Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thay đổi tính cách cá nhân phù hợp với ứng xử qua trắc nghiệm tính cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 11 trang )

BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

BÀI LÀM

Chúng ta đều biết rằng: mỗi người sinh ra đều mang một thiên hướng tính cách
nhất định. Giá trị của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào vẻ hấp dẫn bên ngoài mà cả
tính cách bên trong. Tôi là người như thế nào? Tính cách của tôi ra sao? Đối với tôi,
tôi luôn muốn tự hiểu về mình. Muốn biết xem mình là ai. Nhiều lúc tôi cũng không
thể hiểu được bản thân mình. Cách cư xử trong cuộc sống của tôi ảnh hưởng như thế
nào đến những người xung quanh. Những quyết định của tôi trong công việc sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến kết quả của công việc, đến đồng nghiệp trong Công ty, đến
những thành viên trong nhóm làm việc của mình vv… Liệu những cách giải quyết tình
huống được đưa ra như vậy đã phù hợp chưa?
Thông qua môn học Hành vi Tổ chức, tôi đã được học một công cụ rất phổ biến
trên thế giới để đánh giá sự khác biệt trong tính cách con người – MBTI. Dựa trên
những khuynh hướng của con người trong cách suy nghĩ & phản ứng đối với sự việc,
MBTI đưa ra 4 chỉ số đánh giá cách suy nghĩ và phản ứng của một con người, MBTI
được diễn giải theo hai bước:
Thứ nhất: Được sử dụng để nhận ra bốn ưu tiên MBTI cơ bản, đó là:


Khuynh hướng tự nhiên của một người: Hướng ngoại-Extroverted/ Hướng

nội_Introverted


Cách thức họ nhận diện thế giới: Trực giác_Intuitive/ Giác quan_Sensing




Cách thức quyết định: Lý trí_Thinhking/ Cảm tính_Feeling



Xu hướng hành xử của bạn với thế giới bên ngoài: đánh giá_Judging/ lĩnh

hội_Perceiving


Thứ hai: Các thông tin mô tả các dạng tính cách, bao gồm đặc tính cá nhân hay
tính đơn nhất của một ai đó. Cũng như vậy, các kết quả từ bước thứ hai sẽ làm rõ hơn
những câu hỏi về bốn ưu tiên MBTI cơ bản trong bước một và diễn giải cụ thể hơn
thành 16 dạng tính cách riêng biệt (là sự kết hợp của bốn ưu tiên MBTI).
Các nhóm tích cách được chia thành 4 phần như sau:
1) Drivers : INFJ, INFP, INTJ, INTP. (Có tính cách dẫn dắt).
2) Expressives : ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP. (Có tính cách thể hiện).
3) Analyticals : ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP (Có tính cách phân tích).
4) Amiables: ISTJ, ISFJ, ISTP, ISFP. (Có tính cách hướng thiện).
Sau khi nghiên cứu MBTI và hoàn thành bài tập BIG 5, tôi cảm thấy thực sự hiểu
hơn về bản thân mình và khám phá ra nhiều điều thú vị về bản thân mà trước đây tôi
đã không nhận ra.
Về bản thân, tôi tự nhận thấy mình là người khá lạc quan, luôn cảm thông với
những người xung quanh, mặc dù tôi là người luôn thích tranh luận trong các vấn đề
mà tôi quan tâm, yêu thích, nhưng mọi người xung quanh luôn tin tưởng và muốn chia
sẻ với tôi những buồn vui trong cuộc sống và công việc. Tôi luôn ngăn nắp, nguyên tắc
và sẵn sàng trải nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tôi hiểu rằng tính
cách của tôi có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại trong công việc và
cuộc sống, bởi nó ảnh hưởng đến những người quanh tôi, đến kết quả của công việc và
những sự việc xảy ra trong hiện tại và tương lai.
Và theo kết quả MBTI thì tính cách của tôi được thể hiện qua bốn chữ cái ESTJ

- tính cách thuộc nhóm Analyticals : ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP (Có tính cách phân
tích).
Như đã được học trong giáo trình Quản trị hành vi tổ chức, tôi được biết người
hướng ngoại là người thường thích di chuyển, hay chuyện, chan hoà và quyết đoán,
không dễ chịu khi ở một mình. Tôi là người có tính tình vui vẻ, cởi mở, lanh lợi, hoạt
bát, thích giao tiếp với người khác và với thế giới xung quanh. Tôi thích quen biết
nhiều người, khi đã gặp mặt ai là tôi đều nhớ họ, đặc biệt là tôi rất nhớ tên riêng của
họ.


