Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Phối hợp sử dụng thí nghiệm vật lý với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học chương “Điện từ học” và chương “Quang học” Vật lý 9 Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.52 KB, 89 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đu

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

TN

Thí nghiệm

ĐC

Đối chứng

NC

Nam châm

MVT



Máy vi tính

PTN

Phòng thí nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

PTNN

Phương tiện nghe nhìn

PTDH

Phương tiện dạy học


TKHT

Thấu kính hội tu

PMDH

Phần mềm dạy học

TKPK

Thấu kính phân kì

THCS

Trung học cơ sơ

2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
STT
Bảng 3.1

Nội dung

Trang

Các mẫu TNSP được chọn trên cơ sơ giới thiệu


81

3.2

của GV vật lý trường THCS
Phân phối tần suất các bài kiểm tra

85

3.3

Phân phối tần suất tổng hợp các bài kiểm tra

85

3.4

Phân loại theo học lực của HS

86

3.5

Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi

86

3.6

Phân phối tần suất lũy tích


87

Phân phối xác suất HS đạt điểm Xi

86

Phân phối tần số lũy tích

87

Hình 1.1

Máy chiếu qua đầu loại 3MD 500

31

1.2

Máy chiếu qua đầu loại 3M 2660

31

1.3

Từ phổ của khung dây tròn

32

1.4


Từ phổ của NC thẳng

32

1.5

Máy chiếu hình đa năng

32

1.6

Video camera kĩ thuật số

33

Biểu đô
3.1
3.2

STT

Nội dung
3

Trang


1.7


Hình ảnh TN tạo từ phổ của dòng điện thẳng

36

1.8

Hình ảnh TN tạo từ phổ trong ống dây

36

1.9

Từ phổ của NC thẳng

37

1.10

Đường sức từ qua tiết diện cuộn dây

38

1.11

Cầu vông (sự phân tích ánh sáng trong tự nhiên)

39

1.12


Qui tắc bàn tay phải

39

1.13
1.14
1.15

Hoạt động của loa điện Hình ảnh của cảnh trong
đoạn video clip dùng TKHT lấy lửa từ ánh sáng
Cảnh
trong đoạn video clip dùng TKTH lấy lửa từ
mặt trời
ánh nắng mặt trời
Hình ảnh TN mô phỏng xung quanh dòng điện có
từ trường

40
41
41

1.16

Hình ảnh TN mô phỏng và TN thật trong PTN

42

1.17


Hình ảnh TN ảo

42

Hình 2.1

Hình ảnh TN tương tác giữa kim NC với từ
trường Trái Đất

57

2.2

Hình ảnh TN tương tác giữa hai NC điện

57

2.3

Từ phổ của NC thẳng

58

4


STT

Nội dung


Trang

2.4

Qui tắc nắm bàn tay phải

58

2.5

TN sự nhiễm từ của sắt thép

58

2.6

Qui tắc bàn tay trái

59

2.7
2.8

Hình ảnh TN mô phỏng đường sức xuyên qua tiết
diện S của cuộn dây
Hình ảnh TN xác định sự xuất hiện dòng điện cảm

59
59


ứng
2.9

Cấu tạo của máy biến áp

60

2.10

Hình ảnh TN về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

60

2.11
2.12
2.13a
2.13b
2.14
2.15
2.16

STT

Hình ảnh TN phát hiện đặc điểm ảnh của một vật
tạo bơi TKHT
Hình ảnh TN phát hiện đặc điểm ảnh của một vật
tạo bơi TKPK
Hình ảnh TN mô phỏng sự tán sắc ánh sáng trắng
khi qua lăng kính
Hình ảnh sự tán sắc ánh sáng qua lăng kính trong

PTN
Hình ảnh TN trộn các màu ánh sáng
Hình ảnh TN mô phỏng sự trộn màu của các màu
khác nhau
Hình ảnh video clip đinamô xe đạp

Nội dung
5

61
61
62
62
62
63
72

Trang


2.17

Hình ảnh đinamô gắn ơ xe đạp

73

2.18

Hình ảnh TN NC vĩnh cửu làm xuất hiện dòng


74

điện cảm ứng
2.19

Hình ảnh TN NC điệm làm xuất hiện dòng điện

75

cảm ứng
Sơ đô 1.1 Sơ đô quá trình tiến hành TN
Sơ đô 2.1

Qui trình chuẩn bị bài dạy học có sử dung TN
phối hợp với các PTNN trong điều kiện sử dung

2.2

Qui
chuẩn bị bài
cóhình
sử dung
MVTtrình
và Projector
hoặcdạy
tivihọc
màn
lớn TN

2.3


Qui
trình
sử dung
phối hợp TN trực diện của HS
camera
hoặc
overhead

phối hợp với các PTNN trong điều kiện sử dung
với các PTNN trong dạy học

6

25
68
69
71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của
quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng học sinh (HS) học tập có hứng thú, có
tích cực hay không? Có để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm
lành mạnh trong tâm hôn các em hay không?... Phần lớn phu thuộc vào PPDH của
người thầy.
Xu thế đổi mới PPDH hiện nay trên thế giới, nhìn chung đều thể hiện sự quan tâm
chuyển từ các kiểu tiếp cận truyền thống sang các kiểu tiếp cận mang tính đổi mới, từ
hệ thống các PPDH thu động sang các PPDH tích cực, biến chủ thể từ nhận thức thành

chủ thể hành động, đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học (QTDH),
thầy chỉ đạo, điều khiển để HS tự tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức mới [20].
Nền giáo duc của hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới trong nửa cuối thế kỉ
XX đều rất quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của HS. Trong xu thế
chung của thế giới, ngành Giáo duc và Đào tạo nước ta cũng đang tập trung quán
triệt muc tiêu giáo duc phổ thông trong giai đoạn mới là: “Giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghiã, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”[1]. Để thực hiện muc tiêu giáo duc phổ thông, Quyết định số 16/2006
của Bộ Giáo duc và Đào tạo đã xác định: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm của đối
tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học
sinh”[1].
Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm. Việc sử dung các thí nghiệm (TN) vật
lý trong quá trình dạy học là cần thiết và trơ thành nhiệm vu cấp bách của giáo viên
(GV) vật lý. Mặt khác, việc sử dung TN vật lý còn được quy định bơi tính chất của
7


quá trình nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV. TN có vai trò to lớn trong
việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong giờ học vật lý ơ trường trung
học cơ sơ (THCS).
Vì thế, nghiên cứu vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phối hợp TN với các
phương tiện nghe nhìn (PTNN) trong dạy học vật lý 9 THCS nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học ơ trường phổ thông trong tình hình hiện nay là rất cần thiết như trong
chiến lược phát triển giáo duc 2001 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số

