Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Các yêu cầu để trở thành quản lý giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.94 KB, 11 trang )

Trở thành Quản lý giỏi đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ, am hiểu tường tận
công việc và sự chính trực. Quản lý giỏi không xuất hiện thường xuyên ở
công ty. Thực tế, nếu xem xét tất cả những người Quản lý bạn đã gặp, chỉ
có một hoặc hai người mà bạn cho rằng họ thật sự giỏi. Dưới đây là 10
điều mà JobStreet.com khuyên bạn nên làm để trở thành một người Sếp
giỏi:
1. Khả năng lãnh đạo và ra quyết định tốt
Để trở thành Quản lý giỏi, bạn cần phải tự tin và quyết đoán để lãnh đạo
nhân viên đạt được các mục đích và mục tiêu của công ty. Điều này cũng
bao gồm việc lên kế hoạch những gì cần phải làm và phân công nhiệm vụ
đúng người, đúng việc. Trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cũng đồng
nghĩa với việc bạn phải sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn
dưới sức ép thời gian và áp lực. Bạn cần phải tiên đoán những gì là tốt nhất
cho thành công lâu dài của công ty
2. Đặt ra những kì vọng rõ ràng
Nhân viên của bạn sẽ làm việc tốt nếu họ biết được bạn kì vọng điều gì từ
họ. Đề ra những cột mốc chuyển giao và mục tiêu cho mỗi nhân viên, cũng
như đánh giá hiệu suất làm việc của họ để mọi người biết được mức độ
đóng góp của họ cho công việc và tích cực làm việc để cải thiện. Bạn cũng
có thể đặt ra mục tiêu cho cả nhóm để khuyến khích tinh thần làm việc
nhóm.
3. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực
Hãy tạo ra môi trường làm việc có thể cho phép những nhân viên giỏi phát
huy tối đa khả năng của họ. Nhân viên của bạn cần phải biết rằng học được
kì vọng làm việc chăm chỉ mỗi khi bước vào văn phòng, nhưng họ cần cảm
thấy thoải mái với điều này. Khuyến khích sự hợp tác đồng đội và tạo ra cơ
hội để các nhân viên liên kết với nhau. Đối xử công bằng với tất cả nhân
viên bất kể cảm xúc cá nhân của bạn đối với họ. Ngăn cấm các tin đồn nơi
công sở và việc chia bè kết phái, nhưng hãy khuyến khích tinh thần làm
việc nhóm và sự đón nhận.
4. Cống hiến cho sự thành công và tinh thần của cả đội


Là một người Quản lý, thành công của bạn phụ thuộc rất lớn vào thành
công của cả đội. Một người Quản lý giỏi là người biết quan tâm đến thành
công của từng cá nhân trong đội của mình. Họ cũng quan tâm đến cảm xúc
của cả đội và sẵn sàng bảo vệ, huấn luyện và khen thưởng họ. Các thành
viên trong đội biết được bạn quan tâm đến tinh thần và thành công của họ
càng nhiều, họ càng sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn cho bạn, thậm chí làm
thêm giờ và nỗ lực hơn nữa nếu cần.


5. Đầu tư vào nhân viên của bạn
Trở thành một người Quản lý giỏi cũng bao gồm việc nhìn nhận đến sự
tưởng thưởng lâu dài. Hãy sẵn sàng đầu tư để thấu hiểu các thành viên
trong đội và dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần. Các
nhà Quản lý giỏi xem những nhân viên giỏi như tài sản của họ và dành thời
gian để đóng góp vào sự trưởng thành và phát triển của nhân viên
6. Luôn là một hình mẫu chuẩn mực
Là một Quản lý giỏi thì bạn phải là hình mẫu chuẩn mực mà tất cả nhân
viên đều mong muốn hướng tới. Chỉ những nhà Quản lý chuyên môn cao,
có khả năng đưa ra quyết định, đồng thời am hiểu cách tiếp cận và tương
tác với con người hiệu quả thì mới dễ được người khác coi trọng. Phải luôn
lấy bản thân để làm gương, thẳng thắng tiếp thu những ý kiến đóng góp và
đối xử công bằng với tất cả nhân viên. Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào
nhân viên của mình, tin rằng họ sẽ hoàn thành tốt công việc của mình đồng
thời bản thân mình cũng phải thực sự đáng tin cậy và có trách nhiệm với
tập thể.
7. Là nguồn động lực cho người khác
Rất dễ nhận ra khi nào bạn thực sự đam mê việc làm của mình, máu lửa với
lĩnh vực mà công ty bạn đang hoạt động. Tại sao không tận dụng chính
niềm đam mê của bạn để biến nó thành nguồn động lực cho người khác?
Để tất cả đều hình dung được cùng một mục tiêu và thực sự yêu thích công

