Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Sử dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học phần “Quang học” Vật lí 7 Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa...............................................................................................................i
Lời cam đoan..............................................................................................................ii
Lời cảm ơn.................................................................................................................iii
Mục lục........................................................................................................................1
Bảng các chữ viết tắt...................................................................................................4
MỤC LỤC......................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 3
BẢNG 3.1. KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA............................................................................................. 64
BẢNG 3.2. PHÂN LOẠI BÀI KIỂM TRA......................................................................................... 64
BẢNG 3.3. BẢNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT WI(%) ĐIỂM SỐ (XI ) CỦA CÁC BÀI KIỂM TRA SAU
TN.................................................................................................................................................... 65
ĐỒ THỊ 3.1. ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT ĐIỂM SỐ (XI ) CỦA CÁC BÀI KIỂM TRA..............67
BẢNG 3.4. BẢNG PHÂN PHỐI TẦN SUẤT LŨY TÍCH WI (%) CỦA CÁC BÀI KIỂM TRA SAU TN
........................................................................................................................................................ 67
ĐỒ THỊ 3.2. PHÂN PHỐI TẦN SUẤT LŨY TÍCH CỦA CÁC BÀI KIỂM TRA.................................68
BẢNG 3.5. CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ CỦA CÁC BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM...........68
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 73

Tài liệu tham khảo...................................................................................................74
Phụ lục..................................................................................................................... P0

1


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTTM


Bảng tương tác thông minh

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐC

Đối chứng

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

2


TNSP

Thực nghiệm sư phạm

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã có tác dụng quyết định đến sự phát triển
của nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành giáo dục. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học
là nhân tố quan trọng mang lại hiệu quả cao và thúc đẩy sự phát triển của nền giáo
dục nói riêng cũng như xã hội nói chung. Trong chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo,
CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học.
CNTT là một phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” [3].
Trên thế giới, việc sử dụng CNTT phát triển một cách mạnh mẽ. Vì vậy để đáp
ứng xu thế hiện đại hóa, sử dụng CNTT như các phương tiện hiện đại mới, phần

mềm mới… nhằm nâng cao chất lượng dạy – học của GV và HS là công việc rất
quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho HS. Trong chỉ thị 58/CT/TƯ của Bộ Chính trị có nội dung như
sau: “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công
cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn
học” [2].
Công nghệ thông tin – Truyền thông, gọi tắt tiếng Anh là ICT (Information
and Communication Technology) đã góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất
3


lượng giáo dục. Trong Hội thảo và triển lãm về ICT quốc tế lần thứ II tại Hà Nội,
ngày 25/3/2004, tám bài học về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin – truyền
thông trong giáo dục ở một số nước châu Á đã được giới thiệu. Bài học thứ sáu có
nội dung như sau: Về chương trình, phương pháp sư phạm, nội dung phần mềm
giáo dục cần tích hợp, lồng ghép ICT vào chương trình làm cho bài giảng sinh động
hơn nhằm thay đổi phương pháp sư phạm và đảm bảo sự sở hữu trí tuệ [31].
Với những bước tiến công nghệ trong việc giảng dạy và học tập thì phương
pháp truyền thống đã trở nên lạc hậu, không thể hiện được hết nội dung mà người
nói muốn truyền tải đến cho người nghe. Bằng những đúc kết, nghiên cứu của các
nhà khoa học, BTTTM ra đời nhằm rút ngắn thời gian, khoảng cách... BTTTM là
một công cụ tiện ích hỗ trợ GV thuận tiện trong công tác giảng dạy, giúp HS tiếp
thu nhanh kiến thức, hứng thú với môn học hơn. Nguyễn Thùy Linh cho rằng:
BTTTM có rất nhiều tiện ích như tạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút sự tập
trung chú ý, kích hoạt khả năng tư duy sáng tạo của HS. Sử dụng BTTTM, GV có
thể tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của HS, giúp các em có thể dễ dàng hình
thành khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự việc... Với những công cụ hỗ trợ,
GV có thể tạo bài học vui nhộn. Ngoài ra, BTTTM còn có thư viện tài liệu với đầy

đủ công cụ hỗ trợ GV soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả [36].
Nguyễn Đăng Tiếp có bài báo “Giải pháp sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học ở
trường phổ thông” trong tạp chí thiết bị Giáo dục. Bài báo có chỉ rõ thực trạng của
việc làm và sử dụng thiết bị dạy học. Hiện nay, hầu hết các trường đều được trang bị
máy vi tính, máy chiếu… để phục vụ cho việc dạy và học. Với sự hỗ trợ của máy vi
tính, các phần mềm dạy học hiện đại, các trang thiết bị mới giúp cho GV có thể tổ
chức quá trình học tập của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
trong hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện dạy
học mới vào quá trình giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế. GV còn chưa khai thác và
sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học mới để tăng sự hứng thú, niềm yêu
thích vào môn học cho các HS [25].
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy, để hình thành những kiến thức
mới đòi hỏi HS phải học lí thuyết đi đôi với tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm vật lí
có tác dụng tạo ra trực quan sinh động nên có vai trò rất quan trọng trong việc phát

4


triển năng lực, nhận thức khoa học và đồng thời giúp cho HS quen dần với phương
pháp nghiên cứu khoa học. Trong dạy học bộ môn Vật lí, thí nghiệm không những
là phương tiện để thu nhận tri thức mà còn là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn
của tri thức, của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn. Tuy nhiên, trong
thực tế việc làm thí nghiệm gặp một số khó khăn sau: GV mất nhiều thời gian để
chuẩn bị cho thí nghiệm, các thiết bị cồng kềnh, dễ đổ vỡ, một số thí nghiệm có tính
độc hại hay khó quan sát vì thời gian kéo dài… Do đó, để thay thế việc làm thí
nghiệm trực tiếp GV có thể sử dụng các phần mềm vào dạy học như mô phỏng các
thí nghiệm, thí nghiệm ảo… sau đó cho HS quan sát trên các phương tiện dạy học
hiện đại. Bởi vậy, việc khai thác ứng dụng và sử dụng BTTTM một cách có hiệu
quả trong tổ chức hoạt động nhận thức môn Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy
học là rất quan trọng. Đó là lí do tác giả chọn đề tài: “Sử dụng bảng tương tác