201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ơ muc
5.2. đã nêu: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Chuyển từ việc truyền
thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học phương pháp
tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp;
phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học
sinh, sinh viên trong quá trình học tập…”[1].
Trong thực tiễn dạy học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới hiện nay
(triển khai đại trà năm học 2002 - 2003), rất nhiều GV còn lúng túng khi sử dung các
thiết bị dạy học. Việc sử dung các TN vật lý trong quá trình dạy học gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Khó khăn trước hết mà GV gặp
phải là các giờ học TN thường làm mất nhiều thời gian của thầy và trò, việc “cháy giáo
án” thường xuyên xảy ra trên lớp học. Nhiều TN có độ chính xác không cao nên phản
tác dung. Một số TN rất khó quan sát trong điều kiện bình thường của lớp học, đặc biệt
là các TN cần có phòng tối. Một số TN lại xảy ra quá nhanh làm cho HS chưa kịp quan
sát.
Trong dạy học vật lý, người GV không chỉ biết sử dung TN mà còn phải biết sử
dung các phương tiện trực quan khác, đặc biệt là PTNN. Tuy nhiên, trong thực tế
GV thường sử dung các phương tiện dạy học (PTDH) đó một cách độc lập mà chưa
tính đến việc phối hợp sử dung các phương tiện dạy học đó với nhau.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Phối hợp
sử dụng thí nghiệm vật lý với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học chương
“Điện từ học” và chương “Quang học” Vật lý 9 Trung học cơ sở”
2. Mục tiêu nghiên cứu
8


Nghiên cứu xây dựng qui trình phối hợp sử dung TN vật lý với các PTNN nhằm
tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trên giờ lên lớp, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học chương “Điện từ học” và
chương “Quang học” vật lý lớp 9 ơ trường THCS hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học chương “Điện từ học” và chương “Quang học” vật lý 9
THCS có phối hợp sử dung TN với các PTNN theo nhiều phương án khác nhau.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng qui trình phối hợp sử dung TN với PTNN trong dạy học chương
“Điện từ học” và chương “Quang học” vật lý lớp 9 THCS và soạn thảo bài dạy học
có sự phối hợp TN với PTNN, tổ chức thực nghiệm sư phạm (TNSP) trên địa bàn
thành phố Huế để đánh giá kết quả nghiên cứu.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học chương “Điện từ học” và chương
“Quang học” vật lý 9 THCS có phối hợp sử dung TN vật lý với các PTNN một cách đa
dạng theo đúng qui trình được đề xuất thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS,
nhờ đó mà chất lượng học tập môn vật lý 9 THCS sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được muc đích xác định trên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vu cơ bản
sau đây:
- Nghiên cứu cơ sơ lí luận và thực tiễn của việc đổi mới

PPDH vật lý và việc

phối hợp sử dung TN với PTNN theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
THCS.
- Xây dựng qui trình dạy học chương “Điện từ học” và chương “Quang học”
vật lý 9 THCS theo hướng phối hợp sử dung TN với các PTNN nhằm tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS.
- Xây dựng tiến trình dạy học cho một số bài học cu thể trong chương “Điện
từ học” và chương “Quang học” vật lý 9 THCS theo hướng phối hợp sử dung TN
với PTNN nhằm phát huy tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
- Tiến hành TNSP ơ các trường THCS để đánh giá kết quả và rút ra kết luận.


9


7. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu cơ sơ lí luận tâm lí học, giáo duc học và lí luận dạy học bộ môn
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS THCS.
- Nghiên cứu các muc tiêu, nội dung và nhiệm vu dạy học của bộ môn Vật lý ơ
trường THCS hiện nay.
- Nghiên cứu vai trò của TN và PTNN trong dạy học và việc phối hợp sử dung
chúng nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Thăm dò, trao đổi ý kiến với GV các trường THCS để đánh giá thực trạng
của việc sử dung TN và việc phối hợp TN với PTNN trong dạy học vật lý hiện nay
ơ một số trường THCS tại thành phố Huế.
- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để lấy ý kiến của GV về thực trạng tổ chức
dạy học các bài học vật lý có TN, đông thời lắng nghe yêu cầu nguyện vọng của
GV, các nhà quản lí giáo duc, các nhà sản xuất thiết bị TN và PTNN.
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành TNSP ơ các trường THCS có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của
các vấn đề nghiên cứu, cu thể là xem xét qui trình phối hợp sử dung TN các PTNN để
dạy học có đảm bảo tính tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS THCS trong các
giờ học vật lý hay không? Hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo hình thức mới đó
như thế nào?
 Phương pháp thống kê toán học
Sử dung phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bày kết
quả TNSP và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập
của hai nhóm đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN).
8. Đóng góp mới cua luận văn
 Đóng góp về mặt lí luận

Xây dựng cơ sơ lí luận về việc phối hợp sử dung TN với các PTNN trong dạy
học vật lý ơ trường phổ thông mà đặc biệt là ơ bậc THCS.
 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Xây dựng được qui trình phối hợp sử dung TN với các PTNN trong dạy học
chương “Điện từ học” và chương “Quang học” vật lý 9 THCS.