việc của mình. Những người làm việc khi có động lực và đam mê thực sự
không chỉ dừng lại ở việc lao động 8 tiếng/ ngày; Họ sáng tạo hơn và chinh
phục nhiều tầm cao mới trong công việc.
8. Đánh giá đúng năng lực
Không dừng lại ở mong muốn được tăng bậc mỗi 6 tháng, mọi nhân viên
mong được cấp trên đánh giá đúng năng lực của mình. Đây chính là yếu tố


giúp xây dựng đội ngũ nhân viên vững chắc vì công sức của mỗi thành
viên đều được ghi nhận. Đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ tạo thêm
lòng tin cho họ và là nguồn động lực để họ có thể hoàn tất nhiệm vụ được
giao ngày một tốt hơn. Bạn không phải mất một đồng nào cả nhưng lại
khích lệ tinh thần rất nhiều cho nhân viên bạn và hơn hết, họ sẽ cảm thấy
trân trọng người Quản lý như bạn hơn.
9. Giao tiếp mang tính xây dựng
Để trở thành một nhà Quản lý giỏi, bạn phải biết cách giao tiếp hiệu quả và
mang tính xây dựng. Hãy quyết định kiểu giao tiếp nào phù hợp nhất cho
đội của bạn và môi trường làm việc, từ đó gắn bó với nó. Một số nhà Quản
lý gặp riêng với các thành viên, số khác lại gửi các bản tin hoặc tổ chức các
cuộc họp nhân viên phòng ban hoặc toàn bộ. Cho dù bạn chọn phương thức
nào, giao tiếp chính là chìa khóa để thống nhất tất cả nhân viên và cho
phép tất cả mọi người để làm việc hiệu quả hơn.
10. Đối xử với mọi người như cách mà bạn muốn được đối xử
Thật tuyệt vời khi “luật lệ vàng” này được áp dụng ở nhiều nơi, và môi
trường công sở cũng không phải là một ngoại lệ. Là một người Quản lý,
bạn phải đưa ra quyết định và bắt nhân viên chịu trách nhiệm về công việc
của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không tôn trọng họ. Hãy đối
xử với các thành viên trong đội như cách mà bạn muốn được sếp của bạn
đối xử.
Hiểu được cách để trở thành một nhà Quản lý giỏi chính là điều tuyệt vời

nhất để làm cho sự nghiệp của bạn. Quan tâm chân thành đến đội của bạn
và cống hiến hết mình cho công việc chính là bước đầu tiên để bạn trở
thành một nhà Quản lý giỏi. Hãy thực hiện 10 bước trên để biết được nó
hữu hiệu như thế nào để giúp bạn trở thành một Quản lý giỏi.
Xã hội hiện tại quá ư là khắc nghiệt. Trong cái xã hội khắc nghiệt ấy,
có những bài học mà bạn cần ghi nhớ suốt đời, những bài học đã được
rút ra từ người khác hay chính bản thân mình. Để tồn tại và sống tốt
trong xã hội ấy, hãy ghi nhớ 5 bài học "xương máu" sau đây:
1. Đừng bao giời tin tưởng tuyệt đối một ai khác ngoài cha me
Vì sao ư? Vì sống trong cái xã hội này, khi mà đồng tiền đã che mắt tất cả,
đồng tiền đã làm mờ mắt con người thì tình cảm, sự chân thành dường như
đã không còn ý nghĩa gì so với đồng tiền cả. Người ta yêu nhau vì tiền,
chơi với nhau vì tiền...Sự lừa lọc, đố kỵ, lòng tham của con người đã giết
chết lòng tin của con người. Anh em, bạn bè có thể phản bội nhau chỉ vì
tiền.


Trên đời này, người duy nhất chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối chính là
cha me đã sinh ra ta. Vì sao ư? Vì chẳng có người cha mẹ nào không muốn
tốt cho con cái cả. Họ sống vì con cái, làm tất cả mọi việc vì con cái. Nên
dù họ có làm gì đi nữa, họ vẫn luôn nghĩ về con cái, bảo vệ và muốn con
cái của mình có được những thứ tốt đẹp nhất.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Bài học này chỉ nhắc mọi người đừng quá
tin tưởng vào ai chứ không khuyên mọi người sống không có một chút
niềm tin nào vào cuộc sống.Những người bạn gặp trong đời đôi lúc muốn
lấy của bạn, đố kỵ ban, ghét bạn, đối xử tệ với bạn...Nhưng tất cả điều đó
làm nên bạn. Không có niềm tin xe không cảm nhận đwọc giá trị cuộc sống
mang lại. Vì vậ hãy đặt niềm tin đúng lúc, đúng chỗ.
2. Chính bạn là người quyết định tương lai của bạn, đừng trông chờ
hay trách móc vào một ai khác

