Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tài liệu Bồi dưỡng Thường Xuyên Tin học THPT Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 33 trang )

PHẦN II
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
I. Sử dụng Adobe Presenter 7.0 để thiết kế bài giảng
điện tử e-Learning từ Powerpoint
1. Mở đầu
Bối cảnh hỉện tại: Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu
(presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một
cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần gài bổ sung phần
mềm Adobe Presenter.
Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng
tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác
(quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình
(animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.
Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với
chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.
Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có
thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi
thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần
mềm Flash player là đủ.
Bài viết này như là một cách để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh
các công nghệ hiện đại một cách đơn giản nhất; tránh mất thì giờ mày mò và tránh
dùng phải các công nghệ lạc hậu.

2. Powerpoint khác Presenter thế nào ?
Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình
và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong
việc soạn thảo. Vì vậy cần phải tận dụng. Cũng cần nói thêm, trong bộ Open
Office cũng có phanà mềm Presentation rất mạnh, nhưng hiện Adobe Presenter
chưa chạy trên Open Office. Cục CNTT đã đề xuất với hãng Adobe bổ sung thêm
tính năng này.
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng eLearning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh


bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động
ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực
tuyến …
Bài giảng điện tử e-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã
nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá, nếu có
mua thì cũng còn rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do
một số công ty khác trong nước sản xuất (đắt, cứng nhắc, bó hẹp trong một vài
ứng dụng, không hợp chuẩn).
1


3. Các công cụ soạn bài giảng điện tử khác (Authoring tools)
Adobe Presenter mới chỉ là phần mềm giúp Powerpoint. Chúng tôi giới
thiệu trước tiên là vì tính đơn giản, tiện lợi. Ngoài Adobe Presenter ra, còn có
nhiều phần mềm soạn bài giảng điện tử khác. Đây là một vài thí dụ:
a) Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt.
Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày. Adobe Authoware là công cụ e-Learning
rất nổi tiếng.
b) Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimdia. Dễ dùng
và giá thích hợp.
c) Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.
d) Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt
động Powerpoint (quay phim powerpoint).

4. Chuẩn bị máy móc
Ngoài máy tính và phần mềm phù hợp, bạn cần mua microphone và
webcam để có thể tạo ra âm thanh, hình ảnh sinh động. Nếu mua được chiếc
webcam Logitech Quickcam Pro 5000 thì quá tốt vì nó chứa cả microphone bên
trong, ảnh đẹp. Tuy vậy giá thành Logitech webcam còn cao, khoảng 70-80 USD.
Có thể mua thiết bị Kworld Easycap, giá độ 22 USD, có thể nối máy ảnh số

(có hình rất nét) thành webcam qua cổng USB.

5. Các bước để sử dụng Presenter
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng powerpoint, tận dụng các bài
powerpoint nên tiết kiệm thời gian. Có thể cần một vài thay đổi, cải thiện: Đưa
logo của trường vào, tạo mục lục các slide, đưa ảnh vào, chỉnh trang lại mầu sắc
cho không bị lòe loẹt quá …
Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và
âm thanh vào, thí dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu
hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao
cho phù hợp với đúng hoạt hình.
Bước 3: Công bố trên mạng.
Có nhiều cách
- Bạn cũng có thể xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe Presenter.
- Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học
ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là
nếu bạn có một phòng trong Adobe Connect, thí dụ như
do Cục CNTT cung cấp, bạn upload nội dung được
tạo ra bằng powerpoint + Adobe Presenter, thế là thành bài giảng e-Learning trực
tuyến.
- Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter
vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe
Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay
LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. (Xem tại
). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được
tạo ra bằng Moodle riêng (Hiện đã có phiên bản 1.9).
2


6. Sau khi gài đặt Adobe Presenter

Bạn có thể tải Adobe Presenter về để dùng thử từ địa chỉ www.adobe.com
Hiện có bản 7.0 dùng thử 30 ngày.
Sau khi gài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của
Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:
Phiên bản 6.0

Phiên bản 7.0

Tất nhiên mua dùng Adobe Presenter 7.0 là tốt nhất.

