Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II văn 6, văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.01 KB, 12 trang )

PHÒNG GDĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS SỐ 1 NHÂN TRẠCH

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2011-2012
Môn ngữ văn 6

I.Mục tiêu bài kiểm tra:
1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về kiến thức đã học.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn.
2. Kĩ năng: - Nhận diện một số biện pháp tu từ đã được học
- Cảm thụ tác phẩm văn học (Lượm)(Đêm nay Bác không ngủ), so sánh, dựng đoạn văn.
- Ý thức làm bài độc lập.
3. Thái độ: Có ý thức trong học tập và yêu thích môn văn học.
II.Hình thức kiểm tra: Tự luận
III.Ma trận đề kiểm tra :
Ma trận đề số 1
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề 1 :
Nhận biết
Ẩn dụ, So sánh nghệ thuật ẩn
dụ, So sánh
trong các câu
thơ.

Phân tích được


tác dụng của
các biện pháp
đó.

Chủ đề 2 :
Văn bản :
Đêm nay Bác
không ngủ

Trình bày cảm
nhận bước đầu
về đoạn thơ

Tổng

Miêu tả sân
trường trong
giờ ra chơi

Chủ đề 3:
TLV- miêu tả
cảnh
Tổng số câu :
Tổng số điểm :
Tỷ lệ :

Vận dụng
Cấp
Cấp độ thấp
độ cao


Số câu:1/2
Số điểm : 1
Tỷ lệ :10%

TCM
Trương Đình Luận

Số câu :2/2
Số điểm : 4
Tỷ lệ :40%

Số câu :1
Số điểm : 5
Tỷ lệ : 50%

Số câu :3
Số điểm : 10
Tỷ lệ : 100%
Gv ra đề
Hoàng Thị Hoài Thương


Ma trận đề số 2
Chủ đề
Chủ đề 1 :
Ẩn dụ, Hoán
dụ

Nhận biết

Nhận biết
nghệ thuật ẩn
dụ, Hoán dụ
trong các câu
thơ.

Chủ đề 2 :
Văn bản :
Lượm

Thông hiểu

Tổng
Cấp độ
cao

Phân tích được
tác dụng của
các biện pháp
đó.
Trình bày cảm
nhận bước đầu
về đoạn thơ
Miêu tả sân
trường trong giờ
ra chơi

Chủ đề 3:
TLV- miêu tả
cảnh

Tổng số câu :
Tổng số điểm :
Tỷ lệ :

Vận dụng
Cấp độ thấp

Số câu:1/2
Số điểm : 1
Tỷ lệ :10%

TCM
Trương Đình Luận

Số câu :2/2
Số điểm : 4
Tỷ lệ :40%

Số câu :1
Số điểm : 5
Tỷ lệ : 50%

Số câu :3
Số điểm : 10
Tỷ lệ : 100%
Gv ra đề
Hoàng Thị Hoài Thương


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN : NGỮ VĂN 6

(Thời gian 90 phút) – Đề số 1
Câu 1(2đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
a) “Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm” (Minh Huệ)
b) “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc lòng bầm sáu mươi” - (Tố Hữu)
Câu 2(3đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Minh Huệ)
Câu 3(5đ): Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN : NGỮ VĂN 6
(Thời gian 90 phút) – Đề số 2
Câu 1(2đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
a) “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương)
b) “Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Tố Hữu)
Câu 2(3đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...” (Tố Hữu)
Câu 3(5đ): Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.


ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN : NGỮ VĂN 6
(Thời gian 90 phút) – Đề số 1
Câu 1(2đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
a) - Phép tu từ : Ẩn dụ hình ảnh “Người cha ” (0,5đ)
- Tác dụng : Với những nét tương đồng(Cha: người già; tình yêu thương bao la ..)Tác giả
sử dụng hình ảnh “người cha ” để chỉ Bác Hồ, vì tấm lòng của Bác yêu thương bộ đội như
vị cha già đối với con cái của mình qua cảm nhận của anh đội viên...(0,5đ)
b) - Phép tu từ : So sánh không ngang bằng : qua từ “chưa bằng” .(0,5đ)
- Tác dụng : Nhấn mạnh sự hy sinh, chịu đựng của bầm (mẹ) còn hơn cả sự vất vả của
người con dọc đường hành quân...(0,5đ)
Câu 2(3đ):
- Nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đây là đoạn thơ nằm trong bài Đêm nay Bác
không ngu của nhà thơ Minh Huệ dựa trên sự kiện có thật khi Bác trực tiếp ra mặt trận
chỉ huycuộc chiến đấu trong chiến dịch Biên Giới năm 1950.(1.0đ)
- Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương rộng lớn của bác Hồ đối với đồng bào chiến sỹ,
vừa thể hiện được tình cảm của bộ đội và nhân dân đối với Bác.(0,5đ)
- Hình tượng Bác được cảm nhận qua cái nhìn của anh đội viên thật cảm động : Từ khi biết
Bác không ngủ vì lo lắng ...đến nỗi xúc động khi chứng kiến cảnh dém chăn- sợ cháu
mình giật thột- Bác nhón chân .(0,5đ)..
- Hành động này thật giản dị và sâu sắc, như một người cha, người mẹ chăm lo cho con
mình từng li, từng tí. Chu đáo không sót một ai.(0,5đ)
- Trong trạng thái mơ màng, anh đội viên cảm nhận được sự lớn lao của Bác qua hình ảnh
so sánh độc đáo: Bóng bác cao lồng lộng. Đó là sự vĩ đại như ngọn lửa hồng sưởi ấm cho

anh trên đường hành quân....Đó là lòng kính yêu đồng thời cũng là lòng biết ơn của nhân
dân đối với Bác.(0,5đ
Câu 3(5đ): Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
1- Mở bài:
- Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
(0,5đ)
2- Thân bài.


Quang cảnh chung
- Tả cảnh quan sân trường: màu sắc trang phục của học sinh, cây cối, các hoạt động của
học sinh trong giờ ra chơi.(0,5đ)
- Âm thanh trong giờ ra chơi (khác gì với âm thanh trong giờ học) .(0,5đ)
Tả chi tiết
- Miêu tả hoạt động múa hát hoặc tập thể dục giữa giờ: hiệu lệch trống, học sinh tập hợp
theo hàng, múa (tập các động tác) theo nhạc (hiệu lệnh trống), ... giờ tập kết thúc học sinh
tản ra bắt đầu các trò chơi..(0,5đ
- Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu (nhảy dây, đá cầu, kéo co, mèo đuổi chuột,...) với cách
chơi, nét mặt, tư thế, thái độ của người chơi, âm thanh từ những trò chơi .....(0,5đ)
- Miêu tả một số hoạt động khác: Nhóm bạn tìm chỗ khuất trao đổi bài khó hoặc tâm sự;
Nhóm bạn chú ý đọc bản tin thi đua Đoàn, Đội......(0,5đ
Hết giờ ra chơi
- Trống tập hợp, học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái, khuôn mặt mọi người đọng niềm
vui thư giãn..(0,5đ
- Quang cảnh sân trường dần yên tĩnh, vắng vẻ. .(0,5đ)
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi: đem lại niềm vui, sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ấn
tuổi học trò khó quên. .(1.0đ)

TCM

Trương Đình Luận

Gv ra đề
Hoàng Thị Hoài Thương


ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN : NGỮ VĂN 6
(Thời gian 90 phút) – Đề số 2
Câu 1(2đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
a) - Phép tu từ : Ẩn dụ hình ảnh “Mặt trời trong lăng rất đo ” (0,5đ)
- Tác dụng : “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời thực, của thiên nhiên.Còn “mặt trời
trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ,ngầm chỉ bác Hồ.Hình ảnh mặt trời và bác đều là cội nguồn
của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hanh phúc cho đồng bào VN ...(0,5đ)
b) – Phép tu từ được sử dụng: “Áo chàm”- hoán dụ (0,5đ)
- Tác dụng : “Áo chàm ” chỉ y phục của người dân sống trên Việt Bắc thường mặc áo
chàm.Đây chỉ quần chúng cách mạng, và tình cảm của người dân đối với Đẳng, bác Hồ
(0,5đ)
Câu 2(3đ): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
- Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “Lượm ” của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1949 trong
thời kỳ kháng chiến chóng thực dân Pháp.(0,5đ)
- Bài thơ viết về chú bé liên lạc dũng cảm, hồn nhiên , yêu đời.Đoạn thơ miêu tả hình ảnh
của chú bé trong lần gặp gỡ vời nhà thơ.(0,5đ
- Thể hiện qua:
+ Hình dáng: Loắt choắt, chân - thoăn thoắt, đầu- nghênh nghênh…(0,25đ)
+ Trang phục: Xắc- xinh xinh ; Ca lô- đội lệch(0,25đ)
=> Tác giả đã quan sát trực tiếp Lượm, với những từ láy gợi hình có tác dụng gợi tả hình
dáng một chú bé liên lạc nhỏ nhắn , nhanh nhẹn, vui tươi, nghịch ngợm(0,5đ)
- Hình ảnh nhỏ nhắn, hiếu động , tươi vui hiện ra giữa không gian của cánh đồng lúa
vàng(đường vàng), hay đó còn là con đường trong hồi tưởng của tác giả, đường đầy nắng
vàng, cát vàng, lúa vàng..Đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với đồng chí