Đúng vậy, tất cả những gì bạn nghĩ và làm ngày hôm nay sẽ quyết định
chính tương lai của bạn sau này. nếu hôm nay bạn lườ biếng, ỉ lại thì tương
lai sau này của bạn ắt hẳn sẽ rất khó khăn. Nếu ngay bây giờ bạn cố gắng,
chăm chỉ, định hướng cuộc đời, tương lai của bạn sẽ tốt hơn. Đừng trông
mong vào sự may mắn hay sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Vì nó sẽ làm bạn luôn


thụt lùi. Cuộc sống giống như một viên đá vậy, chính bạn là người quyết
định để viên đá đó mọc rêu hay trở thành viên ngọc sáng.

3. Đừng quan tâm tới người khác nghĩ gì, miệng lưỡi thế gian là điều
không tránh khỏi


Chắc hẳn các bạn cũng đã đọc qua câu chuyện " hai ông cháu và con cừu".
Khi mà bạn làm bất cứ điều gì thì người ta cũng có thể nói xấu bạn. Khi
bạn qua tâm, sợ hãi và làm theo những gì người ta nói, bạn sẽ chẳng bao
giờ làm hài lòng được tất cả mọi người. Vậy tại sao chũng ta không làm
theo những gì mình muốn, bỏ qua thứ gọi là "miệng lưỡi thế gian".
4. Bạn cần phải hiểu rằng, trong xã hội này, loại người nào cũng có
Chính cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã tạo nên những con người cũng
muôn màu muôn vẻ. Không phải ai cũng tốt và cũng chẳng phải ai cũng
xấu. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nhận xét, đánh giá người khác qua vẻ bề
ngoài và nghĩ rằng trên đời làm gì có ai như vậy. Không phải như bạn nghĩ
đâu nhé. xấu xa, giả tạo, ba hoa, phản bội, lừa dối...Tất cả những con nười
bạn nghĩ là không thể tồn tại, thì vẫn tồn tại.


5. Nếu bạn sợ sai lầm và thất bại, bạn sẽ không bao giờ thành công



" Thất bại là mẹ thành công", câu nói tưởng chừng như quá quen thuộc này
ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được. Sợ thất bại, sợ sai lầm là
hai thứ cản đường bạn đi đến thành công. Hãy gạt bỏ nỗi lo sợ và hãy thử.
Cuộc sống cấn lắm những phép thử. Người thông minh là người biết sử
dụng những phép thử một cách hiệu quả.
THỜI KHÓA BIỂU
Trên đất nước Việt Nam chúng ta hiện có khoảng 25000 trường phổ
thông từ Tiểu học đến THCS và THPT và có nghĩa là sẽ có tối thiểu từng
đó giáo viên đang làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu.
Xếp thời khóa biểu thực sự là một công việc khó. Cái khó ở đây được thể
hiện theo 3 lý do sau:
- Bản thân việc xếp TKB là một việc đòi hỏi tư duy, suy luận, tính toán rất
phức tạp, rất dễ nhầm lẫn, trùng giờ trùng tiết. Phải là người có kinh
nghiệm và hiểu biết về công việc này mới làm được.


- Thứ hai, người xếp thời khóa biểu là người "làm dâu trăm họ", rất khó có
thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của toàn bộ đội ngũ giáo viên
trong trường. Các ràng buộc của giáo viên trong nhà trường lại rất mâu
thuẫn, chồng chéo lẫn nhau.
- Công việc xếp TKB đòi hỏi một số tư duy đặc biệt, rất đặc thù của "nghề
xếp TKB". Không phải ai cũng có thể rèn luyện để có những kinh nghiệm
và tư duy này. Người xếp TKB, ngoài việc phải rất am hiểu về các chương
trình môn học, hiểu rõ tính nết và yêu cầu của các giáo viên trong nhà
trường, còn phải có được những tư duy nghề nghiệp của công việc xếp thời
khóa biểu.
Với sự ra đời của các phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu, công việc
của các giáo viên xếp TKB đã giảm nhẹ đi khá nhiều. Tuy nhiên do không
hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng phần mềm rất nhiều giáo viên vẫn cảm thấy

