Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

BÀI GIẢNG điện tử QUAN hệ QUỐC tế cục DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY và tác ĐỘNG đến VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 23 trang )

CỤC DIỆN THẾ GIỚI
HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 3/2015


Ý ĐỊNH
TRAO ĐỔI

CỤC DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY

TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN THẾ
GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM


I. CỤC DIỆN THẾ
GIỚI VÀ TRẬT TỰ
THẾ GIỚIHIỆN
NAY

1. Một số khái niệm
 Cục diện thế giới: Là "trạng thái" của thế giới tại một
thời điểm nhất định, phản ánh tương quan lực lượng và
quan hệ giữa các chủ thể quốc tế chính, trước hết là các
cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn, bao gồm cả
các xu hướng vận động của các tương quan lực lượng
và quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời điểm đó. Hai
loại chủ thể chính của quan hệ quốc tế là: Quốc gia độc
lập có chủ quyền và các tổ chức quốc tế. Các trung tâm
quyền lực lớn là: các nước, các tổ chức có sức mạnh


và ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế.


I. CỤC DIỆN THẾ
GIỚI VÀ TRẬT TỰ
THẾ GIỚIHIỆN
NAY

Trật tự thế giới: Là kết cấu
tương đối bền vững về tương
quan lực lượng giữa các chủ
thể quốc tế trong một giai
đoạn lịch sử cụ thể.


Giống

Khác

 Trật tự thế giới và cục diện thế giới đều phản ánh sự
phân bố và tương quan lực lượng giữa các chủ thể quốc tế.

 Trật tự thế giới là một kết
cấu ổn định về nguyên tắc
vận hành và cơ chế tác động
giữa các chủ thể quốc tế
trong một giai đoạn lịch sử
tương đối dài.

Cục diện thế giới chỉ phản

ánh thực trạng thế giới với
những biến động trong
tương quan lực lượng giữa
các chủ thể ở một thời điểm
nhất định.

 Không phải lúc nào trật
tự thế giới cũng được hình
thành một cách rõ ràng (có
những giai đoạn ở trạng thái
quá độ).

Cục diện thế giới luôn biểu
hiện ở mọi thời điểm
.


2. Các nhân tố tác động đến sự thay
đổi cục diện thế giới hiện nay

2.1.Cách mạng khoa học và công
nghệ: thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế
hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản
xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu,
tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày
càng lớn giữa các nước trên thế giới.


2.2.Toàn cầu hóa: là xu thế vận

động mang tính hệ thống và
khách quan của thế giới trên
phạm vi toàn cầu,nó bao trùm tất
cả các mặt đời sống kinh tế-xã
hội của các quốc gia trên thế giới.


2.3.Sự thay đổi tương quan sức mạnh của mỗi chủ thể.
Tương quan sức mạnh kinh tế thay đổi sẽ đưa đến những
thay đổi về tương quan sức mạnh tổng thể của quốc
gia,bao hàm cả chính trị và quân sự.cả “sức mạnh cứng”
“sức mạnh mềm”…


2.4.Sự ra đời và vai trò ngày càng quan
trọng của các tổ chức quốc tế. Các tổ
chức và thiết chế quốc tế ngày càng có
vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế.


2.5.Sự thay đổi của những yếu tố chính
trị, văn hóa, xã hội đặc thù. Lợi ích
quốc gia dân tộc là yếu tố cơ bản nhất
quyết định thái độ và quan hệ giữa các
nước trong bối cảnh cách mạng khoa học
- công nghệ và toàn cầu hóa.
 Đổi mới tư duy về phát triển. Mục tiêu phát triển chuyển từ tăng trưởng
(tăng GDP) sang phát triển và phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế đồng
thời với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường).
Thay đổi của các yếu tố văn hóa - xã hội .Các yếu tố văn hóa - xã hội như

dân số, ổn định xã hội, bản sắc văn hóa (kèm theo đó là tôn giáo, sắc tộc,
ngôn ngữ), giao lưu dân gian giữa các nước ngày càng thể hiện vai trò như
là những tác nhân của xung đột và hợp tác quốc tế.
Thay đổi trong cạnh tranh và hợp tác liên quan đến tài nguyên - môi
trường. Trên góc độ quan hệ quốc tế, cạnh tranh nguồn tài nguyên trở thành
nguồn gốc của các cuộc xung đột quốc tế.