thông minh trong dạy học phần “Quang học” Vật lí 7 Trung học cơ sở”
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đầu thế kỷ XXI, việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học là
vấn đề được nhiều GV quan tâm. Đã có nhiều phần mềm thiết kế bài lên lớp được
đưa vào thực tiễn dạy học như: Powerpoint, Violet, Lecture Maker, ActivStudio,
Activinspire v.v… Các phần mềm trên giúp cho GV thực hiện các ý tưởng sư phạm
đồng thời gây hứng thú cho HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Đi đôi với
sự phát triển của các phần mềm hiện đại thì các phương tiện kĩ thuật mới cũng ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó có BTTTM. BTTTM là một trong số
những thiết bị nằm trong hệ thống dạy học tương tác, hệ thống này tạo ra môi
trường tương tác toàn diện giữa GV và HS. Với công nghệ internet ngày càng phát
triển, công nghệ ngày càng tiến tiến thì việc sử dụng BTTTM để phục vụ cho công
việc giảng dạy là điều cần thiết.
Có rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới đã quan tâm đến việc sử dụng CNTT
vào dạy học. Ở phạm vi trong nước cũng có nhiều tác giả với các công trình nghiên
cứu về vấn đề này như: Lê Công Triêm, Nguyễn Quang Lạc, Phan Gia Anh Vũ với
bài báo được đăng trên tạp chí giáo dục “Sử dụng computer để mô phỏng và minh
họa trong dạy học vật lí”. Bài báo này cho thấy việc sử dụng máy vi tính có một tầm
quan trọng trong dạy học vật lí, là một trong những phương tiện dạy học hiện đại,

5


một phương tiện có sức lôi cuốn, gây hứng thú cho HS, góp phần công nghệ hóa,
hiện đại hóa việc dạy học bộ môn Vật lí [29].
Trong luận văn thạc sĩ của Lê Anh Thơ: “Sử dụng phần mềm Activinspire thiết
kế bài lên lớp phần hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao” đã tập trung khai thác
sử dụng phần mềm Activinspire để thiết kế bài dạy học môn Hóa học vô cơ lớp 11
nâng cao [22].
Trần Huy Hoàng với giáo trình “Ứng dụng tin học trong dạy học vật lí” đã

cung cấp cho người đọc những lí luận cơ bản của việc ứng dụng tin học trong quá
trình dạy học vật lí. Đồng thời, cung cấp những ứng dụng của một số phần mềm cụ
thể hỗ trợ cho quá trình dạy học vật lí [17].
Luận văn thạc sĩ: “Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy
học hóa học 10 Trung học phổ thông” của Lê Trung Thu Hằng có nhiều bài giảng
hay, được thiết kế với phần mềm Activstudio. Tác giả đã tập trung khai thác những
tính năng hữu ích của phần mềm. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm còn gặp nhiều
hạn chế, giao diện chưa đẹp mắt, các công cụ hỗ trợ còn ít [15].
Ở trường THPT Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội giảng cấp
trường sử dụng phần mềm Activinspire vào tháng 12 năm 2010. Mỗi tổ chuyên môn
cử một GV tham gia giảng dạy. Qua hội giảng cho thấy HS rất thích thú học tập nhờ
những bài giảng thiết kế đẹp, sinh động.
Cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu về sử dụng bảng tương tác thông
minh trong dạy học phần Quang học Vật lí 7 Trung học cơ sở.
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng và vận dụng được quy trình tổ chức dạy học phần Quang học Vật lí
7 Trung học cơ sở với sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Xây dựng và vận dụng quy trình tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của bảng tương
tác thông minh một cách hợp lí thì sẽ hỗ trợ tốt cho hoạt động dạy học của giáo viên
và tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học của sách giáo khoa Vật lí 7 Trung học cơ sở hiện hành, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí 7 Trung học cơ sở nói riêng cũng như
nền giáo dục nói chung.

6


5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận về tổ chức hoạt động dạy học Vật lí

- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình SGK phần Quang học Vật lí
7 THCS
- Nghiên cứu bảng tương tác thông minh
- Thiết kế các bài dạy học vật lí có sử dụng bảng tương tác thông minh
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng
bảng tương tác thông minh trong dạy học phần Quang học Vật lí 7 THCS.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoạt động dạy học Vật lí ở trường trung học cơ sở có sử dụng bảng tương tác
thông minh.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về kiến thức: Nghiên cứu ứng dụng của bảng tương tác thông minh trong tổ
chức hoạt động dạy học phần Quang học Vật lí 7 THCS.
Địa bàn nghiên cứu: Huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các sách, bài báo, tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới PPDH để nâng
cao chất lượng dạy học ở trường THCS
- Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu liên quan đến việc phát huy tính tích cực
nhận thức trong hoạt động dạy học của HS
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về PPDH Vật lí THCS, về dạy học giải quyết vấn
đề, các luận văn có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo liên quan
đến phần Quang học Vật lí 7 THCS.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu thăm dò về hoạt động dạy học ở một số trường THCS
- Tiến hành dự giờ ở một số trường THCS trong địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia
Lai nhằm nắm bắt được phương pháp dạy và học bộ môn Vật lí 7 hiện nay.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


7


- Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại một số trường THCS trên địa
bàn huyện Iagrai,tỉnh Gia Lai
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS sau khi vận dụng dạy học có sử
dụng bảng tương tác thông minh.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thực nghiệm sư
phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học.
9. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã xây dựng được một số nội dung, cơ sở lí luận về việc sử dụng
bảng tương tác thông minh trong dạy học vật lí
- Đề xuất quy trình thiết kế bài dạy học vật lí có sử dụng bảng tương tác
thông minh
- Thiết kế được giáo án phần Quang học Vật lí 7 có sử dụng bảng tương tác
thông minh.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
- MỞ ĐẦU
- NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy
học với sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh
Chương 2. Sử dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học phần
Quang học vật lý 7 Trung học cơ sở
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC

8



NỘI DUNG
Chương1
CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH
1.1. BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH
Hệ thống dạy học tương tác được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1996 bởi
Tập đoàn Giáo dục Promethean ở Anh. Đây là đơn vị tiên phong về lĩnh vực xây
dựng lớp học tương tác, đưa truyền thông đa phương tiện phục vụ dạy học. Bảng
tương tác thông minh là một trong số những phương tiện dạy học hiện đại được tập
đoàn Promethean tiến hành nghiên cứu, sản xuất và đi vào hoạt động.
1.1.1. Khái niệm bảng tương tác thông minh
Bảng tương tác thông minh (Interactive SmartBoard – ISB) là một bề mặt
rộng, hiển thị những hình ảnh từ máy tính thông qua máy chiếu cho phép người sử
dụng điều khiển máy tính trực tiếp trên bề mặt này thay vì sử dụng chuột và bàn
phím.
Bảng tương tác thông minh sử dụng công nghệ cảm biến cảm ứng Infrared.
Bảng tương tác thông minh được điều hành bởi một phần mềm riêng biệt cùng với
cây bút điện tử hoặc ngón tay có thể phát hiện vị trí trên bề mặt bảng một cách
nhanh chóng và chính xác.
1.1.2. Cấu tạo của bảng tương tác thông minh
1.1.2.1. Mặt bảng tương tác
9