7. Một số kinh nghiệm khi tạo slides:
a) Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.
b) Trang kết thúc: Cám ơn.
c) Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web
hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
d) Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào.
e) Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.
f) Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo
dõi bài giảng.
g) Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình
ảnh...

8. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau:
3


Đặt tít (Title), tệp đính kèm …

9. Xuất ra kết quả

Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình:
Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem:

Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy (tuyệt vời),
hoặc file nén lại (Zip files).
Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo,

4


Nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm ra sao (Preview):

Nháy vào biểu tượng này
khiển. Hãy thử xem.
Nút

để thay đổi cách trình bày các nút và bảng điều

để xem các tệp đính kèm.

Các nút

để điều khiển chạy slides.
Bảng mục lục các
slide nằm bên tay phải màn
hình nói trên.

10.

Xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect


Nháy chọn

5


Sau đó nháy chọn
, nhập địa chỉ
Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đăng kí được phép mới ắp
bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện
tử e-Learning đã được Cục CNTT dựng lên. Xin liên hệ với
để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào
phòng học ảo này.

11.Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên, báo cáo viên
Thiết lập hồ sơ giáo viên hay báo cáo viên
Hãy vào menu của Adobe Presenter, chọn Preference.
Trong tab đầu tiên, tab Presenter, hãy nháy chuột vào mục Add, để điền các thông
tin cá nhân của báo cáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu
lý lịch khoa học nếu muốn (Biography).
Kết quả là:

6


Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager

Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.


12.

Chèn hình ảnh video giáo viên giảng bài

(Xem hình trên)
Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam
ghi video.
Ghi hình trực tiếp
Chèn tệp video đã có sẵn
Biên tập

7


13.

Chèn âm thanh

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:
Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Biên tập

Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ
một file đã có (Import).
Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi
không đi vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe

Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh.

14.

Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze)

Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác
để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra
khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi
đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một
cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô
cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được
thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tình
huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú
đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe, rồi điền
câu trả lời.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông
minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.

8


Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau

Thuyết minh:

Câu hỏi lựa chọn

Câu hỏi đúng/sai

Điền vào chỗ khuyết
Trả lời ngắn với ý kiến của
mình.
Ghép đôi
Đánh giá mức độ.
Không có câu trả lời đúng hay
sai.

9


Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên
Quiz Setting xác lập tên loại
câu hỏi, học viên có thể nhảy
qua câu hỏi này, phản ứng sau
khi học viên trả lời: Lùi lại,
hiện thị kết quả…
----------------------------Cho phép làm lại
Cho phép xem lại câu hỏi
Bao gồm slide hướng dẫn
Hiện thị kết quả khi làm xong
Hiện thị câu hỏi trong outline
(danh mục, mục lục)
Trộn câu hỏi
Trộn câu trả lời

Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm
này.

15.


Thiết lập bố trí mặt bằng

Trong menu của Adobe Presenter 6, chọn mục Theme Editor.
Trong Menu của Adobe Presenter 7, chọn mục Presenting Preference

10


Nháy chọn Theme Editor để có hình dưới đây: Hãy quan sát các lựa chọn. Tốt nhất
là chọn hết như hình dưới đây (ngầm định).

16.

Tìm hiểu kỹ thêm qua mục Help

11


17.

Tham gia diễn đàn cộng đồng e-Learning

Có hai loại diễn đàn cộng đồng Câu Lạc Bộ e-Learning:
Nhóm email: Hãy đăng kí tham gia thảo luận trong diễn đàn nhóm email
về e-Learning bằng cách gửi email đến địa chỉ Ưu điểm của
đăng kí vào nhóm email: Các thành viên Câu lạc Bộ e-Learning có thể trao đổi,
nhận thông tin qua email một cách nhanh chóng.
Đây thực chất là nhóm email trên nền Google. Các bạn có thể đưa bài lên
nhóm email này như là diễn đàn của Câu Lạc Bộ.