10


- Xây dựng tiến trình các bài dạy cu thể trong chương “Điện từ học” và
chương “Quang học” vật lý 9 THCS theo hướng phối hợp sử dung TN với các
PTNN để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS lớp 9 THCS.
- Luận văn sẽ là tài liệu bổ ích giúp GV có thể vận dung qui trình phối hợp sử
dung TN với các PTNN trong dạy học vật lý nói chung và chương “Điện từ học”,
chương “Quang học” vật lý 9 nói riêng ơ trường THCS.
9. Cấu trúc cua luận văn
Luận văn gôm có các phần: Phần mơ đầu, phần nội dung gôm 3 chương, cu thể:
 Chương 1: Cơ sơ lí luận và thực tiễn của việc phối hợp sử dung thí nghiệm
với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lý Trung học cơ sơ
 Chương 2: Qui trình phối hợp sử dung thí nghiệm với các phương tiện nghe
nhìn trong dạy học chương “Điện từ học” và chương “Quang học” vật lý lớp 9
Trung học cơ sơ
 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Phần phu luc

NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHỐI HỢP SỬ DỤNG

11


THÍ NGHIỆM VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN TRONG
DẠY HỌC VẬT LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT
LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.1. Cơ sở tâm lí học cua việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học vật lý
Theo tâm lí học nhận thức của con người diễn ra theo các mức độ khác nhau, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp ban đầu là nhận thức cảm tính
bao gôm các hoạt động cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh vào óc
mình những biểu hiện bên ngoài của sự vật hiện tượng, những cái đang tác động
trực tiếp vào giác quan. Mức độ cao gọi là nhận thức lí tính hay còn gọi là tư duy,
trong đó con người phản ánh vào óc mình những thuộc tính bản chất bên trong của
sự vật, nhờ những thao tác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu
tượng hóa để rút ra những nhân tố chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây dựng
thành công những khái niệm [8]. Vì vậy, theo tâm lí học nhận thức thì các PTNN
không những giúp HS quan sát rõ các sự vật, hiện tượng vật lý đang diễn ra mà còn
cho các em thấy được cấu trúc bên trong của sự vật và hiện tượng đó. Nhờ đó sẽ
kích thích khả năng nhận thức, tạo cơ sơ cho nhu cầu nhận thức xuất hiện và động
lực của quá trình nhận thức được duy trì và phát triển, làm cho người học đạt được
kết quả trong việc chiếm lĩnh tri thức lẫn hình thành khả năng tư duy sáng tạo.
Vưgotsky cho rằng, toàn bộ việc học được thực hiện trong “vùng phát triển
gần nhất”, vùng này chính là sự khác biệt giữa những gì có thể làm được với sự
giúp đỡ của GV. Cũng theo Vưgotsky, dạy học sẽ có hiệu quả hơn khi HS tham gia
các hoạt động với môi trường hỗ trợ học tập và khi các em nhận được những hướng
dẫn gián tiếp của PTDH trong đó có PTNN. Vai trò của PTNN hỗ trợ người học
hoàn thành nhiệm vu học tập gần với giới hạn trên của vùng “vùng phát triển gần
nhất” và thoát khỏi sự trợ giúp khi người học đạt được mức tự tin cao hơn [4], [12].

Theo quan điểm của tâm lí học liên tương, khi sự vật hiện tượng tác động vào
giác quan thì cảm giác sẽ được hình thành. Những cảm giác này sẽ làm xuất hiện
những ý tương liên quan. Những ý thức được hình thành sau đó lại kích thích sự ra
12


đời những ý tương khác. Vì vậy, hoạt động chính là quá trình hình thành các liên
tương, phát triển trí nhớ của người học. Hoạt động học sẽ có hiệu quả giữa các khái
niệm, quy luật,… để từ đó ghi nhớ và tái hiện tài liệu học tập tốt hơn. Tương ứng
như vậy, hoạt động dạy học cần phải hình thành ơ người học càng nhiều càng tốt
những mối liên hệ giữa những tri thức riêng lẻ, giữa những kiến thức của một phần
hay một phạm vi khoa học nhất định nào đó cũng như giữa các ngành khoa học
khác nhau [12]. Như vậy, theo quan điểm của thuyết liên tương, các PTNN ngoài
vai trò là nguôn kiến thức, nó còn giúp cho HS dễ dàng xác định những mối liên hệ
giữa những thuộc tính khác nhau của sự vật hiện tượng, giữa những cái chung và
cái riêng. PTNN với khả năng thể hiện những thông tin dưới dạng khác: âm thanh,
hình ảnh,… tạo cho HS quan sát các đối tượng trên nhiều góc độ khác nhau.
Mặt khác, theo tâm lí học hành vi thì mọi hành vi của con người đều có thể lí
giải theo nguyên tắc kích thích – phản ứng, nghĩa là mỗi khi có kích thích từ môi
trường tác động của con người sẽ phản ứng trả lời và từ đó có thể thích nghi với
môi trường [8]. Theo thuyết hành vi, việc sử dung PTNN tỏ ra có lợi thế để tạo
động cơ và hứng thú học tập, tăng cường sự chú ý, độ bền sâu của kiến thức nhờ
khả năng truyền thông tin trên nhiều kênh (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng), khả
năng biểu diễn thông tin ơ nhiều dạng khác nhau (văn bản, biểu bảng, bản đô, các
hình ảnh tĩnh và động, video clips) đã cùng một lúc tác động lên các giác quan của
HS, vì thế PTNN có tác dung nâng cao được hiệu quả dạy học.
Theo quan điểm của tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của HS trong quá
trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: bình diện hành động đối
tượng – thực tiễn (thông qua các TN của HS với các thiết bị TN); bình diện trực
quan trực tiếp (thông qua các vật thật, tranh ảnh, TN, video clips); bình diện trực

quan gián tiếp (thông qua các TN nhỏ mô hình, các phần mềm của máy vi tính
(MVT) mô phỏng TN và hiện tượng vật lý, các hình vẽ, sơ đô) và bình diện nhận
thức khái niệm – ngôn ngữ (thông qua SGK, sách bài tập, sách tham khảo, các phần
mềm MVT dùng cho việc học tập), trong đó vai trò của ngôn ngữ tăng dần và vai
trò của trực quan giảm dần. HS chỉ có thể hứng thú, tích cực, nắm vững kiến thức
và vận dung được các kiến thức nếu như trong quá trình học tập, hoạt động nhận
13


