Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.78 KB, 134 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


NÔIVU
•••

HỌC VIỆN HẰNH CHÍNH
QUỐC GIA

ĐẶNG THỊ ĐOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHÊ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HUttG YÊN

Chuyên ngành: Quản lý
công Mã số: 60 34 04 03

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

THƯ V IỆN

LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN
LÝ CÔNG Ngiròi huớng dẫn
khoa học: PGS.TS. Đinh Thị
Minh Tuyết

HÀ NÔI - 2015



tBbUBLBỊ

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cửu độc lập của tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên
cứu trong luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin
có sẵn và được trích rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 01 năm 2015
HỌC VIÊN

Đặng Thị Đoan

Để hoàn thành luận vãn cao học này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy cô giáo Học viện Hành chính Quốc gia, của đồng nghiệp, bạn
bè và gia đình.
Tôi chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Quản
lý nhà nước và Xã hội của Học viện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn
cao học.


Tôi xin cảm ơn Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Hưng Yên cùng
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn
thành khóa học cùng những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể

tránh khỏi những khiếm khuyết tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn quý
báu của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, thảng 01 năm 2015 HỌC VIÊN

Đặng Thị Đoan


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH
ĐTN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đào tạo nghề

LĐTBXH
LĐNT

Lao động Thương binh & Xã
hội
Lao động nông thôn

NTM

Nông thôn mới

ƯBND

ủy ban nhân dân


XHH

Xã hội hóa

QLNN

Quản lý nhà nước
MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Mở đầu
CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHÊ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Một số khái niệm liên quah đến đề tài luận văn
Nội đung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Sự cần thiết quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một
số địa phương
CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Khái quát về điều kiện phát triển tỉnh Hưng Yên
Thực trạng lao động nông thôn được đào tạo nghề ở tỉnh Hưng
Yên
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

tỉnh Hưng Yên
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH HƯNG YÊN

Quan điểm và định hưởng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Hưng Yên
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề chó lao động nông
thôn tỉnh Hưng Ỵên Kiến nghị Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lao động là một trong các nguồn lực quan trọng và có tính quyết định
đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội, nguồn lao động phải đáp ứng đủ về số lượng và đảm bảo
về chất lượng. Với đặc điểm về sự biến động của nguồn lạo động, thường xuyên có
các bộ phận với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lao động, quá tuổi lao
động ra khỏi độ tuổi lao động và bộ phận khác chưa có trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm lao động bước vào độ tuổi lao động nên đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn lao động là việc làm thường xuyên và đóng vai trò hết sức quan
trọng, đặc biệt là đối với những người lao động trong nguồn lao động nông thôn.
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào về số lượng và thấp về chất
lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất thấp. Vì vậy, phát triển
nguồn lao động là một trong nhưng giải pháp có tính chiến lược trong quá trình
chuyển nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho lao động nông thôn,
đào tạo nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng vừa là vấn đề
có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài.
Nhằm cụ thể hóa nội dung trên, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Đề án

“£>¿20

tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ” (gọi tắt là

Đề ản 1956). Đe án nêu rõ quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự
nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng
cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ
hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo mục tiêu
của Đe án 1956, đến năm 2015, 70% số lao động nông thôn sau khi được đào tạo

7


nghề có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo và tỷ lệ này sẽ đạt 80% vào
những năm sau đó.
Tại tỉnh Hưng Yên, với sự ra đời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển nên cần tới hàng chục vạn lao
động được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành lao động có tay nghề, có kỹ thuật cao,
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy, Hưng Yên đã đầu tư cho
các cơ sở đào tạo, phát triển về mạng lưới, quy mô và chất lượng đào tạo, phần nào
đáp ứng được nhu cầu nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt

được còn không ít những hạn chế, như: chất lượng đào tạo nghề chưa cao, đặc biệt
là đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo chưa hợp lý; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với
nâng cao chất lượng. Mặt khác, quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà
nưởc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
làm luận văn cao học.
2. Tinh hình nghiên cửu liên quan đến đề tài luận văn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước
và các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm. vấn đề này cũng được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện ở những
công trình, đề tài khoa học nghiên cứu về lý luận chung của công tác đầo tạo nghề:
Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

“Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và
giải pháp giai đoạn 2001 - 2020” của tác giả Nguyễn, Hải Hữu, năm
2000. Nội dung đề tài đi sâu tìm hiểu dạy nghề và tạo việc

8


làm cho thanh niên nông thôn, thanh niên xuất ngũ và các đối tượng thanh
niên Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Dạy nghề: “Hệ thống dạy nghề của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới ” năm 2005.
Nội dung đề tài nghiên cứu hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong quá trình hội
nhập.
Luận án tiến sỹ: “Những giải pháp phái triển dạy nghề góp phần đáp ứng

nhu cầu nhân ỉực cho sự nghiệp cổng nghiệp hóa, hiện đại hỏa ” của tác giả Phan
Chính Thức, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2003. Luận án đi sâu nghiên cứu, đề
xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về dạy nghề, về lịch sử dạy nghề và giải
pháp phát triển dạy nghề, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Quản ỉỷ nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo
nghề ở nước ta - thực trạng và giải pháp”của tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2007. Nội dung chính là nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn về đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường,
thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề và kiến nghị các giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta.
- Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ viết về đào tạo nghề, xã hội hóa đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho cho nông dân bị thu hồi đất, đầu tư phát
triến đào tạo nghề. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện, chuyên sâu tới quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ luận văn


•••

- Mục đích của luận văn
Góp phần hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề ,
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ỷ nghĩa lỷ luận
Luận văn góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo

nghề cho lao động nông thôn.
- Ỷ nghĩa thực tiễn
Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân thực trạng quản lý
nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất những giải pháp gồp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà quản lý của tỉnh về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nưởc về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÊ ĐÀO TẠO NGHÊ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1.

1.1.1.
1.1.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến đề tài ỉuận văn

Khái niệm nghề và đào tạo nghề

Khải niệm nghề


Nghề là một lĩnh vực hoạt động xã hội "giúp con người có công ăn việc làm
để nuôi sống bản thân và gia đình. Nghề xuất hiện từ khi xã hội loài người có sự
phân công lao động, do nhu cầu cuộc sống nên nghề cũng luôn ở trong trạng thái
biến động. Xã Kội càng phát triển thì sẽ có nhiều nghề cũ mất đi, nhiều nghề mới
xuất hiện. Như vậy, nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành,
phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã
hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão kỹ thuật máy tính nên đã
hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ, bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả
phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ khác [50, tr.2]. Cho đến nay, thuật ngữ
“nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Các nhà khoa học ở Nga đưa ra khái niệm: “Nghề là một loại hoạt động lao
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn” [26,
tr.9]. Ở Pháp, khái niệm nghề được hiểu * , “là một loại lao động có thói quen về
1

0

kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống” [26, tr.9]. Ở
Anh, khái niệm nghề được quan niệm cao hơn khi cho rằng, “nghề là công việc
chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật” [26, tr.9]. Trong
khi đó, người Đức lại quan niệm, “nghề là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một
lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó” [26, tr. 9].
Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa “nghề” được đưa ra, song đến nay chưa được
có một khái niệm thống nhất. Có quan niệm cho r ằ n g : “nghề là một tập họp lao
động, do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được.
Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền
sản xuất và nhu cầu xã hội” [45, tr.15]. Nhưng cũng có quan niệm, những chuyên

môn có đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và
được gọi là nghề, hay nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần
.giống nhau.
Mặc dù các khái niệm “nghề” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song
chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng sau:


