Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO cáo TÍNH CÁCH của bản THÂN CÙNG các HÀNH VI cư xử qua mô hình big 5 và MBTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.68 KB, 11 trang )

Quản trị hành vi tổ chức

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Quản trị hành vi tổ chức

I. BÁO CÁO TÍNH CÁCH CỦA BẢN THÂN CÙNG CÁC HÀNH VI CƯ XỬ
CỦA TÔI THÔNG QUA VIỆC HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP (Big 5 và
MBTI)
Trong xu thế hiện nay các tổ chức, các doanh nghiệp thường đề cao đến vai
trò và hoạt động của nhóm trong việc đưa ra các quyết định và giải quyết các công
việc. Nhưng để hoạt động của một nhóm có hiệu quả thì vai trò của các thành viên
của nhóm là rất quan trọng, các thành viên hoạt động hiệu quả là nhân tố quyết định
hiệu quả hoạt động của nhóm, đặc biệt là với những vị trí quan trọng, then chốt của
tổ chức, như: quản lý cấp cao, người đứng đầu các cơ công ty…và tại các thời điểm
quan trọng, các thời điểm có tính chất bước ngoặt của một công ty hay một tổ chức.
Để làm việc theo nhóm có hiệu quả thì mỗi cá nhân phải hiểu và đánh giá
đúng năng lực và sở trường của bản thân, từ đó xác định mình phải làm gì trong
nhóm? để nhóm hoạt động tốt thì sự phối kết hợp giữa các thành viên trong nhóm
phải như thế nào? Trả lời được câu hỏi đó có nghĩa là ta đã hiểu được bản thân
mình. Khi đã hiểu được bản thân giúp ta tự tin và có khả năng tốt hơn để kiểm soát
chính mình.
“ Đúng như cam kết của mục sư King rằng mọi người phán xét chúng ta không
phải qua màu da mà qua tính cách” Barack Obama ( 2008, b.249). Đây là một
quan điểm rất biện chứng, nó phù hợp với những quy luật vận động của cuộc sống,
muốn hiểu và sử dụng một con người chúng ta phải hiểu được tính cách của người
đó chứ không phải là nhìn màu da hay hình thức bên ngoài. Bằng việc hoàn thành 2
bài tập Big 5 và MBTI giúp tôi thêm hiểu và có cách nhìn nhận đúng đắn và chuẩn
xác hơn về bản thân mình:


Quản trị hành vi tổ chức



Thứ nhất, tôi là con người đáng tin cậy, luôn tự chủ, có khả năng kiểm soát
bản thân khá tốt.
Thứ hai, tôi là con người hướng nội, không thích tranh luận và chỉ trích người
khác.
Thứ ba, tôi là con người khá lạc quan, ít lo lắng và không hay phiền muộn.
Thứ tư, tôi là con người sống khá phóng khoáng, thích trải nghiệm để kiểm
nghiệm chính bản thân mình.
Thứ năm, trong cuộc sống và công việc tôi khá kín đáo, cẩn thận và ngăn nắp.
Trước mọi việc tôi dễ cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với người khác. sống
và làm việc có nguyên tắc, nhưng luôn đề cao tinh thần sáng tạo.
Ngạn ngữ Trung quốc có câu : “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”
và “Biết người là trí, biết mình là sáng”. Qua hai bài tập Big 5 và MBTI và những
trải nghiệm trong cuộc sống tôi thấy mình thuộc nhóm người có tính cách hướng
nội, sống và làm việc khá thực tế, thường quyết định các vấn đề bằng lý trí. Tính
cách của tôi thể hiện qua cách tự đánh giá của bản thân là “ISTJ” : Hướng nội Giác quan - Lý trí - Đánh giá”. Tôi tự phân tích, đánh giá về những hành vi cư xử
của mình thông qua tính cách như sau:
1 . Về tính hướng nội
Đây là một điểm khiến tôi khác với những người cùng độ tuổi. Tôi thường
suy nghĩ khá chín chắn trước khi làm một công việc gì đó, mỗi lúc gặp khó khăn
trong công việc hay trong cuộc sống tôi như được tiếp thêm một sức mạnh từ ngay
chính nội lực của mình. Những lúc mệt nhọc hay buồn chán tôi muốn được ngồi
một mình để suy nghĩ và trải nghiệm sau đó sẽ tự đưa ra quyết định cho chính mình.
Trong các mối quan hệ tôi thích những mối quan hệ có chiều sâu. Tôi nghĩ đây là
một điểm mạnh của mình, nhưng đôi khi những nét tính cách này phát triển thái quá
nó sẽ khiến cho tôi khó hoà nhập với những người có quan điểm sống khác mình.