thức của HS diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau [18]. Với quan điểm này, việc
sử dung PTNN tạo điều kiện cho quá trình nhận thức của HS trên tất cả các bình
diện khác nhau, đặc biệt là trên bình diện trực quan trực tiếp và bình diện trực quan
gián tiếp.
Những thành tựu của tâm lí học nhận thức, tâm lí học liên tương, tâm lí học
hành vi và tâm lí học học tập đã cho phép khẳng định vai trò và tác dung của các
phương tiện trực quan, đặc biệt là PTNN trong việc kích thích hứng thú nhận thức,
tạo cơ sơ cho nhu cầu nhận thức xuất hiện và động lực của quá trình nhận thức được
duy trì và phát triển. Từ đó, giúp cho HS đạt được kết quả cao trong chiếm lĩnh tri
thức lẫn hình thành năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng thực hành.
1.1.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý
1.1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Nếu tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách, liên quan đến sự nỗ lực hoạt
động của HS, thì tích cực hóa lại là việc làm của GV. Theo GS.TSKH.Thái Duy
Tuyên: “Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của giáo viên và của các nhà
giáo dục nói chung nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng
tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”.
Việc làm cho người học từ chỗ lơ là, lười biếng đến chỗ tích cực, say mê học hành
là một việc làm hết sức khó khăn, nhưng rất cần thiết, vì nếu HS không tích cực, nỗ
lực học tập thì dù GV có cố gắng đến đâu cũng không đem lại hiệu quả [24], [25].
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học nói chung và dạy học

vật lý nói riêng nhằm giúp HS phát triển năng lực sáng tạo, bôi dưỡng khả năng tư
duy khoa học, nâng cao năng lực tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức và khả năng giải quyết
vấn đề để thích nghi với cuộc sống và sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Tích
cực hóa hoạt động nhận thức của HS vừa làm muc tiêu, vừa là biện pháp của dạy
học. Dạy học phải làm cho HS tích cực, năng động, sáng tạo và HS tích cực thì việc
dạy học trơ nên thuận lợi hơn. HS chủ động hoạt động, đề xuất và tham gia trực tiếp
vào quá trình chiếm lĩnh tri thức, qua đó làm bộc lộ những quan niệm sai lệch.
Thông qua đó, GV kịp thời phát hiện, chỉnh sửa những quan niệm và hình thành cho
HS những quan niệm đúng đắn, làm cho hiệu quả dạy học được nâng cao, trình độ
và khả năng của HS phát triển hơn [19], [23].
14


Nhìn chung, để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì GV thực sự đóng
vai trò là người đạo diễn, hướng dẫn với muc đích cuối cùng là nhằm tạo được sự
hứng thú, phát huy tính tự lực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học.
1.1.2.2. Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
Hoạt động học tập của HS bao gôm các thành tố có quan hệ và tác động đến
nhau: Một bên là động cơ, muc đích, điều kiện và một bên là hoạt động, hành động
và thao tác. Động cơ quy định sự hình thành và diễn biến của hoạt động. Muốn thỏa
mãn được động cơ đó, phải thực hiện lần lượt những hành động tương ứng để đạt
được những muc đích cu thể. Cuối cùng mỗi hành động được thực hiện bằng nhiều
thao tác sắp xếp theo một trình tự xác định, ứng với mỗi thao tác phải sử dung
những phương tiện, công cu thích hợp. Đối tượng của hoạt động là tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo cần chiếm lĩnh. Nội dung của đối tượng này không hề thay đổi sau khi được
chiếm lĩnh, nhưng chính nhờ có sự chiếm lĩnh này mà các chức năng tâm lí của chủ
thể mới được thay đổi và phát triển. Kết quả của việc học tập phu thuộc chủ yếu vào
hoạt động học của HS. Như vậy, nhiệm vu chính của GV là tổ chức, hướng dẫn hoạt
động học của HS để thông qua hoạt động đó HS lĩnh hội được nền văn hóa xã hội,
tạo ra sự phát triển những phẩm chất tâm lí, hình thành nhân cách cho họ [17].

Nhận thức vật lý là nhận thức chân lí khách quan. V.I.Lênin đã chỉ rõ quy luật
chung nhất của hoạt động nhận thức là: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận
thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan”[10].
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt được những mức độ nhận
thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp ban đầu là
nhận thức cảm tính bao gôm cảm giác và tri giác, trong đó con người phản ánh vào
óc những biểu hiện bên ngoài của sự vật khách quan, những cái đang tác động trực
tiếp vào giác quan. Mức độ cao gọi là nhận thức lí tính, còn gọi là tư duy, trong đó
con người phản ánh vào óc những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, những
mối quan hệ có tính quy luật. Dựa trên các dữ liệu cảm tính, con người thực hiện
các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra
những tính chất chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây dựng thành những khái
15


niệm. Mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ ngữ. Mối quan hệ giữa các thuộc
tính của vật chất cũng được biểu thị bằng mối quan hệ giữa các khái niệm dưới
dạng mệnh đề, những phán đoán. Đến đây, con người tư duy bằng khái niệm. Sự
nhận thức không chỉ dừng lại ơ sự phản ánh vào trong óc những thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khách quan mà còn thực hiện các phép suy luận để rút ra những kết
luận mới, dự đoán những hiện tượng mới trong thực tiễn. Nhờ thế mà tư duy luôn
có tính sáng tạo, có thể mơ rộng sự hiểu biết của con người và vận dung những hiểu
biết của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan, phuc vu lợi ích con người [17].
Theo quan điểm dạy học hiện đại thì dạy học là quá trình nêu và giải quyết vấn
đề. Quá trình đó bao gôm một hệ thống các hành động có muc tiêu của GV để tổ
chức hoạt động trí óc và tay chân cho HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh tri thức, đạt
được muc tiêu đề ra [6]. Quá trình đó có thể diễn biến như sau:
- Tổ chức tình huống có vấn đề: GV giao nhiệm vu học tập cho HS, HS hăng
hái nhận nhiệm vu, khi thực hiện nhiệm vu HS gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần

tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của GV, vấn đề được diễn đạt chính xác, phù hợp
với muc tiêu dạy học đã đề ra.
- HS tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp
đỡ của GV, hoạt động học của HS diễn ra theo một tiến trình hợp lí.
- GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS đông thời bổ sung, tổng kết, khái
quát hóa tri thức, kiểm tra kết quả học tập phù hợp với muc tiêu dạy học các nội
dung cu thể đã xác định.
- Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động nhận thức vật lý cho HS, người GV
cần nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, logic hình thành
các kiến thức vật lý, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lý,
những phương pháp nhận thức vật lý phổ biến. Trên cơ sơ đó, GV hoạch định
những hành động, thao tác cần thiết để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong
quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kĩ năng. Để tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS, GV cần nắm được những biện pháp để động viên khuyến khích
HS tích cực, tự lực thực hiện các hành động và có thể đánh giá kết quả hành động
đó.
1.1.2.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học
sinh trong dạy học vật lý
16


Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của HS không phải là vấn đề mới.
Từ thời cổ đại các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aritsôt,… cho đến các nhà
giáo duc học phương Đông, phương Tây của thế kỉ XX đều tìm kiếm con đường
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong dạy học [25].
Trong dạy học ơ nhà trường phổ thông hiện nay, những biện pháp nhằm phát
huy tính tích cực của HS chủ yếu ơ thời gian đứng lớp của GV (chiếm 80% thời
gian hoạt động của nhà trường), cu thể [25]:
- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập
của các em bằng cách nêu lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của các

vấn đề nghiên cứu.
- Kích thích hứng thú qua nội dung: muốn thực hiện điều này thì nội dung phải
đổi mới, nhưng cái mới ơ đây không phải là cái gì quá xa lạ đối với các em, mà cái
mới phải liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển những kiến thức và kinh nghiệm mà
các em đã có, gần gũi với sinh hoạt hằng ngày, phải thõa mãn nhu cầu nhận thức và
thực tiễn của các em.
- Kích thích hứng thú qua PPDH: để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
phải phối hợp nhiều PPDH, chú trọng một số PPDH tích cực như: dạy học nêu vấn
đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án,…
- Sử dung các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tổ chức
tham quan,… có tác dung rất tốt trong việc tạo nên những động lực học tập lành
mạnh và tính tích cực học tập.
Tóm lại, để phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức của HS, GV cần
phải nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, logic hình thành
kiến thức vật lý. Trên cơ sơ đó, GV lựa chọn những phương pháp, phương tiện và
các hình thức tổ chức dạy học thích hợp để tăng cường khả năng nhận thức của HS.
1.2. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.2.1. Vai trò cua thí nghiệm vật lý trong hoạt động nhận thức cua học
sinh trung học cơ sở
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Thí nghiệm là làm thử theo những điều kiện,
nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh…”[26]. TN vật lý trong
các tài liệu phương pháp dạy học vật lý được định nghĩa: “Thí nghiệm vật lý là sự
17


tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực
khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác
động và kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận tri thức mới”[18].
1.2.1.1. Thí nghiệm là phương tiện tốt để kiểm tra tính đúng đắn kiến thức vật lý

TN vật lý là phương tiện tốt nhất để kiểm tra tính đúng đắn của kiến thức vật lý
đã được khái quát hóa từ con đường lí thuyết. Từ sự khái quát hóa lí thuyết, kiến
thức được kiểm chứng lại bằng con đường thực nghiệm sẽ thuyết phuc HS tốt hơn
trong quá trình nhận thức chân lí. Do đó, TN đem lại niềm tin cho HS về tính đúng
đắn của kiến thức vật lý mà các em học được. Chính niềm tin này sẽ tạo thành hứng
thú và động lực học tập bộ môn Vật lý trong nhà trường.
TN vật lý cũng sẽ tham gia vào kiểm tra quá trình tư duy của HS trong học tập.
Kiến thức vật lý có thể hình thành cho HS thông qua con đường tư duy bằng cách
so sánh, quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa… Kết quả của quá trình tư duy đó phải
được kiểm tra thông qua TN vật lý. Khi đó, kiến thức sẽ được lưu giữ bền hơn trong
trí nhớ.
1.2.1.2. Thí nghiệm có tác động mạnh đến giác quan của học sinh
Thông qua TN và bằng TN, mọi giác quan của HS bị tác động mạnh và thường
xuyên trong quá trình học tập.
Quan sát sự vật và hiện tượng trong TN không giống như quan sát trong tự
nhiên, bơi TN đã làm bộc lộ được những mối quan hệ bản chất nhất, làm rõ được
các yếu tố cần quan sát nhất cho HS, bỏ qua những yếu tố không cơ bản và quan sát
chủ định dưới sự điều khiển của GV.
Khi quan sát TN, HS không chỉ sử dung thị giác mà gôm các giác quan khác như
thính giác, khứu giác, xúc giác thông qua hình ảnh, mô hình, màu sắc, âm thanh… nên
HS cảm nhận được sự vật, hiện tượng và mối quan hệ được rõ ràng hơn.
Giác quan bị tác động liên tuc và trực tiếp trong hầu hết các TN đó là cơ quan
thị giác. Để quan sát TN rõ ràng, nắm bắt được TN và có những tư duy, suy nghĩ về
sự vật hiện tượng đang tiến hành TN thì cơ quan thị giác bị tác động trước, rôi mới
đến các cơ quan khác của hệ thần kinh trung ương.

