Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp dạy học tích cức môn Sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 33 trang )

Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

MỤC LỤC
Phần một. Thông tin tác giả viết kinh nghiệm..............................................2
Phần hai. Nội dung kinh nghiệm
Chương I. Những vấn đề chung
- Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị................................................3
- Lý do viết kinh nghiệm...................................................................................5
- Mục đích của kinh nghiệm..............................................................................5
- Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm....................................................6
- Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm.....................6-7
Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm......................................................................7-8
2. Nội dung kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề................................................................................8 - 24
2.2. Khả năng áp dụng của kinh nghiệm.........................................................25
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm..........................................25
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm...........................25-27
Chương
III.
Kết
luận

kiến
nghị...............................................................28
Tài
liệu
tham
khảo.........................................................................................29

GV : Lương Thị Thúy Quyên



1

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

PHẦN MỘT: THÔNG TIN TÁC GIẢ VIẾT KINH NGHIỆM
- Họ và tên tác giả viết kinh nghiệm: LƯƠNG THỊ THÚY QUYÊN
- Ngày tháng năm sinh: 27/08/1983
- Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ môn chung – văn phòng trường
THCS An Thịnh – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Hóa - Sinh
- Đề nghị xét công nhận kinh nghiệm: Cấp tỉnh
- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo
- Tên kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong môn sinh học 6.

GV : Lương Thị Thúy Quyên

2

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM
Chương I. Những vấn đề chung

1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị
Trường THCS An Thịnh nằm trên địa bàn thôn Trung Tâm – xã An
Thịnh – huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
Trường được thành lập từ năm 1989, đến nay( năm 2014) nhà trường
đã có bề dày truyền thống dạy và học. Năm học 2013-2014, trường trung học
cơ sở An Thịnh có 16 lớp với tổng số 560 học sinh và 33 cán bộ giáo viên,
nhân viên. Các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều có trình
độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nên thuận lợi cho công tác giảng dạy.
Tuy nhiên xã An Thịnh lại có trên 80% người dân theo đạo Thiên Chúa, trình
độ dân trí chưa cao, công việc lao động chủ yếu theo nghề nông nên điều kiện
kinh tế còn rất nhiều khó khăn, địa bàn còn nhiều phức tạp về vấn đề xã hội,
cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của nhà trường.
Vượt qua những khó khăn ở trên, trong những năm gần đây, nhà trường
đang có những bước tiến nhiều khởi sắc: trong hai năm học 2011 – 2012 và
2012 – 2013 trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Có
được những thành tích đó là do nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát
sao của các cấp lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền địa phương, phòng Giáo dục
và đào tạo huyện Văn Yên, của Chi bộ nhà trường.
1.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu trường THCS An Thịnh, và các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường luôn quan tâm, động viên các giáo viên giảng dạy nêu cao tinh thần tự
giác, tích cực khắc phục khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất, vượt qua
những trở ngại về tâm lí, vững tin vào quá trình đổi mới, quyết tâm vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng
dạy.

GV : Lương Thị Thúy Quyên

3


Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Bản thân tôi và một số giáo viên trong trường đã được tham gia lớp tập huấn
về phương pháp dạy học tích cực. Qua đó tiếp thu được nhiều điều mới mẻ,
có ích trong công tác giảng dạy.
- Nhà trường cũng đã trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng
dạy như: máy chiếu, máy tính xách tay…
- Đa số học sinh chăm ngoan, ham học hỏi có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Chương trình sinh học 6 đã được chọn lọc theo hướng tinh giản, cơ bản và
thiết thực, không còn những kiến thức khó hoặc mang tính hàn lâm, ít có ứng
dụng thực tế như các thành phần hóa học của hạt, sự rụng lá, đặc điểm của
các họ thực vật…
1.2. Khó khăn:
- Do thói quen thụ động trong quá trình dạy học, một số giáo viên quen với
việc thuyết trình theo sách giáo khoa, cho rằng sách giáo khoa là ((pháp lệnh ))
nên đã cố gắng thuyết trình, giảng giải hết những nội dung kiến thức có trong
sách giáo khoa làm cho giờ học nhàm chán.
- Một số giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng chưa
biết phối hợp thành thạo các phương pháp này: nhiều giờ dạy mới chỉ sử dụng
một phương pháp dạy học tích cực, hoặc sử dụng nhiều phương pháp dạy học
tích cực nhưng chọn kĩ thuật dạy học chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao.
- Một số học sinh mới bước vào bậc trung học cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, chưa
quen với phương pháp học mới nên còn lơ là, ít hứng thú trong học tập. Trong
lớp ít chú ý, hay nói chuyện, bài cũ ít thuộc. Nếu có thuộc bài cũng chưa vận
dụng được kiến thức để giải thích cho các vấn đề thực tế liên quan. Hầu như
không chuẩn bị bài mới. Rất thụ động và lười phát biểu ý kiến cá nhân, ỉ lại
vào các bạn trong nhóm, tổ.
- Cơ sở vật chất và đồ dùng để sử dụng giảng dạy trong môn sinh học đang

còn thiếu như : Phòng thực hành bộ môn, các mô hình, các mẫu vật, tranh ảnh
...làm cho việc tổ chức các giờ giảng, đặc biệt là các giờ thực hành khó đạt
hiệu quả.
- Đối với môn sinh học 6 thì kính hiển vi đóng vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên số lượng quá ít (mỗi trường chỉ được cung cấp 1 đến 2 cái dùng cho tất
cả các khối) không đủ dùng trong các tiết thực hành cho học sinh quan sát
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
4