3. Đặc điểm của cục diện
thế giới hiện nay

 Thứ nhất: Mỹ tuy vẫn là siêu cường duy nhất, song sức mạnh tổng
quốc gia đã giảm đi tương đối;
Trước mắt, sức mạnh tổng hợp của Mỹ vẫn còn vượt trội so với các cường
quốc khác;
 Về kinh tế: là nền kinh tế lớn nhất thế giới: GDP năm 2014 là 18.200 tỷ USD ( trong khi đó
của Trung Quốc là: 9.000 tỷ USD và Nhật Bản là 6.100 tỷ; Thu nhập bình quân đầu người vẫn
ở mức cao. Tuy chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu nhưng về GDP chiếm gần 30% của thế giới
 Về quân sự: năm 2014, với 600,4 tỷ USD, Mỹ đã giành ngôi vị quán quân về chi tiêu quốc
phòng. Chỉ tính riêng chi phí quân sự của Mỹ đã gần bằng tổng chi phí quân sự của 15 nước
tiếp sau trong lĩnh vực này.
 Về khoa học - công nghệ: dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển
(R&D) chiếm gần 40% tổng chi phí toàn thế giới. Chiếm 20/29 lĩnh vực công nghệ mũi nhọn
của thế giới.
 Về chính trị: Mỹ vẫn có khả năng tác động đáng kể tới cục diện chung cũng như nhiều tổ
chức quốc tế hàng đầu.



Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua sức mạnh của Mỹ đã

có sự suy giảm.

Về kinh tế: đang mất dần vai trò đầu tầu kinh tế của thế giới. Tính tới ngày 2 tháng 12/ 2013
số nợ công của Mỹ là 17,226 ngàn tỷ USD (trên 100% GDP). 47% số tiền cho vay là từ các
nhà đầu tư ngoại quốc, từ Nhật Bản và Trung Quốc.Vai trò trung tâm tài chính quốc tế của
New York đang giảm dần so với London, Tokyo, Hongkong, Singapore...
 Về quân sự: Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị thế số 1 của mình. Cỗ máy
quân sự khổng lồ của Mỹ cũng phản ánh sự tốn kém lớn vượt quá sức chịu đựng của nền kinh
tế. Nội bộ Mỹ phản đối chiến tranh vì quá hao tổn kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh
xã hội…
Về khoa học - công nghệ: Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn như trước, các cường quốc mới
nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới
(NECs) như Hàn Quốc cũng đã và đang tìm cách vươn lên cạnh tranh với Mỹ.
 Về chính trị: Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều nước, nhiều người không ưa, là mục tiêu tấn
công của nhiều thế lực, là đối thủ cạnh tranh của tất cả các nước lớn (ngay cả đồng minh thân
cận).


 Thứ hai: xuất hiện một số
nước "mới nổi": nhóm BRICS
(Brazin; Russia; India; China;
South Africa). Trong đó, nổi bật
hơn cả là Trung Quốc, Ấn Độ,
Nga đang cạnh tranh quyết liệt
với Mỹ.
 Trung Quốc:. Năm 2010 Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Sự lớn
mạnh nhanh chóng và vai trò ngày càng gia tăng của Trung Quốc là hiện tượng hoàn toàn
mới so với thế kỷ trước, là đối thủ cạnh tranh số 1 của Mỹ không chỉ về kinh tế mà trên mọi
lĩnh vực.
 Ấn Độ: Trở thành một nhân tố quan trọng mới trên bàn cờ quốc tế. Tốc độ tăng trưởng bình

quân khoảng 8% một năm trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI. GDP của Ấn Độ năm 2013 đạt 4.716
tỷ USD đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Ấn Độ đã bước được một chân
sang nền kinh tế tri thức. Hiện nay Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ và các
cường quốc.
 Nga: đã thật sự lấy lại vị thế cường quốc của mình và trở thành đối thủ cạnh tranh đáng
gờm của Mỹ, nhất là trên lĩnh vực quân sự. Chiến lược phát triển trong những năm tới là: Về
kinh tế, chuyển mạnh sang tận dụng thành quả khoa học - công nghệ; phát triển kinh tế tri
thức… đặc biệt quan tâm đến giáo dục, y tế, tinh giản bộ máy nhà nước; chú trọng chế tạo vũ
khí hiện đại đi đôi với việc nâng cao trình độ tác chiến của quân đội; khôi phục vị thế nước
lớn, chống chính sách bao vây, kiềm chế …


 Thứ ba: Kinh tế thế giới được cơ cấu lại

 Một là, qua cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những khuyết
tật của các mô hình phát triển trên thế giới bộc lộ khá rõ nét, đòi hỏi phải
tìm kiếm mô hình mới, thích hợp hơn.
 Hai là, chiến lược tăng trưởng đã có sự thay đổi căn bản.
 Ba là, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kép về tài chính - tiền tệ,
năng lượng và lương thực, cơ cấu sản xuất thế giới đang có sự chuyển
dịch theo.
 Bốn là, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đòi hỏi điều chỉnh
phương thức quản trị toàn cầu và đang tạo nên sự chuyển dịch sức mạnh
của các nền kinh tế.
 Năm là, đi liền với quá trình này là sự hoán đổi vị trí của các đồng tiền.