18


1.2.1.3.Thí nghiệm góp phần đánh giá năng lực và phát triển khả năng tư

duy của học sinh
Truyền thu cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản là vấn đề then chốt của
hoạt động dạy học. Song không kém phần quan trọng đối với dạy học vật lý là GV
cần phải xây dựng cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh thể hiện trong cách suy nghĩ,
thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Họ cần phải
đi xa hơn cái vốn hiểu biết tối thiểu mà nhà trường đã cung cấp cho bản thân, phát
triển và mơ rộng vốn hiểu biết đó lên ngang tầm yêu cầu của công cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật, để từ đó có những hướng nhìn chính xác về tương lai mà bản
thân có khả năng đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước.
Thông qua TN, bản thân HS cần phải tư duy cao mới có thể khám phá ra được
những điều cần nghiên cứu. Trong dạy học vật lý, đối với các bài giảng có sử dung
TN, TN có vai trò rất lớn trong việc làm cho HS lĩnh hội kiến thức rộng hơn và lĩnh
hội một cách nhanh chóng, do đó tư duy các em sẽ phát triển cao hơn.
Không những thế, trong quá trình tiến hành TN, HS quan sát và đưa ra những
dự đoán, những ý tương mới. Chính từ đó, với sự hướng dẫn của GV, hoạt động
nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển.
1.2.1.4. Thí nghiệm là phương tiện đơn giản hóa các sự vật, hiện tượng và
trực quan trong dạy học vật lý
- Trong tự nhiên và trong kĩ thuật, rất ít các hiện tượng, quá trình vật lý xảy ra
dưới dạng thuần khiết. Chính nhờ các TN ta có thể nghiên cứu các hiện tượng, quá
trình xảy ra trong những điều kiện có thể khống chế được và có thể quan sát đo đạc
đơn giản hơn, dễ dàng hơn để đi tới nhận biết được nguyên nhân của mỗi hiện
tượng và mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng.
- TN là phương tiện trực quan giúp HS nhanh chóng tiếp thu được những
thông tin chân thực về các hiện tượng, quá trình vật lý. Đặc biệt trong việc nghiên
cứu các lĩnh vực của vật lý, mà ơ đó các đối tượng cần nghiên cứu không thể tri
giác trực tiếp bằng các giác quan của con người, thì việc sử dung trong dạy học vật
lý các TN mô hình (các TN được tiến hành trên những mô hình vật chất thay thế
cho đối tượng gốc cần nghiên cứu) để trực quan hóa các hiện tượng, quá trình cần
nghiên cứu không thể thiếu được.

19


1.2.1.5. Thí nghiệm giúp củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc
Trong dạy học vật lý ơ trường THCS, TN không chỉ dừng lại ơ việc cung cấp kiến
thức, rèn luyện kĩ năng tư duy và các thao tác chân tay thông thường, TN còn có vai trò rất
lớn trong việc giúp HS củng cố và vận dung kiến thức vào thực tiễn một cách vững chắc.
Vai trò của TN trong dạy học vật lý không chỉ dừng lại ơ các chức năng như vừa
được trình bày trên đây, TN có vai trò rất quan trọng trong việc giúp HS củng cố vận
dung kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua việc vận dung kiến thức để giải thích các
hiện tượng trong tự nhiên, trong kĩ thuật, trong đời sống… kiến thức của HS có được
sẽ sâu sắc hơn, bền chặt hơn. Ngược lại, khi các em có được kiến thức vững chắc thì
sẽ có điều kiện tốt hơn để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên… Từ đó, HS có
thói quen vận dung những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống phong phú và đa
dạng. Cách làm đó sẽ giúp HS xóa bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết suông đang rất phổ
biến hiện nay.
1.2.2. Sự cần thiết cua thí nghiệm trong dạy học vật lý
Khả năng thích ứng của HS đối với tình huống học tập là rất khác nhau. Cách
hiểu của HS về một sự vật, hiện tượng là rất phong phú, đa dạng, sống động, có thể
khác xa với những điều mà ta tương, nếu chỉ suy diễn từ những quan niệm sẵn có.
Và do đó nếu chỉ đơn thuần dựa trên sự phân tích suy diễn lý thuyết thì những nội
dung dạy học và phương pháp sư phạm đề ra có thể sẽ mang nặng tính chất áp đặt,
duy ý chí, kém hiệu quả.
Sự phân tích trên cho thấy phương pháp nghiên cứu hoạt động dạy học cần bảo
đảm mối liên hệ biện chứng giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.
Có thể diễn đạt khái quát định hướng phương pháp nghiên cứu này theo sơ đô sau:
“Vấn đề nghiên cứu → Nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm thăm dò,
phát hiện → Đề xuất kết luận khoa học →Nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra →
Đánh giá kết quả, kết luận”.


Vấn
Vấn đề
đề
nghiên
nghiên cứu
cứu

Nghiên
Nghiên
cứu
cứu thực
thực
nghiệm,
nghiệm,
thăm
thăm dò,
dò,
phát
phát
hiện
hiện
Nghiên
Nghiên
cứu
cứu lílí
thuyết
thuyết