Mặt bảng tương tác (Activboad) là một bề mặt rộng được thiết kế bằng vật liệu
tốt có khả năng chống va đập. Trên mặt bảng có phủ lớp cảm ứng hoặc tấm thu sóng
âm. Tấm thu sóng âm có thể được dán trên bảng, khi sử dụng dễ dàng tháo lắp. Hệ
thống lưới điện tử của bảng ít bị hư hỏng khi chịu tác động của ngoại lực và không

thấm nước. Hình ảnh thu được trên mặt bảng tương tác sẽ không bị lóa.
Đối với công nghệ cảm ứng hồng ngoại còn được gọi là LED cảm ứng bao
gồm bốn thanh LED, một thanh phía trên, một thanh phía dưới và hai thanh hai bên
để thiết lập thành một ma trận tọa độ điểm của các chùm tia hồng ngoại. Với công
nghệ khoa học kĩ thuật càng ngày càng phát triển thì công nghệ cảm ứng cũng có
nhiều bước tiến mạnh mẽ điển hình như là sự ra đời của công nghệ cảm ứng hồng
ngoại đa điểm. Công nghệ này cho phép phát hiện, ghi nhận và xử lí đồng thời
nhiều chuyển động, qua quá trình tính toán các chuyển động đó sẽ được phác họa và
hiển thị trên màn hình tương tác đang sử dụng một cách chính xác.

Hình 1.1. Bảng tương tác thông minh LongWin EB85-2/ 85

10


Hình 1.2. Ma trận tọa độ điểm trên mặt bảng tương tác
Để phù hợp với nhu cầu giảng dạy, mặt bảng tương tác được thiết kế dạng
hình vuông hoặc hình chữ nhật, có thể để trên giá đỡ hoặc treo lên tường. Theo từng
không gian khác nhau mà có hiệu chỉnh vị trí thiết bị tương tác sao cho phù hợp.
1.1.2.2. Bút điện tử
Bút điện tử (Activpen) không những được sử dụng như một cây bút bi thông
thường như viết, vẽ lên bảng mà còn được sử dụng như một con chuột máy tính.
Bút điện tử thực hiện được những chức năng của chuột máy tính như: di
chuyển, kéo, nhấp, nhấp trái, nhấp phải chuột. Di chuyển con trỏ: Nắm nhẹ bút điện
tử trên bảng, không ấn đầu bút, di chuyển bút điện tử qua lại và con trỏ sẽ di chuyển
theo hướng bút điều khiển. Nhấp chuột trái: Chạm đầu bút điện tử nhưng nhanh
chóng di chuyển vào mặt BTTTM. Nhấp chuột phải: Rê đầu bút điện tử trên mặt
BTTTM cách bảng dưới một centimet nhấn nút ở mặt bên bút điện tử. Nhấp và kéo:
Nhấp vào đối tượng cần di chuyển ấn đầu bút điện tử lên bảng và sau đó di chuyển
bút điện tử. Đối tượng đã được nhấp sẽ di chuyển cùng với chuyển động của bút

điện tử. Nhấp đúp: Chạm mạnh nhanh bằng đầu bút điện tử sẽ cho thao tác giống
như nhấp đúp chuột.
Ngoài ra khi sử dụng bút điện tử, người sử dụng có thể vẽ tranh, vẽ hình toán
học, viết công thức toán học phức tạp... Những việc này không thể thực hiện hoặc
11


vô cùng khó thực hiện bằng chuột máy tính thông thường. Người dùng cũng có thể
thay đổi kích thước của chữ, màu sắc phù hợp với mục đích sử dụng một cách
nhanh chóng, tiện lợi.
1.1.2.3. Máy chiếu
Một hệ thống bảng tương tác thông minh có thể kết nối với bất kì loại máy
chiếu tương tác nào. Tuy nhiên nếu sử dụng với máy chiếu cùng hãng sản xuất với
bảng tương tác thông minh sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.
1.1.2.4. Thiết bị phụ
Một số hãng sản xuất có các thiết bị phụ kiện hỗ trợ như thiết bị kiểm tra trắc
nghiệm (Activote), Thiết bị chiếu đối tượng trực tiếp (Actiview), dàn loa, âm ly…
Một BTTTM có thể kết nối với rất nhiều thiết bị kiểm tra trắc nghiệm thực
hiện tính năng là cùng một lúc cho phép người điều khiển có thể thống kê các đáp
án, đồng thời biết chính xác người sử dụng bất kì chọn đáp án nào.
Hệ thống BTTTM khi được kết nối với thiết bị chiếu đối tượng trực tiếp
Actiview cho phép GV có thể thu nhận hình ảnh của đối tượng cần quan sát. Hình
ảnh của đối tượng sau khi được thiết bị ghi nhận và xử lí sẽ được chuyển tải sang hệ
thống máy chiếu và mặt bảng tương tác. Khi sử dụng thiết bị này GV có thể trình
chiếu bài kiểm tra của HS, các thiết bị thí nghiệm hoặc quá trình làm thí nghiệm…
• Sơ đồ cấu tạo của BTTTM

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của BTTTM
Máy tính được kết nối với bảng tương tác bằng cổng USB. Đồng thời máy tính
cũng được kết nối với máy chiếu bằng cổng VGA. Các thiết bị phụ như Activote

hoặc Actiview sẽ được kết nối với máy tính và máy chiếu thông qua cổng VGA.

12


Sau khi kết nối, máy tính sẽ chuyển tín hiệu tới máy chiếu. Máy chiếu sẽ
phóng to hình ảnh từ máy tính lên bảng tương tác. Mỗi tao tác thực hiện trên bảng
tương tác sẽ gửi tín hiệu về lại máy vi tính. Theo từng không gian khác nhau mà có
hiệu chỉnh vị trí thiết bị tương tác sao cho phù hợp.
1.1.3. Chức năng của bảng tương tác thông minh
BTTTM dùng để hiển thị các tài liệu từ máy tính lên mặt bảng tương tác. Như
vậy, lúc này bảng tương tác thực hiện chức năng như một phông máy chiếu thông
thường.
Với công nghệ ngày càng hiện đại, BTTTM cho phép người dùng có thể viết
hoặc vẽ trên mặt bảng tương tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa
điểm (Nhiều người có thể tương tác trên bảng cùng lúc). Chức năng này cho phép
GV có thể cho nhiều HS đồng thời tương tác với bảng để thực hiện bài tập hoặc
tham gia trò chơi…
Trên màn hình bảng tương tác là các phím nóng mà người dùng có thể sử dụng
như dùng bút để viết, vẽ, đổi màu và kích thước của bút, chèn hình khối, các ký tự
đặc biệt, sửa hình vẽ...
Trong quá trình giảng dạy GV có thể sao lưu các thao tác, ghi âm phần thuyết
trình giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mền giành riêng cho bảng.
Có thể thay đổi phông nền, màu nền của bảng một cách dễ dàng. Ví dụ như
thay vì sử dụng bảng có màu trắng thì người dùng có thể sử dụng màu xanh, màu
vàng. Thay vì sử dụng phông nền là phông trơn thì có thể thay đổi thành phông ô ly
hay khung nhạc…
BTTTM là công cụ hỗ trợ hình học hữu hiệu. Phần mềm đi cùng bảng cho
phép nhận dạng hình học và tự động sửa hình ảnh. Ngoài hình ảnh hai chiều thông
thường thì GV cũng có thể vẽ các hình ảnh ba chiều, có thể hiệu chỉnh kích thước