 Thứ tư: Chiến lược các nước và quan
hệ quốc tế được điều chỉnh sâu sắc:vừa
hợp tác nhiều mặt,vừa cạnh tranh gay

gắt,vừa sẵn sàng thỏa hiệp với nhau.


 Thứ năm:Lãnh thổ thế giới ở một số nơi đang biến động
phức tạp.Đặc biệt là khủng hoảng ở Ucraina > “Tái cấu trúc
quyền lực” trên lục địa Á-Âu (cuối năm 2014)


4. Dự báo cục diện thế giới đến
năm 2020
 Cục diện thế giới đến năm 2020 vẫn tiếp tục biến chuyển nhanh
chóng với những biến động phức tạp khó lường, khó đoán định,
nhưng được dự báo là ít có những thay đổi lớn. Trong quá trình cục
diện chung chuyển tiếp sang "đa cực”, hệ thống thế giới tiếp tục
được cải tổ theo hướng: (i) đáp ứng hiệu qủa hơn nhu cầu đối phó
với các thách thức toàn cầu. (ii) phù hợp với thay đổi tương quan
lực lượng, lợi ích của các trung tâm quyền lực lớn.
 Hợp tác quốc tế sẽ ngày càng nổi trội, kênh hợp tác đa phương
được coi trọng hơn. Các nước lớn, các trung tâm quyền lực vẫn
tiếp tục nắm vai trò quan trọng; đấu tranh, thoả hiệp giữa các nước
lớn sẽ quyết định chiều hướng phát triển chung của thế giới.
Các nước nhỏ vẫn bị thua thiệt và bị chi phối, tác động bất lợi từ
các tính toán chiến lược của các nước lớn. Nhưng "tiếng nói" và sự
tham gia tích cực của các nước nhỏ sẽ ngày càng quan trọng đối
với nỗ lực cải cách và giữ ổn định thế giới.


II. TÁC ĐỘNG CỦA
CỤC DIỆN THẾ
GIỚI HIỆN NAY

ĐỐI VỚI VIỆT NAM


1. ĐỊNH VỊ VIỆT NAM TRONG
CỤC DIỆN THẾ GIỚI HIỆN NAY

LÀ MỘT QUỐC
GIA Ở ĐÔNG NAM
Á, THÀNH VIÊN
CỦA ASEAN

LÀ MỘT NƯỚC
ĐANG PHÁT
TRIỂN THEO ĐỊNH
HƯỚNG XHCN

LÀ CHỦ THỂ
TÍCH CỰC, NĂNG
ĐỘNG ĐÁNG TIN
CẬY VÀ CÓ
TRÁCH NHIỆM
CỦA CỘNG ĐỒNG
THẾ GIỚI


2. Những tác động lớn của thế giới
và khu vực tới Việt Nam
 Một là: Trong cuộc chạy đua khốc liệt, để tăng sức mạnh tổng hợp, tất cả
các quốc gia đều giành ưu tiên cao cho khoa học - công nghệ và đi liền với nó
là chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó đặt Việt Nam trước những thách thức

gay gắt hơn, có nguy cơ tụt hậu xa hơn, nếu không kịp thời có những điều
chỉnh thích hợp trong chiến lược phát triển;

Hai là: Trong cuộc chạy đua hiện nay, nhu cầu về nguyên nhiên liệu,
lương thực, nhất là về dầu khí ngày một lớn. Tiềm năng về lương thực
và dầu khí của Việt Nam đang trở thành công cụ hữu hiệu trong QHQT;
Ba là: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương là sự phát triển năng động, là "động lực" phát triển của
thế giới được tất cả các nước lớn quan tâm, do đó chịu tác động của sự
tranh chấp, giành giật phức tạp giữa các nước lớn cả về chính trị, quân
sự lẫn kinh tế.


3. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết
Thứ nhất, đánh giá sâu sắc và toàn diện cục diện thế giới để đề ra một
chiến lược tổng thể; tổ chức lại các lực lượng nghiên cứu đối ngoại theo
sự chỉ đạo thống nhất;
Thứ hai: trong khuôn khổ chiến lược chung, cần định vị rõ Việt Nam
ở vị trí nào trong chiến lược của các nước lớn; mối nguy cơ nào là trực
tiếp và lớn nhất? Trên quan điểm tổng thể cần có phương cách đối phó
nào để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
Thứ ba: nghiên cứu một cách thấu đáo chính sách của các nước lớn;
Thứ tư: kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì lợi ích dân tộc
thực sự, theo đuổi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa nhất quán,
khéo léo tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Thứ năm: có chính sách rõ ràng hơn và những biện pháp thiết thực
nhằm khai thác lợi thế là một nước ở khu vực đang trở thành trung tâm
mới của thế giới.


Xin chân thành cảm ơn!




×