Diễn đàn giáo dục , mục e-Learning.

18.

Dự thảo: Trình tự làm một bài giảng điện tử

1. Phần thiết bị: Cần có webcam, microphone.
2. Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Adobe Presenter,
Moodle là một lựa chọn phù hợp hiện nay.
3. Soạn bài trình chiếu dạng powerpoint. Cố gắng tận dụng những gì
powerpoint đã có.
4. Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…).
5. Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì, chuẩn bị
gì, trình tự ra sao …
6. Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên
tệp pdf.

19.

Thảo luận về tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng điện tử

1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
a. Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
b. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá
thể trong học tập.
c. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Kĩ năng trình bày:
a. Mầu sắc không lòe loẹt,
b. Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa.
c. Chữ đủ to, rõ, không bé quá.

d. Không ghi nhiều chữ chi chít.
e. Mỗi slide nên có tít chủ đề.
f. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
3. Kĩ năng thuyết trình:
a. Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối,
b. Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu.
c. Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe
giảng là ai ? tâm lý và mong muốn có họ ? Cố gắng hãy nói cái
họ cần hơn là nói cái mình có.
Đáp ứng tiêu chí tự học:
d. Có nội dung phù hợp.
12


e. Có tính sư phạm.
4. Kĩ năng Multimedia:
a. Có âm thanh
b. Có video ghi giáo viên giảng bài.
c. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng.
d. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể
online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
5. Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm.
Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người
học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng
tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển
sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.
6. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website
tham khảo để người học tự chủ đọc thêm.
Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan.
7. Từ khóa: để gợi ý người học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có

cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thí dụ: làm thế nào để biết cách tách âm
thanh ra khỏi đĩa CD, DVD ? Mấu chốt nằm ở chỗ từ khóa: Ripper.

13


II. Sử dụng Lecture Maker để thiết kế bài giảng điện
tử e-Learning
1. Giới thiệu
Lecture Maker là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản
phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER,
bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng.
Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã có trên những định
dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video vào nội dung bài
giảng của mình.
Tương tự Slide Master trong PowerPoint, việc xây dựng Slide Master trước khi
đưa nội dung vào sẽ giúp chúng ta sắp xếp, tổ chức bài giảng hợp lý hơn.
Lecture Maker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài
giảng điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng,
text box, và các ký tự đặc biệt; có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào
bài giảng của mình như: hình ảnh, video, âm thanh, flash...
Bài giảng được tạo ra từ Lecture Maker tương thích với chuẩn SCOM để làm
bài giảng E_Learning cho các hệ thống học tập trực tuyến.

2. Tổng quan về Lecture Maker
2.1. Giao diện
1

2


4

3

Vùng 1: Chứa các Menu và các nút lệnh của chương trình.
Vùng 2: Chứa danh sách các Slide trong bài giảng.
Vùng 3: Vùng thao tác của Slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản,
hình ảnh, phim...)
Vùng 4: Danh sách các đối tượng có trong Slide đang được chọn.
2.2. Các Menu
- Menu LectureMaker
Tạo File
(Góc trên cùng ở phía trái cửa sổ)
m?i
Mở các File dó luu
Kích đơn chuột trái vào sẽ xuất hiên các lệnh:
Đóng File đang thao tác
Lưu File
Lưu File với tên khác
khỏc
In File

14


- Menu Home chứa các nút lệnh:

+ Clipboard: Cắt (cut), Dán (Paste), sao chép (copy), Gán thuộc tính
cho đối tượng (Attribute).
+ Slide: Tạo Slide mới (New slide), Sao chép Slide (Copy Slide), Nhân