Thứ nhất, nghề là hoạt, động, là công việc về lao động của con người được
lặp đi lặp lại.
Thứ hai, nghề được hình thành do sự phân công lao động xã hội, phù hợp
với yêu cầu xã hội và là phương tiện để sinh sống.
Thứ ba, nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội, đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Như vậy, có thể hiểu nghề là một lĩnh vực lao động xã hội, nhờ được đào
tạo, người lao động có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề, có thể tạo ra các loại
sản phẩm vật chất hay tinh thần đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bất cứ nghề nào cũng hàm chứa trong đó một hệ thống giá trị đặc trưng, đó
là: kiến thức nghề, kỹ năng nghề, truyền thống nghề và hiệu quả do nghề mang lại.
Khi phân tích hoạt động nghề ta thấy mỗi nghề có đặc điểm khác nhau,
chúng được thể hiện ở các yếu tố:
- Đối tượng lao động của nghề.
- Công cụ và phương tiện lao động của nghề.
- Quy trình công nghệ của nghề.
- Tố chức, quản lý quá trình lao động của nghề.
- Các yêu cầu đặc trưng về tâm, sinh lý của người hành nghề.
- Những yêu cầu về ĐTN.
Những yếu tố trên tạo nên đặc trưng chuyên môn của từng nghề. Nghề có
quan hệ mật thiết với các ngành sản xuất, do vậy, ta thường nói đến các ngành
nghề trong xấ hội.
1.1.1.2.


Khải niệm đào tạo nghề
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình

thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện
nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể áp dụng vào công việc cụ thể
của mình một cách năng suất và hiệu quả.


Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay
đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
tri thức, kỹ nâng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó
thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một công việc nhất định.
Có nhiều dạng đào tạo, tùy theo tiêu chí xem xét có thể phân thành: đào tạo
cơ bản và đào tạo chuyên sâu; đào tạo chuyên môn và ĐTN; đào tạo ban đâu và
đào tạo lại; đào tạo tập trung và đào tạo tại chức, đào tạo từ xa; đào tạo qua trường
lớp và tự đào tạo. Như vậy, ĐTN là một trong các dạng đào tạo nâng cao nâng cao
chất lượng nguồn lao động.
ĐTN với mục tiêu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức klioẻ nhằm tạo
điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm, hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
ĐTN bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, không thể tách rời
nhau. Đó là: Dạy nghề và học nghề. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, dạy nghề và
ĐTN được đồng nhất với nhau trong diễn đạt của các văn bản.

Như vậy, có thể hiểu, ĐTN là quá trình giáo dục, phát triển nhân cách, phát
triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm được
việc làm hoặc tự tạo việc làm của người lao động. Nói cách khác, ĐTN là quá trình
trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động
để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định là quá trình truyền bá những kiến
thức về lý thuyết và thực hành của người dạy nhằm giúp cho người học nghề có
được trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo thành thục nhất định về nghề nghiệp.


ĐTN luôn phải gắn liền nhu cầu thị trường lao động, với việc tuyển dụng,
đãi ngộ và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phát huy hết năng lực chuyên
môn của mình.
Các trình độ ĐTN: có 3 cấp trình độ ĐTN đó là sơ cấp nghề, trung cấp nghề
và cao đẳng nghề.
* Sơ cấp nghề:
- Mục tiêu: ĐTN trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực
thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của
một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong
công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn.
Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo: tuyển sinh tất cả các
đối tượng ở các trình độ, theo nhu cầu người học và nhu cầu của
thị trường lao động, đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm.


* Trung cấp nghề:
- Mục tiêu: ĐTN trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến
thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả
năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có

đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hon.
- Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo: tuyển sinh các đối tượng đã tốt
nghiệp trung học cơ sở, thời gian đào tạo từ 3 - 4 năm; đã tốt nghiệp trung
học cơ sở và có chứng chỉ nghề cùng ĐTN, đã tham gia sản xuất từ 3 năm
trở lên, đào tạo từ 1,5 - 2 năm; đã tốt nghiệp trung học phổ thông đào tạo từ
1 - 2 năm.
* Cao đẳng nghề:
- Mục tiêu: ĐTN trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến
thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả
năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo,
ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống
phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,
tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau
khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên
trình độ cao hơn.
- Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo: tuyển sinh các đối tượng
đã tốt nghiệp trung học phổ thông, thời gian đào tạo từ 2 - 3 năm; đấ tốt nghiệp
trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp, thời gian đào tạo

từ 1
-

1,5 năm; đã có bằng trung cấp nghề, đã tham gia sản xuất đúng nghề đã học
từ 3 năm trở lên thời gian đào tạo 1 năm.
Căn cứ vào đối tượng học nghề có thể phân làm 3 loại ĐTN:
- Đào tạo mới: áp dụng cho những người chưa có chuyên môn, chưa có nghề.

