Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de dap an GVDG huyen CK 11 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.21 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS
CHU KỲ 2011 - 2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Đề thi lý thuyết môn: Sinh học THCS
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm có 01 trang)

Câu I.
1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho
người gãy xương, sinh học lớp 8.
2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8, có câu
hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O
được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt
các câu hỏi gợi mở ra sao để định hướng cho học sinh trả lời?
Câu II.
Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh học
THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong những nội dung
nào của các khối lớp cấp THCS?
Câu III.
1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động
vật thuộc lớp Thú.
2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào
động vật thuộc lớp Thú?
Câu IV.
Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô nghĩa?
Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy học nội dung cụ


thể nào trong chương trình Sinh học THCS?
Câu V.
Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với tóc
thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường.
Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có thể có
kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
--- Hết ---


Họ và tên
thí
danh: ........................
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

sinh:

....................................................

Số

báo

KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP THCS
CHU KỲ 2011 - 2013

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC THCS
Câu
I

1


2

Nội dung
1) Nêu các bước tiến hành bài 12. Thực hành: Tập sơ cứu và băng
bó cho người gãy xương, sinh học lớp 8.
2) Bài 15. Đông máu và các nguyên tắc truyền máu, sinh học lớp 8,
có câu hỏi: “Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho
người có nhóm máu O được không? Vì sao?”. Giáo viên cần cung
cấp cho học sinh thông tin nào? Đặt các câu hỏi gợi mở ra sao để
định hướng cho học sinh trả lời?
- GV nêu mục tiêu tiết thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị của các
nhóm đã được phân công từ tiết trước.
- Yêu cầu HS nêu các nguyên nhân dẫn tới gãy xương; khi gặp người
bị gãy xương thì ta có nên nắn lại hay không? ...
- GV hướng dẫn HS phương pháp sơ cứu thông qua hình 12.1 SGK:
đặt nẹp vào dưới chỗ gãy, lót bông (vải) dưới nẹp chỗ 2 đầu xương
gãy. Buộc định vị 2 chỗ đầu xương và 2 bên chỗ gãy....
- GV hướng dẫn HS băng bó cố định: dùng băng y tế quấn chặt. Với
xương cẳng tay băng từ trong ra ngoài, sau đó làm dây đeo vào cổ.
Với xương chân thì băng từ cổ chân vào....
- HS tiến hành sơ cứu và băng bó cho một bạn trong nhóm giả định
gãy xương cẳng tay.
- GV theo dõi nhận xét và hướng dẫn HS viết bản báo cáo thu hoạch
sau thực hành.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày gộp các bước hoặc chia nhỏ ra
nhưng đảm bảo đủ nội dung như trên vẫn cho điểm tối đa.
GV cung cấp thông tin:
- Trong máu của người, hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B;
huyết tương có 2 loại kháng thể là α (gây kết dính A) và β (gây kết

dính B).
- Các nhóm máu chính ở người, kháng nguyên có trong hồng cầu và
kháng thể có trong huyết tương của nhóm máu đó.
- Khi truyền máu, ta chú ý tới kháng nguyên của người cho và chú ý
tới kháng thể của người nhận xem có yếu tố gây kết dính không.
GV nêu các câu hỏi gợi mở:
- Máu có cả kháng nguyên A và B là nhóm máu nào?
(HS: Là nhóm máu AB)
- Người nhận là nhóm máu O có kháng thể nào?
(HS: Có 2 kháng thể là α và β

Điểm
3,0đ

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


II


III

1

2

IV

- Vậy có yếu tố gây kết dính hồng cầu hay không?
(HS: Có yếu tố gây kết dính hồng cầu là α gây kết dính A, β gây kết
dính B, nên không thể truyền được).
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo kiểu khác nhưng phải đảm bảo
nội dung nêu trên mới có điểm cho từng ý.
Khái niệm thụ tinh là khái niệm xuyên suốt trong chương trình Sinh
học THCS. Hãy chỉ rõ khái niệm này được trình bày cụ thể trong
những nội dung nào của các khối lớp cấp THCS?
- Lớp 6: Được trình bày trong bài 31. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Lớp 7: Được trình bày trong bài 55. Tiến hóa về sinh sản.
- Lớp 8: Được trình bày trong bài 62. Thụ tinh, thụ thai và sự phát
triển của thai.
- Lớp 9: Được trình bày trong bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh.
Lưu ý: Thí sinh chỉ nêu được mục bài vẫn cho điểm tối đa.
1) Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với
động vật thuộc lớp Thú.
2) Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được
xếp vào động vật thuộc lớp Thú?
Lớp Bò sát
Lớp Thú
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách - Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, tạo
hụt, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, thành 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ

máu ít pha. Là động vật biến tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật
nhiệt.
hằng nhiệt.
- Hô hấp bằng phổi, phổi có - Phổi lớn gồm nhiều phế nang
nhiều vách ngăn và nhiều mao với mao mạch dày đặc bao
mạch bao quanh.
quanh.
- Sự thông khí ở phổi nhờ các - Sự thông khí nhờ các cơ liên
cơ liên sườn.
sườn và cơ hoành.
Lưu ý: Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
Vì cá sấu không có những đặc điểm chung của động vật thuộc lớp
Thú như: có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ
lông mao bao phủ cơ thể, ...
Lưu ý: Thí sinh có thể nêu cá sấu có những đặc điểm chung của lớp
Bò sát thì vẫn cho điểm tối đa.
Thế nào là đột biến cùng nghĩa? Đột biến sai nghĩa? Đột biến vô
nghĩa? Đột biến dịch khung? Vận dụng những kiến thức này vào dạy
học nội dung cụ thể nào trong chương trình Sinh học THCS?
- Đột biến cùng nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp
nucleotit khác nhưng bộ ba đột biến vẫn mã hóa axit amin ban đầu.
- Đột biến sai nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp
nucleotit khác tạo ra bộ ba đột biến mã hóa axit amin khác axit amin
ban đầu.
- Đột biến vô nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp
nucleotit khác tạo bộ ba kết thúc.

0,25

1,0đ

0,25
0,25
0,25
0,25
2,0đ

0,5

0,5
0,5

0,5

1,5đ
0,25
0,25
0,25


V

- Đột biến dịch khung: dạng đột biến gen mất hoặc thêm một cặp
nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba kết từ điểm xảy ra đột biến
đến cuối gen.
Vận dụng các kiến thức này vào dạy học bài 21. Đột biến gen, sinh
học lớp 9. Cụ thể là khái niệm đột biến gen và các dạng của nó.
Ở người, tính trạng mắt nâu trội so với mắt đen, tóc quăn trội so với
tóc thẳng. Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST thường.
Bố mắt nâu, tóc quăn và mẹ mắt nâu, tóc thẳng; con cái của họ có
thể có kiểu gen, kiểu hình như thế nào?

Quy ước: Gen A: mắt nâu, gen a: mắt đen.
Gen B: tóc quăn, gen b: tóc thẳng.
Bố mắt nâu, tóc quăn có thể có 4 kiểu gen: AABB; AABb; AaBB;
AaBb. Mẹ nắt nâu, tóc thẳng có thể có 2 kiểu gen: AAbb; Aabb.
=> Có 8 trưởng hợp xảy ra:
- TH 1: P: AABB x AAbb.
F1: KG: AABb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 2: P: AABb x AAbb
F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb; KH: 1 nâu, quăn : 1 nâu, thẳng.
- TH 3: P: AaBB x AAbb
F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 4: P: AaBb x AAbb
F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 1 AaBb : 1 Aabb
KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.
- TH 5: P: AABB x Aabb
F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb; KH: 100% nâu, quăn.
- TH 6: P: AABb x Aabb
F1: KG: 1 AABb : 1 AaBb : 1 AAbb : 1 Aabb
KH: 50% nâu, quăn : 50% nâu, thẳng.
- TH 7: P: AaBB x Aabb
F1: KG: 1 AABb : 2 AaBb : 1 aaBb
KH: 3 nâu, quăn : 1 đen, quăn.
- TH 8: P: AaBb x Aabb
F1: KG: 1 AABb : 1 AAbb : 2 AaBb : 2 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb.
KH: 3 nâu, quăn : 3 nâu, thẳng : 1 đen, quăn : 1 đen, thẳng.
Lưu ý: Thí sinh có thể viết sơ đồ lai hoặc không, nếu đúng kết quả
như trên vẫn cho điểm tối đa.

0,25
0,5

2,5đ

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu cơ bản
đảm bảo đúng nội dung từng ý thì vẫn cho điểm tối đa của ý đó.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×