đôi Slide (Duplicate Slide), Xóa Slide (Delete Slide).
+ Font: Định dạng Font.
+ Paragraph: Căn chỉnh đoạn văn bản.
+ Draw: Vẽ.
+ Edit: Căn chỉnh đối tượng (Order), Chọn đối tượng (Select)...
- Menu Insert chứa các nút lệnh:

+ Object: Dùng để chèn các đối tượng vào bài giảng như hình ảnh,
đoạn phim, âm thanh, file Flash, nút nhấn, trang Web, file
PowerPoint, ...
+ Recording: Dùng để ghi lại bài giảng, âm thanh
+ Editor: Chèn công thức toán học, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh tự vẽ, ....
+ Text: Thao tác với văn bản, bảng, chèn kí hiệu dặc biệt
+ Quiz: Chèn các câu trắc nghiệm ngắn hay nhiều lựa chọn
- Menu Control chứa các nút lệnh:

Điều khiển thuộc tính của đối
tượng

Chuyển đổi các File Video,
Audio

Hiệu ứng cho Slide

- Menu Design chứa các nút lệnh:

15


+ Design: Các mẫu hình ảnh có sẵn

+ Layout: Các mẫu khung trình bày sẵn
+ Template: Các mẫu bố trí sẵn cả hình nền và khung
- Menu View chứa các nút lệnh:

+ Run Slide (Các chế độ trình chiếu bài giảng):
• Run All Sile: Trình chiếu tất cả Slide (Bắt đầu từ Slide 1 hoặc gõ
phím F5)
• Run Curent Slide: Trình chiếu từ Slide hiện hành.
• Run Full Screen: Trình chiếu đầy màn hình.
• Run Web: Trình chiếu dạng Web.
+ View Slide: Xem Slide theo độ phóng to, thu nhỏ...
+ SlideMaster: Thiết lập và chỉnh sửa Slide Master (Thao tác chỉnh sửa sẽ
ảnh hưởng đến tất cả Slide Body).
+ View HTML tag: Xem các tag trong mã HTML.
+ Show/Hide: ẩn - hiện thước và đường lưới, thanh trạng thái.
+ Window: Sắp xếp cửa sổ các File đang cùng mở.
- Menu Format chứa các nút lệnh:

+ Chỉnh tranh ảnh, phim, canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho đối tượng trong Slide,
nếu trên thanh Ribon không hiển thị đầy đủ các nút lệnh liên quan đến đối tượng
trong Slide thì hãy kích đúp chuột trái vào đối tượng
3. Bài giảng điện tử với Lecture Maker
3.1. Bài thực hành số 1: Làm quen với Lecture Maker
a. Yêu cầu
- Làm quen với môi trường làm việc Lecture Maker
- Tạo một bài giảng mới
- Đặt hình nền cho bài giảng
- Lưu bài giảng mới
- Mở lại bài giảng đã có
b. Thực hiện

Bước 1. Làm quen với môi trường làm việc Lecture Maker
Khởi động chương trình Lecture Maker.
Cách 1: Vào Start/Program/Daulsoft/LectureMaker
Cách 2: Nháy đúp vào biểu tượng
Bước 2. Tạo một bài giảng mới

trên màn hình.

16


Để tạo một bài giảng mới, kích chọn nút Lecture Maker Button, cửa sổ
chọn mở ra:

Chọn New.
Bước 3. Đặt hình nền cho bài giảng mới
Sau khi chọn New, một side trắng sẽ được hiện ra:

Slide đầu
tiên

Slide trắng

Bạn tiến hành đưa đưa hình nền vào slide này bằng 2 cách:
C1: Chọn một hình nền có sẵn trong menu Design