Hiện nay, tôi đang công tác tại phòng Tổ chức của Công ty Mua bán điện - Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, công việc chính của tôi là phụ trách tuyển dụng và đào tạo
phát triển nguồn nhân lực. Tuy tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tôi đã được Lãnh đạo và các
đồng nghiệp trong Công ty tin tưởng chọn làm Phó Chủ tịch Công đoàn, kiêm Trưởng
Ban nữ công Công ty. Công ty Mua bán điện là một đơn vị mới thành lập, do vậy, đa
số cán bộ nhân viên được tuyển vào làm việc đều là những chuyên gia, chuyên viên đã
có kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều các đơn vị khác nhau trong Tập đoàn điện lực Việt
Nam. Ban đầu, tôi chỉ biết một số người đã từng làm việc với tôi trước đây tại đơn vị
cũ , hầu hết những người còn lại đều là người mới đối với tôi. Nhưng với tính cách vui
vẻ và cởi mở của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã làm quen và nói chuyện với
hầu hết đồng nghiệp trong các phòng ban trong công ty. Tôi luôn là người chủ động đề
nghị, khởi xướng và tích cực tham gia mọi hoạt động do công ty và Công đoàn tổ chức
để có cơ hội được giao lưu, học hỏi, gần gũi với mọi người. Với những tính cách như
vậy, tôi nhận thấy mình là người hướng ngoại.
Có thể nói, tính cách giúp chúng ta hiểu được bản thân của mỗi người. Nhưng để
cảm nhận ra thế giới bên ngoài, chúng ta thường sử dụng 5 giác quan chính của con
người bao gồm xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Phần giác quan của bộ
não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được
của ‘Hiện tại’. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết cụ thể trong trí
nhớ và thu thập lại từ các sự kiện trong ‘Quá khứ’.

Tôi nhận thấy mình thường sử dụng 5 giác quan cho công việc và cuộc sống của
mình. Tôi luôn thích quan sát nắm bắt thời cơ hiện tại, thích học hỏi cái mới và bằng
cách quan sát từ cái mới để áp dụng vào thực tế. Tôi biết lắng nghe và cũng rất thích
tranh luận để đúc kết ra các kinh nghiệm cho công việc và trong cuộc sống. Nhờ các
kinh nghiệm đó mà tôi khá giỏi ứng biến từ các kinh nghiệm. Khi học hỏi tôi thích các
thông tin rành mạch.
Năm 2008, tôi đã được tham gia một số khoá đào tạo thuộc chương trình phát
triển nguồn nhân lực do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức, tư vấn Indra giảng dạy.
Tại chương trình đào tạo này, tôi không chỉ học hỏi được kinh nghiệm từ các chuyên
gia quốc tế giàu kinh nghiệm về hoạch định và tổ chức chiến lược phát triển nguồn
nhân lực mà tôi còn biết thêm về tập tục, văn hoá của người Pháp, Tây Ban Nha,


Philipin để bổ xung cho vốn sống của bản thân. Khoá đào tạo đó thực sự rất có ích cho
công việc của tôi.
Trong quá trình ra quyết định và đánh giá vấn đề, hay khi có vấn đề đưa ra cần
giải quyết tôi thường xác định mục tiêu và lập một kế hoạch chi tiết cụ thể trong đó có
tiến độ thời gian và trình tự hoàn thành công việc. Nếu công việc đó giao cho nhóm
thực hiện thì phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nếu không làm theo
nhóm thì công việc đó do tôi chủ động giải quyết. Sau đó tôi và các thành viên sẽ tìm
kiếm các thông tin liên quan, phân tích các thông tin, tìm kiếm biện pháp hoặc giải
pháp để thoả mãn các mục tiêu đề ra. Đưa ra kết quả và đánh giá kết quả hình thành.
Là người trưởng nhóm phụ trách công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phải
tổ chức xắp xếp công việc, phối hợp hiệu quả các thành viên trong nhóm và phát huy
được sức mạnh tập thể của toàn nhóm, từ việc hiểu rõ được tính cách của mình, tôi sẽ
biết được cách thức ứng xử với con người, tôi có thể điều chỉnh và định hướng các
hành vi cư xử của bản thân trong tương lai:
• Tính cách hướng ngoại sẽ giúp tôi dễ dàng thuận lợi trong công việc. Tuy nhiên,
nhược điểm của tôi là trong một thời gian rất ngắn, nếu phải giải quyết gấp ngay
một vấn đề gì thì tôi có thể hành động ngay mà chưa kịp suy nghĩ thấu đáo xem