cho phù hợp, tô màu hoặc thêm kí tự, ghi chú….
BTTTM có chức năng phóng to, thu nhỏ đối tượng. Chức năng này giúp cho
bài dạy của GV trở nên sinh động hơn, GV có thể hiệu chỉnh cho hợp lí để làm tăng
trực quan sinh động cho bài dạy, làm cho HS chú ý vào một đối tượng nào đó hay là
khái quát hóa chúng.

13


Ngoài ra, BTTTM còn có chức năng sử dụng đèn chiếu, chức năng này được
sử dụng khi GV muốn nhấn mạnh một đối tượng nào đó. Độ sáng, độ rộng hay hình
dạng của vùng sử dụng đèn chiếu có thể thay đổi được tùy theo yêu cầu của bài dạy.
Một chức năng cực kì quan trọng của BTTTM trong công việc giảng dạy là
GV và HS có thể tương tác với bài Powerpoint trực tiếp.
Ngoài các chức năng đã kể trên, BTTTM còn có thể truy cập vào google trực
tuyến từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác. Người dùng có thể thoát ứng dụng
đang dùng hay trở lại các thao tác trước một cách dễ dàng. Chức năng chỉnh sửa
một đối tượng như: Sao chụp, xóa, di chuyển, chèn các tập tin…
Khi không nhất thiết phải giảng dạy với công nghệ kĩ thuật số thì GV có thể sử
dụng BTTTM như một mặt bảng thông thường đó là có thể sử dụng bút dạ để viết
lên bảng hoặc xóa đi một các dễ dàng.
1.2. VAI TRÒ CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC
1.2.1. Tạo môi trường tương tác toàn diện
Quá trình dạy học có ba tác nhân chủ yếu: Học, dạy và môi trường. Giữa
người học, người dạy và môi trường dạy học có mối quan hệ tương tác qua lại
với nhau trong quá trình dạy học.
Dạy học tất yếu phải có tương tác, không có tương tác sẽ không tạo nên quá
trình dạy học. Tương tác tạo nên tình huống và tình huống lại nảy sinh tương tác.
Tạ Quang Tuấn cho rằng: Tương tác trong dạy học là những cam kết của người

học với người học, người dạy và với công nghệ sẽ tạo ra sự trao đổi lẫn nhau về
thông tin. Sự trao đổi này nhằm mở rộng sự phát triển tri thức trong môi trường học
tập [32]. Trong định nghĩa này chúng ta thấy có ít nhất bốn kiểu tương tác trong
dạy học đó là: Người học – Nội dung; Người học – Người học; Người học – Người
dạy; Người học – Phương tiện công nghệ.
Sử dụng BTTTM trong dạy học sẽ giúp cho HS có thể tương tác với bài học
một cách trực tiếp. Bài giảng của GV không đi theo một trình tự cứng nhắc mà sẽ
được thay đổi dựa trên đối tượng học tập cụ thể, hoàn cảnh tương tác và nội dung
bài học. Các em HS được khuyến khích phát biểu ý kiến, tự do tranh luận trước
tập thể, thầy cô và bạn bè lắng nghe, chia sẻ càng giúp các em thêm tự tin,
hăng hái. Thầy cô tôn trọng và đánh giá cao những hoạt động tư duy sáng tạo
14


của HS. Vì vậy, các em càng được thúc đẩy, kích thích niềm say mê học tập.
Thầy cô luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với các em nên dễ dàng phát
hiện những tố chất riêng ở mỗi em. Từ đó, có thể giúp các em định hướng, khắc
phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình.
Sử dụng BTTTM trong dạy học không chỉ giúp người học có thể chia sẻ, trao
đổi, học tập lẫn nhau mà quan trọng hơn là các em có cơ hội chủ động trong cách
học của mình, được tương tác với nhiều vai trò khác nhau. Từ đó giúp các em
hình thành hệ thống tri thức, thái độ và kĩ năng mong muốn đạt được trong việc
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ học tập khác nhau. Do vậy, sử dụng
BTTTM trong dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng.
1.2.2. Nâng cao vai trò của giáo viên và học sinh
Trong quá trình dạy học GV đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn quá trình
dạy học bao gồm xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú, động
cơ của người học, tổ chức việc học, sử dụng phương pháp, phương tiện một cách
thích hợp. HS xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn
cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận

dụng, kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học. Tuy nhiên, hai mặt hoạt động trên đây
chưa đồng bộ và nó đang là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả của quá trình dạy
học. Việc dạy học chỉ quan tâm chủ yếu đến cách dạy học của thầy, còn cách học
của trò ít được chú ý, thậm chí bị bỏ qua.
Sử dụng BTTTM trong dạy học sẽ giúp cho quá trình dạy học được tổ chức
thông qua sự tương tác tổng thể giữa các thành tố và thường bắt đầu bằng tương tác
giữa Người dạy – Người học; sự tương tác này phải dẫn đến sự tương tác giữa
Người học – Nội dung học tập. Chính quá trình tương tác với nội dung học tập
giúp người học không chỉ có cơ hội để tương tác với tài liệu học tập mà còn tương
tác với xã hội. Dạy có chức năng thiết kế, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra quá trình dạy
học; góp phần thi công nhưng không làm thay người học. Học là tự điều khiển quá
trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân bao gồm tự thiết kế, tự tổ chức, tự thi công, tự
kiểm tra việc học của mình dưới sự điều khiển sư phạm của GV, hai hoạt động này
có mối quan hệ thống nhất với nhau.