Đề
Đề xuất

xuất
kết
kết luận
luận
khoa
khoa
học
học

20

Nghiên
Nghiên
cứu
cứu
thực
thực
nghiệm
nghiệm
kiểmtra
kiểmtra

Đánh
Đánh
giá
giá kết
kết
quả,
quả, kết
kết

luận
luận


Sơ đô 1.1
Định hướng này coi trọng việc nghiên cứu hoạt động của HS thông qua dạy học
thực nghiệm. Thực nghiệm ơ đây không chỉ là sự áp đặt những giải pháp đã đề ra
bằng suy diễn, để chứng tỏ trên thực tế giá trị của những giải pháp đó, mà trước hết
thực nghiệm là cơ sơ đem lại những thông tin bổ sung cần thiết cho sự phát hiện,
xác định vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện giả thuyết và kết luận khoa học. Khi nghiên
cứu triển khai thì thực nghiệm nhằm khẳng định và áp dung trong thực tế những kết
luận khoa học đã xây dựng được.
Khoa học luận hiện đại đã đưa ra một quan điểm mới về quá trình giảng dạy
các khoa học. Nếu như chủ nghĩa quy nạp trong dạy học tìm cách tổ chức các TN để
chứng tỏ sự hiển nhiên của các định luật thì lí luận dạy học hiện đại đòi hỏi việc sử
dung TN trong dạy học vật lý phải quán triệt luận điểm cơ bản sau đây: Vật lý cần
được học tập với đặc điểm là một khoa học mô hình hóa. Những khái niệm được
nghiên cứu trong vật lý học được nghiên cứu từ hoạt động mô hình hóa. Quan sát và
TN được thực hiện trong quá trình xây dựng tri thức khoa học theo các pha: “Đề
xuất vấn đề → Suy đoán giải pháp →Khảo sát lí thuyết và/hoặc TN→Kiểm tra vận
dung kết quả (xem xét tính có thể chấp nhận được của các kết quả tìm được dựa trên
cơ sơ vận dung chúng để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp
giữa lí thuyết và thực nghiệm)” (chứ không phải là đơn thuần theo con đường trực
quan cảm tính, quy nạp chủ nghĩa).
Thực nghiệm trong quá trình xây dựng trí thức như trên thể hiện mối liên hệ
biện chứng giữa hành động lí thuyết và hành động TN, giữa suy diễn và quy nạp,
giữa tư duy logic và tư duy trực giác. Xét trên bình diện khoa học, quan sát và TN
chỉ có nghĩa trong mối liên hệ với lí thuyết. Chính lí thuyết đã cho phép tổ chức
quan sát và TN. Nhưng chính nhờ quan sát và TN mới có cơ sơ đảm bảo tính hợp


21


thức (tính có thể chấp nhận được) của lí thuyết và là cơ sơ cho sự phát triển của các
thuyết khoa học mới, một khi các thuyết cũ không còn phù hợp với thực nghiệm.
Trong dạy học, nếu tri thức khoa học không được xây dựng như đã nêu trên sẽ
hình thành ơ HS một cách hiểu không cứng nhắc, luôn luôn kiểm tra, tìm tòi phát
triển tri thức, xây dựng tri thức ngày một sâu sắc hơn, mô hình sau khái quát hơn mô
hình trước.
1.2.3. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức cua học sinh
1.2.3.1. Tăng cường sử dụng thí nghiệm mở đầu để tạo ra tình huống có vấn đề
Tạo tình huống có vấn đề để mơ đầu bài dạy học vật lý là rất cần thiết. Có rất
nhiều cách khác nhau để tạo ra tình huống có vấn đề như kể một câu chuyện, cho
các em quan sát một số hình ảnh, quan sát một đoạn phim, cũng có thể đặt ra một số
câu hỏi liên quan đến thực tế…
Tuy nhiên, biện pháp vô cùng quý báu và đạt hiệu quả cao trong việc tạo ra tình
huống có vấn đề mà lâu nay đa số GV ta đã gần như lãng quên đó là việc tăng cường
sử dung TN mơ đầu tạo ra tình huống có vấn đề. Vật lý học là một khoa học thực
nghiệm, do đó cần phải khai thác triệt để để các TN nhằm tạo ra tình huống có vấn
đề. Đó là các TN không quá phức tạp, nhưng khó giải thích bằng kiến thức mà các
em đã được học. Nhờ đó mà TN sẽ gây cho HS sự ngạc nhiên, tò mò, mong muốn
được làm sáng tỏ…
1.2.3.2. Đưa thí nghiệm nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu minh họa ra đúng
lúc để giải quyết vấn đề cụ thể
Thông qua TN, HS có thể tiếp thu được một số thông tin nhất định từ những
vấn đề đang học. Việc đưa TN nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu minh họa ra đúng
lúc giúp cho HS thu thập tài liệu một cách dễ dàng từ TN. Dựa trên những thông tin
thu thập được các em có thể sợ bộ dự đoán về tính chất của các sự vật, của các hiện
tượng. Việc đưa TN ra đúng lúc có tác dung kiểm tra dự đoán của HS qua một vấn

đề đã được nêu ra. Có thể kiểm tra trực tiếp hoặc thông qua một hệ quả bằng suy
luận đơn giản. Đây là hình thức đặc biệt khuyến khích sự mạnh dạn của HS đưa ra
những suy nghĩ riêng của mình. Và khi những dự đoán suy luận đó được TN xác

22


nhận là đúng thì HS sẽ rất phấn khơi, tin tương vào bản thân. Từ đó dần dần khắc
phuc tâm lí thường gặp ơ HS THCS là thiếu tự tin vào bản thân.
1.2.3.3. Thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo tiến hành thí
nghiệm nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tính tích cực trong hoạt động
nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Đây là biện pháp phát huy tổng hợp của các biện pháp trên. Việc trao đổi thảo
luận, tranh luận sẽ làm cho các em diễn đạt tư tương rõ ràng, lập luận chính xác, học
tập được kinh nghiệm của các bạn.
Việc thảo luận trên lớp sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực, phát triển năng
lực hợp tác và cộng tác trong học tập, phát triển năng lực giao tiếp, làm cho các em
mạnh dạn hơn, không còn rut rè trong học tập.
Qua đó mà các em tự tin hơn, tích cực hơn, chủ động hơn trong học tập và
trong việc vận dung kiến thức đã học vào thực tiễn.
1.2.3.4. Sử dụng máy vi tính và các thiết bị hiện đại để mô phỏng, thiết kế và
tiến hành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng
Về nguyên tắc, TN ảo, TN mô phỏng không thể hoàn toàn thay thế được cho
TN thực trong dạy học. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không thể thực hiện
được TN thực do hiện tượng xảy ra quá nhanh hay quá chậm mà HS không thể quan
sát được, hoặc quá nguy hiểm, dễ gây hỏng hóc cho thiết bị… Khi đó, sử dung TN
ảo hay TN mô phỏng là phương án tốt nhất.
Với TN ảo, TN mô phỏng, HS cũng có thể tự học ơ nhà, hoặc thông qua mạng
internet để học mà không cần phải có thiết bị TN trong tay.
1.2.4. Vai trò cua phương tiện nghe nhìn trong hoạt động nhận thức cua học