mình giải quyết như vậy có vẹn toàn hay không, và sau khi hành động rồi, tôi
mới xem xét, đánh giá lại việc mình vừa thực hiện. Ngoài ra, tôi còn là một người
khá nóng tính. Tính cách này cũng ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ của
tôi với các đồng nghiệp và với những người xung quanh. Khi nóng nảy tôi
thường hay quyết định nóng vội nên dễ bị sai sót. Chính vì vậy, tôi cần phải tự
điều chỉnh bản thân mình sao cho phù hợp để không ảnh hưởng đến công việc
cũng như cuộc sống trong tương lai.
• Tôi là người rất nguyên tắc nên thiếu sự linh động, ít sáng tạo đôi lúc dẫn tới sự
bảo thủ trong công việc. Để khắc phục điều này, tôi cần phải tăng cường học hỏi
hơn nữa, thúc đẩy tính sáng tạo và linh động trong công việc. Là người trưởng
nhóm, tôi cần tận dụng điểm mạnh của người khác để bù đắp cho những điểm
yếu của mình, tôi cần huy động tối đa các thành viên năng động sáng tạo trong
nhóm của mình để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


• Bên cạnh đó, tôi còn có tính cảm thông, dễ mềm yếu. Do đó, đôi khi tôi hay bị
tình cảm tác động khi đưa ra quyết định ảnh hưởng đến kết quả của công việc.
Chẳng hạn như khi tôi giao việc cho một thành viên nữ trong nhóm và yêu cầu họ
phải hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tuy nhiên, do con của thành viên đó bị
ốm nên người đó đã không hoàn thành được công việc. Lúc này tôi cảm thông
với họ vì tôi cũng là phụ nữ nên tôi giao phần việc đó cho 1 thành viên khác.
Điều này đã dẫn đến kết quả là mặc dù công việc được hoàn thành nhưng lại
chậm tiến độ và bị lãnh đạo khiển trách. Vì vậy, tôi cần phải phân biệt rõ tính
chất của mỗi công việc để giao cho thành viên trong nhóm nhằm đạt được hiệu
quả tối đa và tránh tối đa những sai sót hay chậm trễ ảnh hưởng đến chất lượng
và tiến độ hoàn thành công việc chung của nhóm.
• Khi giải quyết công việc tôi còn hay áp dụng các kinh nghiệm quá khứ. Sử dụng
các kinh nghiệm có được để giải quyết các vấn đề là rất tốt. Nhưng, trên thực tế
đôi khi kinh nghiệm không phù hợp bởi nó tạo thành lối mòn, không tạo ra sự
mới mẻ, thích ứng với hoàn cảnh mới, con người mới. Do vậy, tôi cần phải

thường xuyên học hỏi, tìm tòi những cái mới, kết hợp với kinh nghiệm trong quá
khứ để giải quyết các công việc hiện tại và tương lai.
• Tôi còn dễ bị căng thẳng khi bị áp lực của công việc và cuộc sống, do vậy tôi cần
phải tìm ra nguồn gây stress, tự điều chỉnh bản thân, có chiến lược kiểm soát
căng thẳng, loại bỏ nguồn gốc gây ra căng thẳng để không ảnh hưởng đến hiệu
quả công việc và mọi người xung quanh.
Có thể nói, nghiên cứu MBTI giúp tôi hiểu được rằng: không có mẫu tính cách
nào là tốt hay xấu, hay hay dở, mà quan trọng là ta phát huy nó như thế nào? Chúng đã
giúp tôi nhận biết rõ tính cách cá nhân của mình, biết được đâu là điểm mạnh của
mình, từ đó, khéo léo lựa chọn công việc, tự tôi luyện, nâng cao các thế mạnh của
mình, biết sắp xếp khôn ngoan để có thể sử dụng tốt nhất năng lực của bản thân, giúp
công việc của tôi được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tôi tự tin hơn về bản thân
mình và định hướng được những gì mình dự định làm. Và tôi cũng biết cách giảm
thiểu những điểm yếu của mình, để giúp công việc và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Ngoài ra khi là người trưởng nhóm tổ chức xắp xếp công việc, tôi nghĩ việc hiểu được
tính cách cá nhân của từng người rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển


nhóm, nó rất có ích khi bố trí công việc theo tính cách của mỗi người. Nếu giao việc
cho những người có tính cách phù hợp với nhau làm cùng 1 mảng công việc thì dự án
có xác xuất thành công rất cao. Nếu tính cách các thành viên nhóm khác nhau thì
người lãnh đạo nhóm phải quản lý một cách khó khăn và cực kỳ khéo léo mới đem lại
hiểu quả cho dự án.
Và giờ đây, khi gặp chuyện khủng hoảng – Tôi sẽ tự tin hơn để bước tới và đối
mặt với chúng bởi tôi đã biết cách tự động viên mình rằng những khó khăn sẽ chỉ là
một phần của cuộc sống, việc hiểu rõ về bản thân mình sẽ giúp tôi biết điều tiết, kiểm
soát và khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm để vượt qua khó khăn, sống
mạnh mẽ hơn, giải quyết công việc hiệu quả hơn và khám phá thêm nhiều điều mới mẻ
thú vị trong công việc cũng như cuộc sống, vững bước tiến đến tương lai tươi đẹp tràn
đầy ý nghĩa mà công việc và cuộc sống đã ban tặng cho tôi.



KẾT QUẢ BẢN CÂU HỎI BIG 5 VÀ MBTI
BIG 5

1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

7




2. Chỉ trích, tranh luận



3. Đáng tin cậy, tự chủ



4. Lo lắng, dễ phiền muộn



5. Sẵn sang trải nghiệm, một



con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng



7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

6




9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định




10. Nguyên tắc, ít sáng tạo



MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai


mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật.
Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một
mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính
cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau




Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp



Thường cần một khoảng "thời gian riêng

với thế giới bên ngoài


tư" để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con



người hay sự việc của thế giới bên ngoài


Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối

Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi
khi như "đóng lại" với thế giới bên ngoài



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một


quan hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Phần giácquan (S) của bộ

não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC
TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ
các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết,
diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận
các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc
xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả
hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử
dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới

Các đặc điểm trực giác


các cơ hội hiện tại



Sử dụng các giác quan thông thường và

Tinh thần song với Tương Lai, chú ý
tới các cơ hội tương lai



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/




tự động tìm kiếm các giải pháp mang

khám phá các triển vọng mới là bản

tính thực tiễn

năng tự nhiên


Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin
và các sự kiện trong quá khứ



ngữ cảnh, và các mối liên kết



Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ



Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết

Thích các thông tin rành mạch và rõ



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ

ràng; không thích phải đoán khi thông

liệu không thống nhất và với việc

tin "mù mờ"

đoán biết ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)


Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta
phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy,
rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của
bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa
vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản
chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi
chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối
lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ


Tự động tìm kiếm thông tin và sự

Các đặc điểm cảm tính


hợp lý trong một tình huống cần
quyết định






Chấp nhận mâu thuẫn như một phần
tự nhiên và bình thường trong mối

Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng
của con người.




Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị
và quan trọng



tới người khác trong một tình huống cần quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và
nhiệm vụ cần phải hoàn thành.

Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một cách tự
nhiên



Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu cực
với sự không hòa hợp.


quan hệ của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)


Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai quá
trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý
kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh
giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều
còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và
mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá

Tính cách lĩnh hội



Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.





Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn
thành các phần quan trọng trước khi tiến hành.





lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.





Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm
việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình


chuẩn để quản lý cuộc sống.

Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời
hạn cuối.

Thoải mái tiến hành công việc mà không cần

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

E

S

T

J


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị Hành vi Tổ chức (chương trình Global
Advanced MBA)
2. />3. />4. />


×