15


Để đạt hiệu quả dạy học tối ưu, người thầy cần cụ thể hóa các yêu cầu, nhiệm
vụ học tập trên cơ sở tính đến trình độ học vấn, trình độ tư duy, đạo đức của học
sinh từng lớp; cần xem xét tới việc khắc phục những lỗ hổng trong tri thức và ôn
tập, củng cố tri thức nhất định. Chú ý đến từng đối tượng học sinh yếu, học sinh
khá, và học sinh cá biệt. Về nội dung thông tin khoa học, giáo viên cần tách ra từng
nội dung đó những cái cơ bản, chủ yếu, lựa chọn logic hợp nhất cho cấu trúc nội
dung đề mục sẽ sử dụng; bổ sung sách giáo khoa bằng những nội dung mới, những
sự kiện, có ví dụ, bài tập, nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ nắm tri thức, rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo kể cả yêu cầu lấp chỗ hổng trong tri thức của học sinh. Sau đó
giáo viên lựa chọn các hình thức học tập tối ưu chẳng hạn nếu chỉ cung cấp cho học
sinh khái niệm xác định thì dùng hình thức thông báo, nếu cần hình thành kỹ năng,
kỹ xảo cho học sinh thì chọn hình thức thực hành, hoặc cần phối hợp các hình thức

dạy học khác nhau để hỗ trợ giúp học sinh học tập đạt kết quả tối ưu [21]. Như vậy
sử dụng BTTTM trong quá trình học sẽ nâng cao vai trò của GV và HS. Thầy cô
không là người áp đặt HS, HS cũng không thụ động học theo lối Thầy giảng Trò nghe. Các em luôn chủ động tìm tòi học hỏi còn thầy cô là người gợi mở,
định hướng để các em tự mình tìm câu trả lời, tự hoàn thiện.
1.2.3. Tạo bài học vui nhộn
Đối với mỗi môn học khác nhau BTTTM có các công cụ hỗ trợ dạy học khác
nhau chính vì thế bài dạy học luôn sinh động. GV cũng có thể tạo các bài giảng vui
nhộn nhờ một số phần mềm tương tác với BTTTM ví dụ như Activinspire,
Activstudio....
Thực tế cuộc sống luôn tác động đến các HS, làm hình thành ở các em động
cơ học tập có thể tích cực hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm cho các em
thêm yêu môn học hơn để phát huy tối đa những yếu tố tích cực và hạn chế những
động cơ tiêu cực không có lợi trong quá trình dạy học. Bài học vui nhộn có hình
thức dạy học vui vẻ, cuốn hút nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Để HS học tập đạt hiệu quả cao thì GV nên lồng ghép các phương pháp và
tương tác dạy học, nhằm thu hút HS cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình
thức học thông qua trò chơi vui nhộn trong vật lí. Tức là trò chơi mà lồng ghép các

16


kiến thức vật lí vào, làm cho HS có những giây phút thoải mái, làm giảm bớt căng
thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt.
Sử dụng BTTTM để tạo bài học vui nhộn sẽ giúp HS hứng thú, phát huy tích
cực học tập, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giảng dạy.
1.2.4. Cung cấp tài nguyên Prometheam
BTTTM có chứa thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ GV
soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, Prometheam thiết kế một trang web www.prometheanplanet.com và
diễn đàn, nơi đó các nhà sư phạm trên toàn thế giới có thể chia sẻ giáo án, kinh

nghiệm giảng dạy. Tài nguyên Prometheam có hơn 2.000 bài dạy học mẫu mà GV
có thể tải xuống tham khảo, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện bài dạy học…
1.3. SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1. Sử dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học giải quyết vấn đề
GQVĐ là toàn bộ các hành động như tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu
đạt vấn đề, chú ý giúp đỡ những điều kiện cần thiết để HS GQVĐ, kiểm tra cách
giải quyết đó và cuối cùng là chỉ đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố kiến thức
thu nhận được.
Đề xuất vấn đề là giai đoạn GV đưa HS vào tình huống có vấn đề. Mục đích
của giai đoạn này là làm xuất hiện trong người học mâu thuẫn nhận thức, hướng dẫn
họ xác định được nhiệm vụ nhận thức, biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn
chủ quan có nhu cầu đòi hỏi cần được giải quyết; kích thích HS hứng thú nhận thức
và sẵn sàng giải quyết vấn đề. Khâu đầu tiên và quan trọng của giai đoạn này là tổ
chức điều kiện nảy sinh tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, chỉ nên đặt trước HS
những khó khăn vừa sức tạo điều kiện cho các em cố gắng suy nghĩ và tin tưởng
rằng mình sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra. Tránh trường hợp GV đưa ra tình huống
quá khó, nếu tình huống vượt quá xa so với khả năng của các em thì sẽ làm cho các
em thờ ơ trước tình huống mà GV đặt ra. BTTTM là phương tiện để truyền tải
thông tin từ GV tới HS. Sử dụng BTTTM trong giai đoạn này sẽ làm cho tình huống
có vấn đề trở nên hấp dẫn, lôi cuốn các em hơn. Sử dụng các phần mềm tương tác,
GV có thể soạn thảo ra được nhiều tình huống có vấn đề, tạo ra được mâu thuẫn

17


trong vấn đề hoặc có thể trực quan hóa các thí nghiệm ảo, giúp HS dễ dàng quan sát
từ đó suy nghĩ, đưa ra các ý tưởng để giải thích nguyên nhân của vấn đề.
Giai đoạn thứ hai là nghiên cứu giải quyết vấn đề. Mục đích của giai đoạn này
là GV dẫn dắt HS vào con đường tự lực tìm tòi tri thức, làm cho họ quen dần với