liên lạc nhỏ bé.. (1,0đ)
Câu 3(5đ): Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
1- Mở bài:
- Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
(0,5đ)
2- Thân bài.


Quang cảnh chung
- Tả cảnh quan sân trường: màu sắc trang phục của học sinh, cây cối, các hoạt động của
học sinh trong giờ ra chơi.(0,5đ)
- Âm thanh trong giờ ra chơi (khác gì với âm thanh trong giờ học) .(0,5đ)
Tả chi tiết
- Miêu tả hoạt động múa hát hoặc tập thể dục giữa giờ: hiệu lệch trống, học sinh tập hợp
theo hàng, múa (tập các động tác) theo nhạc (hiệu lệnh trống), ... giờ tập kết thúc học sinh
tản ra bắt đầu các trò chơi..(0,5đ
- Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu (nhảy dây, đá cầu, kéo co, mèo đuổi chuột,...) với cách
chơi, nét mặt, tư thế, thái độ của người chơi, âm thanh từ những trò chơi .....(0,5đ)
- Miêu tả một số hoạt động khác: Nhóm bạn tìm chỗ khuất trao đổi bài khó hoặc tâm sự;
Nhóm bạn chú ý đọc bản tin thi đua Đoàn, Đội......(0,5đ
Hết giờ ra chơi
- Trống tập hợp, học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái, khuôn mặt mọi người đọng niềm
vui thư giãn..(0,5đ
- Quang cảnh sân trường dần yên tĩnh, vắng vẻ. .(0,5đ)
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi: đem lại niềm vui, sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ấn
tuổi học trò khó quên. .(1.0đ)
TCM
Trương Đình Luận


Gv ra đề
Hoàng Thị Hoài Thương


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ SỐ 1
Vận dụng
Tên chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Cấp độ
Cấp độ
thấp
cao
Nắm được
Chủ đề 1
Hiểu được ý
tên các thể
Văn bản
nghĩa của
laoị
văn
bản
- Văn bản nghị
một văn bản
nghị
luận.
luận
(Đức tính

giản dị của
Bác Hồ)
Số câu
Số câu: 1/2 Số câu: 1/2
Số điểm
Số điểm: 1 Số điểm: 1
tỉ lệ %
Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10%
Xác định
Chủ đề 2
Trình bày
được trạng
Tiếng Việt
được đặc
ngữ
- Trạng ngữ
điểm của
thành phần
phụ trong
câu: trạng
ngữ.
Số câu
Số câu:1/2
Số câu:1/2
Số điểm
Số điểm: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ %
Tỉ lệ: 10 %
Tỉ lệ: 10 %

Chủ đề 3
Viết bài
Tập làm văn
văn nghị
- Viết bài văn
luận chứng
nghị luận chứng
minh một
minh.
câu tục
ngữ.
Số câu
Số câu:1
Số điểm
Số điểm: 6
Tỉ lệ %
Tỉ lệ: 60%
Tổng số câu
Số câu:1
Số câu: 1/2 Số câu:1/2 Số câu:1
Tổng số điểm
Số điểm: 2 Số điểm: 1
Số điểm: 1 Số điểm: 6
Tỉ lệ %
Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 60%

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Cộng


Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%

Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu:3
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%


Tên chủ đề

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ SỐ 2
Vận dụng
Thông
Nhận biết
Cấp độ
Cấp độ cao
hiểu
thấp

