Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá tính cách bản thân và định hướng cho hành vi cư xử của mình trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.79 KB, 11 trang )

Quản trị hành vi tổ chức

Mục đích viết báo cáo:
-

Báo cáo kết quả 2 bài tập BIG5 và MBTI.

-

Nhận định lại hành vi cư xử của bản thân.

-

Các nghiên cứu, phân tích để đưa ra kết quả lựa chọn.

-

Định hướng các hành vi cư xử của bản thân trong tương lai.

Các bước:
- Phân tích tính cách bản thân.
- Nhận định xu hướng tính cách bản thân.
- Nhận xét.
- Đưa ra định hướng hành vi cư xử.

NỘI DUNG PHÂN TÍCH

Được may mắn sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp tri thức, có bề dày truyền
thống hiếu học và mang đậm chất truyền thống văn hoá dân tộc đồng thời được trưởng
thành trong thời điểm khoa học kỹ thuật phát triển trên toàn cầu, chính sự kết hợp của
hai yếu tố này đã tạo nên một con người, một tính cách mang nét riêng biệt. Cá nhân


tôi là tổng hòa của hai tính cách Hướng ngoại và Hướng nội, bên cạnh một tính cách
nhiệt nhiết là một tính cách trỗi lên mạnh mẽ hơn, thiên về thế giới bên trong của suy
nghĩ, mối quan tâm, suy xét kỹ lưỡng và luôn luôn sáng tạo. Hiểu rõ được tính cách
của bản thân, luôn học hỏi để tự hoàn thiện mình – hoàn thiện nhân cách, khẳng định
các giá trị, phát triển các kỹ năng chuyên môn do đótôi đã lựa chọn cho mình một con
đường đi riêng, một sự nghiệp vững vàng cùng với các đồng sự của tôi.
Qua các bài giảng môn học Quản trị hành vi tổ chức và bài tập BIG 5 & MBTI đã giúp
tôi nhìn nhận sâu hơn về tính cách của bản thân mình, đã khẳng định được thiên hướng
của tính cách và từ đó xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân để có các
hoạch định tốt hơn về sau này.
1


Quản trị hành vi tổ chức

Tôi là người có nguồn năng lượng dồi dào từ bên trong nội lực của mình, là người luôn
suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định trong mọi hoàn cảnh. Trong công việc,
tôi không ngừng sáng tạo, luôn cập nhật và nâng cao các kỹ năng cũng như giá trị của
bản thân, biết lắng nghe và có một cuộc sống chiều sâu về nội tâm. Để ra một quyết
định trong công việc hay chuẩn bị hành động một việc gì đó tôi là người thường suy
nghĩ rất kỹ càng trước lúc đưa ra quyết định, có nhiều việc tôi còn lắng nghe các ý kiến
khác thật kỹ rồi mới đưa ra quyết định, về hành xử tôi nghĩ mình thiên nhiều về lý trí,
tôi cũng là người luôn chủ động tìm kiếm các thông tin cần thiết và sự hợp lý trong
những tình huống cần ra quyết định. Tôi là người sống rất nguyên tắc, ngiêm túc, chín
chắn, ngăn nắp, không phóng khoán và không sẵn sàng trải nghiệm trước bất kỳ cám
dỗ hay bất kỳ hoàn cảnh nào. Về quan hệ tôi là người thích có nhiều mối quan hệ, đặc
biệt với những người thành đạt và lớn tuổi hơn mình điều đó giúp ích tôi rất nhiều
trong việc học hỏi được nhiều điều hay ở họ. Về giao tiếp tôi thích giao tiếp đối thoại
một một, nhưng để thuyết trình tôi thích được thuyết trình một nội dung công việc nào
đó đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trước đám đông mà đặc biệt càng đông càng tốt, điều đó

