Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SỔ TAY THỰC HÀNH lâm SÀNG 2016 2017(2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.84 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN MẮT

SỔ TAY THỰC TẬP LÂM SÀNG
LỚP Y5

Học tên sinh viên:
Lớp:

Tổ:

Thời gian thực tập: Từ ngày

NĂM HỌC 2016 – 2017
(Lưu hành nội bộ)

đến ngày


NỘI QUY THỰC HÀNH LÂM SÀNG

1. Khi đến thực hành tại khoa/phòng, sinh viên - học viên phải được phổ biến nội
quy của bệnh viện/khoa/phòng.
2. Sinh viên – học viên được phổ biến về nội dung, mục tiêu và chỉ tiêu thực tập tại
khoa lâm sàng.
3. Sinh viên – học viên đến nơi thực tập phải mặc đồng phục, bảng tên theo đúng
quy định.
4. Sinh viên – học viên chỉ đuợc phép khám và thực hiện các kỹ thuật trên bệnh
nhân khi được sự phân công hoặc cho phép của Cán bộ giảng hướng dẫn hay Cán
bộ của khoa – phòng đuợc ủy nhiệm quản lý sinh viên – học viên.
5. Tất cả các công việc của sinh viên – học viên làm tại khoa, phòng đuoc sự giám


sát và huớng dẫn của cán bộ giảng, nếu gặp khó khăn hay sai sót thì sinh viên –
học viên phải báo cáo ngay cho Cán bộ giảng hướng dẫn hoặc Trưởng khoa để kịp
thời giải quyết, tránh gây thiệt hại, nguy hiểm cho bệnh nhân.
6. Trong thời gian thực tập sinh viên – học viên không tự ý rời khỏi khoa/phòng,
không đến các khoa phòng khác, không làm việc riêng.
7. Trong lúc thực hành, dụng cụ chuyên môn (máy chiếu, laptop, đèn soi đáy
mắt…) khi trả phải bàn giao rõ ràng. Nếu bị hư hỏng phải báo cáo với người có
trách nhiệm quản lý để xử lý.
8. Ðối với bệnh nhân, sinh viên – học viên phải tôn trọng, tránh thái độ ban ơn và
phải đảm bảo bí mật chuyên môn cho bệnh nhân.
9. Cuối đợt thực tập, sinh viên – học viên sẽ trải qua bài kiểm tra kiến thức.
10. Hết thời gian thực tập, sinh viên – học viên tổng kết chỉ tiêu và nộp sổ theo dõi
thực hành lâm sàng về Bộ môn để nhận xét, đánh giá.


QUY CHẾ THỰC HÀNH LÂM SÀNG
1. Bảng tên, đồng phục (áo blouse, trang phục kín đáo, lịch sự, gọn gàng)
2. Chấp hành đúng nội quy của bệnh viện, giữ gìn vệ sinh trang thiết bị trong
phòng học, phòng nghỉ, không hút thuốc.
3. Ðiểm danh buổi thực tập:
Lúc 7g hoặc bất kỳ lúc nào trong buổi sáng thực tập (7g – 11g)
- Từ 7g – 7g30: đi trễ
- Sau 7g30: vắng
- 3 lần di trễ = 1 lần vắng không phép
Trách nhiệm: tổ trưởng báo cáo với cán bộ phụ trách vào lúc 7g.
4. Thực hành tại khoa:
4.1 Thời gian thực hành: 2 tuần
4.2 Chỉ tiêu:
- Thực hiện chỉ tiêu thực hành phải có chữ ký xác nhận của Cán bộ giảng hoặc bác
sĩ khoa lâm sàng được Bộ môn ủy nhiệm.

- Chỉ tiêu thực hành: nộp lại cho Cán bộ giảng vào cuối đợt thực tập (ngày cuối
cùng của đợt thực tập lâm sàng).
5. Thi cuối đợt lâm sàng:
- Hình thức: trắc nghiệm hoặc tự luận.
- Ngày thi: ngày cuối cùng của đợt thực tập lâm sàng.
- Điểm thi lâm sàng sẽ được tính như một điểm thành phần trong điểm tổng kết
môn (gồm điểm thi lý thuyết và điểm thi lâm sàng).