Cộng


Chủ đề 1
Văn bản
- Văn bản
truyện ngắn
hiện đại

Nắm được
thể loại văn
bản, tên tác
giả

Rút ra và hiểu
được giá trị
hiện thực, giá
trị nhân đạo
của tác giả

Số câu
Số điểm
tỉ lệ %
Chủ đề 2
Tiếng Việt
- Câu chủ
động, câu bị
động
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Chủ đề 3

Tập làm
văn
- Viết bài
văn nghị
luận chứng
minh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu
Tổng sốđiểm
Tỉ lệ %

Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Khái niệm
câu chủ
động, câu
bị động.

Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Chuyển đổi
câu chủ
động thành
câu bị động

Số câu: 1

Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%

Số câu:1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %

Số câu:1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ : 20%
Viết bài
văn nghị
luận chứng
minh một
câu tục
ngữ.

Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 10 %

Số câu:1

Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
(Thời gian làm bài: 90 phút) - §Ò 1

Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu:3
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%


Câu 1(2 điểm): Kể tên các văn bản nghị luận đã được học trong chương trình Ngữ Văn 7kỳ 2? Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói điều
gì với chúng ta?
Câu 2(2điểm): Nêu đặc điểm của trạng ngữ? Xác định trạng ngữ trong câu sau:
a) Chân bước chậm rãi, tôi thong thả đi vào lớp học.
b) Từ ngìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay xay nắm thóc.
Câu 3(6điểm): Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy chứng minh lời
nói đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
(Thời gian làm bài: 90 phút) - §Ò 2
Câu1(2 điểm): Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại văn học gì? Tác giả là ai? Tại

sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và nhân đạo?
Câu 2(2điểm): Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Chuyển đổi chuyển đổi các câu chủ
động sau thành câu bị động:
a) Chàng kị sỹ buộc con ngựa bên gốc đào.
b) Người lái đò đẩy con thuyền ra xa.
Câu 3(6điểm): Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy chứng minh lời
nói đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
(Thời gian làm bài: 90 phút) – Đề số 1
Câu 1(2điểm)


- - Kể đúng , đủ tên các văn bản nghị luận (1đ)
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (0.5đ)
- Nhắc nhở chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
(0.5đ)
Câu 2(2điểm)
- Về ý nghĩa: (0.5đ) trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, địa điểm, nguyên
nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức: (0.5đ)
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu
phẩy khi viết.
- Xác định được trạng ngữ: Mỗi trạng ngữ đúng 0,5đ
+ Chân bước chậm rãi
+ Từ ngìn đời nay..
Câu 3(6điểm)

1. Mở bài: 1đ
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
- Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: 4đ
Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà …
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị
anh hùng có công dựng nước và mở nước.
- Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống…nhắc nhở mọi người về lịch
sử oai hùng của dân tộc…
- Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người
đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
- Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình,
cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những
thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
3. Kết bài: 1 đ
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HỌC KÌ II
(Thời gian làm bài: 90 phút) – Đề số 2
Câu 1(2điểm):
- Kể đúng tên thể loại, đúng tên tác giả(1đ)


- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đói lập của cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và

quan(0,5đ)
- Giá trị nhân đạo: Niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân
dân(0,5đ)
Câu 2(2điểm): Nêu đúng khái niệm, mỗi khái niệm đúng được 0,5đ
+ Câu chủ động : Chủ ngữ là chủ thể của hành động (0,5đ)
+ Câu bị động : Chủ thể là đối tượng của hành động (0,5đ)
- Chuyển đổi câu chủ động sau thành câu bị động :
+ Con ngựa được chàng kỵ sỹ buộc bên gốc đào. (0,5đ)
+ Con thuyền bị người lái đò đẩy ra xa. (0,5đ)
Câu 3(6điểm)
1. Mở bài: 1 đ
- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
- Dẫn câu tục ngữ.
- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài: 4 đ
Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó.
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà …
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị
anh hùng có công dựng nước và mở nước.
- Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống…nhắc nhở mọi người về lịch
sử oai hùng của dân tộc…
- Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người
đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
- Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình,
cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những
thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
3. Kết bài: 1 đ
- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

- Liên hệ bản thân.



×