giúp tôi có dịp thể hiện được phẩm chất của mình trước đám đông. Trong cuộc sống
tôi luôn chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường như mối quan hệ
của con người. Tóm lại, qua trắc nghiệm tôi đánh giá bản thân mình với dạng tính cách
ISTJ đã bộc lộ rõ về tính cách cá nhân của bản thân tôi là: Nghiêm túc và chu đáo, Tự
tin và tổ chức tốt, Hợp lý, thứ tự và thực tế, Luôn luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm cho
những gì cần hoàn thành.
Định hướng cho hành vi cư xử của mình trong tương lai. Trên thực tế, các kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học cho ta thấy tính cách của cá nhân được tạo bởi các
yếu tố di truyền và môi trường. Do vậy, qua môn học OB và nghiên cứu các tài liệu
liên quan ta có thể nhận thấy rõ hơn về tính cách của mình, từ đó chúng ta có thể điều
chỉnh tính cách của mình sao cho phù hợp với môi trường xung quanh mình. Với tính
cách của tôi ISTJ tôi cho là tính cách hướng nội, tính cách này luôn biết sử dụng các
giác quan để tìm kiếm các giải pháp và thường sử dụng lý trí để suy nghĩ và hành
động, các hành vi cư xử của mình phải luôn làm sao để mọi người đặt niềm tin với
mình và uy tín của mình trong xã hội luôn được cải thiện trong tương lai. Các hành vi
cư xử phải luôn có giá trị bền vững tức là luôn luôn phải có nền tảng về mặt tri thức,
đạo đức, uy tín từ đó gây niềm tin và ảnh hưởng đến với người khác một cách lâu dài
2


Quản trị hành vi tổ chức

về mặt giá trị. Trong môn học OB việc sắp xếp các giá trị theo một trật tự nhất định
được chúng ta gọi dó là hệ thống giá trị. Trong đó OB cho rằng có bốn giá trị định
hướng cho các hành vi đạo đứcvà hình thành lên tính cách của một cá nhân. Đó là
Thuyết vị lợi, quyền cá nhân, sự hiện diện của công lý và sự quan tâm. Với bốn
nguyên tắc đạo đức cụ thể là Vị lợi - làm cho chúng ta chọn giải pháp tạo ra sự thỏa
mãn tối đa; Còn Quyền lợi cá nhân - phản ánh niềm tin rằng mọi người đều có quyền
hành động theo một cách nào đó. Sự phân bổ của công lý - nhấn mạnh là con người
giống nhau ở những điểm nhất định nên nhận được quyền và nghĩa vụ giống nhau;

Quan tâm - nói rằng các hành động đúng đắn đều quan tâm đến bảo vệ mối quan hệ
giữa các cá nhân với nhau. Theo tôi, khi thực hiện tốt và tuân thủ bốn nguyên tắc đạo
đức này cùng với sự hiểu biết và nhận thức, chính là định hướng cho hành vi cư xử của
bản thân mình trong tương lai; Quan tâm - nói rằng các hành động đúng đắn đều quan
tâm đến bảo vệ mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Theo tôi, khi thực hiện tốt và
tuân thủ bốn nguyên tắc đạo đức này cùng với sự hiểu biết và nhận thức, chính là định
hướng cho hành vi cư xử của bản thân mình trong tương lai.
Để minh hoạ hay làm sáng tỏ hơn cho việc nhận diện hành vi cư xử của mình trong
tương lai chúng ta cần phải có những minh hoạ cụ thể để giúp chúng ta xác định và giả
thích các hành vi đó và để chứng minh vai trò của hành vi cá nhân. Tôi có thể trích dẫn
một ví dụ cụ thể như sau: Năm 2007 kinh tế thế giới có chiều hướng suy thoái, lạm
phát tăng cao mà đặc biệt là ở Việt Nam, giá cả trong nước có nhiều biến động mạnh
đặc biệt giá thép có chiều hướng tăng cao. Là Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng & XNK Phục Hưng (Công ty Phục Hưng) một doanh nghiệp về xây
dựng, đúng thời điểm đó Công ty Phục Hưng đang có nhiều dự án trọng điểm xây
dựng các công trình công nghiệp với khối lượng thép cần sử dụng vào năm 2008 là rất
lớn. Đứng trước tình hình đó, bản thân tôi đã nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế
rất kỹ lưỡng, cân nhắc đắn đo để mua thép dự trữ. Qua rất nhiều cuộc họp Ban lãnh
đạo cũng như xin ý kiến chỉ đạo của HĐQT, tôi đã lắng nghe nhiều ý kiến của các
đồng sự và thuyết phục họ. Có rất nhiều ý kiến trái chiều vì thực sự đây là một quyết
định mang tính rủi ro cao. Sau khi cân nhắc, Quý II năm 2007, tôi đã ra quyết định ký
hợp đồng mua thép cho các công trình của Công ty và chuyển vào lưu kho chờ đến
Quý III năm 2008 đưa vào thi công tại các công trình. Sau khi hoàn thành việc mua
bán thép với các đơn vị bán thép thì đến Quý III/2007 giá thép tăng đột biến và còn dự
3