phương pháp khoa học trong nghiên cứu GQVĐ. Giai đoạn này bao gồm hai yếu tố
cơ bản: xây dựng giả thuyết và kiểm tra giả thuyết. Trong giai đoạn này, HS thường
không có khả năng hoàn toàn tự lực trong thời gian ngắn giải quyết trọn vẹn vấn đề
như nhà khoa học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn giúp đỡ của GV để HS có thể
GQVĐ với mức độ tự lực cao nhất. Sử dụng BTTTM cùng với công cụ Activote và
Actiview GV có thể kiểm tra được HS sẽ xây dựng giả thuyết như thế nào. Sau đó,
GV có thể đưa ra các dữ kiện, HS sẽ phân tích, tổng hợp và xem xét dữ kiện của bản
thân có đúng hay không. Hệ thống sẽ trả lời cho GV biết chính xác là HS nào sẽ xây
dựng giả thiết như thế nào hoặc có bao nhiêu phần trăm HS sẽ xây dựng giả thuyết
đúng. Từ đó, GV sẽ đưa ra những dữ kiện tiếp theo để HS đánh giá. Sử dụng
BTTTM còn có thể giúp đỡ tốt cho các em trong việc thảo luận nhóm, tạo điều kiện
tốt để HS có thể làm thí nghiệm kiểm tra và đưa ra nhận định cuối cùng. Cái hay
nhất trong việc sử dụng BTTTM trong giai đoạn này là GV có thể đánh giá được
khả năng tư duy, khả năng phán đoán, sự nhạy bén của HS trong việc xây dựng giả
thuyết và kiểm tra kết quả. Từ đó, GV có thể điều chỉnh lại phương pháp dạy học
cho phù hợp với từng đối tượng. Để thực hiện tốt giai đoạn nghiên cứu GQVĐ cần
có các biện pháp như huy động ở mức độ cao các thao tác tư duy như phân tích,
tổng hợp... kết hợp linh hoạt giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Dùng các
thí nghiệm để kiểm tra kết quả, gây lòng tin cho HS. Có thể là các thí nghiệm thực,
thí nghiệm ảo, các thí nghiệm mô phỏng hoặc các tranh ảnh, biểu bảng...
Giai đoạn cuối cùng là kiểm tra vận dụng kết quả. Ở giai đoạn này, GV cần
chú trọng nhiều đến việc cho HS vận dụng sáng tạo kiến thức mới thu nhận được,
nghĩa là vận dụng và giải quyết những tình huống mới, khác với tình huống đã được
tiếp thu trên lớp. Ở giai đoạn này, HS vừa củng cố được kiến thức vững chắc với
mức độ đa dạng, phong phú của nó; vừa được luyện tập giải quyết vấn đề mới, từ đó
tư duy sáng tạo được phát triển. Sau khi HS xây dựng tình huống có vấn đề và kiểm
tra kết quả đó thì bước tiếp theo là HS vận dụng được kết quả mà mình để giải thích

18



được những tình huống mới. Sử dụng BTTTM trong giai đoạn này giúp cho HS có
thể cùng nhau trao đổi, đưa ra được tình huống mới rồi giải thích vấn đề. Tình
huống được xây dựng dưới sự hỗ trợ của BTTTM sẽ trở nên sinh động, thu hút sự
chú ý, kích thích HS giải quyết vấn đề. Các HS có thể cùng nhau tương tác với
BTTTM một lúc nên hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
1.3.2. Sử dụng bảng tương tác thông minh để xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập
củng cố kiến thức
BTTTM là phương tiện giúp cho GV có thể hệ thống được kiến thức một cách
nhanh chóng, đơn giản. Sử dụng BTTTM GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập
củng cố kiến thức. HS có thể lên bảng thực hiện các thao tác hoặc thực hiện bằng hệ
thống Activote.
1.3.3. Sử dụng bảng tương tác thông minh để thiết kế trò chơi dạy học
Khi sử dụng BTTTM và phần mềm đi kèm, GV có thể thiết kế ra các trò chơi
từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với nội dung yêu cầu của bài dạy. Trò chơi dạy
học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của HS
được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Trong quá trình dạy học
môn Vật lí, các trò chơi nếu được sử dụng hợp lí sẽ thúc đẩy một cách tự nhiên
tính năng động và tính tích cực tham gia học tập của HS. Sử dụng BTTTM trong
dạy học sẽ thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của HS ngay cả những em thụ động,
nhút nhát nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Thông qua việc tương
tác trực tiếp với bảng thông minh giúp các em có thể dễ dàng hình dung và có khái
niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh…
Việc áp dụng phương pháp dạy học mới này làm cho HS sẽ tránh được lối dạy
học theo kiểu đọc chép, rập khuôn, thụ động. Thay vào đó là tạo điều kiện cho học
sinh tích cực, năng động, tự tin trong học tập từ đó làm cho HS cảm thấy hứng thú
và yêu thích môn học.
Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung cũng như trong dạy học môn Vật
lí nói riêng sẽ tạo được môi trường, không khí học tập vui vẻ và cho chúng ta thấy
học tập không khô khan, tẻ nhạt mà cũng khá lí thú. Học tập của HS không chỉ là

quá trình tiếp thu kiến thức, nó liên quan đến thực hành, hợp tác, làm việc tập thể
theo tổ nhóm hơn là ganh đua cá nhân.

19


Trò chơi được sử dụng hợp lí sẽ giúp cho HS lĩnh hội tri thức trong tất cả
các khâu của quá trình, gây hứng thú học tập đối với môn Vật lí, làm cho những
kiến thức HS tự chiếm lĩnh ngày càng sâu sắc hơn. Đăc biệt thông qua trò chơi
HS có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, rèn luyện tri thức trong quá trình học tập ngoài
giờ lên lớp. Nếu nhóm HS nào đó quen với không khí trầm, các em có thể ít hào
hứng, hoặc tỏ ra miễn cưỡng lúc đầu. Nhưng trò chơi bao giờ cũng mang bản
chất lôi cuốn hấp dẫn với mọi đối tượng, nó khuyến khích mức độ tập trung
công việc thực sự cũng như kích thích niềm ham mê đối với bài học.
Trò chơi có tác dụng hoà đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của
HS. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học
có trò chơi làm nảy sinh tình cảm của các em đối với môn học. Do vậy, chúng ta
hãy mạnh dạn áp dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong quá trình dạy
học môn Vật lí nói riêng [8].
Việc sử dụng BTTTM để tổ chức trò chơi cho HS sẽ có một số ưu điểm giúp
GV dễ dàng thiết kế các trò chơi. Với mỗi BTTTM của các nhà sản xuất đều có
phần mềm đi kèm, các phần mềm này hầu hết đều có một mảng riêng dành để thiết
kế các trò chơi trong dạy học. Để sử dụng được các trò chơi này, GV cần phải có
các kiến thức chung về việc sử dụng trò chơi trong dạy học, cách thức để tạo một
trò chơi có tính hấp dẫn cao và cách thức sử dụng trò chơi một cách có hiệu quả để
phát huy hết tác dụng của trò chơi đối với quá trình dạy học. HS có thể tham gia
trực tiếp vào trò chơi dạy học bằng cách tương tác vào bảng như ghi chữ, vẽ hình....
Với tính năng đặc biệt, BTTTM cho phép nhiều HS có thể tương tác cùng một lúc.
Sử dụng phần mềm tương tác kết hợp với hệ điều hành giúp hệ thống tự động nhận
dạng và sửa lỗi. Ví dụ: HS nối các ý với nhau nhưng đường nối không thẳng thì hệ

thống sẽ tự động nhận dạng và vẽ lại đường thẳng đúng như ý muốn của HS, hoặc
là khi HS vẽ chưa chính xác một hình tròn thì hệ thống cũng tự động chỉnh sửa.
Ngoài chức năng sửa lỗi về hình ảnh, đường thẳng như trên hệ thống còn có thể
chỉnh sửa về chữ viết. Từ đó làm cho kết quả của quá trình tương tác trở nên đẹp
mắt, hấp dẫn, sinh động hơn. Phần mềm hỗ trợ BTTTM giúp GV truy cập vào
website www.prometheanplanet.com. Trang website trên có một kho chứa rất nhiều
trò chơi, GV có thể tải các trò chơi, trao đổi các tài nguyên giáo dục, cập nhật ý