Quản trị hành vi tổ chức


Qua môn học sẽ giúp tôi khắc phục những điểm hạn chế này để sống hoà đồng hơn
với mọi người.
2. Về giác quan
Tôi luôn tận dụng và nắm bắt tốt những cơ hội trong cuộc sống, có lối sống và
suy nghĩ khá thực tế, biết áp dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để xử lý những
vấn đề trong hiện tại. Luôn tiếp cận những thông tin rành mạch, rõ ràng và luôn biết
lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với mọi người. Đây là một điểm khá mạnh và nổi
bật của tôi, chính điều này đã giúp tôi luôn tự tin trong công việc cũng như sẵn sàng
đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, công việc
cũng như cuộc sống luôn thay đổi và không phải lúc nào cũng như mình mong
muốn. Cuộc sống, công việc có hàng trăm hàng ngàn những tình huống khác nhau,
cách xử lý khác nhau và khi đó chúng ta muốn sống thì bắt buộc chúng ta phải vươn
lên, để làm được điều đó không có con đường nào khác là chúng ta phải biết chấp
nhận, đương đầu với nó, để từ đó tìm ra các giải pháp để chế ngự và sống chung với
nó. Chỉ có thế chúng ta mới tồn tại và phát triển.
3. Lý trí
Trong cuộc sống cũng như công việc các giải pháp và quyết định tôi chọn luôn
là những quyết định mang tính lý trí. Nhưng trong thực tế cuộc sống ở Việt Nam thì
đây chưa phải là một phương án tối ưu. Người Việt Nam luôn có một câu nói rất
hay: Trăm cái lý, không bằng một tí cái tình. Tôi nghĩ là trong cuộc sống hiện tại ở
Việt Nam thì nên giải quyết công việc hài hoà giữa lý và tình, hay nói cách khác là
phải thấu tình, đạt lý.
4.Tính cách đánh giá
Kelly Craighead, một cựu vận động viên bơi lặn sừng sỏ và xinh đẹp đến từ
California. Đã có một số kinh nghiệm về công tác lên kế hoạch cô đưa ra một khẩu
hiệu: “ Không chuẩn bị tốt kế hoạch thì kế hoạch sẽ thất bại” Hillary Clinton
( 2006, H. 165). Tôi rất thích và ủng hộ quan điểm này. Tôi luôn nghĩ và cho rằng


Quản trị hành vi tổ chức


muốn triển khai một công việc tốt thì trước tiên mình phải có một kế hoạch tỉ mỉ,
chi tiết cho công việc đó. Khi bắt tay vào triể khai kế hoạch thì tôi thường giải quyết
những phần trọng yếu mang tính chất xương sống trước, các phần việc còn lại sẽ
hoàn thành sau. Tôi luôn đặt ra các mốc thời gian tỷ mỷ cho công việc của mình. Do
đã có nhiều thời gian rèn luyện và trải nghiệm ở nhiều môi trường công tác khác
nhau nên tôi có khả năng kìm chế và kiểm soát tress rất cao. Nhưng trong công việc
hiện nay tôi thường áp dụng cả tính cách lĩnh hội, tôi nghĩ khi giải quyết công việc
chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc. Đây là một kinh nghiệm của tôi trong suốt
những năm công tác vừa qua, tôi nghĩ nó sẽ có ích hơn nữa trong bước đường phát
triển của tôi trong tương lai.
Trong thời đại hiện nay mỗi con người chúng ta sống, lao động và học tập
trong những môi trường không đồng nhất, nó là tổng hoà của các mối quan hệ. Để
có thể hiểu mình, biết người thì không có con đường nào khác là chúng ta phải học
và tự học, đây là con đường duy nhất để đưa chúng ta vào tương lai, tiếp cận với
nền tri thức hiện đại, mà ở đó con người là hạt nhân. Môn học Quản trị hành vi tổ
chức (OB) nghiên cứu những suy nghĩ, cảm nhận và hành động bên trong và liên
quan tới các tổ chức và nghiên cứu một cách có hệ thống các đặc tính của cá nhân,
nhóm và cấu trúc ảnh hưởng tới hành vi trong tổ chức. Môn học đã giúp cho bản
thân tôi rất nhiều về phương pháp, tư duy tiếp cận và có một cách nhìn khoa học và
khá toàn diện về con người và tổ chức. Đây là một điều kiện cần thiết cho mỗi
chúng ta, và đặc biệt là đối với những nhà quản lý. Muốn quản lý tốt con người thì
chủ thể quản lý phải có những hiểu biết cơ bản nhất định về đối tượng mà mình
quản lý. Chỉ có như vậy thì việc quản lý mới đạt được kết quả mong muốn. Muốn
trở thành một người lãnh đạo, quản lý giỏi ngoài việc hiểu biết đối tượng mình quản
lý thì mình cần phải hiểu và biết rõ những đặc điểm, sở thích, tính cách của chính
bản thân mình. Trong 14 điều răn của đạo Phật có câu: Kẻ thù lớn nhất của đời
người là chính mình. Câu nói đó cho chúng ta thấy một điều: để chiến thắng chính
mình là điều khó nhất, mà muốn chiến thắng bản thân mình thì cần phải hiểu biết
cặn kẽ, tỉ mỉ về chính mình.