Quản trị hành vi tổ chức

báo tăng cao hơn nữa. Đến tháng 5/2008 giá thép tăng vọt lên đến 18.000đ/kg (từ

10.000đ/kg Quý II/2007). Với quyết định có có sự cân nhắc, phân tích kỹ tôi đã tránh
được thất thoát về tài chính cho Công ty, và năm 2007 & 2008 là các năm tài chính
được gọi là thành công đối với chúng tôi giữa lúc sự suy thoái kinh tế đang lan rộng
mang tính toàn cầu.
Qua ví dụ này cho chúng ta thấy để thuyết phục được mọi người đồng thuận với ý kiến
của mình điều đầu tiên mình cần phải nghiên cứu và đánh giá kỹ các chỉ tiêu liên quan
trong ngắn hạn, gây niềm tin cho mọi người bằng các thông tin hữu ích và các chuẩn
bị kỹ lưỡng về quá trình đàm phán và thuyết phục các thành viên. Điều quan trọng
nhất là tính cách phải quả quyết có căn cứ trên nền tảng lợi ích chung và chia sẻ.
Qua môn học Quản trị hành vi tổ chức tôi đã có được một phương pháp rất phổ biến để
đánh giá tính cách con người – MBTI. Phương pháp MBTI là phương pháp phân loại
tích cách, trong hệ thống phân loại này không có nhóm nào tốt, nhóm nào xấu, nhưng
cùng một sự vật hiện tượng sẽ gây ra những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng khác nhau.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc của con người là: xu hướng tự
nhiên của người đó hướng nội/hướng ngoại; cách thức người đó tìm hiểu và nhận
thức thế giới bên ngoài trực giác/ giác quan; cách thức người đó quyết định, đưa ra
lựa chọn lý trí/ tình cảm; và yếu tố cuối cùng là cách thức người đó nhìn ra thế giới
bên ngoài đánh giá/lĩnh hội.
Về phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình. Theo các học giả thì có năm loại
tính cách cá nhân gồm:


Tính hướng ngoại (Etroversion)



Tính hoà đồng ( Sãn sàng học hỏi - Openness to experience)




Tính chu toàn (Tận tâm - Conscientiousness)



Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu - Neuroticism)



Tính cởi mở ( Dễ chấp nhận - Agreeableness)

Các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất định tới
hành vi và hiệu quả công việc. Những người giành được nhiều từ hỗ trợ từ việc thay
đổi hệ thống tổ chức và phương thức thực hiện - tức là những người ủng hộ thay đổi

4


Quản trị hành vi tổ chức

trong tổ chức - dường như ở cùng phía với các đầu tích cực của các mảng tính cách
trên. Những người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơn những người
khác trong môi trường Stress. Những người có khả năng chấp nhận cao thường có
thiên hướng xử lý tốt các mối quan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt hơn.
Những người tận tâm có vị trí quan trọng nhất trong các mảng tính cách để dự đóan
hiệu quả công việc trong hầu hết các công việc của nhóm. Những người tận tâm đặt
mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản thân mình, làm việc siêng năng hơn và đạt kết quả
cao hơn những người làm việc không tận tâm bằng. Những người có tính tận tâm cao
thường cho thấy có nhiều bổn phận hơn và làm việc tốt hơn ở nơi làm việc mang tính
kiểm soát và ra lệnh. Những người có độ tận tâm cao cũng như tính chấp nhận và sự
ổn định cảm xúc sẽ mang đến dịch vụ khách hàng tốt hơn. Do vậy, nó đã giải thích tại