sự khó khăn và lúng túng khi sử dụng phần mềm. Bài viết này nhằm vào
đối tượng là các giáo viên đang làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu và đang
hoặc sắp sử dụng phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB 6.0 của công ty
School@net trong công việc của mình. Đây chỉ là những lời khuyên theo
đúng nghĩa của từ này. Các giáo viên hãy đọc, tham khảo và tự rút ra cho
mình các kết luận hợp lý nhất cho công việc xếp thời khóa biểu của mình.
1. Không nản và nhụt chí khi bắt đầu sử dụng phần mềm TKB.
Bao giờ lần đầu tiên dùng phần mềm để xếp thời khóa biểu cũng sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Phải sau vài lần xếp bằng máy tính, bạn mới có những thói
quen và kinh nghiệm bước đầu.
2. Một thời khóa biểu do phần mềm tạo ra có thể xấu hơn so với làm
bằng tay thì cũng là chuyện bình thường, không có gì lạ.
Đúng là như vậy đấy. Sản phẩm thời khóa biểu lần đầu được tạo ra bằng
phần mềm mà tốt hơn xếp bằng tay mới là lạ.
3. Dữ liệu cần nhập rất cẩn thận, đặc biệt là bảng phân công giảng dạy
của giáo viên.
Vì nếu chỉ sai một chút nhỏ thôi, ví dụ nhầm giáo viên dạy của một lớp,
sau này bạn sẽ phải làm lại và tư duy lại rất vất vả.


4. Không cần quá tập trung suy nghĩ nhiều trong khi xếp thời khóa
biểu. Nếu thấy mệt hãy nghỉ giải lao và xả hơi không hạn chế.
Đây chính là ưu điểm lớn nhất của xếp thời khóa biểu trên máy tính đấy.
Yên tâm đi, máy tính luôn hỗ trợ bạn tối đa.
5. Nếu muốn xếp cho giáo viên nào đep hãy vào màn hình của giáo
viên đó mà chỉnh sửa theo ý muốn.
Thật dễ dàng tính chỉnh cho một người thân có thời khóa biểu đẹp. Chỉ
bằng vài lần kéo thả chuột trên thời khóa biểu của giáo viên này là xong.
Tuy nhiên hãy nói với họ rằng "tớ đã rất vất vả để làm đẹp thời khóa biểu
của cậu đấy".

6. Nếu sáng mai cần có thời khóa biểu ngay mà hôm nay vẫn chưa
nhập dữ liệu xong, hãy bình tĩnh, không vội vàng. Hãy nhớ rằng bạn
chỉ cần 1 phút để xếp xong một thời khóa biểu hoàn chỉnh. Hãy yên
tâm đi chơi nếu bạn bè rủ đi nhậu ngay hôm nay.
Lệnh xếp toàn bộ 100% của bản TKB 6.0 chính là cứu tinh của bạn đấy. 12
giờ đêm nhập xong dữ liệu, 12h01 phút bạn đã có một thời khóa biểu hoàn
chỉnh dùng được ngay rồi.
7. Nếu có ai đó kêu ca có thời khóa biểu xấu thì hãy nhớ rằng sẽ có
nhiều người sung sướng vì có thời khóa biểu đep.
Điều này là đúng đấy. TKB 6.0 đã có chức năng tối ưu hóa dữ liệu sau khi
đã xếp xong. Bạn hãy thử và kiểm tra xem.
8. Nếu có ai đó nói với bạn rất nặng lời rằng "..... thời khóa biểu sai
bét, trùng giờ trùng tiết lung tung...." thì chắc chắn rằng đó là một
người nói dối. Vì chắc chắn rằng thời khóa biểu do phần mềm tạo ra
không bao giờ mắc lỗi đó.
Nếu phần mềm tạo ra một thời khóa biểu trùng giờ, trùng tiết, thì phần
mềm đó hoặc nên vứt vào sọt rác, hoặc không nên gọi là "phần mềm" nữa.
9. Phải nhớ quan sát thật kỹ khi muốn chỉnh thời khóa biểu của một
người thân. Vì khi bạn đang muốn làm 1 việc tốt cho 1 người thì sẽ có
nhiều người khác bị xấu đi đấy.


Bạn nên nhớ rằng việc xếp thời khóa biểu giống như xếp người ngồi trong
toa tàu. Chỉ có 5 cửa sổ thôi nhưng có đến 10 người muốn mát. Làm sao
bây giờ. Rõ ràng khi ai đó muốn ngồi cạnh cửa sổ thì phải có người rời cửa
sổ chứ. Đó là nguyên tắc của việc xếp thời khóa biểu.
10. Một khi bạn thấy không hề nhức đầu khi xếp thời khóa biểu, khi
mà rời ra chiếc máy tính bạn không thể nghĩ gì được nữa, tức là lúc đó
bạn đã trở thành một chuyên gia xếp thời khóa biểu bằng phần mềm
rồi đấy.

Nếu bạn đã trở thành chuyên gia xếp thời khóa biểu bằng máy thì hãy
truyền đạt kinh nghiệm đó cho các giáo viên khác.



×