Quản trị hành vi tổ chức

“Tôi phải biết thật rõ những cảm xúc của bản thân và tập trung vào những gì
tôi phải làm cho chính mình. Thực thi nhịêm vụ cá nhân và nhiệm vụ chính trị mang
đến cho tôi nhiều nguồn cảm xúc khác nhau - đòi hỏi những suy nghĩ và những
phán xét khác nhau” Hillary Clinton ( 2006, H.690). Tôi thích câu nói của Hillary
Clin Ton, câu nói đó cho chúng ta thấy trong mỗi con người, ở những hoàn cảnh và
điều kiện khác nhau thì các cảm xúc cũng khác nhau. Quan trọng là ta biết phân
tích, nhìn nhận và đánh giá chúng. Môn học và các bài tập nhóm, cá nhân, giúp tôi
nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình hơn, biết được những điểm mạnh và
điểm yếu của bản thân, từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh không
ngừng hoàn thiện bản thân để vươn lên trong cuộc sống và công tác. Tôi tin rằng
với những kiến thức tiếp thu được từ khoá học này sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều
trong con đường trinh phục những đỉnh cao sắp tới. Với niềm tin, trí tuệ, phẩm chất
và tính ham học hỏi của mình, cộng với sự hỗ trợ giúp đỡ của các cộng sự nhất định
tôi sẽ thành công.
Xin chân trọng cám ơn! Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các
Thầy(Cô), các trợ giảng của môn học, cùng toàn thể các bạn!

II. PHỤ LỤC BÁO CÁO
BẠN HÃY HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP BIG 5 VÀ MBTI
1. Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
1 = Cực kỳ phản đối

5 = Đồng ý

2 = Rất phản đối


6 = Rất đồng ý

3 = Phản đối

7 = Cực kỳ đồng ý

4 = Trung lập

Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

1

2

3

4

x

5

6

7


Quản trị hành vi tổ chức


2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ

x

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x

5. Sẵn sang trải nghiệm, một con

x

người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm

x

8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định


x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x

2. Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?

Mỗi con người

đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con
người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm,
sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi
người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự
nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn
dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động




Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư"

tiếp với thế giới bên ngoài


để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi



con người hay sự việc của thế giới bên
ngoài


Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi

trong mối quan hệ con người
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

HƯỚNG NGOẠI ( E )

HƯỚNG NỘI (

I)


Quản trị hành vi tổ chức

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần giácquan

(S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận
được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó
dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ
& và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta
tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã
được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC
KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng
hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người,
mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan





Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới •

Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới các

các cơ hội hiện tại

cơ hội tương lai

Sử dụng các giác quan thông thường và •

Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá

tự động tìm kiếm các giải pháp mang

các triển vọng mới là bản năng tự nhiên

tính thực tiễn




Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin
và các sự kiện trong quá khứ






cảnh, và các mối liên kết


Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu

Thích các thông tin rành mạch và rõ

không thống nhất và với việc đoán biết ý

ràng; không thích phải đoán khi thông

nghĩa của nó

tin "mù mờ"
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

GIÁC QUAN (

S)


TRỰC GIÁC ( N )

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí
(T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt
động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống.
Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận
một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/
không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là


Quản trị hành vi tổ chức

bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình
thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi
chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau - sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ




Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý •

Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và

trong một tình huống cần quyết định

ảnh hưởng tới người khác trong một tình

Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm


huống cần quyết định

vụ cần phải hoàn thành.


Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và



phản ứng của con người.

Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và
quan trọng



Các đặc điểm cảm tính

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể



Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự

một cách tự nhiên

nhiên và bình thường trong mối quan hệ •

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng


của con người

tiêu cực với sự không hòa hợp.

CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

LÝ TRÍ (

T)

CẢM TÍNH ( F )

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều
sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận)
để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của
mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối
quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm.
Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ
chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành. Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó
đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế
hoạch.
Tính cách đánh giá




Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành •


Thoải mái tiến hành công việc mà không cần

động.

lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.

Tập trung vào hành động hướng công •

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết

việc; hoàn thành các phần quan trọng

hợp


Quản trị hành vi tổ chức

trước khi tiến hành.






làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách
xa thời hạn cuối.


Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;



Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

ĐÁNH GIÁ

(J)

LĨNH HỘI (P)

BỐN CHỮ CÁI BIỂU HIỆN TÍNH CÁCH CỦA TÔI

I

S

T

J

III.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Chương trình Đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế, 1/2010, Tài liệu

tham khảo môn Quản Trị hành vi tổ chức.
2- HillaRy Clinton, H 2006, Hồi ký Hillary Clinton và chính trường nước
Mỹ, ấn bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Văn hoá Sài gòn, 11H Nguyễn Thị Minh
Khai, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
3- Ba Rack Obama, B 2008, Hy vọng táo bạo, ấn bản lần thứ nhất, Nhà xuất
bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hạ Long, ngày 28 tháng 01 năm 2010


Quản trị hành vi tổ chức


Quản trị hành vi tổ chức



×