15



- Đào tạo lại: áp dụng cho những người đã có nghề, có chuyên môn, song vì lý
do nào đó nghề của họ không còn phù họp nữa, đòi hỏi phải chuyển sang
nghề, chuyên môn khác.
- Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: Là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến
thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động làm việc, để người lao động
có thể đảm nhận những công việc khác, phức tạp hơn.
Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề được chú trọng vì sự tiến bộ về khoa
học công nghệ, sự tích hợp của nhiều lĩnh vực kỹ thuật trong một quy trình công
nghệ, diện nghề theo công nghệ được mở rộng, kỹ năng nghề, kỹ năng lao động
đòi hỏi cao hơn.
1.1.2.

Khải niệm lao động và lao động nông thôn

1.1.2.1.

Lao động
Lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một sản

phẩm dịch vụ hay hàng hóa. Hay nói cách khác, lao động là hoạt động có mục đích
của con người, là hành động diễn ra giữa người với thế giới tự nhiên. Trong lao
động, con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm
lấy những vật chất trong giới tự nhiên, biến đổi những vật đó, làm cho chúng trở
lên có ích cho đời sống của mình. Vì thế, lao động là điều kiện không thể thiếu
được của đời sống con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự thay
đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Ph.Ăng ghen đã viết: “Lao động là điều
kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà
trên ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”

[14, tr. 251].
Lao động là quá trình hoạt động tự giác, hợp lý của con người, nhờ đó con
người làm thay đổi các đối tượng tự nhiên và làm cho chúng thích ứng để thỏa mãn
nhu cầu của mình. “Xác định lao động với hai nghĩa, một là động từ, hai là danh
từ, tức lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội và lao động là người làm lao động” [27,
tr.25].

16


Tóm lại, khái niệm lao động được xác định: Lao động là hoạt động diễn ra
giữa người với tự nhiên. Trong khi lao động, con người vận dụng thể lực và trí tuệ
tiềm tang trong than thể mình sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự
nhiên để tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho bản than người lao động
và cho xã hội.
Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao
động là năng lực lao động cửa con người, baơ gồm thể lực và trí ỉựe cửa con người
lao động.
ỉ. ỉ.2.2. Lao động nông thôn
Lao động ở nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông
thôn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả nãng lao động.
Lao động ở nông thôn là lao động làm việc chủ yếu trong nông nghiệp, nó mang
tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, nông dân phải làm tất
cả các công việc cày, bừa, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch của một cây trồng vật
nuôi hay cùng một việc của một cây trồng vật nuôi. Để có việc làm và tăng thu
nhập, lao động ở nông thôn phải tham gia vào nhiều hoạt động lao động khác
nhau, làm nhiều công việc ở các ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, do đặc điểm tính chất, mùa vụ, công việc ở nông thôn mà lao
động tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao

động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất
với những công việc phù hợp với mình. Hiện tại chưa có khái niệm cụ thể về
LĐNT nhưng có thể hiểu, lao động nông thôn là những người dân không phân biệt
giới tính,, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 tuổi trở
lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn. Trong đó bao gồm nhữne người đủ các yếu tố
về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật Lao
động và những người ngoài độ tuổi lao động có, khả năng tham gia sản xuất.
1.1.3.
Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành
và toàn xã hội, nhằm nâng cao chất lượng LĐNT. Bởi lẽ, LĐNT luôn được đánh
giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh

17


tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người LĐNT còn nhiều hạn chế, thị trường LĐNT còn mang tính tự phát và ehưa
đồng bộ, trinh độ học vấn thấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu, có nơi gần
như không có hoặc có rất ít lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh
đó, việc học nghề còn chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động. Do đó,
việc ĐTN cho LĐNT là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải có chính sách, biện pháp
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương.
ĐTN cho LĐNT hướng nhằm nâng cao chất lượng lao động trong tất cả các
ngành nghề nhưng trọng tâm là phát triển các ngành nông nghiệp và phi nông
nghiệp phục vụ quá trình thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. ĐTN cho
LĐNT không chỉ tạo ra cơ hội cho LĐNT, nâng cao trình độ tay nghề mà còn gỏp
phần hỗ trợ cả về vật chất lẫn tạo cơ hội cho các đối tượng thụ hưởng chính sách
(người học nghề, người dạy nghề, cơ sở dạy nghề và mạng lưới trung gian làm cầu
nối lao động - thị trường lao động).

Có thể khái quát: ĐTN cho LĐNT là quá trình kết họp giữa dạy nghề và học
nghề, đó là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành
để những người LĐNT có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành
thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn.
Xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT tại các địa phương,
ĐTN cho LĐNT được tiến hành theo các hình thức sau:
- ĐTN cho LĐNT tại vùng chuyên canh, chuyên con. Mục tiêu củấ các lớp ĐTN cho
vùng chuyên canh, chuyên con là giúp LĐNT nâng cao năng suất lao động, tăng
chất lượng sản phẩm để tăng giá trị kinh tế sau thu hoạch, đồng thời nâng cao ý thức
về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm với cộng đồng nơi họ sinh
sống.
Đối với những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc những nơi có địa hình
chia cắt, nhiều kênh rạch, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên việc đưa các lớp dạy

18


nghề về tận thôn, bản, xã - dạy nghề lưu động là một giải pháp, nhằm thúc đẩy
phong trào học nghề tại những địa phương đặc thù này.
- ĐTN cho LĐNT tại các làng nghề. Trong quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp nông thôn, làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhờ có làng
nghề, hàng triệu LĐNT đã được tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập.
ĐTN cho LĐNT trong các làng nghề, nhằm đào tạo đội ngũ lao động trẻ để
phục hồi, duy trì và phát triển nghề truyền thống. ĐTN kết hợp với xây dựng vùng
nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm để giúp làng nghề có thể đứng vững, ổn định và
phát triển.
- ĐTN cho LĐNT để họ chuyển đổi nghề. Với những nông dân thuộc diện hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, nông dân bị thu hồi đất canh tác gặp khó khăn

về kinh tế, có nhu cầu học nghề để có thể chuyển sang làm nghề phi nông
nghiệp.
+ Đối với ĐTN dài hạn (trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề) phù hợp
với đối tượng là thanh niên nông thôn (độ tuổi khoảng 15 - 30), có trình độ học vấn
phù hợp và có điều kiện theo học hình thức chính quy, tập trung tại các cơ sở đào
tạo trong thời gian tối thiểu từ 1 năm, tối đa là 4 năm tùy thuộc vào nghề và trình
độ đào tạo.
+ Đối với ĐTN ngắn hạn (dưới 3 tháng và trình độ sơ cấp nghề) phù họp với
LĐNT trong độ tuổi từ 30 - 50 vẫn còn đủ khả năng tiếp thu nhũng kiến thức mới,
cũng như kỹ năng tay nghề, có nhu cầu học nghề, nhằm chuyển đổi nghề nghiệp,
cải thiện thu nhập.
Trong khóa đào tạo, họ sẽ được thực tập thực tế tại doanh nghiệp, tại cơ sở
dạy nghề, trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất và sử dụng các thiết bị hiện
đại của doanh nghiệp, được học về kỷ luật lao động, an toàn lao động và các kỹ
năng cần thiết khác.

19


1.1.4.

Quản lỷ nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.4.1.