C2: Chọn một hình nền từ bên ngoài.
Nháy chuột phải vào trang nội dung muốn chọn hình nền, chọn slide property, xuất
Chọn tệp


hiện
Tích chọn Background, chọn nút Open bên cạnh tìm đến tệp ảnh muốn đặt

17


Bước 4. Lưu bài giảng mới tạo
Bạn kích chọn nút Save, cửa sổ Save As sẽ yêu cầu bạn đặt tên và nơi cất
bài giảng.
Chú ý:
- Khi kích chọn nút save, phần mềm sẽ lưu bài giảng dưới dạng Ten
_file.Ime, ở dạng *.Ime này, nội dung file sẽ được lưu nguyên gốc như khi bạn làm
và bạn có thể mở lại file này để tiếp tục soạn thảo.
- Trong quá trình soạn thảo bạn nên luôn lưu bài giảng của mình lại bằng
cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl +S.
Bước 5. Mở bài giảng đã tạo
C1. Mở từ phần mềm
Lecture Meker button/ Open xuất hiện hộp thoại, chọn tên tệp / Open

C2. Kích đúp chuột lên tên File, file đã tạo sẽ được mở trên chương trình Lecture
Maker.
Chú ý: Để mở file dạng *.ime thì máy tính phải được cài đặt Lecture Maker
3.2. Bài thực hành số 2: Bài giảng với Lecture Maker
a. Yêu cầu
Bạn sẽ xây dựng một bài giảng điện tử đầy đủ nội dung với các chức năng
nâng cao của phần mềm Lecture Maker. Trong bài giảng có:
- Sử dụng một mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ
các trang nội dung.
18



- Một phần nội dung bài giảng được lấy lại từ từ nội dung bài giảng đã
được biên soạn trước đó trên Power Point mà không cần soạn thảo lại
- Sử dụng công cụ Text box, công thức toán học, hình học để đưa nội dung
vào bài giảng
- Đưa video minh hoạ vào bài giảng và đồng bộ video với nội dung bài
giảng.
- Có phần kiểm tra bài củ và kiểm tra củng cố kiến thức của bài học
b. Thực hiện
Bước 1. Thiết kế bố cục trình bày thống nhất cho bài giảng
Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thực hiện qua chức năng Slide
Master. Chức năng này cho phép bạn xác định và áp dụng những đối tượng chung
nhất như: Phông chữ, định dạng, các thiết kế menu, hình ảnh ... sẽ xuất hiện trên
tất cả các trang trình diễn của bài giảng.
Tại Menu View, chọn View Slide Master, xuất hiện

Slide Master có 2 Slide:
- Title Master: tương ứng với Slide đầu tiên của bài giảng, là slide giới thiệu thông
tin về bài giảng.
- Body Master: Tương ứng với slide nội dung trong bài giảng
Với slide Master đang mở, trên thanh menu chính chọn Design và chọn tiếp
ô template. Chọn một mẫu Template mong muốn.
Với slide Body Maste, chọn mẫu template tương tự.

19


Đóng cửa sổ Slide Master về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung
hình Slide Master hoặc View / close Slide Master.
Chú ý: Để soạn thảo nội dung bài giảng, bạn phải đóng khung hình Master

Slide để trở về khung hình soạn thảo Slide Screen
Bước 2. Đưa nội dung đã có trên Powerpoint vào bài giảng.
- Đưa nội dung vào Slide đầu tiên: Tên bài giảng, nội dung, họ tên, đơn
vị, ...

- Đưa nội dung vào các Slide tiếp theo:
Ta tiếp tục thêm các trang mới bằng cách: Vào meunu Home / New Slide
hoặc tổ hợp phím Ctrl +M, ... Slide mới được thêm này có đầy đủ các thành phần
mà ta định sẵn trên khung hình slide master. Tới đây, ta sẽ tận dụng bài giảng đã
từng soạn thảo trên Power Point để làm thành một bài giảng mới. Trên khung dự
kiến thể hiện nội dung, kích chọn nút PowerPoint, cửa sổ mở ra, tìm đến file bài
giảng PowerPoint và kích chọn Open

20


Cửa sổ Import PowerPoint xuất hiện

Kiểu Insert

Lưa chọn Slide

Bạn lựa chọn các slide sẽ đưa vào hay chọn tất cả các slide.
Chú ý:
- Nếu muốn giữ nguyên các hiệu ứng của file PowerPoint thì tại mục Type
trong ô Insert, bạn chọn As Powerpoint Document, còn nếu chỉ muốn lấy nội dung
thì chọn As Image.
- Sau khi chọn nút Import, Lecture Maker sẽ tự động tạo ra số Slide tương
ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các slide vào đúng vị trí ô
thể hiện nội dung trên bài giảng.