sao tính cách cá nhân lại quan trọng đến như vậy.
Kết luận:
Qua nghiên cứu OB với phương pháp đánh giá MBTI đối với cá nhân cho ta thấy phải
tự hiểu về bản thân và nỗ lực tự hoàn thiện mình, đồng thời giúp tôi thấu hiểu điểm mạnh
của mình, từ đó, khéo léo lựa chọn công việc, biết sắp xếp khôn ngoan để có thể sử dụng tốt
nhất năng lực của bản thân. Công việc của tôi được giải quyết nhanh, gọn hơn. Tôi tự tin hơn
về bản thân mình và định hướng được những gì mình dự định làm . Phải tự hiểu bản thân

mình với những đặc tính gì? tính cách như thế nào? khả năng hiểu biết đến đâu? Ngoài
ra phải nỗ lực tự hoàn thiện mình, không ngừng phát huy các tính cách tốt, loại bỏ các
cá tính xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đạo
đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức, qua suy
ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác ngày càng tốt hơn.

Bài viết tham khảo:
Sách Quản trị Hành vi Tổ chức (chương trình Global Advanced MBA)
/>



5


Quản trị hành vi tổ chức

6


Quản trị hành vi tổ chức


BIG 5

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây.
Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn
với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay
cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.

1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình

1

2

3

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

4

5

6




2. Chỉ trích, tranh luận



3. Đáng tin cậy, tự chủ



4. Lo lắng, dễ phiền muộn



5. Sẵn sang trải nghiệm, một



con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng



7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn





9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn



định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

7



7


Quản trị hành vi tổ chức

MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai mặt.
Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một
mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một
mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính
cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội




Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao



Thường cần một khoảng "thời gian

tiếp với thế giới bên ngoài




riêng tư" để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi



Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn


con người hay sự việc của thế giới bên

đôi khi như "đóng lại" với thế giới bên

ngoài

ngoài

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi



trong mối quan hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Thích các mối quan hệ và giao tiếp
một – một

Hướng ngoại (E)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Hướng nội (I)

Phần giácquan (S) của bộ não

chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI,
giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các
sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn

giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô
hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét
và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh
hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một

8


Quản trị hành vi tổ chức

cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác


Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới
các cơ hội hiện tại





tới các cơ hội tương lai


Sử dụng các giác quan thông thường và

khám phá các triển vọng mới là bản


tính thực tiễn

năng tự nhiên


Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết



Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/

tự động tìm kiếm các giải pháp mang

và các sự kiện trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết


Thích các thông tin rành mạch và rõ



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ

ràng; không thích phải đoán khi thông

liệu không thống nhất và với việc

tin "mù mờ"

đoán biết ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất?

Phần

Lý trí (T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt
động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là
bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách
CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích,
ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính
của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi

chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những
hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ


Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp

Các đặc điểm cảm tính


lý trong một tình huống cần quyết định


và ảnh hưởng tới người khác trong một
tình huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm
vụ cần phải hoàn thành.

Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân



Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu
cầu và phản ứng của con người.

9


Quản trị hành vi tổ chức






Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và
quan trọng



Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập
thể một cách tự nhiên

Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự



Không thoải mái với mâu thuẫn; có

nhiên và bình thường trong mối quan

phản ứng tiêu cực với sự không hòa

hệ của con người

hợp.

Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)


Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai
quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ
chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một
trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế
giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế
giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ
càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và
hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá


Tính cách lĩnh hội

Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi



hành động.


không cần lập kế hoạch; vừa làm vừa
tính.

Tập trung vào hành động hướng công
việc; hoàn thành các phần quan trọng




trước khi tiến hành.


Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi
kết hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi



cách xa thời hạn cuối.


Thoải mái tiến hành công việc mà

Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;
làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu



trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
Chọn điều phù hợp nhất:

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng
tới sự mềm dẻo, tự do và đa dạng.


Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của Tôi
I

S

T

J

10


Quản trị hành vi tổ chức

11



×