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
tiêu bản. Ngoài ra do khí hậu của Việt Nam nóng, ẩm thất thường nên hay làm
cho thấu kính, lam kính, la men bị mốc gây hỏng kính, không quan sát được.
2. Lý do chọn kinh nghiệm
Hiện nay chất lượng giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Và
để nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải đổi mới chương trình sách giáo
khoa, khi đã đổi mới sách giáo khoa đồng thời phải đổi mới phương pháp dạy
học, cho nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đang trở thành một
phong trào sâu rộng trong ngành giáo dục nước ta nói chung và trong ngành
giáo dục tỉnh Yên Bái nói riêng.
Phương pháp dạy học tích cực dùng để chỉ những phương pháp giáo
dục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người
học. Dùng phương pháp này sẽ lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn
đề, trả lời câu hỏi, giải thích hoặc động não trong lớp học, khiến cho những gì
học sinh học được là một phần của bản thân họ. Tuy nhiên trong thực tế hiện
nay một số ít giáo viên vẫn còn ngại học hỏi áp dụng phương pháp dạy học
tích cực, vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thầy đọc – trò chép
gây nhàm chán đối với học sinh; hoặc một số giáo viên đã sử dụng phương
pháp dạy học tích cực nhưng chưa đạt hiệu quả do không biết lựa chọn kĩ

thuật dạy học phù hợp với phương pháp dạy học đó.
Cùng với lí do học sinh vào lớp 6 mới vừa bước qua giai đoạn tiểu học
lên bậc trung học cơ sở được coi là bước ngoặt trong cuộc đời. Các em bắt
đầu một môi trường học tập mới với nhiều mối quan hệ mới, các em còn
nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với sự thay đổi nội dung học: các em được tiếp xúc
với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn,
đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học, cho nên phương pháp dạy
và nhân cách của người giáo viên sẽ tác động vào việc hình thành và phát
triển trí tuệ, cách lập luận và nhân cách của học sinh.
Từ những lí do thực tế ở trên nên tôi đã nghiên cứu, tích lũy được kinh
nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6, xin
được cùng chia sẻ với các đồng chí.
3. Mục đích của kinh nghiệm
GV : Lương Thị Thúy Quyên

5

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
Giúp cho các giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn sinh học 6 biết áp
dụng phương pháp dạy học tích cực đạt giờ dạy có chất lượng cao, đồng thời
giúp học sinh có phương pháp học phù hợp, làm cho học sinh hứng thú học
tập, không xem nhẹ bộ môn này vì bộ môn sinh học 6 mang tính thực tế cao,
kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc
sống sau khi đã được học. Do đó, là giáo viên giảng dạy môn sinh học 6, tôi
nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy
hứng thú và yêu thích môn học đặc biệt là phần liên hệ giải thích các hiện
tượng thực tế, và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống.

4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu viết kinh nghiệm tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp.
5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm
a. Cơ sở khoa học
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở
nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục/dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Từ dạy và học thụ động sang
dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người
truyền đạt kiến thức, mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học
tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của
chương trình.
Chương trình sinh học 6 là phần mở đầu cho chương trình sinh học của bậc
trung học cơ sở, giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyên
nghiên cứu về thế giới sinh vật. Đối tượng học sinh lớp 6 vừa chuyển tiếp từ
GV : Lương Thị Thúy Quyên

6

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

bậc tiểu học lên trung học cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, khả năng phát triển tư duy
trừu tượng còn ít, hay hiếu động, lúc vui, lúc buồn, ương bướng...
b. Cơ sở pháp lí:
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09- 12-2000của Quốc Hội
khóa X và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11-6-2001 cuả Thủ tướng Chính phủ
về đổi mới giáo dục phổ thông.Trong Luật Giáo Dục 2005 (Điều 5) có qui
định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực; tự giác; chủ động;
tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khả
năng thực hành; lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.Chương trình giáo
dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT
ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; kỹ năng sống tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Chính vì vậy
việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực là hết sức cần thiết.

Chương II. Nội dung
1. Thực trạng của kinh nghiệm
- Cơ sở vật chất và đồ dùng để sử dụng giảng dạy trong môn sinh học 6 đang
còn thiếu như : Phòng thực hành bộ môn, các mô hình, các mẫu vật, tranh ảnh
...làm cho việc tổ chức các giờ giảng, đặc biệt là các giờ thực hành khó đạt
hiệu quả.
- Khả năng tư duy trừu tượng của học sinh lớp 6 còn ít, những hình ảnh các
em quan sát bước đầu mới chỉ được củng cố, hình thành tư duy khái quát hóa.
- Khả năng phối hợp làm việc trong giờ học, nhất là trong những giờ thảo
luận nhóm của một số học sinh( khoảng 20%) còn hạn chế, các em còn ồn ào,
nói chuyện nhiều, chỉ một số em học giỏi là hay phát biểu xây dựng bài.


