Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

Đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với mỗi nhà nước nhưng tại sao mãi đến hiến pháp 1980 chúng ta mới quy định rõ về chế độ sở hữu đất đai?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.77 KB, 12 trang )

LUẬT ĐẤT ĐAI
Nhóm 5

-

DA NANG UNIVERSITY

Phạm Thị Yến Nhi
Đặng Hữu Tài Lộc
Nguyễn Thị Thùy Dung
Đỗ Thị Quỳnh Giang
A Lêm

CAMPUS IN KON TUM


Chủ đề: Đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với mỗi nhà nước nhưng tại
sao mãi đến hiến pháp 1980 chúng ta mới quy định rõ về chế độ sở hữu đất đai?

Nội dung chính
Mở đầu
Nội dung

1.

Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1946

2.

Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1959


3.

Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1980

Kết luận


MỞ ĐẦU
Có thể nói, chế độ sở hữu đất đai qua từng thời kì trong pháp luật Việt Nam ,mà đặc biệt là sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất quan trọng khác ở Việt Nam luôn
được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Tuy nhiên, do tình hình lịch sử và hoàn cảnh đất nước nên trong mỗi giai đoạn lịch sử, hiến pháp và pháp luật Việt
Nam quy định chủ thể, phạm vi, nội dung của chế độ sở hữu tài sản không giống nhau và cơ chế thực hiện, bảo vệ các quyền sở hữu cũng khác nhau. Lịch sử lập hiến
Việt Nam cho thấy, mỗi khi chế độ sở hữu ở Việt Nam thay đổi thì đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp. Vì vậy, chế độ sở hữu là cơ sở để hình thành nên quan hệ sở hữu –
thành phần quan trọng nhất trong quan hệ sản xuất, là yếu tố quyết định đến quá trình tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ kết quả của việc sản xuất đó.
Và chế độ sở hữu có liên quan đến xu hướng phát triển của đất nước (tư bản chủ nghĩa – TBCN hay xã hội chủ nghĩa – XHCN), liên quan đến tính hiệu quả trong quá trình
quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của đất nước. Để trả lời cho câu hỏi vì sao đến mãi năm 1980 pháp luật Việt Nam mới qui định về chế độ sở hữu đất đai thì hãy
cùng nhau tìm hiểu nội dung dưới đây.


NỘI DUNG
1.
-.

Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1946
Việt Nam là nước nông nghiệp với tỉ lệ khá lớn dân cư sống nhờ vào ruộng đất nên chế độ sở hữu ruộng đất là vô cùng quan trọng. Dưới chế độ phong kiến thực dân, ruộng đất
tập trung trong tay địa chủ phong kiến, nông dân phải cày thuê cuốc mướn, cuộc sống vô cùng khó khăn nên sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, Nhà
nước Việt Nam đã ban hành Hiến pháp 1946 để quy định, bảo hộ các quyền công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà quan trọng hơn cả là quyền sở hữu tài sản và các
quyền tài sản khác để thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”.

-.


Bởi, quyền sở hữu là tiền đề phát sinh các quyền kinh tế, dân sự khác như quyền kinh doanh, quyền tham gia các giao dịch, quyền thừa kế tài sản… Nhà nước cho phép tự do mua
bán, chuyển nhượng đất đai, tạo điều kiện cho các chủ thể khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả.

-.

Điều 12 Hiến pháp 1946 ghi: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Tài sản là quyền lợi mà thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu
cầu xã hội cần thiết và với điều kiện được bồi thường một cách thoả đáng. Quy định này của Hiến pháp 1946 thật sự dân chủ, nhân quyền, xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu nhiệm
vụ của cách mạng khi đó là: “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ” .


NỘI DUNG
2. Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1959
-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc Việt Nam được giải phóng, nhân dân miền Bắc xây dựng hậu phương vững mạnh để chi viện sức người, sức của cho đồng bào
miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Để tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể trong các thành phần kinh tế khác nhau an tâm lao
động sản xuất, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu của người lao động riêng lẻ và quyền sở hữu của các nhà tư bản đối với các tư liệu sản xuất họ đang được
phép sản xuất kinh doanh. Điều 11 Hiến pháp 1959 quy định: “Ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất
hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở
hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”.


