Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi ngữ văn 9 có ma trận đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.36 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài: 120 phút
1. Ma trận:
Chủ đề

Nhận biết
TN
TL

Văn học
Tiếng Việt

Các cấp độ tư duy
Thông hiểu
TN
TL
Câu 2
3 điểm

Câu1
2 điểm
2 điểm

Điểm
3 điểm
2 điểm

Tập làm văn
Tổng


Vận dụng
TN
TL

3 điểm

Câu 3
5 điểm
5 điểm
5 điểm 10 điểm

2. Đề KT:
Câu 1:
a)(1,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó
đem lại cho câu chứa nó.
-“Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người
thanh niên”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b)(1,0 điểm)Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ
trên nóc hang”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2:( 3 điểm)
Viết một bài văn thuyết minh ngắn (không quá 300 từ) giới thiệu bài thơ Viếng lăng
Bác của Viễn Phương.
Câu 3: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê
Minh Khuê.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,Hết....................................



HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
a) – Thành phần tình thái: Cũng may (0.5)
-Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật
anh thanh niên (0,5)
b) Các phép liên kết câu đã được sử dụng:
- Phép lặp : Mưa
- Phép nối: Nhưng
Câu 2: Bài viết đảm bảo những ý sau
a. Tác giả: Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An
Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam bộ, là một
trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam
thời kì chống Mĩ cứu nước. Các tác phẩm chính như : "Mắt sáng học trò" (1970), "Nhớ
lời di chúc" (1972). "Viếng lăng Bác" là bài thơ được trích từ tập "Như mây mùa
xuân".
b. Tác phẩm
- Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, lăng
chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, được vào
lăng viếng Bác. Với niềm xúc động sâu xa, với sự thành kính ngưỡng mộ và cả niềm đau
xót xen với tự hào, tác giả đã thay mặt những người con Việt Nam viết bài thơ dâng Bác.
+ Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu bài
thơ là tâm trạng xúc động của một người con miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ
mới được ra viếng Bác. Hình ảnh đầu tiên mang ấn tượng mạnh mẽ trong tác giả là hình
ảnh hàng tre - một biểu tượng quen thuộc của làng quê, của dân tộc Việt Nam. Lăng Bác
nằm giữa những hàng tre xanh xanh, như người vẫn ở làng Sen quê nhà, như Người đang
ở giữa lòng dân tộc, giữa những người con kiên cường bất khuất. Cách xưng hô con Bác ở câu thơ đầu bộc lộ bao niềm yêu thương, kính trọng của Viễn Phương cũng như
của người dân Việt Nam dành cho vị cha già kính yêu của mình.
+ Những câu thơ tiếp theo thể hiện xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên lên từ
những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ rất đặc sắc. Tác giả đối sánh hình ảnh thực mặt trời trên

lăng với hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong lăng để nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ, đồng thời
thể hiện được lòng tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác. Tác giả đã kết hợp
giữa hình ảnh thực Dòng người đi trong thương nhớ với hình ảnh ẩn dụ rất đẹp Kết tràng
hoa dâng bảy mưới chín mùa xuân thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với
người con vĩ đại của dân tộc.
+ Bước vào lăng Bác, xúc cảm trong lòng tác giả lại càng trào dâng mãnh liệt.
Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian được nhà
thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một
vầng trăng sáng dịu hiền. Những câu thơ vừa diễn tả chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang
nghiêm của khung cảnh nơi Bác nằm. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi tâm hồn cao đẹp,
sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Với tâm trạng xúc
động, nhà thơ đã bộc lộ nỗi đau xót qua hai câu thơ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà
sao nghe nhói ở trong tim. Một lần nữa hình ảnh Bác lại được sánh với trời xanh bất diệt,
biết rằng Bác còn sống mãi trong trái tim của muôn triệu người Việt Nam, mà không ai
không xót xa khi nghĩ Bác đã vĩnh viễn nằm trong giấc ngủ ngàn đời.
+ Khổ thơ cuối bài diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên
Bác. Trước giờ phút chia tay, tác giả thể hiện khát vọng muốn hóa thân, hòa nhập vào
những cảnh vật nhỏ bé bình dị bên lăng Bác và ước nguyện lớn lao, đẹp đẽ: muốn trở
thành một cây tre trung hiếu của non sông để xứng đáng với Người.


- Bài thơ có sức rung động lòng người nhờ giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng,
vừa tha thiết, đau xót, tự hào... rất phù hợp tâm trạng mà nhà thơ muốn gửi gắm.. Giọng
điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ... Hình
ảnh trong bài thơ giàu tính sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực với hình ảnh biểu tượng.
Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ vừa quen thuộc, vừa phù hợp với văn cảnh lại vừa
sâu sắc, có ý nghĩa khái quát cao.
C©u 3 (5 ®iÓm): Suy nghÜ cña em vÒ chuyÖn ng¾n “Nh÷ng ng«i
sao xa x«i” cña nhµ v¨n Lª Minh Khuª.
a. Mở bài (1 điểm):

- Giới thiệu truyện: Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê…
- Truyện ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua
hình ảnh các cô thanh niên xung phong với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên,
dũng cảm, lạc quan…
b. Thân bài (3 điểm): Học sinh phải đưa ra và phân tích các luận điểm sau:
- (1 điểm). Cách khắc hoạ nhân vật: Khám phá thế giới nội tâm nhân vật làm hiện
lên vẻ đẹp tâm hồn con người trong chiến tranh. Cụ thể là 3 cô gái ở tổ chinh sát mặt
đường vừa có nét đẹp chung vừa có nét đẹp riêng gây ấn tượng khó quên…
- (1 điểm) Những nét chung của ba cô gái: Họ cùng sống trong hoàn cảnh hết sức
khó khăn gian khổ, nguy hiểm về tính mạng … Trong chiến đấu hộ vô cùng dũng cảm,
gan dạ, coi công việc nguy hiểm là cái thú, họ không sợ cái chết … họ hồn nhiên tươi trẻ
trong sinh hoạt: Thích hát, vui đùa, làm đẹp ngay cả trong cuộc sống nơi chiến trường ác
liệt….
- (1 điểm). Những nét riêng (Thao từng trải, bình tĩnh, dũng cảm trong chiến đấu,
sợ khi thấy máu chảy … Nho mộc mạc nhưng rất đẹp … Phương Định cô gái Hà Nội có
tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên, giàu cảm xúc, nhạy cảm, yêu mến gắn bó với đồng đội …
c. Kết bài ( 1 điểm):
- (0,5 điểm) truyện miêu tả thành công thế giới nội tâm phong phú trong sáng đẹp
đẽ của con người.
- (0,5 điểm). Khắc hoạ thành công vẻđẹp những cô gái thanh niên xung phong →
Ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của cách mạng Việt Nam.
Liên hệ thế hệ trẻ ngày nay.



×