ĐÁNH GIÁ CHUYÊN CẦN
Tuần 1

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5


Thứ 6

Xác nhận
của Cán bộ
giảng
Tuần 2
Xác nhận
của Cán bộ
giảng


KẾ HOẠCH THỰC TẬP LÂM SÀNG
- Thời gian: 2 tuần
- Khoa, Phòng:
+ Phòng Wetlab: 2 ngày
+ Khoa Mắt BVQ8: 8 ngày
Wetlab
BS phụ trách: BS Hồng Hạnh
1. Kỹ năng tiếp xúc và hỏi bệnh sử
2. Kỹ năng khám mắt bằng đèn pin, sinh hiển vi, đèn soi đáy mắt
Lý thuyết lâm sàng tại Bệnh viện
BS phụ trách: BS. Trí
1. Dụng cụ và phương pháp khám mắt
2. Viêm màng bồ đào
3. Bệnh lý mi mắt
4. Glaucoma
5. Viêm kết giác mạc
6. Xử trí ban đầu chấn thương mắt, bỏng mắt
7. Tật khúc xạ
8. Chăm sóc mắt ban đầu



MỤC TIÊU THỰC HÀNH LÂM SÀNG
1/ Dụng cụ – phương pháp khám mắt:
- Biết cách sử dụng các dụng cụ khám mắt.
- Mô tả các bước khám mắt cơ bản
- Thực hành khám mắt tại phòng Wetlab
- Kiến tập khám mắt tại Khoa mắt BVQ8
2/ Viêm màng bồ đào:
- Nêu được các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm màng bồ đào.
3/ Bệnh lý mi mắt:
- Liệt kê được các bệnh lý mi mắt thường gặp: triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị
- Kiến tập rạch chắp lẹo tại khoa Mắt BVQ8
4/Glaucoma:
- Nêu được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh glaucoma
- Kiến tập đo nhãn áp tại khoa Mắt BVQ8
5/ Viêm kết giác mạc:
- Nêu được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc
- Kiến tập khám, chẩn đoán và điều trị viêm kết mạc tại khoa Mắt BVQ8
6/ Xử trí ban đầu chấn thương mắt, bỏng mắt:
- Nêu được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, và cấp cứu ban đầu bỏng mắt, chấn thương mắt
- Kiến tập xử trí bỏng, chấn thương mắt, lấy dị vật kết giác mạc tại Khoa Mắt BVQ8
7/ Tật khúc xạ:
- Nêu được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và điều trị tật khúc xạ
- Kiến tập, thực hành đo khúc xạ bằng máy autorefractometer tại Khoa Mắt BVQ8.
8/ Chăm sóc mắt ban đầu:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về chăm sóc mắt ban đầu, chương trình phòng chống mù lòa.
- Xử trí các bệnh lí mắt thường gặp tại tuyến cơ sở



CHỈ TIÊU THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Nội dung

STT-Tên

Tuổi

BN-Chẩn
đoán-Xử trí
Đo thị lực ( kt
5ca)

Đo thị lực ( tt
1ca)
Khám mắt
( kt 5ca)

Đo nhãn áp
( kt 3ca)
Viêm kết mạc
( kt khám –
xử trí 1ca)
Rạch chắp lẹo
( kt 1ca)
Xử trí bỏngchấn thương
mắt ( kt 1ca)
(kt: kiến tập, tt: tự thực hiện, STT: số thứ tự)

Giới


Ngày khám

BS xác nhận


TỔNG KẾT CỦA BỘ MÔN

Tiêu chí đánh giá
1. Chuyên cần
2. Chỉ tiêu thực hành lâm sàng
3. Điểm thi lâm sàng

Xếp loại
Đạt / Không đạt
Đạt / không đạt
x / 10

Lưu ý:
Điểm thi lâm sàng của sinh viên / học viên chỉ được đánh giá và công nhận khi
2 tiêu chí Chuyên cần và Chỉ tiêu thực hành lâm sàng được đánh giá là đạt.
Chuyên cần: được đánh giá đạt khi vắng không quá 10% số buổi thực hành lâm
sàng.
Chỉ tiêu thực hành được đánh giá là đạt khi thực hiện được 80% các mục đề ra
trong chỉ tiêu thực hành lâm sàng.

QUẢN LÝ KHỐI ĐẠI HỌC

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN




×