Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Để trở thành nhân viên giỏi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.95 KB, 1 trang )

Để trở thành nhân viên giỏi
Việc trở thành một nhân viên giỏi cũng giống như là việc quản lý một công ty tư nhân vốn
không nhiều, rủi ro và ít khách hàng.
1. Suy nghĩ xem điều gì khiến bạn tận tâm làm việc cho công ty? Nếu nguyên nhân là vì bạn cảm
thấy thoải mái khi làm việc, vì mục tiêu và tương lai của công ty rất rõ ràng thì bạn chắc chắn sẽ có
nhiều cơ hội để trở thành một nhân viên trụ cột trong tương lai.
2. Cư xử một cách chuyên nghiệp.
3. Nên học cách tiếp nhận những lời góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn hơn về những gì người khác
mong đợi ở mình và những công việc mà bạn phải ưu tiên làm trước.
4. Nghiên cứu các công ty mà trong tương lai công ty bạn có thể phát triển ngang tầm, hoặc tham
khảo từ “500 công ty lớn” do tạp chí Fortune khảo sát, hay là danh sách “100 công ty tốt nhất để
đầu quân”.
5. Làm việc thật tốt. Nên lựa chọn những công việc đầy thử thách và đừng bao giờ nghĩ rằng công
việc đó quá khó để thực hiện. Căn cứ để xác định thu nhập của bạn dựa trên thâm niên kinh
nghiệm, chức vụ trong công ty, và năng lực thật sự của bạn.
6. Duy trì bản quá trình làm việc của bạn thật “sạch” và ấn tượng.
7. Nếu sếp hiện tại của bạn muốn liên lạc với người chủ cũ, thì nên vui vẻ chủ động là người trực
tiếp liên hệ. Khi rời công ty trong điều kiện tốt thì sẽ luôn là tài sản đảm bảo cho bạn kiếm được
công việc khác.
Bí quyết:
1. Nếu nghe thấy những lời “xì xầm” sau lưng hay phải đối mặt với những đồng nghiệp “khắc tinh”,
bạn đừng nên một thân một mình giải quyết mà hãy nhờ đến bộ phận Nhân sự. Không nên vì
những hiềm khích cá nhân làm ảnh hưởng đến hoà khí làm việc chung của công ty.
2. Trong quá trình làm việc, bạn có thể không hài lòng với công ty ở một số điểm. Hãy suy nghĩ
cẩn thận trước khi phát biểu chính kiến của mình. Một lời phàn nàn chung chung không có cơ sở,
như là phàn nàn về lịch làm việc hay lương bổng… sẽ không được tập trung giải quyết và bị bỏ
qua, thậm chí công ty sẽ bắt đầu tìm kiếm người khác để thay vị trí của bạn. Tuy nhiên, một lời
phàn nàn chân thành về trang thiết bị, thiếu chế độ đãi ngộ cho nhân viên,… kèm theo đó là những
kiến nghị của chính bạn, sẽ mở đường cho các cuộc thảo luận tích cực, và điều đó cũng tạo cho
bạn sự tín nhiệm nếu bạn trình bày vấn đề với một thái độ đứng đắn, không mang tính đối đầu.
(Theo VN8X)


Nguồn : Ngoisao.net

×