GV : Lương Thị Thúy Quyên

7

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Khả năng tự nghiên cứu của một số học sinh còn yếu kém( khoảng 30%):
các em không tự chuẩn bị được mẫu vật, hoặc có chuẩn bị nhưng không đạt
yêu cầu nếu không được giáo viên hướng dẫn.
- Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực của
một số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến kết quả giờ dạy đạt loại khá, giỏi mới
chỉ đạt 70%.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo tài liệu, học
hỏi các đồng nghiệp có chuyên môn cao để có kinh nghiệm sử dụng phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, dễ thực hiện, gây hứng thú cho học sinh
trong tiết học, mang lại chất lượng dạy và học ngày càng cao.
2. Nội dung của kinh nghiệm
2.1. Giải quyết vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các
phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp
xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt
tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng
một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh
điều kiện dạy và học cụ thể.
2.1.1. Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực dùng để chỉ những phương pháp giáo
dục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người
học. Trong dạy học tích cực, người giáo viên ngoài vai trò người dạy còn
đóng vai trò người hướng dẫn, do vậy người hướng dẫn có làm tốt mới làm
cho người học đi đúng hướng, mới tìm đúng kiến thức cần lĩnh hội.
2.1.2. Các phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học hoạt động nhóm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học theo góc
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp bàn tay nặn bột
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
8


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu, tìm tòi...
Trong phạm vi viết kinh nghiệm này tôi chọn ra ba phương pháp dạy
học mà tôi đã sử dụng rất hiệu quả khi dạy môn sinh học 6 tại trường THCS
An Thịnh, đó là: phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật (( khăn trải
bàn)); phương pháp đàm thoại có sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân
loại của Bloom, phương pháp "Bàn tay nặn bột".
2.1.3. Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn
sinh học 6
a, Kinh nghiệm bảo quản đồ dùng thiết bị phục vụ cho dạy học tích cực
môn sinh học 6 ( quan trọng nhất là kính hiển vi)
Do trong kính hiển vi gồm nhiều thấu kính, lăng kính, lam kính, la men

cố định tiêu bản dễ bị mốc do đó khi dùng xong phải thường xuyên lau chùi
cẩn thận, sau đó nên để ở nơi khô ráo, thoáng khí, vào mùa mưa nên thắp đèn
để tránh ẩm, khi để trong hộp thì cần phải có gói hút ẩm Silicagel.
b, Kinh nghiệm khi dạy đối tượng học sinh lớp 6
Đối tượng học sinh lớp 6 vừa chuyển tiếp từ bậc tiểu học lên trung học
cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, khả năng phát triển tư duy trừu tượng còn ít, hay hiếu
động, lúc vui, lúc buồn, ương bướng...Do vậy khi dạy đối tượng này, nhất là
những tiết học đầu chương trình, người giáo viên cần lưu ý xác định cho học
sinh biết mục tiêu học tập, phác họa nội dung cần đạt được sau tiết học, cần
phải cố gắng tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc chuẩn bị giáo
án thật tốt, phương tiện dạy học hấp dẫn, trực quan, phương pháp dạy học tích
cực, lời nói uyển chuyển, lôi cuốn, đồng thời phải hướng dẫn cho các em một
số kĩ năng cơ bản đối với môn sinh học 6, đó là:
+ Kĩ năng quan sát, nhận xét: nhằm mục đích tìm tòi, phát hiện kiến thức về
các đặc điểm hình thái, cấu tạo và phân loại, nhờ kĩ năng này sẽ giúp học sinh
có thể tự mình chuẩn bị đúng loại mẫu vật cần cho giờ học. Nếu học sinh
không có kĩ năng quan sát, nhận xét thì học sinh có thể lấy thừa hoặc thiếu
mẫu vật cần cho giờ học, làm cho chất lượng giờ dạy và học không tốt, thậm
chí ảnh hưởng tới môi trường.
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
9


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
+ Kĩ năng làm thí nghiệm: nêu giả thuyết( trước khi làm thí nghiệm), dự
đoán kết quả, kiểm tra giả thuyết đã đề ra và đưa ra kết luận; tham gia thiết kế
những thí nghiệm ở mức độ đơn giản, chứng minh các chức năng sinh lí các
cơ quan của thực vật.
+ Kĩ năng tự học: học sinh biết sử dụng sách giáo khoa để học, đọc các tư

liệu và sách tham khảo để mở rộng kiến thức môn sinh học.
+ Kĩ năng vận dụng: học sinh biết dựa vào những kiến thức đã học để giải
thích hiện tượng trong thực tế.
c, Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn
sinh học 6
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn
đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ
để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh
hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn
giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy
và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,
xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,
tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu
rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
* Kinh nghiệm sử dụng phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng kĩ
thuật (( khăn trải bàn))
- Cách tiến hành phương pháp hoạt động nhóm:
+Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích,
yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ
định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được
giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
+ Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi
người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích
cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
10



Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua
với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả
học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn
lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày
một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
- Ý nghĩa: Phương pháp dạy học hoạt động nhóm giúp các thành viên trong
nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng
nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể
nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi
thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải
là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.Thành công của bài học phụ thuộc vào
sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là
phương pháp cùng tham gia.
Trong thực tế hiện nay, các giáo viên đã sử dụng phương pháp này
trong các giờ dạy tương đối thường xuyên vì phương pháp này có nhiều ưu
điểm. Tuy nhiên hầu hết các giáo viên đều sử dụng phương pháp này một
cách đơn thuần, đó là nêu yêu cầu cần làm rồi phát cho mỗi nhóm một tờ giấy
A4( hoặc các nhóm tự chuẩn bị), yêu cầu các nhóm ghi phương án trả lời, sau
đó cử đại diện trình bày trước lớp. Việc làm như vậy chưa thực sự mang lại
hiệu quả cho tất cả người học, bởi vì chỉ có một vài em học tốt tham gia suy
nghĩ, tìm phương án trả lời, còn nhiều em khác cứ ngồi im thụ động, hoặc
quay ngang quay ngửa gây ồn ào lớp học, ảnh hưởng đến các lớp khác và việc
đánh giá mức độ nhận thức của từng em trong giờ dạy rất khó chính xác.
Trước những hạn chế như trên, trong quá trình giảng dạy có sử dụng phương
pháp dạy học hoạt động nhóm , tôi đã rút ra kinh nghiệm: Muốn sử dụng hiệu
quả phương pháp này cần phải dùng kĩ thuật (( khăn trải bàn)) kèm theo mới
đạt hiệu quả như mong muốn. Kĩ thuật (( khăn trải bàn)) là một trong số các kĩ

thuật học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động
nhóm.
- Cách tiến hành kĩ thuật (( khăn trải bàn)) như sau:

GV : Lương Thị Thúy Quyên

11

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
+Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho
mỗi nhóm một tờ giấy A0 ( hoặc các tờ giấy A4, hoặc yêu cầu mỗi em chuẩn bị
một tờ giấy nháp để ghi, cả nhóm có thêm một tờ giấy tổng hợp ý kiến chung)
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh: Vẽ một hình vuông( hoặc hình chữ nhật) ở
trung tâm tấm giấy rồi chia phần trống còn lại làm các phần theo số thành
viên của nhóm.

+ Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân: Mỗi thành viên của nhóm làm việc độc
lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/giải pháp riêng và viết vào góc giấy của
mình( nên yêu cầu học sinh ghi tên cụ thể).
+ Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm: Khi hết thời gian làm việc cá nhân,
các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Ý kiến
thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
+ Bước 5: Cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.
- Tính mới trong việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng
kĩ thuật (( khăn trải bàn)):
GV : Lương Thị Thúy Quyên


12

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
Nếu như trước đây khi hoạt động nhóm chỉ có một vài thành viên học khá
hoạt động, còn các thành viên khác ngồi yên hoặc nói chuyện riêng, thì khi áp
dụng phương pháp này có sử dụng thêm kĩ thuật (( khăn trải bàn)) tất cả các
thành viên của nhóm đều phải tham gia hoạt động tìm kiếm kiến thức, việc
yêu cầu các em ghi ý kiến của mình kèm theo cả tên sẽ có tác dụng giúp các
em cố gắng nhiều hơn, và dựa vào phần ghi của từng em đó giáo viên sẽ có
đánh giá chính xác hơn về mức độ nhận thức của học sinh, từ đó có cách điều
chỉnh phù hợp như cần quan tâm, động viên nhiều hơn đến những em học
yếu, rèn chữ, rèn cách trình bày cho các em... Có thể nói phương pháp dạy
học hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ có ý nghĩa rất tích cực, tạo điều
kiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học hỏi được kiến thức từ
các bạn. Phát triển cho học sinh các kĩ năng cá nhân, kĩ năng xã hội (như
nghe, nói, tranh luận…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá), về bạn bè, thông
qua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Biết lắng nghe, làm theo quy
định và sự phân công của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự thích
ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai.
- Đối với môn sinh học 6 : Phương pháp này áp dụng cho nhiều bài, nhất là
các bài có những nội dung kiến thức gồm nhiều ý nhỏ, hoặc các bài có nội
dung khó như yêu cầu so sánh, phân biệt mang lại hiệu quả dạy- học rất cao :
+ Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
+ Bài 7: Cấu tạo tế bào
+ Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
+ Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân
+ Bài 15: Cấu tạo trong của thân non

+ Bài 22: Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. Ý nghĩa của
quang hợp
+ Bài 25: Biến dạng của lá
+ Bài 30: Thụ phấn
+ Bài 38: Rêu – cây rêu
+ Bài 39: Quyết – Cây Dương xỉ
+ Bài 40: Hạt trần – cây thông
+ Bài 41: Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
13


