Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dị ứng thuốc: Thách thức lớn trong thực hành lâm sàng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.49 KB, 5 trang )

Dị ứng thuốc: Thách thức lớn trong
thực hành lâm sàng
Dị ứng thuốc là một dạng phản ứng phụ do thuốc gây
ra do cơ chế miễn dịch, thông qua vai trò của kháng
thể IgE trong các phản ứng dị ứng nhanh và tế bào
lympho T trong các phản ứng dị ứng muộn.
Dị ứng thuốc, một vấn đề sức khỏe cộng đồng
Với ít nhất 7% dân số thế giới có liên quan và chiếm tới
20-30% tổng số các trường hợp phản ứng phụ do thuốc.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ dị ứng thuốc đang có xu
hướng gia tăng rõ rệt ở nhiều nơi trên thế giới do tình
trạng ô nhiễm môi trường sống, việc sử dụng thuốc bừa
bãi và sự ra đời của nhiều nhóm thuốc mới. Dị ứng thuốc
có thể chỉ biểu hiện nhẹ và thoáng qua, nhưng cũng có thể
rất nặng, khiến người bệnh phải nhập viện, kéo dài thời
gian nằm viện, thay đổi việc dùng thuốc hoặc thậm chí bị
đe dọa tính mạng. Tỷ lệ chính xác của dị ứng thuốc rất
khó được xác định, do nhiều trường hợp dị ứng thuốc
không được phát hiện và ngược lại nhiều phản ứng phụ
khác do thuốc bị chẩn đoán nhầm là dị ứng, điều này có
thể gây ra nhiều khó khăn cho thầy thuốc trong việc lựa
chọn điều trị và khiến người bệnh phải chuyển sang dùng
“oan” các thuốc đắt tiền và kém hiệu quả.

Cấp cứu bệnh nhân dị ứng thuốc tại
Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM.
Ảnh: NM
Những khó khăn trong chẩn đoán
Cho đến nay, dị ứng thuốc vẫn là một mối lo thường trực
với các thầy thuốc lâm sàng do không thể dự báo được
trước trong phần lớn các trường hợp. Triệu chứng của dị


ứng thuốc cũng hết sức đa dạng, bên cạnh mày đay và ban
đỏ là 2 dạng thường gặp nhất, dị ứng thuốc còn có thể có
nhiều biểu hiện dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý
khác như: tan máu, giảm bạch cầu, viêm loét miệng, sốt
Ngay các dạng ban đỏ thường gặp trong dị ứng thuốc
cũng dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh lý khác như
sốt phát ban, viêm da do virut… Trên lâm sàng, có một số
dạng phản ứng phụ do thuốc có biểu hiện tương tự như dị
ứng thuốc, nhưng không theo cơ chế miễn dịch. Thường
gặp nhất là các biểu hiện nổi mày đay, phù mạch, tụt
huyết áp… do giải phóng histamin không đặc hiệu (gây ra
do các chế phẩm thuốc phiện, thuốc cản quang,
vancomycin), phù mạch do tích lũy bradykinin (gây ra do
các thuốc ức chế men chuyển như enanapril, captopril…
), nổi mày đay, ngạt sổ mũi, khó thở do tăng tổng hợp
leukotriene (gây ra do aspirin và các thuốc chống viêm
giảm đau không phải steroid), co thắt phế quản do khí
SO2 được giải phóng bởi các loại thuốc có chứa gốc
sulfite. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi thuốc được
uống cùng với những thức ăn gây dị ứng có thể khiến
người bệnh bị chẩn đoán nhầm là dị ứng thuốc với những
biểu hiện dị ứng xuất hiện sau đó.
Theo thời gian xuất hiện sau dùng thuốc, dị ứng thuốc
được chia làm 2 dạng là các phản ứng dị ứng tức thì và
phản ứng dị ứng muộn. Các phản ứng tức thì thường xuất
hiện sau dùng thuốc từ một vài phút đến một vài giờ, biểu
hiện thường gặp là nổi mày đay, phù mạch, sốc phản vệ…
Các phản ứng dị ứng muộn thường xuất hiện sau dùng
thuốc từ vài ngày đến một vài tuần, các biểu hiện thường
gặp là đỏ da toàn thân, hồng ban đa dạng, hội chứng

Stevens-Johnson, Lyell… Thời gian xuất hiện quá xa sau
dùng thuốc có thể khiến người bệnh bỏ sót tiền sử dùng
thuốc, gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân dị
ứng.
Khó khăn trong dự phòng
Trong thực tế, việc xác định loại thuốc gây dị ứng thường
gặp khá nhiều khó khăn, phải chủ yếu dựa vào việc khai
thác tiền sử dùng thuốc và sự xuất hiện của các triệu
chứng dị ứng sau đó. Các thử nghiệm trên da với thuốc
nghi ngờ gây dị ứng có độ nhạy không cao nên có thể bỏ
sót nhiều trường hợp dị ứng thuốc. Trong khi đó, các thử
nghiệm ngoài cơ thể như định lượng kháng thể IgE đặc
hiệu với thuốc thường đắt tiền và chỉ thực hiện được với
một số loại thuốc. Test kích thích với thuốc (tức là dùng
lại loại thuốc nghi ngờ gây dị ứng và theo dõi sự xuất hiện
của phản ứng dị ứng sau đó) có thể được sử dụng để chẩn
đoán xác định nguyên nhân dị ứng thuốc trong những
trường hợp không thể xác định được bằng các phương
pháp khác. Mặc dù rất có giá trị trong chẩn đoán dị ứng
thuốc nhưng test này cũng có nhiều nguy cơ gây dị ứng
nặng cho người bệnh, do đó chỉ nên sử dụng khi không có
phương pháp chẩn đoán thay thế và người bệnh không bị
các thể dị ứng nặng như sốc phản vệ, hội chứng Stevens -
Johnson, Lyell…
Việc dự báo nguy cơ dị ứng trước khi sử dụng thuốc là
một công việc cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn
trong thực tế lâm sàng. Ở những người bệnh phải dùng
thuốc nhưng có tiền sử bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng thuốc,
thày thuốc cần khai thác kỹ để biết được loại thuốc hoặc
nhóm thuốc mà người bệnh đã từng bị dị ứng để tránh

dùng lại các thuốc này. Các loại thuốc cùng nhóm hoặc có
nguy cơ dị ứng chéo với các thuốc mà người bệnh đã từng
bị dị ứng cũng nên tránh sử dụng, ví dụ như penicillin có
thể dị ứng chéo với amoxycillin, cephalexin… Tuy nhiên,
có một thực tế là phần lớn người bệnh ở nước ta không
nhớ hoặc không biết được các tên thuốc mà mình đã từng
bị dị ứng. Cũng giống như trong chẩn đoán xác định
nguyên nhân dị ứng thuốc, các thử nghiệm dị ứng có giá
trị tương đối hạn chế trong việc dự báo sớm dị ứng thuốc
và cũng chỉ có thể thực hiện được với một số loại thuốc

×