Khái niệm
Thuật ngữ QLNN cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, QLNN là hoạt -động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhà

nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức xã

hội, chính trị, khoa học, văn hóa - xã hội, nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã
hội theo những mục tiêu đã định.
Thứ hai, QLNN là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.
Thứ ba, QLNN là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để
điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
Thứ tư, QLNN là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là
tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm
quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập
pháp, hành pháp và tư pháp) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà quyền hạn nhà nước giao cho trong việc tô
chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiêu: QLNN là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để
điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do
các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp
của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
- QLNN về ĐTN cho LĐNT: theo tác giả luận văn, QLNN về ĐTN cho
LĐNT là quản lý theo ngành do các cơ quan chức năng thực hiện. Nó mang
tính quyền lực nhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng
pháp luật để điều chỉnh mọi hoạt động của con người trong lĩnh vực ĐTN
cho LĐNT nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của hoạt động này.
1.1.4.2.

Chủ thể quản ỉỷ

20


Chủ thể QLNN về ĐTN cho LĐNT là các cơ quan QLNN từ trung ương tới

địa phương. Theo đó: •
Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về ĐTN. Chính phủ giao
Bộ LĐTBXH là một cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về lao
động, việc làm, trong đó có dạy nghề.
Ở Trung ương, Bộ LĐTBXH giao cho Tổng cục Dạy nghề QLNN về ĐTN.
Tại các địa phương, Sở LĐTBXH là cơ quan chuyên môn của UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh, thành phổ
trực thuộc trung ương thực hiện chức năng QLNN về ĐTN của địa phương.
Phòng LĐTBXH của ƯBND các huyện thực hiện chức năng QLNN về
ĐTN trển địa bàn; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về phát triển ĐTN trên địa
bàn.
1.1.4.3.

Đối tượng quản lỷ
Đối tượng QLNN về ĐTN cho LĐNT là mọi hoạt động về ĐTN cho LĐNT

ở tất cả các cơ sở ĐTN.
Thứ nhất, cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp, trung tâm dạy nghề; trường trung
cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; doanh
nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là
doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học,
cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp.
Thứ hai, cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp, trường trung cấp nghề; trường
cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; trường trung cấp chuyên
nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp.
Thứ ba, cơ sở dạy nghề trình độ caa đẳng, trường cao đẳng nghề; trường
cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng.
Thứ tư, các cơ sở khác, như hộ thủ công truyền thống, các họp tác xã dịch
vụ nông nghiệp, hội nông‘dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, đặc biệt là khuyến
nông, lâm, ngư cũng đảm nhiệm chức năng ĐTN cho LĐNT.


21


1.2.

Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.1.

Xây dựng và tề chức thực hiện chiến lược đào tạo nghề cho lao

động nông thôn
Chiến lược ĐTN cho LĐNT là các chương trình hành động, kế hoạch hành
động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể về ĐTN, đây là tổ hợp các mục
tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Như vậy, chiến lược ĐTN cho LĐNT phải giải quyết tổng hợp các vấn đề
sau:
- Xác định chính xác mục tiêu cần đạt.
- Xác định rõ con đường, phương thức để đạt mục tiêu.
- Có định hướng phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu lựa chọn.
Xây dựng chiến lược ĐTN cho LĐNT là một nội dung hết sức quan
trọng và cần thiết bởi vì chiến lược cho phép: xác lập định hướng dài hạn cho công
tác ĐTN cho LĐNT; tập trung nỗ lực vào việc thực hiện các nhiệm vụ để đạt được
mục tiêu mong muốn; xác định phương thức tổ chức và hành động
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

THƯ V I Ệ N
định hướng các mục tiêu đặt ra. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược ĐTN cho
LĐNT sẽ giúp các nhà quản lý vạch ra các hành động một cách hữu hiệu và nhận

thức rõ những khó khăn, thách thức của vấn đề này.
Những nãm qua, thực hiện chủ trương và đường lối ưu tiên cho sự nghiệp
ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng, Nhà nước và ngành LĐTBXH đã
chú trọng tới việc ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược ĐTN cho LĐNT.
Xác định rõ xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược ĐTN cho LĐNT
nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, Nhà nước đã tăng cường đầu tư để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách
bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT,
khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT.