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
+ Bài 51: Nấm
- Ví dụ cụ thể tiết dạy sinh học 6 sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
dùng kĩ thuật (( khăn trải bàn)):
Tiết 15. Bài 15: Cấu tạo trong của thân non
Khi cần truyền tải cho học sinh biết được điểm giống nhau và khác
nhau về cấu tạo trong của thân non và rễ( so sánh cấu tạo trong của thân non
và rễ), giáo viên làm như sau:
+Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận: So sánh
cấu tạo trong của thân non và rễ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A 0 ( hoặc
các tờ giấy A4, hoặc yêu cầu mỗi em chuẩn bị một tờ giấy nháp để ghi, cả
nhóm có thêm một tờ giấy tổng hợp ý kiến chung). Đa phần học sinh tự chuẩn
bị giấy nháp để cá nhân tự ghi, còn giáo viên chỉ phát tờ giấy ghi ý kiến
chung cả nhóm.
+Bước 2: Hướng dẫn học sinh: Vẽ một hình vuông( hoặc hình chữ nhật) ở
trung tâm tấm giấy rồi chia phần trống còn lại làm các phần theo số thành
viên của nhóm. Trong thực tế có thể bỏ qua bước này.

+ Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân: Mỗi thành viên của nhóm làm việc
độc lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/giải pháp riêng và viết vào góc giấy
của mình( nên yêu cầu học sinh ghi tên cụ thể).
+ Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm: Khi hết thời gian làm việc cá nhân,
các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. Ý kiến
thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.

GV : Lương Thị Thúy Quyên

14

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

+ Bước 5: Cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm
* Kinh nghiệm sử dụng phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu
hỏi theo thang phân loại của Bloom.
- Cách tiến hành: Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi, học sinh sẽ trả lời
hay trao đổi với giáo viên hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp với
nhau.
- Ý nghĩa: Học sinh sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được kiến
thức mới. Trong hệ thống câu hỏi ngoài các câu hỏi chính, còn có những câu
hỏi phụ để gợi ý khi học sinh gặp khó khăn. Người ta thường chia ra hai dạng
đàm thoại chính là:
+Đàm thoại tái hiện: Các câu hỏi, vấn đề do giáo viên đặt ra đòi hỏi học sinh
nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết được. Loại
này chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.
+Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi giáo viên

luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của học sinh. Hệ thống câu
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
15


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
hỏi của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức của học
sinh.
Tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng phương pháp này, nhiều giáo viên
đưa ra những câu hỏi khó hiểu, chưa rõ ràng, làm học sinh không trả lời được,
sau đó lại phê bình khiến nhiều em không dám giơ tay, phát biểu, nhất là với
học sinh lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách dạy, cách học ở bậc
trung học cơ sở, từ đó gây không khí trong lớp căng thẳng, học sinh sợ sệt,
chỉ mong hết giờ, nên người giáo viên khó đạt hiệu quả giờ dạy, học sinh tiếp
thu kiến thức thụ động. Qua thực tế giảng day tôi thấy muốn nâng cao hiệu
quả của phương pháp đàm thoại, người giáo viên nên dùng kĩ thuật đặt câu
hỏi theo thang phân loại của Bloom. Danh mục những mức độ nhận thức của
Bloom được sắp xếp từ đơn giản nhất đến phức tập nhất. Cụ thể có các mức
độ nhận thức như sau:
+ Câu hỏi biết: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau
đây: Ai...? Cái gì...? Ở đâu...? Thế nào...? Khi nào...? Hãy mô tả...? Hãy kể
lại...
+ Câu hỏi hiểu: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau:
Vì sao...? Hãy giải thích...? Hãy so sánh...? Hãy liên hệ...
+ Câu hỏi áp dụng: Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các
bài tập ứng dụng, các ví dụ liên hệ giữa lí thuyết và thực hành, lý luận và cuộc
sống... giúp người học vận dụng các kiến thức, bài học cơ bản.
+ Câu hỏi phân tích: Thường đòi hỏi học sinh phải trả lời tại sao( khi giải
thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì( khi đi đến kết luận). Em có thể diễn

đạt như thế nào( khi chứng minh luận điểm).
+ Câu hỏi tổng hợp: Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi
khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những đề xuất, phương án
thể hiện mang tính sáng tạo riêng của mình.
+ Câu hỏi đánh giá: Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây
dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả thẩm mĩ của nó như thế nào? Hướng giải
quyết đó có hợp lí dẫn tới thành công không...
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
16


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Lưu ý khi sử dụng phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu hỏi
theo thang phân loại của Bloom:
+ Câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm giúp học sinh hiểu nội dung bài học.
+ Câu hỏi phải rõ ràng, khi học sinh trả lời chưa hoàn chỉnh phải giải thích,
liên hệ và có thể sử dụng một số câu hỏi nhỏ để nâng cao chất lượng câu trả
lời cho học sinh.
+ Câu hỏi phải tích cực hóa tất cả các đối tượng học sinh dể tăng cường sự
tham gia của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời kích thích được học
sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Khi đưa ra các câu hỏi trong
bài soạn, giáo viên cần cần đầu tư thời gian nâng cao chất lượng của các câu
hỏi. Nên giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi
tái hiện kiến thức). Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu
hỏi có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi,
cũng như đòi hỏi cả sự phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa ... kiến thức).
Loại câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức có tác dụng kích thích tư duy
tích cực của học sinh. Tuy nhiên, cũng không nên xem thường loại câu hỏi có
yêu cầu thấp về mặt nhận thức, vì không tích lũy kiến thức đến một mức độ

nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo. Hiệu quả kích thích tư duy học
sinh khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng của học sinh. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu giáo viên đặt câu
hỏi khó để học sinh không có khả năng trả lời được hoặc đặt câu hỏi quá dễ
mà học sinh nào cũng có thể trả lời ngay mà không cần suy nghĩ. Sau khi học
sinh trả lời xong, giáo viên cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời
đúng cũng như câu trả lời chưa đúng. Nếu tất cả học sinh đều trả lời sai thì
giáo viên cần đặt những câu hỏi đơn giản hơn để học sinh có thể trả lời được
vì học sinh chỉ hứng thú học tập khi họ thành công trong học tập.
+ Không phản ứng tiêu cực với câu trả lời sai của học sinh mà phải tạo ra sự
tương tác cởi mở và khuyến khích sự trao đổi, học sinh sẽ cảm thấy mình
được tôn trọng, được kích thích, phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương
lai.
GV : Lương Thị Thúy Quyên

17

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Tính mới khi sử dụng phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu
hỏi theo thang phân loại của Bloom:
Nếu như trước đây chỉ sử dụng phương pháp đơn thuần, người giáo
viên rất khó chọn lọc ra những câu hỏi hay theo trình tự logic về mức độ nhận
thức, dẫn đến nhiều giờ giảng cô giáo đưa ra câu hỏi nhưng không có ai trả lời
được, hoặc học sinh trả lời toàn bị sai do không hiểu nội dung câu hỏi, dẫn
đến giờ học trầm, học sinh uể oải, mệt nhọc. Còn khi sử dụng phương pháp
đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân loại của Bloom với sự
sắp xếp mức độ kiến thức từ đơn giản đến phức tập giúp học sinh dễ hiểu hơn,

từ đó giúp các em trả lời được nhiều câu hỏi giáo viên đưa ra, làm cho giờ học
sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, thân thiện, giúp cho việc dạy và học đạt hiệu
quả cao hơn.
- Đối với môn sinh học 6 : Phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu hỏi
theo thang phân loại của Bloom áp dụng rất hiệu quả cho các dạng bài có nội
dung ngắn, không có câu hỏi sẵn trong sách giáo khoa, đòi hỏi người giáo
viên phải đưa ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời, qua việc trả lời đó học
sinh sẽ tiếp thu được kiến thức mới cần lĩnh hội.
+ Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
+ Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
+ Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
+ Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
+ Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
+ Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
+ Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
+ Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
+ Bài 29: Các loại hoa
+ Bài 31: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
+ Bài 32: Các loại quả
+ Bài 34: Phát tán của quả và hạt
+ Bài 36: Tổng kết về cây có hoa.
- Ví dụ cụ thể tiết dạy sinh học 6 dùng phương pháp đàm thoại có sử
dụng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân loại của Bloom:
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
18


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
Tiết 22. Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá

Để học sinh có thể biết được cấu tạo trong của phiến lá gồm những bộ
phận nào và chức năng từng bộ phận, người giáo viên có thể chuẩn bị các câu
hỏi theo thang phân laoij của Bloom như sau:
+ Câu hỏi biết
- Quan sát hình 20.1 cho biết phiến lá gồm mấy phần ?
+ Câu hỏi hiểu
- Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ
phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?
+ Câu hỏi phân tích
- Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới
+ Câu hỏi tổng hợp
- Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây?
* Kinh nghiệm sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột"
Phương pháp này còn khá mới mẻ và ít được sử dụng đối với một số
giáo viên, tuy nhiên đối với môn sinh học 6 là một môn khoa học thực
nghiệm thì việc coi trọng hiệu quả sử dụng đồ dùng, thiết bị và chất lượng thí
nghiệm, thực hành trong giờ dạy, đã làm cho việc sử dụng phương pháp dạy
học "Bàn tay nặn bột" chiếm một vị trí quan trọng cho sự thành công của tiết
học.
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" , tiếng Pháp là La main à la
pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học
khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học
các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư
George Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). Theo phương pháp "Bàn tay
nặn bột" , dưới sự giúp đỡ của giáo viên chính học sinh tìm ra câu trả lời cho
các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan
sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra… để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả
thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để
kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh,

phân tích, tổng hợp kiến thức. Mục tiêu của phương pháp "Bàn tay nặn bột"
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
19


