tập quán cất giữ tiền mặt và tâm lý hạn chế sử dụng dịch vụ, đòn bẩy tài
chính từ ngân hàng vẫn được duy trì với một tỷ lệ cao trong dân chúng, đặc biệt với
nhóm khách hàng cá nhân;
Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước vẫn còn quá hạn chế so với
các ngân hàng nước ngoài về quy mô vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành và
quản lý rủi ro;
Thị trường tài chính được mở cửa hoàn toàn, các ngân hàng thương mại nước
ngoài theo lộ trình sẽ được đối xử bình đẳng NHTM trong nước. Đây là thách thức
rất lớn của các ngân hàng nội địa trong những năm tới.
Hoạt động ngân hàng vẫn đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập, mỗi ngân
hàng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, cơ hội và thách thức cũng luôn đi
cùng nhau, ngân hàng nào có thể khắc phục điểm yếu, tiếp tục phát huy các điểm
mạnh cũng như biết tận dụng các cơ hội sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Với
những bước đi và thành tựu đạt được trong năm 2010, với kinh nghiệm và nội lực
đã tích lũy được qua một quá trình phấn đấu lâu dài, tin rằng Ngân hàng Nam Á sẽ
vượt qua mọi khó khăn và tiếp tục thực hiện mục tiêu của mình, trong thời gian tới
sẽ trở thành một ngân hàng phát triển toàn diện , đa năng, hiện đại, cung cấp các
dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng cao với phương châm “Phát triển, hiệu quả, an
toàn, bền vững”.
2.2. Quá trình tìm hiểu đề tài thực tập tại đơn vị
Tiếp nhận sinh viên thực tập là một trong những hoạt động thường xuyên của
Ngân hàng Nam Á. Số lượng sinh viên thực tập là có hạn, chủ yếu tại các phòng
giao dịch hoặc chi nhánh, riêng em may mắn được phân công về Phòng Kế toán
tổng hợp tại Hội sở. Tại đây, em có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế,
có cơ hội quan sát cách xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các chị kế toán
viên, quy trình tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán của toàn hệ thống. Các chị kế
toán viên trong phòng nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc.
Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng có tính cạnh tranh cao nên Ngân hàng
Nam Á có những quy định chặt chẽ trong việc cung cấp tài liệu cho sinh viên thực
tập nhằm đảm bảo an toàn và bí mật cho các thông tin mang tính chất nội bộ. Công
tác kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thực hiện
hoàn thành vào ngày 22/03/2011, và đến ngày 26/03/2011 diễn ra Đại hội cổ đông
thường niên, Báo cáo tài chính hợp nhất 2010 đã kiểm toán mới được công bố. Do
Trang 18
đó, thời gian nghiên cứu báo cáo tài chính và thực hiện báo cáo thực tập của em hơi
hạn chế.
Vì Phòng Kế toán tổng hợp thực hiện công tác kế toán cho Hội sở và cho cả
hệ thống nên nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một ngày rất nhiều, tính chất nghiệp
vụ phức tạp hơn, việc xử lý các nghiệp vụ một cách chính xác là rất quan trọng, nên
em chỉ có cơ hội quan sát các kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ trên phần mềm
chứ không có cơ hội thực hành trực tiếp.
Những hạn chế trên mang tính khách quan nên khó có thể khắc phục được.
Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại phòng em cũng đã học được rất nhiều điều bổ
ích, có thể so sánh những kiến thức đã được học với thực tế và chuẩn bị những kĩ
năng cần thiết cho công việc sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM – Khoa Kế toán-Kiểm toán.(2009).Kế toán
Ngân hàng. NXB Thống kê.
2. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.(2009). Phân tích tài chính doanh nghiệp.
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
3. Ngân hàng TMCP Nam Á.(2007-2010). Báo cáo thường niên
4. Ngân hàng TMCP Nam Á.(2010). Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công
chúng.
5. Ngân hàng TMCP Nam Á.(2010). Điều lệ
6. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.(2008).Giáo trình phân tích báo cáo tài chính.
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.