20


tưởng sư phạm miễn phí, giao lưu với đồng nghiệp khắp nơi trên thế giới. BTTTM
nếu được kết nối với hệ thống phản hồi trắc nghiệm Activote và phần mềm đi kèm,
GV có thể tổ chức trò chơi trên diện rộng. Với khuynh hướng học và kiểm tra trắc
nghiệm như hiện nay thì kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với hệ thống phản hồi là HS
có thể trả lời bằng cách chọn A, B, C hay D... Sau đó GV và HS có thể xem lại
thời gian trả lời, phần trăm đúng sai, tên HS trả lời ngay lập tức.
1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC VÀ BẢNG TƯƠNG
TÁC THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY
1.4.1. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học môn Vật lí ở trường Trung học
cơ sở
Phần mềm dạy học giúp cho bài giảng của GV thêm sinh động nhờ có chức
năng hiện thị thông tin dưới dạng văn bản, kí hiệu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ, ảnh
chụp, phim đèn chiếu, phim hoạt hình, đoạn phim… Phần mềm dạy học giúp GV có
thể tạo ra các thí nghiệm ảo, từ đó giúp GV đỡ mất thời gian chuẩn bị và mang vác
dụng cụ thí nghiệm tới lớp học. GV cũng có thể sử dụng phần mềm để mô phỏng
các thí nghiệm diễn ra trong thời gian lâu hoặc khó diễn ra trong điều kiện bình
thường. Với những phần mềm nguồn mở GV có thể tự mình xây dựng, thiết kế
những bài giảng, bài tập... để làm tư liệu giảng dạy. Các tài liệu trong phần mềm có

thể sao chép ra đĩa mềm hay in ra giấy một cách dễ dàng, ít tốn kém, tiết kiệm được
nhiều thời gian cũng như công sức chuẩn bị để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt
động tự học của HS. Sử dụng phần mềm dạy học với các hình thức hoạt động đơn
giản như bấm phím, di chuyển và kích chuột... để lựa chọn và ra các lệnh theo chủ
định nên HS sẽ rất hứng thú khi thấy yêu cầu của mình đề ra được thực hiện ngay
lập tức, điều này có tác dụng kích thích hứng thú rất mạnh mẽ trong hoạt động tự
học. Việc sử dụng phần mềm có tác dụng tích cực đối với HS khi học và luyện tập.
Sử dụng phần mềm trong dạy học sẽ giúp cho HS dễ dàng hiểu, nắm vững kiến thức
cũng như đạt được các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Nhờ những hình ảnh đẹp, rõ ràng,
nhiều màu sắc sinh động, kèm theo các đoạn văn bản, giọng nói nhạc đệm... tác
động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan làm cho các em có cái nhìn trực
quan, sinh động hơn. Việc sử dụng phần mềm dạy học góp phần giúp HS rèn luyện
21


kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, độc lập giải quyết các vấn đề, kĩ năng tìm
kiếm và xử lí thông tin. Phần mềm dạy học có thể giúp HS tự tìm kiếm tri thức mới,
tự ôn tập, luyện tập theo nội dung tuỳ chọn, theo các mức độ nông sâu, tuỳ thuộc
vào năng lực của bản thân.
Sử dụng phần mềm trong dạy học đòi hỏi một số yêu cầu như GV sử dụng
phải nắm rõ về phần mềm, cách thức vận hành nhằm khai thác để phục vụ tốt cho
công tác giảng dạy. Về phía nhà trường tạo môi trường tốt cho GV, HS như mở các
lớp tập huấn sử dụng phần mềm, trang bị các thiết bị hỗ trợ tốt cho công tác giảng
dạy. HS có kĩ năng sử dụng CNTT như internet hay là các phần mềm…
Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm dạy học còn gặp một số khó khăn như một
số GV còn tâm lí ngại tìm hiểu phần mềm mới vì sợ khó, khả năng ngoại ngữ cũng
như năng lực sử dụng CNTT còn nhiều hạn chế. Nhiều GV đã quen sử dụng phương
tiện dạy học truyền thống. Do đó. việc sử dụng và hướng dẫn HS áp dụng phương
tiện dạy học hiện đại trong quá trình học tập còn nhiều hạn chế. Một số trường học
chưa trang bị tốt những thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy đặc biệt là các trường học

ở miền núi. HS còn hạn chế về mặt sử dụng CNTT phục vụ cho quá trình học tập.
Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng phần mềm dạy học tôi đã tiến hành điều tra
khảo sát thực tế tại năm trường THCS thuộc địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.
* Mục đích điều tra
Tiến hành khảo sát điều tra về việc sử dụng công nghệ thông tin của các GV
dạy học môn Vật lí tại các trường THCS thuộc địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.
* Nội dung điều tra
Điều tra nhu cầu, mục đích sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác
giảng dạy của các GV tại đơn vị đang công tác. Điều tra khả năng sử dụng phần
mềm dạy học của GV. Tìm hiểu cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho việc giảng
dạy của nhà trường. Nội dung điều tra được trình bày ở phụ lục 3.
* Đối tượng điều tra
Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học của các GV dạy học môn Vật lí ở
trường THCS
* Phạm vi điều tra