22


Đe có định hướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ
ĐTN cho LĐNT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày
29/5/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020. Chiến
lược này là cơ sở tạo hành lang pháp lý để các hoạt động ĐTN cho LĐNT phát
triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Chiến lược được thực hiện
trên cơ sở của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 2011 - 2020 thực sự là
khâu đột phá quan trọng; đã chuyển mạnh ĐTN cho LĐNT từ đào tạo theo năng
lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu
cầu của thị trường lao động; gắn ĐTN với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; đảm bảo nâng cao
chất lượng nguồn LĐNT, phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược ĐTN cho LĐNT gồm số lượng
nguồn lao động cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao
động phân theo trình độ, giói tính, độ tuổi.
Sau khi Chiến lược được ban hành, các bộ, ngành và địa phương đã lấy
Chiến lược làm định hướng, làm cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực
hiện các quy hoạch, chương trình và đề án phát triển dạy nghề của mình.
1.2.2.


Xây dựng và tồ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT là các văn bản do
cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối -họp ban hành theo thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các vấn đề về ĐTN.
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN cho LĐNT là hết
sức cần thiết nhằm giúp Nhà nước quản lý tốt công tác ĐTN cho LĐNT. Bởi nhờ
có hệ thống vãn bản này mà Nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn
trong công tác ĐTN, giúp quá trình quản lý, điều hành công tác ĐTN đi vào quỹ
đạo ổn định.

23


Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng giúp thể ché hóa và bảo đảm
thực hiện các chính sách về ĐTN cho LĐNT. Thông qua việc tạo ra hành lang
pháp lý mà Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp khuyển khích ĐTN cho LĐNT
phát triển lành mạnh, hạn chế tiêu cực trong công tác ĐTN, góp phần ổn định trật
tự công tác ĐTN.
Ở nước ta, LĐNT là nguồn lao động hết sức dồi dào, tham gia vào quá trình
phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân; tham gia vào sản xuất lương thực
thực phẩm; tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
nông - lâm - thuỷ sản và đây cũng là lực lượng tiêu thụ sản phấm của các ngành
khác. Chính vì LĐNT có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang thực hiện CNH,
HĐH đất nước, trong đó có CNH, HĐH ríông nghiệp, nông thôn nên Đảng và Nhà
nước ta đã quan tâm xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên

quan đến hoạt động ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng. Hệ thống văn
bản đó bao gồm:
Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, là văn bản
pháp lỷ quan trọng và đầy đủ nhất quy định về nội dung ĐTN cho người lao động
nói chung.
Đi kèm Luật Dạy nghề là một loạt các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với
từng hoạt động, trong đó nổi bật là Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009
của Chính phủ quy định trách nhiệm QLNN về dạy nghề. Theo đó, Bộ LĐTBXH
là cơ quan QLNN về dạy nghề ở trung ương và thực hiện 19 nhiệm vụ, quyền hạn
về dạy nghề. Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang
bộ về quản lý dạy nghề. Các bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm phối
hợp với Bộ LĐTBXH xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung
cấp nghề cho từng lĩnh vực thuộc lĩnh vực quản lý của bộ.

24


ƯBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện chịu trách
nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện.
Đối với UBND cấp xã, có trách nhiệm phối họp với Phòng LĐTBXH quản
lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn; tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa
dạy nghề; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt
động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề
tại địa phương.
Chính phủ cũng giao Bộ LĐTBXH xây dựng các văn bản cố liên quan đến
ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng, sau đó trình Chính phủ xem xét, phê
duyệt. Nhiều quyết định liên quan đến công tác ĐTN đã được Chính phủ ban hành
như: Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về chính sách, cơ chế hỗ trợ

dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT; Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006
phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015.
Đồng thời, Chính phủ cũng thông qua các chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội các vùng đặc biệt khó khăn như Chương trình 134,
Chương trình 135, Chương trình 120, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
07/12/2008 để ĐTN cho người lao động, trong đó có LĐNT.
Đặc biệt, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1956/QĐ-TTg phê duỵệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Theo Đề án, từ
nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu LĐNT; trong đó,
nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN nhằm tạo việc làm, tăng
thu nhập cho LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Sau đó, Thông tư số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài
chính, Bộ LĐTBXH đã ra đời, hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”.

25


×