Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo cá nhân về tính cách trong hành vi ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.22 KB, 7 trang )

Quản trị hành vi tổ chức

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Quản trị hành vi tổ chức

I. BẠN HÃY HOÀN THÀNH CÁC BÀI TẬP BIG 5 VÀ MBTI.
1. Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
1 = Cực kỳ phản đối
5 = Đồng ý
2 = Rất phản đối
6 = Rất đồng ý
3 = Phản đối
7 = Cực kỳ đồng ý
4 = Trung lập

Học viên tự thấy mình

1

2

3

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

4

5

6


x

2. Chỉ trích, tranh luận

x x

3. Đáng tin cậy, tự chủ

x

4. Lo lắng, dễ phiền muộn
5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con
người phóng khoáng

x
x

6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

7

x
x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x
x

Tổng cộng điểm: 41/70
2. Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người
đều có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con
người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm,
sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi
người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự
nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn


Quản trị hành vi tổ chức

dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động




Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao
tiếp với thế giới bên ngoài



Thường cần một khoảng "thời gian riêng tư"
để tái tạo năng lượng



Thường cởi mở và được khích lệ bởi
con người hay sự việc của thế giới bên
ngoài



Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một



Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi
trong mối quan hệ con người

CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

HƯỚNG NGOẠI (

E)

HƯỚNG NỘI ( I )

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?
Phần giácquan
(S) của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận
được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó
dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ
& và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta
tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã
được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC
KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng
hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người,
mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan

Các đặc điểm trực giác



Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới •
các cơ hội hiện tại

Tinh thần sống với Tương Lai, chú ý tới các
cơ hội tương lai




Sử dụng các giác quan thông thường và •
tự động tìm kiếm các giải pháp mang
tính thực tiễn


Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá
các triển vọng mới là bản năng tự nhiên



Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin
và các sự kiện trong quá khứ

Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ





Thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng; không thích phải đoán khi thông
tin "mù mờ"
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ
cảnh, và các mối liên kết

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang
tính lý thuyết
Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu
không thống nhất và với việc đoán biết ý
nghĩa của nó

GIÁC QUAN (

S)

TRỰC GIÁC ( N )

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí
(T) của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt
động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống.
Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận


Quản trị hành vi tổ chức

một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/
không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là
bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình
thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi
chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ

Các đặc điểm cảm tính




Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý •
trong một tình huống cần quyết định



Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm

vụ cần phải hoàn thành.




Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và
ảnh hưởng tới người khác trong một tình
huống cần quyết định
Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và
phản ứng của con người.

Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và

quan trọng

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể
một cách tự nhiên

Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự
nhiên và bình thường trong mối quan hệ •
của con người
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:


Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng
tiêu cực với sự không hòa hợp.

LÝ TRÍ (

T)

CẢM TÍNH ( F )

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều
sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận)
để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của
mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối
quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm.
Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ
chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành. Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó
đón nhận và hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế
hoạch.
Tính cách đánh giá

Tính cách lĩnh hội



Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành •
động.

Thoải mái tiến hành công việc mà không cần

lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.



Tập trung vào hành động hướng công •
việc; hoàn thành các phần quan trọng
trước khi tiến hành.

Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách
xa thời hạn cuối.


Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp




Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu
trình chuẩn để quản lý cuộc sống.
CHỌN ĐIỀU PHÙ HỢP NHẤT:

Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;
làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

ĐÁNH GIÁ ( J )

LĨNH HỘI (


P)


Quản trị hành vi tổ chức

BỐN CHỮ CÁI BIỂU HIỆN TÍNH CÁCH CỦA TÔI

I

S

T

J

II. BẢN BÁO CÁO CỦA HỌC VIÊN

BÁO CÁO
BÁO CÁO CÓ TÍNH HỌC THUẬT CỦA HỌC VIÊN QUA KẾT QUẢ
(MBTI END BIG5) VÀ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU KHÁC
Môn học: Hành vi tổ chức (OB)
Họ và tên: Phùng Kim Đại – Nhóm 1
Lớp GaMBA 01.M0809