21


Tới đây ta có thể xem trước bài giảng của mình bằng cách vào menu View /
Run All Slide
Bước 3. Đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo
Nội dung được đưa vào bài giảng bằng cách nhập vào trong các Texbox. Để
thêm hộp Texbox ta chọn menu Insert / Texbox như hình dưới đây:

Trên slide đang mở, kéo thả chuột tại vị trí mong muốn đặt texbox rồi nhập
văn bản vào đó. Để định dạng văn bản chọn Menu Home.

Bước 4. Đưa công thức toán học vào bài giảng
Vào Menu Insert, chọn Equation. Xuất hiện trang soạn thảo công thức toán
học

Vùng hiển thị 1
Danh mục
biểu thức

Chọn biểu thức

Vùng hiển thị 2

22


Sau khi soạn xong công thức, kích chọn vào hình chiếc ghim
để công
thức toán học được chèn vào bài học. Dùng chuột kéo thả công thức đến vị trí

thích hợp.
Bước 5. Đưa hình vẽ vào bài giảng
Vào Menu Insert, chọn Diagram. Xuất hiện trang vẽ hình

Công cụ vẽ

Vùng soạn thảo

Có thể sử dụng các công cụ để vẽ hình hoặc dùng các hình vẽ có sẵn bằng
cách chọn Menu Template, chọn nút Insert để lấy danh sách hình mẫu. Chèn hình
vào bài giảng bằng nút Appy
Bước 6. Đưa đồ thị vào bài giảng
Vào Menu Insert, chọn Graph. Xuất hiện trang vẽ đồ thị

Nhập đồ thị

Vùng hiển thị

23


Chèn đồ thị vào bài giảng bằng nút
Bước 7. Đưa video minh hoạ bài giảng
Giả sử ta đã có 1 file video thu hình thầy giáo đang giảng bài học này. Bây
giờ ta cần đưa video vào minh hoạ cho bài giảng để khi người học học thì vừa
được học nội dung, vừa thấy được thầy và nghe thầy giảng.
Để thực hiện, trên khung slide, chọn silde thứ 2, tại ô dự kiến thể hiện video
ta kích đúp vào khung hình, xuất hiện cửa sổ Open, chọn file video cần đưa vào:

Kích đúp, mở

cửa sổ Open

Chú ý: Nếu bạn muốn chèn video vào tại các vị trí khác, từ menu Insert, kích chọn
nút
và chọn file cần đưa vào, sau đó di chuyển đối tượng video đó tới vị trí
mong muốn.
Bước 8. Thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với Video.
Trên slide đã đặt video, nháy chuột phải vào khung hình Video và chọn
Object property, xuất hiện cửa sổ.

24


Chọn Sync with Slide / Sync Setup. Tới đây bạn kích nút play để chạy
video, quan sát frame, căn cứ nội dung video đang chạy tương ứng với slide nào
để thực hiện chọn Sync.

Chú ý: Tại Sync time bạn có thể đặt thời gian cho Slide tương ứng
Bước 9. Đưa câu hỏi vào bài giảng
Lecture Maker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: Câu hỏi đa lựa chọn và
câu hỏi trả lời ngắn.

Trên bài giảng này chúng ta sẽ đưa vào một số câu hỏi mục đích để kiểm tra
bài củ hoặc củng cố lại nội dung đã học.
a. Câu hỏi đa lựa chọn
Tại Menu Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, xuất hiện hộp
thoại Texbox để nhập câu hỏi.

25



×