sinh trung học cơ sở
1.2.4.1.Phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lý
PTNN được hiểu là những phương tiện dạy học mang lại thông tin qua hiệu
ứng âm thanh (ngôn ngữ) hoặc hình ảnh động (hoặc tĩnh), hoặc kết hợp cả âm thanh
lẫn hình ảnh. Như vậy, PTNN có thể tác động đến người học thông qua kênh chữ,
kênh hình và kênh tiếng [5], [7], [8].
PTNN bao gôm hai khối: khối mang thông tin và khối truyền tải thông tin. Khối
mang thông tin là khối mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một lượng
23


thông tin nhất định. Những thông tin này được trình bày trên các thiết bị khác nhau
và dưới dạng các dạng riêng biệt như: phim học tập, phim đèn chiếu, phim nhựa,
phim truyền hình, các băng hình, đĩa CD, VCD, DVD, băng cassette, giấy bóng
trong đã có nội dung: folie màu, MVT… Khối truyền tải thông tin là khối cung cấp
cho các giác quan của HS nguôn tin dưới dạng âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả hai
cùng một lúc như: MVT, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng (Projector),
đèn chiếu, tivi (LCD), đầu video, đầu đĩa (CD, VCD, DVD), máy cassette, camera,
điện thoại di động, máy chiếu phim, đèn chiếu slide [5], [8].
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, HS có nhiều cơ hội tiếp cận với các
phương tiện thông tin, phương tiện thực hành đa dạng, phong phú và hiện đại, như:
tivi, đầu video, MVT, camera, máy chiếu qua đầu (Overhead), máy chiếu đa chức
năng…. Các phương tiện này đã góp phần truyền tải thông tin đến người học theo
nhiều kênh và liên tuc trong nhiều thời gian khác nhau. Đông thời, với mạng
Internet ngày càng được phổ biến và khả năng cập nhật thông tin từ các nguôn xa
cũng trơ nên gần gũi.
1.2.4.2. Phương tiện nghe nhìn với vai trò là nguồn kiến thức
Các PTNN, đối với khối mang thông tin là nguôn kiến thức, bản thân nó chứa
đựng thông tin dưới dạng văn bản, biểu bảng, đô thị, phim ảnh,… là vô cùng lớn.
Các kiến thức về vật lý trong chương trình phổ thông có thể khai thác trong các

phần mềm vật lý hay trên các trang website,… cu thể:
- Các phần mềm mô phỏng hiện tượng và TN vật lý.
- Các hình ảnh động và tĩnh.
- Các video clips về các TN và các hiện tượng vật lý.
- Các biểu bảng, biểu đô, đô thị và sơ đô.
1.2.4.3. Phương tiện nghe nhìn với vai trò tăng cường tính trực quan
Trong QTDH, nếu GV sử dung PTNN thì các giác quan của HS sẽ được tác động
mạnh, làm cho HS chú ý, ham thích tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng. Mỗi khi các
giác quan bị tác động mạnh thì khả năng nhận thức của HS sẽ được tăng cường hơn.
Các video clips về những hiện tượng vật lý hay các TN vật lý được ghi lại bằng
máy quay kĩ thuật số với hình ảnh, âm thanh rất thực và sống động hoặc các mô
phỏng của chúng nhờ các phần mềm dạy học thông qua MVT sẽ là những phương
tiện mang tính trực quan cao. Khi sử dung nguôn thông tin đó trong dạy học sẽ giúp
HS dễ hình dung các hiện tượng xảy ra và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
24


Với máy chiếu hình đa năng thì các hình vẽ, biểu bảng, vật thật sẽ được phóng
to giúp HS dễ quan sát. GV cũng có thể sử dung các tranh, hình ảnh màu thay thế
các hình vẽ trong SGK. Tranh ảnh màu sẽ gây ấn tượng đặc biệt và cuốn hút mạnh
mẽ hơn sự chú ý của HS. Ngoài ra, với hiệu ứng hoạt hình của chương trình Microsoft
PowerPoint và VIOLET, GV có thể đưa các hình vẽ lên màn hình vừa đẹp, vừa sinh
động, vừa tăng tính trực quan.
Sự tăng cường tính trực quan còn thể hiện ơ việc GV dùng video clips để trực
quan các hình ảnh, hỗ trợ các TN xảy ra trên mặt phẳng ngang hoặc TN với các
dung cu nhỏ mà HS khó quan sát lên màn hình lớn bằng máy chiếu hình đa năng,
giúp tất cả HS quan sát được TN mà GV đang tiến hành một cách rõ ràng hơn.
1.2.4.4.Phương tiện nghe nhìn kích thích hứng thú, hỗ trợ tư duy của học sinh
Yếu tố ban đầu rất quan trọng trong dạy học là sự say mê và hứng thú đối
với môn học, điều đó tạo động lực cho các em tham gia tích cực trong hoạt động

nhận thức vật lý. Để làm được việc đó thì sự hỗ trợ của PTNN là một phương
tiện rất cần thiết.
GV có thể dùng video clips về các TN và hiện tượng vật lý xảy ra trong thực tế
được hiển thị trên màn hình (thông qua máy chiếu đa chức năng) nhằm tập trung sự
chú ý của HS, giúp các em cảm nhận những kiến thức vật lý một cách trực quan và
gần gũi với thực tế cuộc sống, từ đó làm cho HS yêu thích môn vật lý hơn.
Trong hoạt động dạy học, thông qua các TN, HS không chỉ nắm vững những
kiến thức cơ bản mà các em cần nắm, các em có thể làm sâu sắc hơn vốn hiểu biết
của mình và phát triển tư duy khoa học. Dạy học với sự hỗ trợ của PTNN giúp HS
rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, cu thể hóa, trừu
tượng hóa, khái quát hóa, từ đó có thể khám phá được những điều cần nghiên cứu
và có thể hiểu biết được bản chất của những hiện tượng vật lý.
Trong dạy học vật lý, các bài giảng có sự hỗ trợ của PTNN đóng vai trò rất
quan trọng trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng và đầy đủ
hơn, do đó tư duy của các em sẽ phát triển tốt hơn.
1.2.4.5. Phương tiện nghe nhìn góp phần giảm thời gian thuyết trình của
giáo viên

25


×