Như chúng đã biết, trong cuộc sống cũng như trong một tổ chức bất kỳ nào sự
thành công đều bắt đầu và chịu sự ảnh lớn của một cá nhân. Cá nhân sẽ đóng một vai trò
cực kỳ quan trọng. Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng: Một cá nhân có thể làm thay đổi
được lịch sử. Do vậy, trong một bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay việc nghiên cứu hành vi
cá nhân, mà cụ thể hơn là nghiên cứu về tính cách cá nhân sẽ giúp chúng ta hiểu và có

những đánh giá chuẩn xác cũng như hiểu biết giá trị của hành vi cá nhân trong xã hội Đặc biệt là đối với hành vi của một tổ chức. Qua đó, giúp những những nhà xã hội học,
những nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Ngoài ra, chúng ảnh
hưởng tới quyết định của chúng ta và lý giải được bản chất của đạo đức
Do vậy, qua đọc và làm bài tập trắc nghiệm nêu trên đã giúp tôi có một cái nhìn rõ
hơn về bản thân, về các hành vi cư xử của mình trong cuộc sống hàng ngày cũng như
trong công việc chuyên môn. Tuy nhiên, để phân tích tính cách cá nhân cũng như làm rõ
hơn nữa chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Các bài tập đó giúp chúng ta hiểu gì về bản thân mình?
- Có thể sử dụng các thông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của mình trong tương
lai như thế nào?
- Những ví dụ về kết quả và hành vi cư xử giúp chúng ta xác định và giải thích những
hành vi đó như thế nào?
- Hãy phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp với người khác, các hoạt
động yêu thích và thái độ của mình đối với công việc qua những kết quả từ bản điều tra
thái độ, giá trị và nhân cách.
1. Vấn đề thứ nhất về tính cách của bản thân


Quản trị hành vi tổ chức

Chúng ta đều biết, nhận xét và đánh giá về mình là một việc khó nhất là về tính
cách cũng như là về hành vi của bản thân. Tuy vậy dưới góc độ của một báo cáo nghiên
cứu tôi có thể nhận xét về mình như sau; Tôi tự thấy mình có nhiệt huyết trong công việc
và cuộc sống. Trong quan hệ đáng tin cậy, sống ngăn nắp và điềm tĩnh trong mọi hoàn
cảnh. Về tính cách ưa tranh luận, sống có nguyên tắc và kín đáo. Sống nội tâm. Tức là mọi
suy nghĩ, mối quan tâm, sự tưởng tượng chủ yếu hướng vào thế giới bên trong. Với tính
cách hướng nội đó, tôi ưa suy nghĩ, thường cần có một “khoảng trời riêng” để tư duy.
Trong cuộc sống thích có nhiều các mối quan hệ, thích giao tiếp một một. Trong công việc
trước khi đưa ra quyết định hay một hành động gì đều phải suy xét cẩn thận và suy nghĩ
thật kỹ trước đã. Khi hành xử hơi thiên về nhiều lý trí. Thể hiện tại các đặc điểm của suy

nghĩ của bản thân: Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành. Chấp nhận
mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong mối quan hệ của con người. Dễ
dàng đưa ra các phân tích giá trị và quan trọng. Thường chủ động tìm kiếm thông tin và sự
hợp lý trong một tình huống cần ra quyết định.
Ngoài ra, về xu hướng hành xử ra bên ngoài tôi thường sử dụng phong cách ĐÁNH
GIÁ. Đó là lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động. Hoàn thành các công việc
quan trọng trước khi tiến hành. Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản
lý cuộc sống. Và cuối cùng là thường làm việc tốt nhất, tránh Stress. Tóm lại, khi khi đánh
giá bản thân mình với dạng tính cách ISTJ – nó đã bộc lộ chính những khuynh hướng các
khía cạnh của tính cách bản thân của người đó là:
- Nghiêm túc và chu đáo.
- Chính xác và tổ chức tốt.
- Hợp lý, thứ tự và thực tế.
- Sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những gì cần phải hoàn thành
- Và luôn theo sát, đặc biệt khi có sự hiện diện của những chướng ngại vật, những
khó khăn vật cản.
2. Vấn đề thứ hai về định hướng cho hành vi cư xử của bản thân trong tương lai
Chúng ta biết rằng năng lực hành vi cá nhân bị chi phối bởi động lực, khả năng, ý
thức công việc và các yếu tố tình huống. Động lực bao gồm các yếu tố bên trong có ảnh
hưởng tới hướng đi, sự nỗ lực và tính bền bỉ trong hành vi có tự chủ của mỗi cá nhân.
Năng lực bao gồm các yếu tố năng khiếu bẩm sinh và những điều đã học được cần thiết để
hoàn thành nhiệm vụ. Ý thức nhiệm vụ là niềm tin của cá nhân về hành động nào là cần
thiết và thích hợp để giải quyết tình huống cụ thể. Các yếu tố tình huống là các điều kiện
của môi trường kìm nén hoặc thúc đẩy hành vi và hiệu quả công việc của cá nhân. Ngoài
ra, tính cách cá nhân liên quan tới mô hình ổn định trong các hành vi cư xử và tính thống
nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư xử của một con người. Nhất là đối với
những con người có cá tính hướng nội. Các nhà xã hội học đều cho rằng nguồn gốc của
tích cách cá nhân được tạo bởi yếu tố di truyền và môi trường. Do vậy, với dạng tính cách
ISTJ – chính là tính cách HƯỚNG NỘI. Biết sử dụng các đặc điểm của GIÁC QUAN để
tìm kiếm các giải pháp; Thường sử dụng LÝ TRÍ để suy nghĩ và hành động; Và hành xử