NỘI DUNG


Khi cách mạng Việt Nam chuyển sang hình thế mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, thì Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà đã phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo hướng XHCN. Do vậy, Điều 12 Hiến pháp 1959 quy định: “Các hầm mỏ, sông ngòi và những rừng
cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân”. Đối với các thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ
thủ công, những người lao động riêng lẻ khác, thì Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thành lập hợp tác xã, các gia đình đưa ruộng đất, tư liệu sản xuất của riêng vào hợp
tác xã để xây dựng và phát triển kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Đối với thành phần kinh tế tư bản, thì Nhà nước tiến hành công
tư hợp doanh, dần dần đưa họ phát triển kinh tế theo con đường chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, xã hội có nhiều thành kiến đối với những người làm ăn riêng lẻ, tuy
vậy, pháp luật vẫn bảo hộ quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất và tài sản của họ, cho phép họ để lại thừa kế. Các Điều 14, 15, 16, 18, 19 Hiến pháp 1959 quy định: Nhà

nước Việt Nam chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu đất đai, các tư liệu sản xuất khác, của cải, thu nhập hợp pháp, quyền về thừa kế tài sản tư hữu của nông dân,
người làm nghề thủ công, người lao động riêng lẻ, nhà tư sản dân tộc, công dân…


NỘI DUNG


Hiến pháp 1959 xác định chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, nguyên tắc quản lý nền kinh tế là chính sách kinh tế của Nhà nước XHCN nhưng phù hợp với điều kiện
đất nước có chiến tranh. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập cùng với nó là quan hệ sản xuất XHCN. Vì vậy, Hiến pháp 1959 thừa nhận sự tồn tại của
bốn hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của những người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản
dân tộc. Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng, trưng thu khi cần thiết vì lợi ích chung nhưng có bồi thường thích đáng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, nền
kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế bao cấp, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng được phân phối theo kế hoạch, cho nên các giao lưu dân sự không phát triển, vì
vậy cá nhân có quyền sở hữu đối với tư liệu tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.


NỘI DUNG
3. Chế độ sở hữu đất đai Việt Nam trong hiến pháp 1980
- Sau khi đất nước thống nhất, năm 1980, Nhà nước ban hành Hiến pháp mới. Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên
nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức
bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ
sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản
khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước – đều thuộc sở hữu toàn dân”.


NỘI DUNG


Nếu như Hiến pháp 1959 ghi nhận sở hữu riêng là quyền cơ bản của công dân thì ở Hiến pháp 1980, nó không còn được thừa nhận. Điều 27 của Hiến pháp chỉ quy
định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuất dùng trong những
trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Với nhận thức còn chưa khoa học về thời kỳ quá độ của Việt Nam

ở thời điểm đó, Nhà nước không thừa nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân và các thành phần kinh tế tương ứng, coi nó là kinh tế phi XHCN và tìm cách thủ tiêu. Tư
duy làm chủ tập thể, bao cấp bao trùm hầu hết các quy định của Hiến pháp 1980, do vậy, tuy Hiến pháp quy định cho công dân có rất nhiều quyền, nhưng trên
thực tế chỉ có một số quyền được thực hiện đối với một số người. Chẳng hạn, quyền có nhà ở chỉ thực hiện được với công dân là cán bộ, công nhân viên nhà
nước, nhưng cũng không phải là tất cả.


NỘI DUNG


Hiến pháp quy định cá nhân, hộ gia đình không có quyền sở hữu về đất đai nhưng có quyền sử dụng khai thác đất đai, có quyền chuyển nhượng tài sản trên đất.
Nếu trên đất không có tài sản thì không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kể cả việc thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp người được giao đất chết
thì quyền sử dụng đất được chuyển cho người đang trực tiếp sử dụng cùng người đã chết tiếp tục sử dụng. Thời kỳ này, Nhà nước giao đất cho hợp tác xã và các
tập đoàn sản xuất, cho nên cá nhân, hộ gia đình không có đất để canh tác, vì vậy các giao lưu dân sự về đất đai bị cấm. Mặt khác, do chính sách cải tạo XHCN ở
miền Nam là đưa cá nhân, hộ gia đình làm ăn riêng lẻ vào tập đoàn sản xuất và hợp tác xã, tài sản mà các hộ gia đình có quyền sở hữu bị hạn chế, chủ yếu là tư
liệu tiêu dùng, vì vậy, các giao dịch dân sự thời kỳ này chủ yếu giải quyết những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cá nhân, gia đình.


KẾT LUẬN


Hiến pháp 1946 không nêu gì về đất đai, Hiến pháp 1959 tuy không viết ra, nhưng ngầm hiểu đất đai là đa sở hữu (lúc đó nước ta còn chia làm 2 miền, chưa thống
nhất). Như vậy: ở hiến pháp 1946 chưa có quy định về sở hữu đất đai. Vì nước ta còn chia 2 miền , chưa thống nhất đất nước. Mà họ chỉ công nhận đất đai thuộc
sở hữu công nông. Bắt đầu từ Hiến pháp 1980 cho đến nay đều khẳng định: Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.




×