22


Năm trường học thuộc địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai bao gồm: Trường
THCS Phan Bội Châu, THCS Hùng Vương, THCS Tôn Đức Thắng, THCS Nguyễn
Đình Chiểu, THCS Phạm Hồng Thái.
* Phương pháp điều tra
Trao đổi với nhà trường và GV về việc sử dụng phần mềm dạy học trong dạy
học Vật lí. Sử dụng phiếu điều ra để điều tra tình hình về cơ sở vật chất của nhà
trường, khả năng ứng dụng phần mềm dạy học, khả năng sử dụng phần mềm dạy
học của các GV. Tham quan phòng học và tham gia dự giờ một vài tiết học để tìm
hiểu về phương pháp sử dụng phần mềm dạy học của GV.
* Kết quả điều tra
Tất cả các trường học đều có trang bị phòng học Tin học, phòng học có sử

dụng máy chiếu nói riêng và phương tiện dạy học hiện đại nói chung. Tuy nhiên số
lượng phòng học sử dụng phương tiện dạy học hiện đại còn ít chưa đủ để đáp ứng
nhu cầu cho công tác giảng dạy của GV cũng như hoạt động học tập của HS. Tất cả
GV đều sử dụng phần mềm dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy. Hầu hết GV
cho rằng việc sử dụng phần mềm dạy học là rất cần thiết.
Các phần mềm dạy học được thầy cô sử dụng: PowerPoint trong bộ Microsoft
Office, đây là công cụ thiết kế các trình diễn dùng làm bài giảng điện tử rất tiện lợi.
Phần mềm Crocodile Physics là phần mềm công cụ cho phép kiến tạo các thí
nghiệm vật lí ảo ngay trên máy tính. Bộ phần mềm này được dùng rất rộng rãi ở
nước Mĩ. Phần mềm Macromedia Flash dùng để tạo các tệp phim và dùng để mô
phỏng chuyển động. Phần mềm Geometer’s Sketchpad có chức năng chính là vẽ,
mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi của hình học phẳng. Phần mềm SnagIt là sản
phẩm ứng dụng của công ty Tech Smith, bang Michigan, Mĩ. Phần mềm cho phép
chụp hội thoại hay toàn màn hình, ghi lại các thao tác trên máy tính thành một đoạn
phim. Violet (Visual & Online Lecture Editor for Teacher) là sản phẩm của công ty
Bạch Kim, Việt Nam. Phần mềm này giúp GV tạo bài giảng điện tử, cho phép xuất
file độc lập (có thể đọc được file trong khi chưa cài phần mềm này trên máy tính).
Adobe Presenter là phần mềm bổ sung các tính năng tương tác cho phần mềm
Powerpoint. Lecture Maker & Teaching Mate (Hàn Quốc) bao gồm hệ thống thiết
kế bài giảng điện tử, quản lí tài nguyên, tạo ngân hàng đề thi. Microsoft LCDs là

23


chương trình thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM của hãng Microsoft.
Activinspire là phần mềm hỗ trợ dạy học tương tác của hãng Promethean (Anh).
Qua quá trình khảo sát mục đích sử dụng phần mềm dạy học chúng tôi thu
được kết quả sau:

Mục đích sử dụng phần mềm dạy học

Số lượng chọn
Tỉ lệ
Tạo thí nghiệm ảo
3
15%
Truyền đạt thông tin
19
95%
Mô tả thí nghiệm
7
35%
Thiết kế và tổ chức trò chơi
1
5%
Thiết kế bài giảng
19
95%
Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
19
95%
Thống kê và quản lí học sinh
19
95%
Bảng 1. Khảo sát mục đích sử dụng phần mềm dạy học
Hầu hết các GV đều sử dụng phần mềm dạy học để thiết kế giáo án, truyền đạt
thông tin, thống kê và quản lí HS. Một vài GV sử dụng phần mềm dạy học để mô tả
thí nghiệm. Rất ít GV sử dụng phần mềm dạy học để tạo thí nghiệm ảo, thiết kế và
tổ chức trò chơi.
* Nguyên nhân
Phần mềm thiết kế bài giảng dễ sử dụng, nhiều hiệu ứng đẹp. Phần mềm kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập của HS dễ sử dụng, kết quả nhanh chóng và chính xác.
Phần mềm thống kê và quản lí HS được nhà trường hỗ trợ kinh phí đầu tư. Các GV
đều được nhà cung cấp hướng dẫn sử dụng và đã đưa được phần mềm vào ứng dụng
một thời gian dài. Phần mềm tự tạo thí nghiệm ảo mất thời gian để đầu tư nghiên
cứu trong khi đó các thí nghiệm ảo khá phổ biến trên mạng internet nên hầu hết các
GV có thể tải về và sử dụng. Các GV ít chú trọng đến việc thiết kế và tổ chức trò
chơi cho HS.
1.4.2. Thực trạng sử dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học môn Vật lí
ở trường Trung học cơ sở
BTTTM đã và đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phục vụ cho
ngành giáo dục nói chung cũng như công tác giảng dạy nói riêng. Tại Việt Nam,
BTTTM cũng bước đầu được đưa vào hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục. Hiện nay, các chương trình tập huấn dành cho GV về việc sử dụng BTTTM
24


cũng như tập huấn sử dụng các phần mềm tương tác dần trở nên phổ biến. Nhiều
trường còn tổ chức hội thi sử dụng phần mềm tương tác để dạy học ví dụ như:
Trường THPT Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Để sử dụng BTTTM đòi hỏi một số yêu cầu sau đối với GV: Sử dụng thành
thạo BTTTM, sử dụng thành thạo phần mềm tương tác, có năng lực chuyên môn
cao trong dạy học theo phương pháp tương tác, đầu tư thời gian để tìm hiểu các tính
năng và công nghệ mới cập nhật nhằm làm cho bài giảng thêm sinh động. Đối với
HS khi sử dụng BTTTM cũng cần được hướng dẫn sử dụng các tính năng cơ bản để
có thể tương tác với BTTTM, có ý thức bảo vệ BTTTM trong quá trình sử dụng.
Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng BTTTM trong dạy học môn Vật lí tôi đã
tiến hành điều tra khảo sát thực tế tại năm trường THCS thuộc địa bàn huyện Iagrai.
* Mục đích điều tra
Tiến hành khảo sát điều tra về việc sử dụng BTTTM của các GV dạy học môn
Vật lí tại các trường THCS thuộc địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.

* Nội dung điều tra
Điều tra nhu cầu, mục đích sử dụng BTTTM để phục vụ công tác giảng dạy
của các GV tại đơn vị đang công tác. Điều tra khả năng sử dụng BTTTM của GV.
Tìm hiểu cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho việc giảng dạy của nhà trường.
* Đối tượng điều tra
Thực trạng sử dụng BTTTM của các GV dạy học môn Vật lí ở trường THCS
* Phạm vi điều tra
Năm trường học thuộc địa bàn huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai bao gồm: Trường
THCS Phan Bội Châu, THCS Hùng Vương, THCS Tôn Đức Thắng, THCS Nguyễn
Đình Chiểu, THCS Phạm Hồng Thái.
* Phương pháp điều tra
Trao đổi với nhà trường và GV về việc sử dụng BTTTM trong dạy học vật lí.
Sử dụng phiếu điều ra để điều tra tình hình về cơ sở vật chất của nhà trường, khả
năng ứng dụng của BTTTM trong dạy học, khả năng sử dụng BTTTM của các GV.
Tham quan phòng học và tham gia dự giờ một vài tiết học để tìm hiểu về phương
pháp sử dụng BTTTM của GV.
* Kết quả điều tra

25


×