Quản trị hành vi tổ chức

với thế giới bên ngoài theo quá trình ĐÁNH GIÁ. Tôi thấy cần phải có những định hướng
hành vi cư xử trong tương lai làm sao tự điều chỉnh thế nào là hợp lý nhất.
Mặt khác, chúng ta đã khẳng định rằng các giá trị chính là sự bền vững, những
niềm tin đáng giá dẫn dắt tư duy và hành động của chúng ta trong những hoàn cảnh khác
nhau. Chúng ảnh hưởng tới các quyết định của chúng ta và lý giải được bản chất của đạo
đức. Trong OB sắp xếp các giá trị theo một trật tự nhất định và chúng được gọi là hệ thống
giá trị. Trong đó, OB cho rằng có bốn giá trị định hướng cho các hành vi đạo đức và hình
thành lên tính cách của một cá nhân; Đó là Thuyết vị lợi, quyền cá nhân, sự hiện diện của
công lý và sự quan tâm. Với bốn nguyên tắc đạo đức, cụ thể là Vị lợi – làm cho chúng ta
chọn giải pháp tạo ra sự thỏa mãn tối đa; Còn Quyền lợi cá nhân – phản ánh niềm tin rằng
mọi người đều có quyền hành động theo một cách nào đó. Sự phân bổ của công lý – nhấn
mạnh là con người giống nhau ở những điểm nhất định nên nhận được quyền và nghĩa vụ
giống nhau; Quan tâm – nói rằng các hành động đúng đắn đều quan tâm đến bảo vệ mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Theo tôi, khi thực hiện tốt và tuân thủ bốn nguyên tắc
đạo đức này, chính là định hướng cho hành vi cư xử của bản thân trong tương lai.
3. Vấn đề thứ ba về Kết qủa và hành vi cư xử:
Như đã phân tích ở trên, việc chỉ ra và nhận diện tính cách của bản thân cũng như
định hướng của hành vi cá nhân của bản thân trong tương lai là rất quan trọng. Tuy nhiên,
để làm sáng tỏ hơn nữa, chúng ta sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể về kết quả và hành vi cư xử
giúp chúng ta xác định, giải thích những hành vi đó và để chứng minh vai trò quan trọng
của hành vi cá nhân.
Ví dụ cụ thể nhất mà chúng ta có thể lấy đó là tính cách cá nhân trong một Tổ chức.
Chúng ta biết rằng đạo đức, tính đa văn hóa và các giá trị khác là các đặc tính tương đối
vững chắc, vì vậy chúng có ảnh hưởng quan trọng tới các hành vi cá nhân. Một đặc điểm
cá nhân khác cũng có tính ổn định lâu dài là cá tính. Trong thực tế có những bằng chứng
xác đáng rằng các giá trị và các đặc điểm tích cách có mối quan hệ tương hỗ. Tính cách cá