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp này còn chú ý
nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho
học sinh.
- Khi dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" cần chú ý phải làm theo
trình tự các hoạt động như sau:
+ Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát
Trong bước này người giáo viên cần chuẩn bị một tình huống mang
tính gợi mở mà có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra. Còn học sinh cần có
nhiệm vụ quan sát.
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do
giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học cho logic.
Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình
huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát
càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Tuy nhiên có
những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất
câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể).
+Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh
Học sinh có thể sẽ ngạc nhiên, đặt ra các câu hỏi thì khi đó người giáo
viên cần phải kiểm soát được lời nói, cấu trúc của câu hỏi và cần phải chính
xác hóa từ vựng của học sinh. Sau đó học sinh sẽ trình bày các ý tưởng của
mình, so sánh đối chiếu với ý tưởng của bạn khác, lúc này người giáo viên
phải đóng vai trò chính xác các ý tưởng của học sinh, đối chiếu lại các biểu

tượng ban đầu của học sinh.
Hình thành biểu tượng ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của
phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột". Bước này khuyến khích học sinh
nêu lên những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến
thức. Hình thành biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc
lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu
cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu nhiều
GV : Lương Thị Thúy Quyên
Trường THCS An Thịnh
20


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu
cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.
+ Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết
Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban
đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự
khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức
trọng tâm của bài học. Ở bước này giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số
biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp
học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Sau đó đề xuất thí
nghiệm nghiên cứu.Sau khi học sinh đề xuất phương án thí nghiệm nghiên
cứu, giáo viên nên nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án thí
nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp học sinh không đưa ra được phương
án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu thích hợp, giáo viên có thể gợi ý hoặc đề
xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà học sinh chưa nghĩ ra.
+ Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết
Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu
ra, giáo viên khéo léo nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để học sinh tiến

hành. Ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường
hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể làm cho mô hình,
hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ. Khi tiến hành thực hiện thí nghiệm,
giáo viên nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh cho
biết mục đích thí nghiệm chuẩn bị tiến hành để làm gì? Lúc này giáo viên mới
phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động. Sở dĩ như
vậy là vì, nếu để các vật dụng thí nghiệm sẵn trên bàn học sinh sẽ nghịch các
đồ vật mà không chú ý đến việc tìm ra kiến thức qua các đồ vật ấy; hoặc học
sinh tự ý thực hiện thí nghiệm trước khi lệnh thực hiện của giáo viên ban ra;
hoặc học sinh sẽ dựa vào đó để đoán các thí nghiệm cần phải làm. Giáo viên
lưu ý học sinh ghi chép chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện
thí nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí
nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở . Phần ghi chép này giáo viên để học
GV : Lương Thị Thúy Quyên

21

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
sinh ghi chép tự do, không nên gò bó và có khuôn mẫu quy định nhất là đối
với những lớp mới làm quen với thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột".
Khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cần bao quát lớp, quan sát từng
nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai theo yêu cầu thì giáo viên
chỉ nhắc nhỏ trong nhóm đó hoặc với riêng học sinh đó, không nên thông báo
lớn tiếng chung cho cả lớp vì làm như vậy sẽ phân tán tư tưởng và ảnh hưởng
đến công việc của các nhóm học sinh khác.
+ Bước 5: Kết luận, hệ thống kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm, các câu trả lời dần dần được giải quyết, kiến

thức được hình thành tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một
cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học
sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, giáo
viên nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực hiện thí
nghiệm (rút ra kiến thức của bài học). Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh
bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng
ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch,
sau quá trình thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra
mình sai hay đúng mà không do phải giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính
học sinh tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi
một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc
sâu kiến thức.
- Tính mới khi sử dụng phương pháp"Bàn tay nặn bột" ở môn sinh học 6
Khi chưa sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" , trong các giờ giảng
sinh học 6 có thí nghiệm, giáo viên thường chỉ cho quan sát qua hình ảnh
trong sách giáo khoa, hoặc học sinh quan sát thí nghiệm giáo viên biểu diễn.
Những giờ giảng như vậy giáo viên hoạt động là chính, còn học sinh nhiều
khi gây ồn ào, mất trật tự, không tập trung do việc đứng lên, ngồi xuống để
quan sát giáo viên làm thí nghiệm, nên hiệu quả dạy - học không cao.
Còn khi sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" thì trong giờ học sinh
học, học sinh phải tự làm các thí nghiệm ở mức độ phù hợp, còn giáo viên chỉ
GV : Lương Thị Thúy Quyên

22

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
là người dẫn dắt, gợi mở cho học sinh hướng suy nghĩ, cho nên học sinh

thường vô cùng hào hứng và thích thú.
Với phương pháp mới này, học sinh thường tích cực tranh luận, chủ
động đưa ra suy đoán và trình bày ý kiến của cá nhân, giáo viên và học sinh
sẽ được tiếp cận vấn đề bằng cách tiến hành thực nghiệm rồi mới tổng quát
thành lí thuyết, từ đó học sinh sẽ hiểu bản chất, nguồn gốc vấn đề và nắm
vững kiến thức lâu hơn.
- Đối với môn sinh học 6 : Phương pháp "Bàn tay nặn bột" áp dụng rất hiệu
quả cho các dạng bài có nội dung thí nghiệm, đó là các bài:
+ Bài 6: Quan sát tế bào thực vật
+ Bài 14: Thân dài ra do đâu?
+ Bài 16: Thân to ra do đâu?
+ Bài 18: Biến dạng của thân
+ Bài 21: Quang hợp
+ Bài 23: Cây có hô hấp không?
+ Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
+ Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
+ Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm…
- Ví dụ cụ thể tiết dạy sinh học 6 dùng phương pháp "Bàn tay nặn bột" :
Tiết 23. Bài 21: Quang hợp
Khi giảng bài này bằng phương pháp "Bàn tay nặn bột" giáo viên có
thể tiến hành như sau:
+ Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát
- GV đưa ra tình huống: Lá cây chế tạo được chất gì khi có ánh sáng? Muốn
xác định được điều đó ta làm cách nào?
+Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh
- GV có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài trước: Tế bào thịt lá nằm
trong lá có chức năng gì?
- HS sẽ hình thành biểu tượng ban đầu là chế tạo chất hữu cơ.
+ Bước 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết


GV : Lương Thị Thúy Quyên

23

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
- Nếu dùng dung dịch i ôt nhỏ vào chỗ có tinh bột thì chỗ đó bao giờ cũng có
màu xanh tím đặc trưng. Muốn kiểm chứng điều đó có đúng không ta nên làm
cách nào?
+Bước 4: Tìm tòi - nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết
- Trước khi làm thí nghiệm giáo viên yêu cầu học sinh nêu rõ mục đích và
cách tiến hành thí nghiệm, sau đó mới phát dụng cụ để học sinh tiến hành làm
thí nghiệm cụ thể.
+ Bước 5: Kết luận, hệ thống kiến thức
- Trước khi đưa ra kết luận, giáo viên nên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả
của thí nghiệm. Dựa vào kết quả đó đưa ra kết luận chung: Chất mà lá cây chế
tạo được khi có ánh sáng là tinh bột.
Trong những năm quan nhờ áp dụng những kinh nghiệm sử dụng
phương pháp dạy học tích cực ở trên, đã giúp tôi có nhiều thành tích trong
giảng dạy, cụ thể:
+ Đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện từ năm 2009 - 2011
+ Đạt giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2011 – 2012
+ Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2012 – 2013
Và kết quả học tập của các em học sinh lớp 6 khi học môn Sinh học do
tôi giảng dạy đã tăng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Lớp
6A


Tổng số

34 =
100%
6B
36 =
100%
6C
37 =
100%
6D
37 =
100%
6E
37 =
100%
Tổng 181=100%

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

18
=
52,9%
6=

16,6%
10 =
27%
6=
16,2%
5=
13,5%
45 =24,9%

12
=
35,3%
15 =
41,7%
14 =
41,2%
10 =
27%
9=
24,3%
60 =33,1%

4=
11,8%
15 =
41,7%
13 =
31,8%
21 =
56,8%

23 =
62,2%
76 =42%

0
0
0
0
0
0

2.2 Khả năng áp dụng của kinh nghiệm:
GV : Lương Thị Thúy Quyên

24

Trường THCS An Thịnh


Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.
Kinh nghiệm có thể áp dụng cho các đồng chí giáo viên giảng dạy các
môn ở các trường trung học cơ sở, giáo viên dạy tiểu học hoặc trung học phổ
thông, nhưng áp dụng hiệu quả hơn là các giáo viên dạy môn sinh học 6 ở
trường có điều kiện cơ sở vật chất giống với trường THCS An Thịnh.
Kinh nghiệm còn áp dụng cho việc hướng dẫn các em học sinh lớp 6
mới bước vào cấp trung học cơ sở còn có nhiều bỡ ngỡ, chưa quen, còn mải
chơi, hiếu động, kĩ năng ít.
2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm
Kinh nghiệm có thể áp dụng cho các trường THCS ở các xã thuộc
huyện Văn Yên, và các huyện khác thuộc tỉnh Yên Bái.

2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm
a, Hiệu quả do áp dụng kinh nghiệm
Tôi đã áp dụng kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
trong môn sinh học 6, cùng với việc đặt nhiệm vụ và phương hướng cụ thể
cho học sinh ở từng lớp như việc chuẩn bị bài, đồ dùng học tập, chuẩn bị mẫu
vật chu đáo cho những tiết học cần có mẫu vật, nhờ vậy mà hiệu quả thu được
cụ thể như sau:
* Kết quả về mặt nhận thức, tư duy của học sinh:
- 100% học sinh có khả năng đọc, hiểu, những hình ảnh các em quan sát
được, các em ngày càng biết tư duy phân tích để có thể nhận biết được kiến
thức ở mức độ khó hơn.
- Khả năng phối hợp làm việc hiệu quả trong giờ học, nhất là trong những giờ
thảo luận nhóm của học sinh ngày càng tăng, tất cả các thành viên trong nhóm
đều hoạt động một cách tích cực, qua đó các em rèn luyện thêm kĩ năng giao
tiếp, các em mạnh dạn và tự tin hơn.
- Các em đã có thể tự chuẩn bị được mẫu vật đạt yêu cầu giờ giảng.
* Kết quả về mặt điểm số của học sinh
+ Trước khi áp dụng kinh nghiệm:
Lớp

Tổng số

Giỏi

GV : Lương Thị Thúy Quyên

Khá
25

Trung bình Yếu

Trường THCS An Thịnh


×