nhân thường được liên tưởng đến mô hình ổn định trong các hành vi cư xử và tính thống
nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư xử của một con người. Cá tính bao
gồm bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Cá tính biểu hiện ra bên ngoài có thể
quan sát được và chúng ta dựa vào đó để nhận biết tính cách con người. Ví dụ, chúng ta có
thể nhận biết một con người hướng ngoại qua cách người đó giao tiếp với người khác. Các
trạng thái bên trong thể hiện những suy nghĩ, các giá trị và các tính cách bẩm sinh mà
chúng ta suy ra từ các hành vi bên ngoài. Có thể nói, xu hướng của hành vi bởi hành vi
không phải lúc nào cũng đồng nhất với tính cách của mỗi con người trong mọi hoàn cảnh.
Ví dụ như, những người nói nhiều sẽ giữ im lặng trong thư viện nơi mà nguyên tắc giữ trật
tự, không trao đổi được đặt ra và phải tuân thủ.
Hoặc một ví dụ khác về tính cách và sự định hướng nghề nghiệp. Trong OB, JOHN
HOLLAND - một học giả, một nhà xã hội học cho rằng con người có thể được chia thành
các nhóm khác nhau dựa trên tính cách cá nhân. Ông chia tính cách cá nhân và môi trường
làm việc thành 6 nhóm: Thực tế, khám phá, nghệ sĩ, xã hội, mạnh dạn và cổ truyền. Ông
cho rằng thành công trong công việc tùy thuộc vào mức độ đồng nhất của một cá nhân với
môi trường làm việc của người ấy.
4. Vấn đề thứ tư về Phân tích và giải thích hành vi cư xử:


Quản trị hành vi tổ chức

Tương như trên, để có những kết luận về Kết qủa và hành vi cư xử của mỗi người
chúng ta cần đi sâu phân tích và giải thích hành vi cư xử của từng cá nhân trong cuộc
sống. Theo OB có năm mảng lớn của nhân cách – gọi tắt là CANOE. Đó là:
-

Tận tâm (CONSCIENTIOUSNESS)

-


Dễ chấp nhận (AGREEABLENESS)

-

Lo âu (NEUROTICISM)

-

Sẵn sàng học hỏi (OPENNESS TO EXPERIENCE)

-

Hướng ngoại (EXTROVERSION)

Các nhà xã hội học đã chỉ ra rằng các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất định tới
hành vi và hiệu quả công việc. Những người giành được nhiều từ hỗ trợ từ việc thay đổi
hệ thống tổ chức và phương thức thực hiện – tức là những người ủng hộ thay đổi trong tổ
chức – dường như ở cùng phía với các đầu tích cực của các mảng tính cách trên. Những
người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơn những người khác trong môi
trường Stress. Những người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên hướng xử lý tốt
các mối quan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Những người tận tâm có vị
trí quan trọng nhất trong các mảng tính cách để dự đóan hiệu quả công việc trong hầu hết
các công việc của nhóm. Những người tận tâm đặt mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản thân
mình, làm việc siêng năng hơn và đạt kết quả cao hơn những người làm việc không tận
tâm bằng. Những người có tính tận tâm cao thường cho thấy có nhiều bổn phận hơn và
làm việc tốt hơn ở nơi làm việc mang tính kiểm soát và ra lệnh. Những người có độ tận
tâm cao cũng như tính chấp nhận và sự ổn định cảm xúc sẽ mang đến dịch vụ khách hàng
tốt hơn. Do vậy, nó đã giải thích tại sao tính cách cá nhân lại quan trọng đến như vậy.
5. Kết luận:
Nói tóm lại, với những phân tích và đánh giá nêu trên chúng ta có thể khẳng định rằng

trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, việc nghiên cứu tính cách con người, tích cách
của bản thân cũng như các hành vi của cá nhân là cực kỳ quan trọng trong việc định
hướng cuộc sống của từng cá nhân, của các nhà quản lý xã hội nhất là các nhà quản lý
doanh nghiệp.
Trong OB, qua nghiên cứu phương pháp đánh giá MBTI (Myers – Bringgs - Type Indicator) đối với cá nhân nhất là đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp, nó đã cung cấp
các công cụ quan trọng giúp bản thân chúng ta cũng như các nhà quản lý hiểu rõ đặc tính
cách cá nhân của từng người, của nhân viên. Đồng thời, việc sử dụng và nghiên cứu MBTI
chuẩn xác là nhân tố thiết yếu để phát triển năng lực và động viên tinh thần làm việc của
nhân viên. Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp
mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, nhờ đó
chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi nêu trên và một khẳng định rất chân lý là “Tất cả
mọi người không ai giống ai”. Đồng thời, nó góp phần thu hút và giữ được chân người tài
trong thị trường lao động có tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay.



×